Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trung học cơ sở thông qua các hoạt động bổ trợ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 45)

thông qua các hoạt động bổ trợ

1.4.2.1. Công tác kế hoạch

Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa: xác định, hình thành các mục tiêu, phương hướng phát triển cho tổ chức; xác định và bảo đảm các nguồn lực để đạt được mục tiêu; quyết định những biện pháp tốt nhất để đạt được các mục tiêu đó.

1.4.2.2. Công tác tổ chức

Chức năng tổ chức có hai vai trò chủ yếu trong quá trình quản lý:

Thứ nhất, vai trò hiện thực hoá các mục tiêu theo kế hoạch đã xác

định.

Thứ hai, chức năng tổ chức có khả năng tạo ra sức mạnh mới của

một tổ chức, cơ quan, đơn vị thậm chí của cả một hệ thống nếu việc tiếp nhận, phân phối và sắp xếp các nguồn lực được tiến hành khoa học, hợp lý và tối ưu. Sức mạnh mới của tổ chức có thể mạnh hơn nhiều lần so với khả năng vốn có của nó.

1.4.2.3. Công tác chỉ đạo

Thực hiện chức năng chỉ đạo thực chất là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người cán bộ quản lý trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động trong tổ chức diễn ra trong kỷ cương, trật tự.

1.4.2.4. Công tác kiểm tra

Kiểm tra là công cụ quan trọng để nhà quản lý phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh. Kiểm tra góp phần đôn đốc việc thực hiện kế hoạch với hiệu quả cao. giúp cho việc đánh giá khen thưởng chính xác

những cá nhân và tập thể có thành tích, đồng thời phát hiện được những lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa kịp thời.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w