1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật số 2, tổng liên đoàn lao động việt nam

125 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 196,04 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---NGUYỄN THANH NHÀN CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT SỐ 2 TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG V

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-NGUYỄN THANH NHÀN

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT SỐ 2

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-NGUYỄN THANH NHÀN

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT SỐ 2,

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mãsố: 60.14.01.14

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN TỨ

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm

ơn các nhà khoa học, các giảng viên, cán bộ của Khoa Giáo dục, Phòng Đào tạo sau đại học (Trường Đại học Vinh) và Phòng Tổ chức - Cán bộ (trường Đại học Sài Gòn) đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập; xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tứ đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Lao động –Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, tập thể các phòng, khoa, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tạo điều kiện, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Xin cảm ơn sự quan tâm, cổ vũ, chia sẻ của gia đình, anh em, bạn bè

đã giúp tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong luận văn này vẫn còn có những thiếu sót Tôi mong muốn nhận được sự góp ý bổ sung của các thầy cô

và bạn bè đồng nghiệp để có thể sửa chữa và hoàn thiện luận văn của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 6 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thanh Nhàn

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

2 Mục đích nghiên cứu

3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

7 Đóng góp của đề tài

8 Cấu trúc luận văn

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.2 Một số khái niệm cơ bản16

1.3 Các yếu tố cơ bản của chất lượng được đào tạo nguồn nhân lực231.4 Nội dung quản lý chất lượng đào tạo của các trường Trung cấp nghề27

Chương 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT SỐ 2, TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

2.1 Khái quát về trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam5

2.2 Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Kinh

tế - Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam43

2.3 Thực trạng công tác quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam47

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam53

Trang 5

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT SỐ 2, TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM59

3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp59

3.2 Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam1

3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp3

3.4 Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

14 CB, GV, NV: Cán bộ, giáo viên, nhân viên

15 LĐLĐ: Liên đoàn Lao động

16 Bộ LĐTB & XH: Bộ Lao động thương binh và xã hội

17 TT - GTVL: Trung tâm - giới thiệu việc làm

18 CĐN, TCN, SCN: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề

19 THCS - THPT: Trung học cơ sở - Trung học phổ thông

20 KT- KT: Kinh tế - kỹ thuật

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Mạng lưới trường CĐN, TCN, TTDN, CĐ, THCN

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và vùng phụ cận 13 Bảng 2.1.Tổng hợp các giá trị tài sản hiện có của nhà trường 39 Bảng 2.2 Chương trình, giáo trình dạy nghề đã ban hành 39 Bảng 3.1 Danh sách các đơn vị gửi phiếu trắc nghiệm 84 Bảng 3.2 Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 85

Trang 8

MỞ ĐẦU

Trang 9

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH)đất nước để phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 Một trongnhững yếu tố cơ bản để phát triển xã hội nhanh và bền vững là phát huy nguồn nhânlực con người, phát triển giáo dục và đào tạo, động lực quan trọng thúc đẩy sựnghiệp CNH - HĐH

Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, các cơ sở đào tạo cần đổimới, phát triển để có đủ năng lực đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trườnglao động trong và ngoài nước về số lượng, chất lượng, nguồn nhân lực có chuyênmôn, kỹ năng nghề nghiệp và tác phong công nghiệp Nghị quyết 29 của Hội nghịTrung ương 8 (khóa XI) đã đề ra nhiệm vụđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã khẳng định, đối vớigiáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tráchnhiệm nghề nghiệp; hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phươngthức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảođảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trongnước và quốc tế; nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tíchhợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lựcnghề nghiệp cho người học; đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệpgiáo dục nghề nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật vàđạo đức nghề nghiệp

Trang 10

Tỉnh Đồng Nai và các vùng phụ cận đang là những vùng kinh tế trọng điểmquan trọng của cả nước, tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước

về nhiều lĩnh vực khác nhau.Để đáp ứng được nguồn nhân lực đó, các cơ sở đào tạonghề, các trường cao đẳng – đại học (CĐ-ĐH) đang không ngừng đổi mới để đápứng được nhu cầu sử dụng nhân lực Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hóa và toàncầu hóa, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến, việcđáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng số lượng, chất lượng, cơ cấu khôngphải là nhiệm vụ dễ dàng của các cơ sở đào tạo Vì vậy, không ngừng đổi mới, pháttriển một cách toàn diện, bền vững là thách thức của các cơ sở đào tạo nguồn nhânlực trong xu thế cạnh tranh chất lượng hiện nay

Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 2 tọa lạc tại Tp Biên Hòa, tỉnhĐồng Nai, là cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động ViệtNam, có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có trình độ trung cấp nghề, liên kếtđào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học nhiều ngành, nghề nhằm phục vụ nhucầu lao động cho thị trường lao động trong khu vực Trong hơn 10 năm xây dựng vàtrưởng thành, trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoàn Laođộng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả, xứng đáng là một địa chỉ tincậy của người học và của thị trường lao động

Tuy nhiên, trong xu thế hiện nay, với những đòi hỏi mới về trình độ, chấtlượng của nguồn nhân lực, trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 2 phải đổimới một cách toàn diện, cơ bản, vững chắc để đáp ứng được các yêu cầu mới về

nguồn nhân lực Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật

số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam” nhằm góp phần giải quyết vấn đề nói

trên

2 Mục đích nghiên cứu

Từ những cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất một số giảipháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹthuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Trang 11

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹthuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghềKinh tế - Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các giải pháp quản lý có tính khoa học và khả thi thì sẽnâng cao chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 2, TổngLiên đoàn Lao động Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội trong giai đoạn hiện nay

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và quản lýnâng cao chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp nghề

- Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghềKinh tế - Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Đề xuất một số giải pháp quản lý có tính cần thiết, khả thi để nâng cao chấtlượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoànLao động Việt Nam

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng và các giải pháp quản lý để nâng cao chất lượngđào tạo trong giai đoạn nhà trường đang chuẩn bị chuyển từ bậc Trung cấp nghề lêntrường Cao đẳng nghề

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Trang 12

Phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan để tổng quan cơ sở

lý luận về quản lý nhà trường, quản lý chất lượng đào tạo

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi, thu thập, phân tích tổng hợpcác số liệu, xin ý kiến chuyên gia, các doanh nghiệp, người học, phụ huynh,

- Phương pháp thống kê, xử lý các số liệu điều tra, tìm kiếm về tính cấp thiết

và tính khả thi của những giải pháp được đề xuất

7 Đóng góp mới của luận văn

- Luận văn góp phần khái quát một số vấn đề về cơ sở lý luận quản lý giáodục, quản lý nhà trường và quản lý chất lượng đào tạo

- Từ kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất một số các phápquản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số

2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn có 3chương

Chương 1 Cơ sở lý luận của công tác quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở

trường Trung cấp nghề

Chương 2 Thực trạng chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Kinh tế

-Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Chương 3 Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường

Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Trang 13

có chất lượng và giá thành tối ưu Trong giáo dục đào tạo nghề giúp cho người họclĩnh hội tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp và được thực hiện với những ứng dụng củathành tựu khoa học công nghệ phù hợp với yêu cầu sản xuất

Vấn đề chất lượng đào tạo từ trước tới nay luôn nhận được sự quan tâmkhông chỉ của các nhà quản lý mà còn của các nhà nghiên cứu trong nước cũng nhưtrên thế giới Việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng đào tạo luôn được xem lànhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý của các cơ sở đào tạo

1.1.1 Khái quát kết quả nghiên cứu công tác quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên thế giới

Nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, việc nâng caochất lượng đào tạo nguồn nhân lực trở thành một vấn đề được nghiên cứu từ lâu

Trang 14

Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế tri thức phát triển, quá trình toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế sâu rộng, vấn đề chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có chấtlượng đào tạo nghề, trở thành mối quan tâm của các nước.

Ở Nhật Bản, chính sách “hiện đại hóa” chế độ giáo dục với trọng tâm là ưu

tiên tổ chức trường chuyên tu, dạy nghề cho thanh thiếu niên và trung cấp chuyênnghiệp một cách hiệu quả Nhà nước đã “quản lý” chặt chẽ, theo sát mọi chính sách

và biện pháp cải cách giáo dục đào tạo nghề được thực hiện bởi các trườngsenmongakko - trường dạy nghề hai năm sau phổ thông, với các ngành nghề vềcông nghiệp, thương nghiệp, giáo dục… sinh viên tốt nghiệp trường này có tỷ lệ xinviệc thành công xấp xỉ 80%, trong khi tỉ lệ xin việc thành công của sinh viên tạitrường đại học chỉ 60 % Vấn đề chất lượng đào tạo luôn là vấn đề được nhà nướcquan tâm, Bộ Giáo dục ban hành các tiêu chuẩn cho trang thiết bị đào tạo kỹ thuật

