Yêu cầu về năng lực và phẩm chất của giáo viên trung học cơ sở trong thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 40)

sở trong thời kỳ đổi mới

1.3.3.1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn

- Có trình độ chuyên môn được đào tạo theo đúng chuẩn trình độ của giáo viên giảng dạy ở cấp học.

- Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy.

- Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống.

- Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém hay học sinh còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết.

- Có kiến thức cơ bản về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học của cấp học và vận dụng được vào việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử trong giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.

- Có kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh và vận dụng phù hợp với cấp học, đánh giá học sinh chính xác, khách quan theo đúng quy định hiện hành.

- Có kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc để đáp ứng yêu cầu dạy học.

- Có hiểu biết cơ bản về nhiệm vụ chính trị, kinh tế - văn hóa, xã hội của tỉnh, của huyện, xã phường nơi công tác.

1.3.3.2. Yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm

- Lập kế hoạch dạy học trong năm học và từng học kỳ nhằm cụ thể hóa chương trình giáo dục cấp học theo qui định của Bộ GD&ĐT phù hợp với đặc điểm của trường và lớp được phân công giảng dạy. Biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò.

- Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, lựa chọn và kết hợp tốt các phương pháp thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp, phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh.

- Biết cách hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu.

- Sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp đối tượng học sinh, sử dụng kết quả kiểm tra chính việc học tập của học sinh một cách tích cực.

1.3.3.3. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức

Điều lệ trường trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định:

“Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh;

Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước”.

Trong quá trình công tác giáo viên phải "Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh" [9].

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w