Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 89)

- Việc học của trò

3.2.4. Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh trung học cơ sở

học cơ sở

3.2.4.1. Mục tiêu

Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh trung học cơ sở

3.2.4.2.. Nội dung

Xưa nay, người thầy luôn giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho xã hội. Người thầy đó phải có đủ tài năng và đức độ. Vì có quan niệm "danh sư xuất cao đồ", có thầy giỏi mới có trò giỏi. Sự giỏi của thầy không chỉ là kiến thức mà còn là phương pháp truyền đạt, phương pháp tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Chính phương pháp ấy sẽ hình thành cho người học kĩ năng tự chiếm lĩnh kiến thức, học tập suốt đời. Thời hiện đại, sự học không còn quanh quẩn ở việc "tầm chương trích cú" từ "Tứ thư", "Ngũ kinh" nữa. Vào thời khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin tiến nhanh như vũ bão với những bước thần kì, người thầy phải hướng cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu.

Kiến thức từ trường học đó là nấc thang, là bước đệm để người học bước xa hơn. Vì vậy, giáo viên phải rèn cho học sinh khả năng tự học, tự nghiên cứu. Phương pháp ấy giống như cần câu, là con đường mà người câu hay người đi trên đường sẽ nhặt được những thành quả của riêng mình.

Chúng tôi nhớ mãi câu chuyện về cha đẻ của "Thuyết tiến hóa". Trong đêm khuya, bên áng sách, bên những vấn đề nghiên cứu còn ngổn ngang, Đác-uyn đã dạy con: "Bác học không có nghĩa là ngừng học", dù khi đó ông đã là nhà bác học nổi tiếng và Lê-nin cũng đã nhắn nhủ: "Học, học nữa, học

mãi". Những điều đó mãi là bài học vở lòng đi theo suốt đời mỗi người, nhất

là người thầy dạy.

Hiện nay, có nhiều cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia dành cho học sinh THCS như: cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật; cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, ... đây là cơ hội giúp học sinh có khả năng tự học, tự nghiên cứu.

3.2.4.3. Cách tiến hành

Muốn đạt mục tiêu, người thầy phải đánh giá được: điểm mạnh, điểm yếu về học tập của học sinh. Họ biết những điểm mạnh, những khả năng vượt trội để khích lệ học sinh phát huy nó lên cao độ.

Để tự học, tự nghiên cứu hiệu quả, điều cần thiết là người thầy phải rèn cho học sinh phải có được:

+ Sự chủ động: Học sinh tự ý thức hoạt động tự học tự rèn; biết làm thế nào để đối phó với những trở ngại hay thất bại và biết cách điều chỉnh, thay đổi để quá trình học, nghiên cứu phù hợp hơn.

+ Sự kiên trì: Học sinh cần duy trì hoạt động tự học bất chấp khó khăn.

Chúng ta không quên câu chuyện về Thomas Edison có 1999 thất bại để phát minh ra bóng đèn dây tóc ở lần thứ 2000. Thiếu kiên trì trong khoa học thì khó thành công.

+ Tính kỉ luật: Đặt ra kế hoạch và cố gắng thực hiện một cách tốt nhất.

Chẳng hạn, học ngoại ngữ, bữa học bữa quên thì cũng khó thành công. Quỹ thời gian cho mỗi phần việc, mỗi vấn đề phải theo đúng tiến độ, rèn luyện bản thân phải tuân thủ thời gian. Nên nhớ, thời gian không phải vô hạn. Người học phải biết tận dụng thời gian để có thể hoàn thành nhiệm vụ, còn để nghiên cứu sâu hơn nữa.

+ Tính tự lực: Khả năng độc lập giải quyết vấn đề hoặc xử lý thông tin

cần thiết. Muốn học tập theo nhóm, làm việc theo nhóm, người học phải tự giác, tự ý thức.

+ Kĩ năng tìm đọc tài liệu: Qua các nguồn sách, báo, mạng, ... tìm theo

từ khóa, cách tải về hoặc liên hệ mua sách báo qua mạng, thuận tiện và ít tốn kém hơn.

+ Sự tự tin: Sự tự học, tự rèn sẽ mang lại kết quả tốt. Điều mà bản thân

học sinh nghiên cứu, tìm ra đó là nhận thức, là sáng tạo của bản thân. Có thể không là một kiến thức mới mà chỉ là cách giải khác của một bài toán nhưng

đây là tiếng nói của cá nhân trong quá trình học tập. Lê-nin đã từng nói: "Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất".

+ Hứng thú và say mê: Đây là những yêu tố duy trì việc tự học, tự

nghiên cứu. Chính những cảm xúc ấy giúp người tự học thêm vững vàng hơn. Để người học thêm động lực, người giáo viên phải biết khích lệ, động viên kịp thời tạo niềm tin cho học sinh, ...

+ Định hướng: Sự định hướng của giáo viên giúp cho quá trình tự học,

- Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu

Hiện nay, việc BD HSG đã được các nhà trường tổ chức theo định hướng “Phát triển năng lực người học”. Nhằm giúp người học chủ động, tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng.

Đặc điểm cơ bản nhất có ý nghĩa trung tâm của đào tạo "Phát triển năng lực người học" là nó định hướng và chú trọng vào "kết quả", vào "đầu ra" của quá trình đào tạo, điều đó có nghĩa là: từng người học có thể lĩnh hội và vận dụng được các đơn vị kiến thức trong một tình huống nhất định theo tiêu chuẩn đề ra.

Hiên nay, trên thế giới và Việt Nam, phương pháp dạy học tích hợp được coi là phương pháp dạy học hiệu quả để hình thành và phát triển năng lực người học. Trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các các đối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất, hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất.

Theo Nguyễn Văn Khải (2008) “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri thức các môn học, đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo”.

Từ định nghĩa trên, đã nêu rõ mục đích của dạy học tích hợp là hình thành và phát triển năng lực của người học. Đồng thời cũng nêu rõ, các thành phần tham gia tích hợp là loại tri thức hoặc các thành tố của quá trình dạy học.

Vì vậy, từ góc độ tích hợp dọc, trong tình huống cụ thể của lĩnh vực giáo dục có thể coi dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở đó các nội dung, hoạt động dạy kiến thức, kỹ năng, thái độ được tích hợp với nhau trong cùng một nội dung và hoạt động dạy học để hình thành và phát triển năng lực của người học.

Vấn đề đặt ra đối với các giáo viên dạy BD HSG là xây dựng chương trình giáo dục, phương pháp dạy học, thiết kế dạy học như thế nào? để đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng. Người dạy phải phân tích được các nhiệm vụ học tập của học sinh trong một bài học gắn với thực tiễn, áp dụng và lý luận được phương pháp dạy học gì, cần luyện tập kỹ năng gì để hình thành năng lực hoặc nhóm năng lực. Cần thực hiện quá trình này theo một chu trình khép kín định kỳ trong giáo dục: "Thiết kế - Tổ chức - Đánh giá ".

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w