và đạo tạo dạy nghề kỹ thuật tương ứng chính phủ trợ cấp cho các trường phổthông trung học gần một phần ban ngân sách dành cho đào tạo dạy nghề kỹ thuật vàcác trang thiết bị Giáo viên dạy nghề tại các trường phổ thông trung học quốc giađược lĩnh thêm trợ cấp hàng tháng bằng 10% lương theo Luật trợ cấp đào tạo nghềnăm 1957, cao hơn mức lương của công chức cùng ngạch ở ngành nghề khác

Ở Pháp thì sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở (Brevet) nhà trường cho các

em tự chọn học lên cấp 3 hay học trường hướng nghiệp cụ thể (như Chuyên tu hayCao đẳng chuyên nghiệp của Nhật Bản) việc học nghề của các em lứa tuổi (15 tuổi)này hoàn toàn miễn phí để khuyến khích Các trường đào tạo ngành nghề với thờigian đào tạo từ 2 đến 5 năm sau THPT rất đa dạng, thu hút hàng năm khoảng 1 triệusinh viên Các trường đào tạo kỹ sư, trường đào tạo cán bộ thương mai, kỹ thuậtviên trong đủ mọi ngành nghề, tới các trường báo chí, sư phạm…hoặc có thi hoặcxét tuyển đầu vào, và các cấp các loại bằng nghề chứ không cấp các bằng cử nhân,thạc sĩ…sinh viên tốt nghiệp một trường nghề vẫn có thể xin học tiếp ở một trườngĐại học tổng hợp nếu muốn Do được tuyển chọn kỹ ở đầu vào nên chất lượng củahọc sinh tốt nghiệp rất cao, luôn được xã hội tôn trọng, ra trường là xin ngay đượcviệc làm

Trang 15

Ở Châu Âu, Đức là nước có mạng lưới giáo dục nghề tốt nhất, dày đặc nhất.

người Đức rất xem trọng nghề thủ công, và sống rất hãnh diện với nó, họ sống rấtxứng đáng và họ có những đóng góp rất lớn cho lợi ích của xã hội trong hệ thốngdạy nghề ở Đức, các doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng năm 2007, theothống kê của Bộ giáo dục Đức, 93,3% các công ty sở hữu trường dạy nghề riêng vàphát triển chiến lược nhân sự trong tương lai thông qua các mô hình dạy nghề Việckiểm tra về khả năng tổ chức, đào tạo nghề tại doanh nghiệp được tiến hành bởi cácPhòng công nghiệp và thương mại Ngoài ra, do sự liên kết chặt chẽ với các tậpđoàn đầu tư, khả năng các học viên ra trường nhận được việc làm ngay là rất cao

Những kết quả nghiên cứu về nâng cao chất lượng đào tạo của các quốc giađang là bài học kinh nghiệm quý báu để Việt Nam đi tắt đón đầu, phát triển nhanhchóng và bền vững, hội nhập chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của khu vực và thếgiới

1.1.2 Khái quát kết quả nghiên cứu công tác quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam

Ngay từ đầu thập kỷ sáu mươi, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III (1960)xác định; ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, coi công nghiệp là cơ sở của nền kinh

tế quốc dân, mở đầu cho thời kỳ xây dựng kinh tế Nhu cầu lao động kỹ thuật chocác khu công nghiệp đã đưa sự nghiệp đào tạo công nhân trở nên cấp bách Côngtác đào tạo nghề được chú trọng phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng đàotạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp đào tạo nghề trongnước trở thành “một khâu của quá trình chuẩn bị sản xuất” của các cơ sở côngnghiệp chính sách cơ bản về đào tạo nghề trong giai đoạn này là gắn trực tiếp côngtác đào tạo với hoạt động sản xuất cụ thể của từng cơ sở công nghiệp chuẩn bị tiền

đề cho những bước phát triển tiếp theo của công tác dạy nghề trong cả nước

Trong những thập niên 1960 - 1970, cùng với quá trình phát triển của cácngành công nghiệp, quy mô đào tạo nghề ngày càng mở rộng với nhiều loại ngànhnghề khác nhau Công tác đào tạo nghề đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước vềcác mặt, do đó Bộ lao động đã thành lập Vụ đào tạo công nhân có trách nhiệm quản

