Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 73)

bộ quản lý trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

3.2.2.1. Mục tiêu

Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong công tác BD HSG.

Nhằm tuyển chọn được những GV giỏi, tâm huyết với công tác BD HSG.

Việc bồi dưỡng góp phần nâng cao chất lượng trình độ chung của đội ngũ GV, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm cũng như một số năng khiếu khác phục vụ hoạt động giáo dục.

3.2.2.2. Nội dung

- Tuyển chọn GV bồi dưỡng HSG:

+ Phải là giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. + Có trình độ năng lực chuyên môn và sư phạm giỏi.

+ Phải có trách nhiệm cao, nhiệt tình say mê với công việc, có kiến thức và hiểu biết sâurộng.

+ Có kinh nghiệm và phương pháp dạy phù hợp.

+ Người thầy phải biết tạo cho các em động cơ thái độ học tập đúng đắn tạo, niềm tin, sự say mê yêu thích và hứng thú trong học tập.

- Bồi dưỡng GV theo các nội dung:

+ Bồi dưỡng nhận thức về tư tưởng chính trị, phẩm chất nghề nghiệp. + Bồi dưỡng năng lực chuyên môn.

+ Bồi dưỡng năng lực sư phạm. + Bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế. + Bồi dưỡng các kiến thức hỗ trợ.

Đội ngũ CBQL, GV phải có ý thức trách nhiệm và năng lực chuyên môn mới thực hiện được việc quản lý BD HSG; nắm chắc và thông suốt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Quán triệt mục tiêu “dân trí, nhân lực, nhân tài” vào kế hoạch của nhà trường. Đồng thời phải cụ thể hoá Nghị quyết, chính sách vào từng hoạt động của trường.

Trước hết chúng ta phải khẳng định giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Luật giáo dục nêu rõ "Nhà giáo giữ vai trò quyết

định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình…" [32]. Để phát triển toàn diện học sinh, thầy cô giáo là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó, việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường. Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước. Chất lượng đội ngũ trong mỗi nhà trường thể hiện ở nhiều mặt: đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thầy giáo, cô giáo phải là người hiểu sâu về kiến thức chuyên ngành, biết rộng về các bộ môn khoa học liên quan và có vốn văn hóa cơ bản nói chung.

Bước sang thế kỷ XXI nền giáo dục hiện đại có những xu hướng đổi mới sâu sắc từ quan niệm về vị trí, vai trò, chức năng của giáo dục đến nội dung và phương pháp giáo dục, ... sự đổi mới này tất yếu đặt ra những yêu cầu xây dựng, xây dựng lại đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng sự đổi mới đó. Sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải luôn tự bồi dưỡng, cập nhật thông tin, tri thức mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ .

3.2.2.3. Cách tiến hành

Để tất cả các thầy cô giáo thực hiện tốt được nhiệm vụ theo xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, công tác bồi dưỡng giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện việc bồi

dưỡng là nhiệm vụ được tiến hành trong suốt quá trình công tác của giáo viên, với mục tiêu cập nhật, bổ sung kiến thức, đào tạo liên tục, đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ cho người giáo viên, giúp người giáo viên không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn sâu, rộng; có kĩ năng sư phạm lành nghề, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng. Muốn vậy, GV phải nghiên cứu để hiểu sâu chương trình, SGK, đọc và ghi chép nhiều tài liệu tham khảo; có thói quen ham đọc các sách báo, tạp chí khác để thu thập các thông tin hữu ích.

Cha ông ta từng có câu “Không thầy đố mày làm nên”, câu nói ấy cũng không hoàn toàn đúng bởi cha ông ta cũng có câu "Có bột mới gột nên hồ", nhưng hàm ý của mỗi câu có một ý nghĩa và vai trò riêng của nó. Câu đầu ý muốn tôn trọng vai trò của Người thầy thì câu sau lại nêu cao cái tư chất của Người học trò.

Như vậy, kết quả của sự nghiệp trồng người không chỉ do riêng người nào trong mối quan hệ ấy. Ngày nay trong tâm lí học sư phạm cũng đã khẳng định rằng: trình độ tư tưởng, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn và sự phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh không chỉ phụ thuộc vào chương trình và SGK, cũng không chỉ phụ thuộc vào nhân cách học sinh mà còn phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên trong công tác giảng dạy, BD HSG. Điều đó đã khẳng định vai trò quan trọng của người thầy. Học sinh có học tập đạt kết quả cao nhất hay không phụ thuộc phần lớn vào người thầy.

Vậy giải pháp nào để nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong công tác BD HSG:

Một là: Để tạo được niềm tin trong lòng học sinh, trước tiên người thầy

phải có đạo đức trong sáng, mẫu mực, cách đối xử với học sinh phải mang tính mô phạm, cách đối nhân xử thế của người thầy với mọi người xung quanh phải chuẩn mực là tấm gương cho học sinh noi theo. Đó là một trong

những nội dung của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh

tích cực" đã được nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân phát động.

"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" Bác Hồ - Thầy giáo Nguyễn Tất Thành mãi mãi là tấm gương sáng để các thế hệ người thầy học tập. Tấm gương đạo đức của Người còn lưu đến muôn đời cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta học tập và noi theo.

Hai là: Yếu tố thứ hai tạo hứng thú cho học sinh đó là đam mê nhiệt

huyết, sự phấn đấu vươn lên hoàn thiện mình của người thầy cũng ảnh hưởng lớn tới ngọn lửa đam mê học tập trong lòng học sinh. Học sinh thấy được niềm vui của người thầy trong công việc, thấy được sự phấn đấu vươn lên hoàn thiện mình của thầy, thấy được niềm vui của thầy khi nhìn thấy các em trưởng thành và khôn lớn từng ngày. Theo quy luật lây lan tình cảm thì đam mê, nhiệt huyết của thầy sẽ truyền cho học sinh trong quá trình học tập.

