Đánh giá chung về thực trạng quản lý quátrình đào tạo nghề lái xe ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế Công nghệ VICET

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ vicet (Trang 73)

- Cán bộ phòng đào tạo Các trưởng khoa.

2.3.Đánh giá chung về thực trạng quản lý quátrình đào tạo nghề lái xe ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế Công nghệ VICET

c. Sân tập lá

2.3.Đánh giá chung về thực trạng quản lý quátrình đào tạo nghề lái xe ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế Công nghệ VICET

trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET

Qua khảo sát thực trạng quản lý quá trình đào tạo nghề lái xe ở Trường CĐN VICET, chúng tôi nhận thấy trong thời gian qua, Nhà trường đã đạt được một số kết quả về nhiều mặt, từng bước khẳng định là CSDN đào tạo lái xe có chất lượng, địa chỉ đáng tin cậy của người học. Tuy nhiên công tác quản lý của Nhà trường nói chung, quản lý hoạt động đào tạo nghề nói riêng, đặc biệt là đào tạo lái xe còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế; các điều kiện bảo đảm chất lượng vẫn còn thiếu cần phải có những biện pháp khắc phục hiệu quả để nâng cao CLĐT lái xe của Nhà trường trong thời gian tới.

2. 3.1. Mặt mạnh:

- Cơ sở pháp lý để thực hiện quá trình QLĐT nghề chủ yếu là: Luật dạy nghề; Luật giáo dục; Bộ luật lao động; Bộ luật giao thông vận tải và các văn bản

hướn dẫn thi hành về hoạt động dạy nghề.

- Công tác tố chức và quản lý của Nhà trường, đặc biệt là công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu, Giám đốc TTĐTLX tới các phòng, khoa trong công tác đào tạo được đánh giá là tốt và rất tốt.

- Kiện toàn và hoàn thiện được bộ máy QLĐT đáp ứng tốt các yêu cầu về QLĐT nói chung.

- Xây dựng ổn định số lượng giáo viên, cán bộ, công nhân viên và chủ động được các công tác chuyên môn của từng bộ phận, khoa, phòng, tổ, bộ môn.

- CLĐT của trường từng bước cải thiện, vị thế và thương hiệu của trường ngày càng được nâng cao và được đánh giá tốt đem lại niềm tin đối với người học cũng như các đối tác.

- Nội dung chương trình đào tạo luôn được đổi mới nhằm cải thiện CLĐT, gắn liền với sự phát triển và yêu cầu thực tiễn của xã hội.

- Mối quan hệ với địa phương, các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội được nhà trường quan tâm đúng mức và đã từng bước đem lại những kết quả nhất định.

- Mặc dù nguồn lực còn hạn chế, song Nhà trường đã thực sự quan tâm đến công tác đầu tư CSVC phục vụ cho hoạt động đào tạo.

- CBGV đa phần còn trẻ, có kinh nghiệm thực tế, có tính năng động, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

2.3.2.Mặt tồn tại:

- Công tác tuyển sinh không đủ chỉ tiêu nên đã gây khó khăn cho công tác đào tạo.

- Công tác tổ chức, quản lý, theo dõi chương trình và nội dung đào tạo chưa thực sự có chuyển biến tích cực, chưa "đi trước, đón đầu" nên nhiều khi chưa theo kịp với nhu cầu thực tế của các đơn vị sản xuất.

- Công tác quản lý và theo dõi phương pháp dạy và học dù đã có nhiều cố gắng tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế. Chưa có được các phương pháp dạy và học nhằm nâng cao tính sáng tạo, chủ động đối với người học. Nhiều nội dung,

phương pháp còn mang nặng về lý thuyết, chưa gây hứng thú cho người học. - Đội ngũ giáo viên và CBQL còn yếu về nghiệp vụ và thiếu về kinh nghiệm nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và công tác quản lý.

- Quản lý sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ CBGV chưa được quan tâm đúng mức.

- CSVC chưa được đầu tư đúng mức nên ảnh hưởng nhiều đến công tác giảng dạy và hiệu quả đào tạo. Các phương tiện dạy học lý thuyết và thực hành còn thiếu, một số thiết bị và xe thực hành đã cũ, lỗi thời so với công nghệ hiện nay gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy đặc biệt là đối với các giáo viên thực hành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ vicet (Trang 73)