Trang 16

lý, tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác đào tạo nghề Đây là mốc đánh dấu sự pháttriển của công tác đào tạo nghề trong toàn quốc để quản lý, tổ chức và chỉ đạo côngtác đào tạo nghề, Chính phủ đã ban hành nhiều thông tư như Thông tư 60/TTg ngày1/6/1962 quy định chế độ học nghề, thông tư 02/TTg ngày 3/11/1964 về chế độ chongười dạy học ở trường nghề cũng như ở xí nghiệp cơ quan quản lý nhà nước vềcông tác dạy nghề được nâng lên thành cấp Tổng cục, với việc thành lập Tổng cụcđào tạo công nhân kỹ thuật thuộc Bộ lao động ngày 09/10/1969.

Vấn đề chất lượng đào tạo nghề luôn được thể hiện trong chính sách của nhànước cùng với việc mở rộng quy mô Nghị định 42/CP ngày 10/3/1970 của Chínhphủ có nêu rõ chủ trương, chính sách và các biện pháp lớn nhằm mở rộng quy mô

và nâng cao chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu nhân lực củacác ngành kinh tế - xã hội Nghị định 42/CP đã đề ra chủ trương xây dựng hệ thốngcác trường đào tạo giáo viên viên dạy nghề đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên đượcđào tạo chính quy, chuyên ngành cho các cơ sở đào tạo Sau Nghị định 42/CP hệthống đào tạo công nhân kỹ thuật được củng cố về mọi mặt, nhất là vấn đề chấtlượng đào tạo công tác đào tạo nghề ở các Bộ, ngành chịu sự quản lý nhà nước của

Bộ Lao động (Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật) và sự quản lý điều hành trựctiếp của các cơ quan quản lý đào tạo ở các Bộ, ngành (Vụ đào tạo hoặc Viện đào tạothuộc Bộ) đây là thời kỳ thực hiện chủ trương phát triển công tác đào tạo nghề theocác ngành kinh tế - kỹ thuật, hình thành hệ thống đào tạo nghề chuyên ngành như

cơ khí, xây dựng, điện , nông nghiệp, hóa chất…bên cạnh hệ thống các trường đàotạo chính quy, công tác đào tạo nghề được tiếp tục duy trì và phát triển trong cácloại hình trường dạy nghề cạnh xí nghiệp và các lớp đào tạo tại sản xuất

Việc thành lập Tổng cục dạy nghề năm 1978 đánh dấu mốc quan trọng củacông tác đào tạo nghề nói chung và chính sách phát triển công tác đào tạo nghề nóiriêng Ngành dạy nghề trở thành một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dânthống nhất (ngành giáo dục chuyên nghiệp) công tác đào tạo được chú trọng cả vềnăng lực chuyên môn kỹ thuật và ý thức đạo đức xã hội, nghề nghiệp để hình thànhđội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân ngày

Trang 17

càng lớn mạnh Một điều đáng chú ý trong công tác đào tạo nghề giai đoạn này làchủ trương nâng cao khả năng, tiềm lực đào tạo của các cơ sở đào tạo trong nước,

do đó bên cạnh việc tranh thủ gửi học sinh đi học nghề ở các nước Liên Xô và Đông

Âu, chúng ta cũng tiếp nhận viện trợ đồng bộ để xây dựng nhiều trường dạy nghềtrong nước có trình độ hiện đại như các Trường Việt - Xô, Việt - Đức, Việt -Hung…đồng thời thực hiện thí điểm việc hình thành và phát triển các trung tâm dạynghề ở các quận huyện trong cả nước đây là một chủ trương đúng đắn góp phầnnâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng nhu cầu học nghề ngày càng cao củathanh niên và các tầng lớp nhân dân lao động Chính sách đào tạo nghề có nhữngbước thay đổi cơ bản từ năm 1986 khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện,chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường nhiều thànhphần có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN Những quan điểm tưtưởng nội dung cơ bản của công tác GD-ĐT chính sách được thể hiện tập trungtrong các Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII Giáodục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm thực hiện các nhiệm vụ nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục đàotạo, ngành dạy nghề ngay từ năm 1987 đã tiến hành thực hiện 3 chương trình hànhđộng Nghị quyết Trung ương 4 (1993) về tiếp tục đổi mới GD-ĐT đã đề ra một loạtcác quan điểm chỉ đạo có thể được hiểu là những chính sách định hướng lớn như:

