Nội dung, phương thức bồi dưỡng học sinh giỏi trung học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 43)

Bồi dưỡng HSG được hiểu là quá trình phát triển ở HS năng khiếu hứng thú và khát vọng thực hiện các hoạt động trí tuệ (trí thông minh, khả năng sáng tạo và các năng lực chuyên biệt) với mức độ cao nhất. Phương thức BD HSG được xem xét một cách toàn diện gồm:

- Mục tiêu giáo dục hướng tới hình thành, phát triển trí thông minh, trí sáng tạo, các năng lực chuyên biệt và động cơ hoạt động.

- Nội dung BD HSG được xây dựng xoay quanh ba trục là: trí thông minh, tính sáng tạo và năng lực chuyên biệt, được "nhúng" trong môi trường thực tiễn, xã hội. Từ đó, có những nội dung mang tính khoa học hàn lâm và mang tính thực tiễn, xã hội. Nội dung được xây dựng theo hướng, tăng tốc và rộng - sâu.

- Phương pháp giáo dục phù hợp với HSG là dạy học giải quyết vấn đề, phát triển phong cách làm việc nhóm, hợp tác, cộng tác, …

- Có ba xu thế tổ chức BD HSG là: học trong trường/lớp bình thường, với cùng chương trình, tài liệu và phương pháp dạy học; học trong trường/lớp riêng, với chương trình, tài liệu và phương pháp dạy học riêng; dung hòa giữa hai xu thế trên. Trong đó xu thế thứ ba đang là phổ biến.

Việt Nam và tất cả các quốc gia khác đều phát triển chương trình giáo dục năng khiếu từ chương trình giáo dục phổ thông. Các quốc gia rất chú trọng đến việc phát triển các thành tố của tài năng (trí thông minh, tính sáng tạo, các năng lực chuyên biệt và động cơ hoạt động) ở tất cả các khâu, từ mục tiêu, đến nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và đánh giá kết quả học tập. Họ đã xác định ba thành tố cốt lõi của giáo dục năng khiếu là kỹ năng tư duy cao, tính sáng tạo và các năng lực cá nhân - xã hội. Từ đó, phát triển các nội dung giáo dục gồm nhiều cấp độ và tổ chức nhiều hình thức giáo dục phù hợp với các cấp độ nội dung đó.

Còn ở nước ta, nội dung chuyên sâu được xây dựng theo cách tiếp cận “rộng - sâu”, hướng tới lý thuyết khoa học hàn lâm hơn là hướng vào thực tiễn xã hội; định hướng giảng dạy phổ biến là bồi dưỡng trí thông minh, chứ chưa thực sự chú trọng đến phát triển tính sáng tạo, trí tuệ xã hội, trí tuệ cảm xúc, … Vì vậy, nhiều ý kiến đề nghị:

- Cần qui định rõ ràng mục tiêu giáo dục năng khiếu, bổ sung thêm các lĩnh vực năng khiếu khác như khả năng lãnh đạo, sáng tạo, nghệ thuật, … và tiếp cận xây dựng theo hướng tăng tốc;

- Bổ sung thêm một số hình thức tổ chức giáo dục khác như, tăng tốc, tách rời, tổ chức các khoá học nâng cao vào kỳ nghỉ hè, thử trí tuệ sau giờ học chính khóa ở trường, …;

- Xây dựng phương thức đánh giá kết quả học tập phù hợp hơn với HS năng khiếu, trong đó chú trọng đánh giá các thành tố trí thông minh, tính sáng tạo, năng lực chuyên biệt và động cơ học tập.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 43)