TỈNH THANH HÓA 3.1 Một số nguyên tắc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 69 - 70)

3.1. Một số nguyên tắc đề xuất giải pháp

Mục tiêu là cái đích để hướng tới, để thực hiện. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu lý luận về BD HSG, về quản lý công tác BD HSG, tìm hiểu thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm quản lý nâng cao chất lượng BD HSG ở các trường THCS, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện, của tỉnh. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, phải xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề BD HSG, về quản lý công tác BD HSG, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể. Vì vậy, các giải pháp đề xuất cần đảm bảo tính mục tiêu.

Các lực lượng xã hội tham gia đều có nhu cầu và mục đích riêng, đó có thể là lợi ích cá nhân, tập thể hay cộng đồng xã hội, đáp ứng yêu cầu của các bên trong mối quan hệ hợp tác. Đảm bảo nguyên tắc lợi ích sẽ là động lực đảm bảo cho hoạt động của mỗi bên. Lợi ích nhà trường là sự ủng hộ của các lực lượng xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục. Lợi ích của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,... là thành quả do giáo dục đem lại.

Để đảm bảo việc quản lý nâng cao chất lượng BD HSG thành công, khi tiến hành các hoạt động giáo dục, phải chú ý lựa chọn nội dung, sắp xếp bố trí lực lượng một cách hợp lý, khoa học với sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội, để đem lại hiệu quả thiết thực. Đây là cơ sở xây dựng niềm tin cho các hoạt động kế tiếp, tránh các hoạt động mang tính hình thức, thiếu tính thực tiễn.

“Khả thi” theo Từ điển tiếng Việt có nghĩa là khả năng thực hiện được [39, tr.62]. Để tiến hành quản lý nâng cao chất lượng BD HSG đòi hỏi các giải pháp phải xuất phát từ thực trạng công tác BD HSG trên địa bàn huyện Triệu Sơn để vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các vấn đề về lý luận quản lý nâng cao chất lượng BD HSG. Quá trình nghiên cứu phải căn cứ vào từng địa phương cụ thể với những đặc điểm KT - XH đề xuất các giải pháp phù hợp.

Thực hiện quản lý nâng cao chất lượng BD HSG đòi hỏi phải khơi dậy truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo, quý trọng giá trị học vấn, tình yêu thương quê hương, đất nước, ... từ đó, tác động vào các mặt tích cực này để phát huy và vận động sự tham gia của mọi người trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý BD HSG góp phần củng cố và làm tăng thêm mối gắn kết tình cảm giữa các thế hệ, gia đình, dòng họ, thôn xóm, cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w