Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 95)

- Việc học của trò

3.2.6. Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở

giỏi ở các trường trung học cơ sở

3.2.6.1. Mục tiêu

Huy động được cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng đại trà nói chung và chất lượng của việc BD HSG nói riêng.

3.2.6.2. Nội dung

Xây dựng phong trào học tập nói chung và công tác BD HSG nói riêng.

Xây dựng môi trường GD lành mạnh tạo điều kiện để toàn dân chăm lo cho sự nghiệp GD thế hệ trẻ.

Đa dạng hoá các nguồn lực cho GD, cho công tác BDHSG.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã coi phát triển GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; phát triển khoa học công nghệ cùng với phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và là động lực đẩy mạnh CNH, HĐH hóa đất nước.

Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục và đào tạo ngành giáo dục Triệu Sơn đang tích cực đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm hoàn thành mục tiêu "Nâng cao dân trí, đào

tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài"

Người xưa từng nói "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Vì vậy, bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước, cho địa phương và là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục hiện nay.

Bồi dưỡng học sinh giỏi là một hoạt động mang tính xã hội cao. Do đó, muốn thực hiện tốt công tác này chúng ta phải chú trọng điều tiết, tạo được mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa gia đình, nhà trường và học sinh. Chỉ riêng nhà trường, chỉ riêng ngành giáo dục thì không thể làm tốt công tác giáo dục được.

Đúng như lời Bác Hồ nói: "Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và gia đình, ... giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng nếu thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả không hoàn toàn" .

Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua ngành GD Triệu Sơn đã không ngừng phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của huyện. Trong đó phải kể đến công tác BD HSG với sự coi trọng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, học sinh.

Có thể khẳng định nhà trường là nơi khởi nguồn sự phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho

đất nước. Xác định rõ nhiệm vụ, tầm quan trọng và được sự hướng dẫn của Phòng GD&ĐT các nhà trường THCS trên địa bàn huyện đã làm tốt các công việc sau:

- Vào đầu năm học, hàng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG, phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực, tinh thần trách nhiệm để bồi dưỡng HSG.

- Xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể. Bên cạnh đó, nhà trường coi trọng việc giám sát, kiểm tra thường xuyên. Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp đầu cấp, cử giáo viên có kinh nghiệm dạy bồi dưỡng theo lớp.

- Tạo mọi điều kiện cho GV tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Tổ chức các hội thảo chuyên môn, mời các chuyên gia về nói chuyện hoặc giảng bài cho GV để nâng cao kinh nghiệm giảng dạy.

- Thường xuyên nắm bắt tình hình giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh để kịp thời điều chỉnh động viên: thời gian học, các đơn vị kiến thức, tâm thế học tập của học sinh, hoàn cảnh gia đình của các em trong đội tuyển.

- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để kết hợp Hội khuyến học có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng kịp thời và hợp lý đối với giáo viên và học sinh có thành tích cao.

- Tổ chức hội nghị phối hợp giữa giáo viên dạy đội tuyển, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và lãnh đạo nhà trường (chú trọng việc phối hợp với phụ huynh để nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh).

Như chúng ta đã biết gia đình là nền móng, là nơi các em sinh ra, lớn lên và ảnh hưởng rất lớn đến thể chất, đến tính cách và chí hướng của các em. Chiếm hơn một nửa thời gian trong ngày các em sống ở gia đình. Vì vậy, có thể nói gia đình có tác dụng rất lớn, có vai trò quyết định kết quả học tập, tu dưỡng của mỗi học sinh. Quan tâm, tạo điều kiện động viên tích cực cho con em học tập tốt hơn. Cùng với nhà trường, phụ huynh giúp các em nhận thức, xác định rõ mục tiêu học tập. Ủng hộ kế hoạch học tập của nhà trường cũng

như của thầy, cô dạy đội tuyển. Trang bị đầy đủ đồ dùng học tập, tài liệu tham khảo, hướng dẫn con em sử dụng hợp lí quỹ thời gian ở nhà. Thường xuyên liên lạc với GVCN, GV dạy đội tuyển, với nhà trường và bạn bè của con để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con mình.

Học sinh - các em là chủ thể, là đối tượng chính cần được giáo dục, cần được bồi dưỡng đặc biệt. Kết quả tu dưỡng rèn luyện và thành công của các em trước hết là của bản thân các em nhưng đó cũng là sản phẩm của nhà trường và gia đình. Vì vậy, học sinh cần xác định rõ việc học tập, rèn luyện phấn đấu cho bản thân và cả gia đình, nhà trường và xã hội. Các em phải có hứng thú, say mê, yêu thích môn học, quyết tâm đạt thành tích cao trong học tập, phải có ý thức tự học tập, tự nghiên cứu, suy nghĩ sáng tạo khi giải quyết vấn đề, phải kiên trì tích lũy và chăm chỉ rèn luyện, cần đọc sách tham khảo và tài liệu khác, mạnh dạn đề xuất thầy cô giáo giảng dạy những đơn vị kiến thức mà mình chưa hiểu, có thái độ cởi mở đối với thầy cô giáo và phụ huynh để kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của các em.