Giáo dục - đào tạo là động lực và là điều kiện cơ bản để thực hiện các mụctiêu kinh tế xã hội và khoa học công nghệ Đầu tư cho giáo dục là một loại hình đầu

tư phát triển giáo dục hướng tới đáp ứng những nhu cầu phát triển quốc gia và tiếpcận với xu hướng tiến bộ của nhân loại, thực hiện giáo dục suốt đời

Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo ở nước ta đến năm 2020 xác địnhmục tiêu chiến lược về đào tạo nghề: “Tạo nguồn nhân lực phong phú về số lượng,

có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ công nghệ, kỹ năng cao, đáp ứng yêu cầucông nghiêp hóa, hiện đại hóa của cả nước và từng địa phương, ngành, của giao lưukinh tế với thế giới, tạo cho người tốt nghiệp các cấp, bậc học có cơ hội thuận lợi vềviệc làm, lập nghiệp”

Trang 18

Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết20-NQ/TW ngày 28/1/2008 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Namtrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Đào tạo, bồidưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hóa giai cấpcông nhân là một nhiệm vụ chiến lược Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ côngnhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực

và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phậnnòng cốt của giai cấp công nhân”

Kết luận số 242 – TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị vềviệc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) phương hướng phát triển giáodục và đào tạo đến năm 2020: “Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và đàotạo nước ta phải đổi mới căn bản, toàn diện và mạnh mẽ” “Đẩy mạnh công tác đàotạo nghề, kể cả những nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao Mở rộng mạng lưới cơ sởdạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện” “Chú trọng xây dựng một sốtrường dạy nghề đạt chuẩn khu vực và quốc tế Tăng nhanh quy mô công nhân vàcán bộ kỹ thuật lành nghề ở những lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiêntiến thế giới”

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra chủtrương phải đổi mới phát triển dạy nghề đến năm 2020 là:“Phát triển hệ thống dạynghề có đủ năng lực đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh,dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động

về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ đào tạo, ngành nghề đào tạo; tạo sự đột phá

về chất lượng dạy nghề, một số nghề đạo tạo đạt chuẩn quốc gia, một số nghề đàotạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực vàthế giới”…”[10]

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban chấphành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

Trang 19

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng đã khẳng định đổi mới căn bản,toàn diện GD-ĐT nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng Đối với giáo dụcnghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghềnghiệp Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình

độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứngnhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹnăng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp chongười học Đổi mới phương thức đánh giá, công nhận tốt nghiệp giáo dục nghềnghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật, đạo đức nghềnghiệp Có cơ chế để tổ chức và cá nhân sử dụng lao động tham gia đánh giá chấtlượng giáo dục nghề nghiệp của cơ sở đào tạo …”[11]

Năm 2013, cả nước có 1.339 cơ sở dạy nghề, trong đó có 162 trường caođẳng nghề; 302 trường trung cấp nghề; 875 trung tâm dạy nghề, hệ thống cơ sở dạynghề đã phát triển mạnh mẽ, xóa bỏ tình trạng trắng trường dạy nghề ở các tỉnh,từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối giữa nhu cầu và năng lực đào tạo, phân

bổ các trường nghề giữa các vùng, miền, các ngành tương đối hợp lý Cơ cấu ngànhnghề đào tạo từng bước điều chỉnh theo yêu cầu, cơ cấu của sản xuất kinh doanhdịch vụ, yêu cầu đa dạng của xã hội nội dung chương trình đào tạo nghề từng bướcđược nâng cao về chất lượng phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất ở các khucông nghiệp, khu chế xuất và các vùng kinh tế trọng điểm Tỷ lệ học sinh tốt nghiệpđạt 95%, trong đó loại khá giỏi đạt 29%, khoảng 70%, học sinh tốt nghiệp ra trường

có việc làm ngay Có những trường, cơ sở dạy nghề, nghề đào tạo phù hợp yêu cầusản xuất, chất lượng tay nghề cao, học sinh khi tốt nghiệp ra trường được các doanhnghiệp đón nhận vào làm việc với mức thu nhập khá

Đội ngũ giáo viên dạy nghề có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng

Cả nước có 30.408 giáo viên dạy nghề và tham gia dạy nghề, trong đó giáo viênthuộc các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề, trường nghề là 12.802 người trong độingũ giáo viên dạy nghề và tham gia dạy nghề có 3.743 trình độ thạc sỹ, tiến sỹ

Trang 20

Bên cạnh những thành tích đạt được, đào tạo nghề vẫn còn tồn tại một số hạnchế cả về quy mô và chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động vàyêu cầu đa dạng của xã hội Nội dung chương trình nặng nề, dàn trải, đầu vào xơcứng khiến cho hàng vạn thanh niên, người lao động có nhu cầu học một nghề đểlập thân, lập nghiệp không có cơ hội do còn nhiều rào cản Kỹ năng nghề của họcsinh còn thấp, chưa gắn với thực tế sản xuất Phương pháp đào tạo không thốngnhất, chậm đổi mới trang thiết bị phục vụ giảng dạy cũ kỹ, lạc hậu do đầu tư ít,trang thiết bị thanh lý không hoạt động được thì chuyển giao cho dạy nghề Thờigian thực hành, thực tập ít, học chay lý thuyết là chủ yếu do kinh phí thực hành thựctập hạn hẹp Nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của dạy nghề còn hạn chế Chínhsách đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề còn bất cập, chưa thu hút được giáo viên kỹthuật giỏi nghề, chưa tôn vinh kịp thời giáo viên và nghệ nhân có công lao đóng gópcho sự nghiệp dạy nghề Có thể nói, hệ thống dạy nghề ở nước ta đã trở thành mộtnhân tố quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực.

1.1.3.Về kết quả nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề khu vực tỉnh Đồng Nai và vùng phụ cận

Trong những năm qua hệ thống giáo dục tỉnh Đồng Nai không ngừng pháttriển từ cơ sở vật chất, loại hình đào tạo, số lượng giáo viên, học sinh và là mộttrong những trung tâm giáo dục đào tạo lớn nhất nước Bên cạnh đó, hệ thống cơ sởdạy nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hết sức phong phú và đa dạng Số lượng các cơ

sở tăng nhanh qua các năm qua, sự tăng nhanh của các cơ sở dạy nghề cho thấycông tác đào tạo nghề của tỉnh Đồng Nai đã bắt nhịp theo hướng cung sang hướngcầu của thị trường lao động; phát triển dạy nghề gắn chặt với yêu cầu chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và định hướng phát triển của tỉnh Cùng với sự tăngtrưởng kinh tế chung của cả nước, sự nghiệp dạy nghề tỉnh Đồng Nai đã có nhữngbước phát triển đáng kể về số lượng cơ sở dạy nghề và quy mô đào tạo nghề

Bảng : 1.1 Mạng lưới trường CĐN; TCN; TTDN; CĐ, THCN trên địa bàntỉnh Đồng Nai và các vùng phụ cận

Trang 21

TP Trường

Tổng số

CĐ/THCN

có dạy nghề

Trường CĐ nghề, TC nghề

Trung tâm dạy nghề

Các cơ sở dạy nghề khác

Về mục tiêu tổng quát, quy hoạch phát triển nhân lực là cơ sở để các ngành,

các địa phương trong tỉnh triển khai thành kế hoạch phát triển nhân lực hàng nămphục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Phát triển nhân lực có trình độchuyên môn cao, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu về phẩmchất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp và thể chất; đảm bảo sự hợp lý về cơ cấutrình độ, cơ cấu ngành nghề phục vụ các ngành kinh tế phát triển, góp phần thựchiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-

2020.Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2015 dự kiến qui mô dân số tỉnh Đồng Nai

khoảng 2,8 đến 2,9 triệu người; số người trong độ tuổi lao động là 1.960.000 người;

số lao động đang làm việc khoảng 1.581.600 người Đến 2020 dân số khoảng 3,1đến 3,2 triệu người; số người trong độ tuổi lao động là 2.150.000 người; số lao độngđang làm việc khoảng 1.973.400 người; số lao động được giải quyết việc làm mỗinăm từ 80.000 đến 85.000 lao động Căn cứ mục tiêu đến 2020 tỉnh Đồng Nai trởthành tỉnh công nghiệp với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 14,5%

Trang 22

(xấp xỉ mức hàng năm của giai đoạn 2014-2015 ) thì đến 2020 cần có 872.500 laođộng qua đào tạo nghề (chiếm 50% lao động làm việc trong các thành phần kinh tế).

