Quản lý chặt chẽ, tổ chức giảng dạy đúng nội dung, chươngtrình đào tạo lái xe quy định

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ vicet (Trang 85)

- Cán bộ phòng đào tạo Các trưởng khoa.

c. Sân tập lá

3.2.3. Quản lý chặt chẽ, tổ chức giảng dạy đúng nội dung, chươngtrình đào tạo lái xe quy định

tạo lái xe quy định

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Nội dung chương trình đào tạo trước hết phải gắn với thực tế ngoài xã hội. Giảm sự ngăn cách giữa lý luận và thực tiễn, đưa hoạt động đào tạo của nhà trường hoà nhập với xã hội góp phần nâng cao CLĐT, đáp ứng yêu cầu của xã hội về nhân lực.

Tăng tính chuẩn mực của nội dung chương trình đào tạo đồng thời tăng tính thống nhất về nội dung giữa các CSĐT từ đó có thể tăng cường, hợp tác, trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau giữa các CSĐT.

Việc quản lý chặt chẽ nội dung chương trình về lý thuyết, thực hành thông qua việc kiểm tra, đôn đốc quá trình biên soạn chương trình, giáo trình, giáo án ... cũng chính là đảm bảo những quy định về nghiệp vụ sư phạm, tạo nền nếp kỷ cương trong hoạt động chuyên môn của nhà trường. Quản lý vận dụng linh hoạt nội dung, chương trình đào tạo lái xe đã qui định; đồng thời qua thực tiễn đào tạo đề xuất cơ quan chức năng chỉnh sửa chương trình cho phù hợp, sát mục tiêu đào tạo.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Quản lý chương trình đào tạo gồm các bước cơ bản sau:

+ Xây dựng chuẩn đầu ra của sơ cấp nghề lái xe: Công bố các yêu cầu về năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ), vị trí việc làm, năng lực điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ... mà HV sẽ có sau khi tốt nghiệp

+ Xây dựng chương trình đào tạo dựa trên: Mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương phpas đánh giá đối với mỗi môn học, hạng đào tạo.

Chương trình đào tạo cần phải đảm bảo sự liên thông của các hạng đào tạo lái xe, giải quyết tốt mối quan hệ về khối lượng kiến thức và thời lượng học tập giữa các môn lý thuyết và thực hành, nâng cao hiệu quả đào tạo của từng

môn học, đổi mới nội dung đào tạo theo hướng gắn liền với yêu cầu thực tế của xá hội và của ngành giao thông vận tải, phát triển năng lực hoạt động cộng đồng và khả năng lập nghiệp của xã hội. Đặc biệt chú trọng xây dựng các chương trình học phần về pháp luật giao thông đường bộ.

- Ban giám hiệu cần tổ chức tập huấn về đổi mới nội dung chương trình đào tạo và học tập lại các quy chế chuyên môn một cách có hệ thống nhằm giúp cho CBQL và giáo viên nắm được quy định chuyên môn, hiểu rõ nhiệm vụ của mình để thực hiện tốt.

- Chỉ đạo kiểm tra định kỳ và đột xuất về biên soạn bổ sung bài giảng, giáo án ... có nhận xét đánh giá và khen thưởng kịp thời. Quản lý chặt chẽ quá trình giảng dạy thực tế của giáo viên, tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức giảng dạy và chất lượng thực hiện chương trình đào tạo. Bổ sung các nội dung đào tạo liên quan đến việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, kỹ năng điều khiển xe mô tô khi tham gia giao thông trên đường giao thông công cộng.

- Phát huy năng lực của CBQL; xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học cụ thể cho Khoa thực hành. Giáo dục tính tự giác, ý thức chấp hành quy định, quy chế đào tạo cho giáo viên.

- Chỉ đạo các khoa, tổ bộ môn bố trí giảng viên đi thực tế và đi tập huấn nghiệp vụ giao thông vận tải, nghiên cứu những vấn đề mới của sản xuất, kinh doanh. Từ đó lấy tư liệu để làm cơ sở bổ sung bài giảng.

- Hướng việc sinh hoạt tổ bộ môn tập trung chủ yếu vào việc sinh hoạt chuyên môn (bàn về học thuật, thống nhất nội dung giảng dạy, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, bàn về tổ chức học tập cho HV...) giảm bớt những công việc hành chính, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ bộ môn.

- Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường về mọi mặt - nhất là nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy. Tranh thủ nguồn tài liệu, tư liệu và mời chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn đến báo cáo thực tế.

- Tổ chức tập huấn lại đội ngũ giáo viên dạy lái xe tại tất cả CSĐT lái xe ô tô để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới và tổ chức đánh giá, phân loại.

Thường xuyên kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của HV, qua đó bồi dưỡng thêm cho các HV yếu và có kế hoạch bổ trợ tay lái cho các HV này. Thực hiện nghiêm túc qui trình thi tốt nghiệp và cấp chứng chỉ nghề.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ vicet (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w