Từ mối quan hệ trên chúng ta thấy nhà trường (chính là người thầy) có vai trò quan trọng đối với kết quả BD HSG nhưng học sinh có vai trò quyết định trực tiếp với kết quả của mình. Kết quả BD HSG có đạt hay không còn phụ thuộc rất lớn ở các em học sinh. Việc BD HSG giống như chúng ta ươm một mầm non nên chúng ta phải biết chăm sóc, vun xới thì mầm non sẽ phát triển tốt. Đó cũng chính là việc chúng ta biết điều tiết tốt mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và học sinh.

Hiện nay, có hai nguồn lực chính trong quá trình huy động XHHGD gồm: nguồn lực vật chất (tài lực, vật lực, nhân lực, đất đai, trường sở, trang thiết bị, ...) phục vụ giảng dạy và học tập; nguồn lực phi vật chất (việc tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, các yếu tố tinh thần, sự ủng hộ chủ trương giáo dục, sự tư vấn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm).

Trong thực tế, các nhà quản lý giáo dục cấp cơ sở chưa tập trung đúng mức để khai thác nguồn lực mà chỉ chú trọng vào những đóng góp của phụ huynh học sinh.

Theo Phó Giám đốc Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục Nguyễn Thị Thái, để hiểu và thực hiện đúng vấn đề XHHGD cần nhận thấy có sáu nhóm đối tượng có thể huy động tham gia XHHGD gồm: lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp (lực lượng quan trọng quyết định sự đầu tư CSVC cho nhà trường và cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo điều kiện cho việc XHHGD triển khai thuận lợi); gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh (lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường và cũng là lực lượng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh); các cơ quan, ban ngành (nhất là các ngành có chức năng, có trách nhiệm đối với nhà trường như y tế, công an, bảo vệ, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em; các tổ chức đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện,…); Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo khả năng liên kết trong việc huy động các nguồn lực vật chất; bản thân ngành giáo dục đào tạo cũng là một đối tượng để XHHGD; các tổ chức quốc tế, các cá nhân, đặc biệt là cá nhân có uy tín, các “mạnh thường quân”.

Trong quá trình huy động các nhóm đối tượng thực hiện hiệu quả công tác XHHGD cần thực hiện tốt các nguyên tắc huy động cộng đồng tham gia xây dựng giáo dục sau:

Lợi ích: Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu

và lợi ích của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả dân tộc.

Chức năng nhiệm vụ: Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ

chức, ... đều có những chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác. Ví dụ: đối với cấp ủy và

chính quyền địa phương thì nội dung huy động phải là chủ trương, văn bản chỉ đạo, hoặc đất xây dựng, ...

Dân chủ: tạo môi trường công khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng

về giáo dục và nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” các hoạt động XHHGD để mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực.

Luật pháp: XHHGD phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, có nghĩa là cần

dựa trên cơ sở pháp lý. Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội,... cũng cần có những cơ sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực cho giáo dục.

Phù hợp và thích ứng: CBQL giáo dục phải biết lựa chọn thời gian

thích hợp nhất để đưa ra một chủ trương XHHGD. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này phải xây dựng cho được kế hoạch cụ thể và kế hoạch mang tính định hướng.

Truyền thống, tình cảm: là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu

học, tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn, ... của mỗi gia tộc, dòng họ; niềm tin của cá nhân vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục, của từng nhà trường để có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Kết hợp ngành - lãnh thổ: cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa

phương và ngành giáo dục, “nhà trường gắn liền với xã hội”.

Giao tiếp: Có hai con đường giao tiếp đó là con đường chính thức (các

văn bản, công văn, đề nghị, ...) và con đường không chính thức (thông qua nguyên tắc truyền thống và tình cảm).

Kế hoạch hóa: kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng quản lý và là

một chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng. Kế hoạch XHHGD được xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu của việc huy động xã hội; xác định đối tượng huy động; kết quả dự kiến đối

với từng đối tượng; thời gian thích hợp nhất; nguyên tắc ưu tiên để sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện; sự phân công một số thành viên trong chủ thể huy động; chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể.

Kinh nghiệm cho thấy, trong nhiều trường hợp đối tượng tham gia XHHGD tuy ít nhưng lại cho những kết quả bất ngờ nếu như người CBQL giáo dục biết đột phá vào các nội dung quan trọng có thể làm thay đổi chất lượng giáo dục. Ngành giáo dục và đào tạo là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai công tác XHHGD trong đó bản thân nhà trường, cán bộ quản lý giáo dục cùng tập thể sư phạm, đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh.

Mặt khác, mỗi nhà giáo có mối quan hệ xã hội rất rộng bởi vì họ có rất nhiều phụ huynh học sinh. Chính quyền các cấp với chức năng quản lý Nhà nước của mình không chỉ huy động, khuyến khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động và tổ chức điều hành sự phối hợp các lực lượng xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w