Trang 23

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai có 31 khu công nghiệp đã dần được lấp đầy trong

đó có 29 khu công nghiệp đang hoạt động, thu hút đầu tư của 38 quốc gia, vùnglãnh thổ, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động, thường xuyêncần hàng ngàn lao động kỹ thuật và tay nghề cao làm việc Tổng số nhân lực quađào tạo năm 2015 chiếm khoảng 65% và năm 2020 chiếm 77% trong tổng số ngườilàm việc trong nền kinh tế.Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực đào tạoqua hệ thống dạy nghề năm 2015 khoảng 74,6% Năm 2020 khoảng 70,1%; số nhânlực qua hệ thống giáo dục đào tạo năm 2015 khoảng 25,4%, năm 2020 khoảng29,9%

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Giai đoạn 2014-2015 nhu cầu tuyển dụng5% lao động có trình độ đại học trở lên, 10% lao động có trình độ trung cấp và caođẳng, 45% lao động đã qua đào tạo nghề, 40% lao động chưa qua đào tạo Giai đoạn2016-2020 nhu cầu tuyển dụng 8% lao động có trình độ đại học trở lên, 12% laođộng có trình độ trung cấp và cao đẳng, 50% lao động đã qua đào tạo nghề, 30% laođộng chưa qua đào tạo

Thời gian tới yêu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất ngàycàng tăng về số lượng và chất lượng cao, điều đó vừa tạo ra cơ hội cho công tác đàotạo nguồn nhân lực phát triển nhưng cũng là thách thức lớn đòi hỏi phải vượt qua và

là nỗi trăn trở của các nhà sử dụng lao động và các cấp chính quyền Do đó, để đápứng được nhu cầu nguồn lao động có trình độ tay nghề cao cho các khu kinh tế, khucông nghiệp và các doanh nghiệp thì Đồng Nai cần có thêm nhiều cơ sở đào tạo

nghề trình độ cao để hoàn thành mục tiêu là: “sớm đưa Đồng Nai trở thành một tỉnh

có công nghiệp và dịch vụ phát triển, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướngCông nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ, tạo nền tảng đến năm 2015 Đồng Nai trở thànhtỉnh công nghiệp”[27]

Trang 24

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở khu vực Đồng Nai và vùng phụ cậncũng là quan tâm của các cấp chính quyền, của ngành giáo dục – đào tạo và củatoàn xã hội Những đề xuất, kiến nghị, giải pháp đã có tác dụng phát triển nguồnnhân lực đáp ứng số lượng, chất lượng và cơ cấu cùng các yếu tố khác Tuy nhiên,trước sự phát triển nhanh và đa dạng của kinh tế - xã hội khu vực Đồng Nai và vùngphụ cận, việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phải được cụ thể hóa đểphù hợp với các thành phần kinh tế, nhu cầu nhân lực luôn biến động và sự pháttriển đa dạng của các vùng kinh tế, khu công nghiệp.

1.1.4 Về kết quả nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo của trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Việc nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo của trường Trung cấp nghềKinh tế - Kỹ thuật số 2 trước đây hầu như chỉ giới hạn ở việc phát triển ngành nghề,tăng quy mô tuyển sinh và cải thiện kết quả đào tạo Hiện tại, trường Trung cấpnghề Kinh tế - Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đào tạo nguồnnhân lực kỹ thuật đa ngành như: Điện công nghiệp, Cơ điện tử, Cơ khí CNC, nguộisửa chữa, nghiệp vụ nhà hàng, lập trình máy tính, Công nghệ thông tin, Kế toándoanh nghiệp… với 2 cấp trình độ Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề phục vụ nhu cầulao động trong nước Ngoài ra, trường còn mở rộng các hình thức liên kết đào tạovới các trường đại học, cao đẳng khác Trường thường xuyên mở các lớp đào tạonghề ngắn hạn, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động

Một số báo cáo tổng kết, đánh giá năm học, sáng kiến kinh nghiệm của giáoviên nhà trường đã nghiên cứu, tìm hiểu, cụ thể hóaphương châm đào tạo của nhà

trường là: “Học đi đôi với hành”, “Thực tập kết hợp với lao động sản xuất”; đã đề

xuất một số biện pháp như: lấy học sinh làm trung tâm, lấy thực hành, thực tập kỹnăng nghề làm chính, tạo cho người học có khả năng làm việc độc lập; coi trọnggiáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tácphong công nghiệp của người học, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốtnghiệp có khả năng làm việc, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn

