Quản l công tác tuyển sinh đào tạo lái xe

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ vicet (Trang 55)

III HV học nghề lái xe các hạng

2.2.1.Quản l công tác tuyển sinh đào tạo lái xe

Trong các năm vừa qua, công tác tuyển sinh đào tạo lái xe của Nhà trường thực hiện theo Thông tư 07/2009/TT-GTVT, ngày 19/6/2009 của Bộ GTVT và lưu lượng đào tạo cho phép của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Hoạt động tuyển sinh được tiến hành liên tục trong năm để đảm bảo lưu lượng đào tạo của Nhà trường được cấp phép (1360 đối với đào tạo lái xe hạng B và C; 7000 đối với đào tạo mô tô hạng A1).

Khác với các nghề khác, nghề lái xe là nghề trình độ sơ cấp, vì vậy yêu cầu trình độ của HV rất thấp (chỉ cần biết đọc) và không giới hạn trình độ. HV chỉ cần đủ tù 18 tuổi trở lên (đối với các hạng A1, B1, B2) hoặc từ 21 tuổi trở lên (đối với hạng C), đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định có đủ sức khỏe điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của Bộ GTVT là đủ điều kiện tham gia học lái xe. HV học nghê lái xe có rất nhiều trình độ và “tầng lớp” khác nhau, họ chưa ý thức được học lái xe là một nghề, ý thức học tập phần lớn là còn rất yếu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến CLĐT.

Tuyển sinh là nhiệm vụ được nhà trường xác định là khâu đầu tiên quyết định sự „‟sống-còn‟‟ trong một trường nghề. Tuyển sinh không chỉ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Bộ LĐTBXH, Bộ GTVT giao mà nó còn thể hiện ở nhận thức và trách nhiệm của mọi CBGV, nó khẳng định vị trí của trường trong hệ thống giáo dục nghề, là uy tín của nhà trường với xã hội. Do đó, Ban giám hiệu trường và Trung tâm đã có sự đầu tư đúng mực trong công tác quảng bá, tổ chức tuyển sinh HV học lái xe các hạng.

Chất lượng tuyển sinh có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhận thức, tiếp thu kiến thức cũng như kỹ năng nghề nghiệp. Xuất phát từ trình độ đầu vào của HV, Nhà trường đã xây dựng nội dung đào tạo phù hợp với mục tiêu đề ra.

Hàng năm, ngay từ khi nhận được chỉ tiêu Bộ GTVT, Nhà trường đã triển khai tuyển sinh với nhiều biện pháp tích cực. Các biện pháp tổ chức tuyển sinh tập trung vào việc: thông báo trên hệ thống thông tin đại chúng (Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh truyền hình Thanh Hóa, website, tờ rơi...) giao nhiệm vụ

cho Phòng Đào tạo tổ chức hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh.

Công tác tuyển sinh do tổ Tuyển sinh trực thuộc phòng Đào tạo chịu trách nhiệm trực tiếp. Trên cơ sở lưu lượng đào tạo hàng năm được Bộ Giao thông vận tải cho phép, căn cứ vào tình hình thực tế trong năm, trường sẽ xây dựng kế hoạch tuyển sinh phù hợp với từng thời điểm trong năm để đảm bảo lưu lượng của Nhà trường.

Trường đã thực hiện công tác tuyển sinh bằng nhiều hình thức như quảng cáo, truyền thông bằng các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua việc xây dựng hệ thống cộng tác viên tại các cơ quan, đơn vị, địa phương...

Việc lựa chọn các hình thức tuyển sinh được phân tích kỹ trên thực tế tại các đơn vị triển khai và thay đổi theo từng thời điểm trong năm.

Các tài liệu, văn bản phục vụ cho công tác tuyển sinh được Nhà trường xây dựng theo văn bản hướng dẫn của Bộ giao thông vận tải và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo tinh thần công khai, minh bạch (đặc biệt là các khoản thu – chi).

Trong năm 2013, nhà trường đã tuyển sinh được 8.202 HV hạng A1 đạt 117% và 1126 HV học lái xe ô tô hạng B và C đạt 82,79%. Như vậy có thể thấy đối với hoạt động tuyển sinh HV học nghề lái xe ô tô nhà trường chưa đạt được với lưu lượng được phép đào tạo và chưa hoàn thành kế hoạch tuyển sinh đặt ra đầu năm.

Để đánh giá công tác tuyển sinh của nhà trường, chúng tôi đã tiến hành điều tra lấy ý kiến của 260 CBGV và HV tại tại trường. Các kết quả khảo sát, đánh giá công tác tuyển sinh được thể hiện tại bảng 2.3.

Bảng 2.3: Kết quả đánh giá của CBGV và HV về thực trạng công tác tuyển sinh ĐTLX của nhà trường.

Stt Tiêu chí Rất tốt TốtĐánh giá thực trạngBt Chưa tốt X

1 Kế hoạch tuyển sinh xây dựng

cụ thể, có tính khả thi cao. 51 87 109 13 1,67 2 Công tác tuyển sinh công khai,

minh bạch, đúng đối tượng. 64 128 56 12 1,93 3 Hình thức tuyển sinh phù hợp,

đa dạng. 61 78 112 9 1,73

4 Hiệu quả tuyển sinh cao. 18 78 115 49 1,25 Điểm mạnh công tác tuyển sinh của Nhà trường là thực hiện đúng các văn bản hướng dẫn, lưu lượng qui định; xây dựng kế hoạch tuyển sinh cụ thể, có tính khả thi cao được đánh giá ở mức tốt tương đối cao (128 người, chiếm tỷ lệ 49,23%); công tác tuyển sinh tổ chức thực hiện nghiêm túc, công khai minh bạch, đúng đối tượng; kết quả khảo sát đánh giá ở mức độ cao nhất là. Tuy nhiên, hình thức tuyển sinh chỉ được đánh giá nhiều nhất ở mức trung bình (112 người, chiếm tỷ lệ 43%), công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả của nó chưa được quan tâm đúng mức, có thời điểm tuyển sinh không đảm bảo chỉ tiêu; do vậy nội dung này không được đánh giá cao không cao, chỉ ở mức trung bình (115 người, chiếm 44,23%).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ vicet (Trang 55)