Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 63)

Năm học Giải Tổng giải Xếp thứ Nhất Nhì Ba KK 2010 - 2011 2 1 11 19 33 16/27 2011 - 2012 2 9 15 33 59 11/27 2012 - 2013 1 9 19 34 63 7/27 2013 - 2014 3 10 13 39 65 5/27 Tổng 8 29 58 125 220

(Nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Triệu Sơn)

2.3.7. Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của cáctrường trung học cơ sở trường trung học cơ sở

2.3.7.1. Thuận lợi

Lãnh đạo các trường, tổ trưởng tổ chuyên môn quan tâm chỉ đạo sát sao tới công tác BD HSG, coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của trường. Chất lượng đội ngũ nhà giáo được tăng lên, về CSVC ở một số đơn vị đã được chú trọng; nhận thức của phụ huynh học sinh được nâng lên. Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức chính trị và các đoàn thể xã hội có sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường. Từ đó, GV và HS càng thấy được niềm tự hào và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chú trọng chất lượng mũi nhọn.

2.3.7.2. Khó khăn

Công tác xây dựng kế hoạch học tập chưa được GV và HS quan tâm, kiểm tra, đánh giá công việc này còn có phần xem nhẹ. Vì vậy, mà khá nhiều HS không biết phân phối thời gian cho học tập; các hoạt động học tập

mang tính chất đặc trưng của HSG chưa được đề cao. Điều kiện CSVC phục vụ cho việc nâng cao trình độ của HSG hiện nay còn chưa đáp ứng được so với nhu cầu. Việc tạo điều kiện cho GV có điều kiện để tham gia các lớp bồi dưỡng còn chưa nhiều.

Đội ngũ GV có đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nhưng chưa thực sự giỏi trong quá trình giảng dạy. GV chưa có phương pháp phát hiện và bồi dưỡng HSG mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân để lựa chọn, phát hiện HSG.

Một số GV chưa tích cực trong việc trang bị cho HS phương pháp tự học, chưa chú trọng đến việc rèn kĩ năng cho HS.

Một bộ phận CBGV chưa thực sự tâm huyết, tận tâm với nghề và trình độ chuyên môn chưa đáp ứng với yêu cầu mới. Đội ngũ CBQL hầu hết không được đào tạo chính quy ở các trường bồi dưỡng cán bộ QLGD; một bộ phận bằng lòng với thực tế, không có tư tưởng phấn đấu, làm việc theo thói quen; vẫn còn hiện tượng CBQL, GV sa sút phẩm chất, thiếu trách nhiệm, thiếu dân chủ, mất uy tín trong nhà trường và ở địa phương. Việc bố trí, sử dụng cán bộ nhiều khi còn chưa khoa học. Công tác thi đua, khen thưởng và cơ chế quản lý hành chính còn nhiều bất cập, chưa khuyến khích CBQL, GV phấn đấu tạo bước đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục.

Chất lượng giáo dục mũi nhọn còn chênh lệch giữa các vùng miền, các cấp học. Do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do một số địa phương kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các xã miền núi, vùng xa trung tâm, chất lượng giáo dục đại trà nói chung và chất lượng mũi nhọn nói riêng còn hạn chế.

Môi trường giáo dục hiện tại còn nhiều vấn đề mà các cấp chính quyền chưa quan tâm đồng bộ, như: tệ nạn xã hội len lách vào học đường; hiện tượng học sinh bỏ học chơi điện tử, đánh nhau, vi phạm luật an toàn giao thông, ... có biểu hiện gia tăng đang là mối lo của nhiều trường trên địa bàn huyện.

Việc động viên, khen thưởng cho GVG và HSG chưa kịp thời, chưa gắn được việc BD HSG với công tác thi đua.

Đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG còn hạn chế, chưa được sự ủng hộ của các lực lượng xã hội tham gia vào công tác này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 63)