Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sơ huyện Triệu Sơn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 66)

học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sơ huyện Triệu Sơn

2.5.1. Thuận lợi

Công tác quản lý việc bồi dưỡng HSG đã được nhà trường, thầy cô và CMHS quan tâm thể hiện như:

- CBQL, GV, HS, cha mẹ học sin h đều có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quản lý công tác bồi dưỡng HSG. Nhà trường xác định hoạt động bồi dưỡng HSG là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.

- Việc tạo động cơ học tập cho HS, phần lớn nhà trường đã dùng biện pháp biểu dương, khen thưởng, động viên kịp thời, đưa việc chấp hành các nội quy học tập và kết quả học tập vào tiêu chí đánh giá thi đua, yêu cầu xây dựng hệ thống bài tập tự học và giao cho HS có mức độ khó tăng dần, trên cơ sở “vừa sức, vừa tầm”.

- Công tác đảm bảo điều kiện cho quản lý các hoạt động bồi dưỡng của trường đã được các nhà quản lý quan tâm, chú trọng, nhất là tăng cường cải tạo CSVC, mua sắm trang thiết bị.

- Quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HSG của GV là phù hợp. Đặc biệt đã có những đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, đây là yếu tố không thể thiếu được trong quản lý. Thông qua đó, quản lý cả về nội dung, phương pháp BD HSG bằng hình thức dự giờ thăm lớp định kỳ và đột xuất; kiểm tra giáo án bồi dưỡng của GV, vở viết của HS.

- Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường đã được chú trọng và có kế hoạch hoạt động có hiệu quả. Song, việc thực hiện chưa đồng bộ ở các nhà trường.

2.5.2. Khó khăn

- Nhà quản lý chưa có biện pháp khuyến khích nhằm khơi dậy và phát huy hết nội lực của GV và HS.

- Quản lý công tác BD HSG chưa được triển khai đồng bộ đến GV chủ nhiệm, GV dạy đội tuyển.

- Phối hợp giữa GV và phụ huynh trong việc quản lý công tác bồi dưỡng HSG chưa được thường xuyên.

- GV mới chỉ quan tâm tới kết quả học tập cụ thể của HS mà chưa quan tâm tới điều kiện, cách học, quá trình tự học của HS. Khả năng tự học của phần nhiều HS còn yếu, các em vẫn phụ thuộc vào việc hướng dẫn của thầy cô, việc quản lý HS tự học trên lớp chủ yếu vẫn mang tính chất hành chính, chưa đi sâu quản lý về chất lượng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 66)