Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe a Thời gian đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ vicet (Trang 46)

- Cơ chế quản lí nhà nước về dạy nghề Nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

1.4.5.3.Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe a Thời gian đào tạo

c. Chươngtrình và phân bổ thời gian đào tạo

1.4.5.3.Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe a Thời gian đào tạo

a. Thời gian đào tạo

- Hạng B1 lên B2 : 94 giờ (lý thuyết: 44, thực hành lái xe: 50). - Hạng B2 lên C : 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144). - Hạng C lên D : 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144). - Hạng D lên E : 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144).

- Hạng B2 lên D : 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280). - Hạng C lên E : 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280).

- Hạng B2, C, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144).

b. Các môn kiểm tra

- Kiểm tra các môn học trong quá trình học.

- Kiểm tra cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với nâng hạng lên B2, C, D, E khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn thực hành lái xe với 10 bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.

- Kiểm tra cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với nâng hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; thực hành lái xe trong hình và trên đường theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.

Tiểu kết Chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và CLĐT nghề nói riêng chịu tác động bởi nhiều yếu tố về mặt khách quan và mặt chủ quan. Các yếu tố này ảnh

hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng quá trình đào tạo nghề trong một nhà trường.

Quản lí nâng cao chất lượng đào tạo nghề thực chất là quản lí các yếu tố Mục tiêu đào tạo nghề, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, hoạt động dạy - học nghề, sự đáp ứng của cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, môi trường đào tạo nghề, sự phù hợp của kiểm tra, đánh giá, tổ chức bộ máy đào tạo nghề,… Trong quá trình quản lí nâng cao chất lượng đào tạo nghề, các yếu tố trên luôn luôn vận động và tác động qua lại lẫn nhau làm nảy sinh những tình huống quản lí. Do vậy, nhà quản lí phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, xử lí các sai lệch để kịp thời điều chỉnh nhằm làm cho công tác giáo dục, đào tạo và nhà trường phát triển liên tục, đồng thời không ngừng nâng cao CLĐT theo mục tiêu đã đặt ra và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Nếu hạn chế được tối đa các yếu tố bất lợi, tiêu cực và phát huy được những yếu tố tích cực, có lợi thì quá trình đào tạo nghề trong nhà trường sẽ phát huy tối đa hiệu quả góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề kỹ thuật – công nghệ nói chung và đào tạo nghề lái xe nói riêng.

CHƯƠNG 2.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ vicet (Trang 46)