Ba là: Người thầy phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, hiểu biết

thực tiễn phong phú. Thầy cô là người tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức của nhân loại, giải đáp cho học sinh những vấn đề khó khăn mà các em gặp phải. Nếu điều đó được thực hiện một cách rõ ràng, dễ hiểu bằng kiến thức phong phú, chuyên sâu của mình để học sinh nhận được kiến thức chính xác nhất, hấp dẫn nhất thì học sinh có thể lĩnh hội được đầy đủ nhất. Qua đó, học sinh thấy được tầm tri thức của thầy tạo cho các em vững tin trong học tập. Người thầy có nghiệp vụ giỏi còn phải biết tạo cho các em đam hê, hứng thú với bộ môn. Có như vậy kết quả học tập của các em mới thực sự đạt tốt nhất.

Bốn là: Một trong những yếu tố để khích lệ cho học sinh nhất là học

sinh THCS là người thầy phải thương yêu, quan tâm, giúp đỡ và tôn trọng tới học trò. Vì đối tượng quan hệ trực tiếp là con người, đòi hỏi người thầy phải có sự tôn trọng, lòng tin, tình thương, sự đối xử công bằng, thái độ ân cần, lịch sự, tế nhị, …

Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh THCS các em đang có những thay đỏi về tâm sinh lí nên rất dễ bị tổn thương, dễ bị kích động. Chính vì thế, người thầy cần cái tâm thật sự quan tâm tới việc học cũng như từng biểu hiện khác thường của học trò mình để tìm cách giúp đỡ các em. Em nào có hoàn cảnh khó khăn thì cần được quan tâm hơn, giúp đỡ các em để vượt qua hoàn cảnh cho dù những giúp đỡ có thể chỉ là lời động viên, quyển sách, quyển vở. Những em có biểu hiện về chuyện tình cảm thì cần tác động tế nhị để các em nhận ra và điều chỉnh hành vi của mình, tránh việc can thiệp thô bạo. Khi đó, học trò sẽ đáp lại bằng tình cảm kính trọng, tin tưởng vào người thầy. Từ đó thắp lên cho các em ngọn lửa đam mê, tinh thần vượt lên khó khăn trong học tập để đạt kết quả cao nhất.

Năm là: phải chỉ ra cho học sinh thấy được trong cuộc sống, sự vật,

hiện tượng luôn có những "cái đỉnh" của nó. Ví như trong thể thao gọi là

"đỉnh cao phong độ", ... thì kiến thức cũng có những đỉnh cao, những "cái đích" nhất định. Đạt giải cao ở mỗi kỳ thi là đích với các em ở kỳ thi đó. Để

đến được đích, tới được đỉnh - người thầy phải "thiết kế" được những bậc

thang, hướng dẫn cho học sinh "xây và bước". Có nghĩa là phải dành cho học sinh tư duy kiến thức có trình tự thứ bậc. Học sinh hiểu và làm được sẽ tạo sự tự tin và hứng thú, ham học hỏi, hiểu đúng và sâu. Đừng quá tham kiến thức để học sinh "quá tải", nhất là đừng làm cho học sinh "choáng ngợp", đó cũng là cái bệnh của những người thầy thích tự cao.

Sáu là: sự động viên là yếu tố không thể thiếu trong dạy học. Động

viên ở đây không chỉ bằng phần thưởng. Phần thưởng cũng rất quan trọng nhưng nếu chỉ thưởng xong rồi quên dần thì ý nghĩa bị xem nhẹ và rồi sẽ mai một. Thưởng quá thấp thì có thể mất ý nghĩa, thưởng quá cao thì lấy đâu ra và chưa chắc đã tốt bởi có khi không bảo đảm công bằng thì tạo suy nghĩ và dư luận không tốt, ... hãy ban thưởng cho học sinh những lời khen đúng mức khi các em có sự nỗ lực hoặc làm tốt, hãy nêu những tấm gương nhất là học sinh

tốt ở trường ở lớp. Khen sao cho em được khen cảm thấy "tự hào mà không

kiêu" , bạn thấy đáng phải học tập thì đó là khen tốt và cần làm.

Để cải thiện về chất lượng dạy học và BD HSG trên địa bàn huyện, con đường ngắn nhất là mỗi thầy cô giáo phải nhanh chóng thay đổi về nhận thức, việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng là cấp thiết đòi hỏi mỗi giáo viên, mỗi CBQL, mỗi nhà trường phải thực sự quan tâm. Trước hết, Hiệu trưởng các nhà trường phải là người hiểu rõ hơn ai hết về đội ngũ do mình quản lý để xây dựng một kế hoạch bồi dưỡng cho họ, trên cơ sở những đề xuất của cá nhân cũng như tổ chuyên môn ở cơ sở; đồng thời tạo điều kiện tốt nhất có thể để cho đội ngũ của mình có thể để thường xuyên cập nhật, bổ sung những gì cần thiết cho mình nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất của người giáo viên; Hiệu trưởng cần phối hợp tích cực với cơ quan quản lý cấp trên để tổ chức nghiêm túc việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho mỗi cán bộ, giáo viên; xây dựng mỗi nhà trường thực sự là một “Trung tâm bồi dưỡng giáo viên”. Vẫn biết là mỗi thầy, cô giáo đều có những khó khăn riêng nhưng nếu mỗi chúng ta đều nhận thức đầy đủ vai trò trách nhiệm trước học sinh, trước nhân dân, mỗi người đều có một chút cố gắng, khắc phục khó khăn thì chúng ta sẽ làm được. Chất lượng từng giờ giảng của các thầy cô giáo sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w