Nguyên nhân của thực trạng:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ vicet (Trang 75)

- Cán bộ phòng đào tạo Các trưởng khoa.

2.3.3.Nguyên nhân của thực trạng:

c. Sân tập lá

2.3.3.Nguyên nhân của thực trạng:

* Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống cơ chế quản lý, chính sách chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để tạo động lực cho đào tạo nghề lái xe phát triển.

- Khâu quản lý, chỉ đạo còn thiếu cụ thể: Phân công, phân cấp chỉ đạo còn chồng chéo nên hiệu quả điều hành chưa cao. Trình độ, năng lực quản lý của các cấp chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành…

- Còn thiếu hệ thống thông tin, dự báo phục vụ cho việc phát triển và đào tạo nghề.

- Nội dung, chương trình, quy trình đào tạo chưa được đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ, chưa được chuẩn hóa thống nhất theo ngành đào tạo.

- CSVC, trang thiết bị kỹ thuật cho dạy và học nghề còn yếu, chưa tận dụng khả năng sẵn có…

- Ngân sách và các yếu tố đảm bảo cho đào tạo, huấn luyện chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay.

- Cơ chế chính sách còn chưa phù hợp, còn chưa thực sự gắn kết chặt chẽ đào tạo nghề với nhu cầu thị trường.

* Nguyên nhân chủ quan:

chuẩn hóa kịp thời…, còn thiếu những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong đào tạo nghề.

- Tính năng động sáng tạo còn chưa cao, chưa bắt kịp với yêu cầu phát triển của thị trường và xã hội để chủ động trong việc chọn và quyết định quy mô tuyển sinh cũng như tổ chức quá trình đào tạo.

- Đội ngũ CBGV chưa đồng bộ, chưa tương xứng với quy mô và nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường…

Tiểu kết chương 2

Qua phân tích, đánh giá thực trạng dựa trên khảo sát đội ngũ CBQL và GV; ý kiến của HV; đánh giá của cơ quan chức năng quản lý về dạy nghề, trực tiếp là Sở GTVT Thanh Hóa, chúng tôi nhận thấy, Nhà trường đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác quản lý quá trình đào tạo nghề lái xe, song vẫn còn một số yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác QLĐT lái xe của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Mặc dù trường đã có đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học nhưng hiệu quả quản lý vẫn chưa cao. Thực tế quản lý cần phải có cơ chế quản lý phù hợp, tạo điều kiện để các khoa, phòng có tính chủ động, sáng tạo trong công tác quản lý và đảm bảo điều kiện đẻ họ thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Trên cơ sở lý luận, kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý quá trình đào tạo của Nhà trường và định hướng nhiệm vụ đào tạo lái xe tỉnh Thanh Hóa đến năm

2020, chúng tôi đề xuất các giải pháp quản lý quá trình đào tạo lái xe ở Trường CĐN VICET ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ vicet (Trang 75)