Nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của cán bộ quản lý, giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 70)

cán bộ quản lý, giáo viên

3.2.1.1. Mục tiêu

Nâng cao nhận thức để hiểu rõ hơn vị trí, tầm quan trọng của việc BD HSG.

3.2.1.2. Nội dung

Đội ngũ CBQL, GV phải nắm chắc và thông suốt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Quán triệt mục tiêu “dân trí, nhân lực, nhân tài” vào kế hoạch của nhà trường. Đồng thời phải cụ thể hoá Nghị quyết, chính sách vào từng hoạt động của trường.

Cha mẹ học sinh cần quan tâm tạo điều kiện cho con em mình học tập. Đồng thời phải hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển nhân tài để hợp tác tích cực với nhà trường.

3.2.1.3. Cách tiến hành

Tuyên truyền để nội dung: "Giáo dục là Quốc sách hàng đầu", "Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội", thực sự đi vào cuộc sống. Từ đó, huy động các nguồn lực chăm lo cho giáo dục.

Tuyên truyền sâu rộng công tác BD HSG trong cộng đồng. Giải pháp này nhằm góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về giá trị, vai trò, lợi ích của giáo dục; vị trí và tầm quan trọng của việc tiến hành thực hiện BD HSG ở các nhà trường. Đây là bước căn bản để tiến hành quản lý tốt hoạt động BD HSG trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Điều quan trọng hàng đầu hiện nay là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giáo dục, về công tác BD HSG, giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân nhận thức đầy đủ hơn nữa về quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển bền vững”, nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tăng cường tuyên truyền thực hiện Luật Giáo dục và những chủ trương đổi mới giáo dục của Nhà nước. Đây là cơ sở quan trọng để thống nhất ý chí, thống nhất hành động cho toàn xã hội trong việc phát triển giáo dục nâng cao hiệu quả công tác giáo dục mũi nhọn. Để làm tốt điều này, trách nhiệm một phần thuộc về ban Tuyên giáo Huyện ủy và Phòng GD&ĐT huyện, ... lựa chọn được những người có trình độ, có khả

năng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, nhằm xây dựng được chương trình, kế hoạch cụ thể, đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức, cả truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp, nhằm gửi tới cộng đồng những thông điệp cần thiết về giáo dục.

Tuyên truyền vận động toàn dân, trước hết là thế hệ trẻ và những người trong độ tuổi thấy được lợi ích, vai trò của giáo dục. Giáo dục thực sự là chìa khóa để mở cánh cổng cuộc đời cho mọi người hướng tới tương lai. Nhưng trong những điều kiện lịch sử, cụ thể có lúc, có nơi, có người chưa thật chú trọng đến công tác giáo dục, chưa nhận thức đúng vai trò của công giáo dục mũi nhọn. Mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng có những tác động tiêu cực đến nhận thức về giáo dục. Thực tế ngày nay, nếu không học thì không thể biết, không thể làm việc, không thể tồn tại và không thể chung sống. Đây chính là 4 vấn đề cơ bản, 4 trụ cột của xã hội học tập mà tổ chức UNESCO đã khuyến cáo.

Bên cạnh việc tuyên truyền cũng cần có các chính sách khen thưởng, chính sách sử dụng, đãi ngộ thích đáng đối với người học tốt, học giỏi, có những sáng kiến kỹ thuật; nêu gương tự học, điển hình trên thế giới, trong nước, đặc biệt các gương tự học trong trường đã thành đạt.

Tuyên truyền nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác BD HSG để tạo mối quan hệ nhà trường, gia đình, xã hội; vận động CMHS tham gia tài lực, trí lực, vật lực cho công tác BD HSG. Tạo mọi điều kiện, cơ hội cho mọi người đều được học, được cống hiến hết mình. Có nhận thức được đầy đủ lợi ích giá trị của việc học thì mọi người mới học liên tục, học suốt đời, học từ xa, học ở nhà, học ở thầy, học qua bạn, học qua mạng, học trong sách vở, học ở thực tiễn, ...

- Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp phần phát triển

đời sống văn hóa cộng đồng, yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh.

- Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương. Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật tự an ninh xã hội nơi công cộng. Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước, các quy định của địa phương.

- Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, có nghiên cứu và có giải pháp thực hiện. Thái độ lao động nghiêm túc, đảm bảo lên lớp đúng giờ, không tùy tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy, chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công.

- Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; được đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng tín nhiệm.

- Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; hết lòng phục vụ nhân dân và học sinh.

- Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Tóm lại: Nhận thức có vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt

động thực tiễn của con người. Thực tế sự thành công trong công tác BD HSG ở nhiều nơi trên thế giới và nhiều địa phương trong cả nước cho thấy nguyên nhân chính là do vấn đề nhận thức.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w