Trang 25

Trường đã có một số đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp tỉnh đã triển khai ứngdụng đạt hiệu quả cao trong giảng dạy kỹ thuật và đạt giải cao của tỉnh và của toàn

quốc như “Thiết bị phân loại và di chuyển sản phẩm”, “Thiết bị Mâm Chia Độ”,

“Máy bơm nước bằng bình ắc quy điện”, “Máy ép thủy lực sử dụng mùn cưa làm chất đốt”…Một số biện pháp được nghiên cứu, đề xuất về phối hợp với các doanh

nghiệp để cho học sinh đến thực tập làm quen với công việc sản xuất và những thiết

bị, công nghệ mới Tăng cường công tác quản lý đào tạo, quản lý chất lượng dạynghề Hàng năm nhà trường tổ chức hội giảng giáo viên qua đó nhằm nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên, phát động giáo viên làm sáng kiến kinh nghiệm, cải tiếnphương pháp dạy học và áp dụng công nghệ mới vào giảng dạy, từ đó áp dụng vàothực tế của nhà trường để nâng cao chất lượng đào tạo.Tuy nhiên, trong bối cảnhđổi mới căn bản toàn diện giáo dục – đào tạo hiện nay, việc nghiên cứu các giảipháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹthuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn đang còn chưa được giải quyếtmột cách hệ thống, đầy đủ

Như vậy, việc nghiên cứu về nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung vàquản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹthuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã được quan tâm từ nhiều phươngdiện, mức độ khác nhau các kết quả đó đã góp phần làm cho các cơ sở đào tạonghề, cho trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam đã góp phần quan trọng vào việc cung cấp nguồn nhân lực cho nền kinh

tế - xã hội Tuy nhiên, các nghiên cứu nói chung và các nghiên cứu ở trường Trungcấp nghề - Kinh tế - Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã chưa đivào những giải pháp có tinh cần thiết, khả thi từ góc độ quản lý giáo dục Đặc biệt,chưa nêu lên được mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đàotạo nghề ở trường Trung cấp Nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 2, Tổng Liên đoàn Laođộng Việt Nam trong bối cảnh đổi mới cơ bản, toàn diện GD-ĐT, trong giai đoạnnhà trường đang chuẩn bị nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề

Trang 26

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

Khái niệm quản lý

Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chấtkhác nhau (kỹ thuật, sinh vật, xã hội ) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duytrì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động Quản lý làtác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạtđộng của họ trong quá trình lao động Quản lý là sự tác động có định hướng, có kếhoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó

Khái niệm quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là tác động của hệ thống có tính kế hoạch, có ý thức vàhướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệthống nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sởnhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật củaquá trình giáo dục, sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em

Khái niệmquản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là quản lý vi mô, nó là một hệ thống con của quản lý vĩmô: Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý(có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức – sư phạm của chủthể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong

và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọihoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạt đượcnhững mục tiêu dự kiến

1.2.2 Khái niệm đào tạo và quản lý đào tạo

1.2.2.1 Khái niệm đào tạo

Khái niệm về đào tạo có nhiều cách hiểu khác nhau, sau đây là một số kháiniệm được nhiều người đồng thuận:

Theo từ điển Tiếng Việt: Đào tạo là: dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người cóhiểu biết, có nghề nghiệp”

Trang 27

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường (2006) “Đào tạo là quá trình hoạt động cómục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹxảo, thái độ…để hoàn thành nhân cách cho mỗi cá nhân và tạo điều kiện cho họ cóthể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả”.[15;Tr45]

Như vậy, đào tạo là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằmhình thành hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ một cách có hệ thốngnhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận đượcmột công việc nhất định Đào tạo là một loại công việc xã hội, một hoạt động đặctrưng của giáo dục (nghĩa rộng) nhằm chuyển giao kinh nghiệm hoạt động từ thế hệnày sang thế hệ khác Quá trình đào tạo có thể diễn ra trong nhà trường hoặc ngoài

cơ sở sản xuất kinh doanh theo một ngành cụ thể, nhằm giúp cho người học đạtđược một trình độ nhất định trong lao động nghề nghiệp

1.2.2.2 Đào tạo nghề

Hiện nay có nhiều khái niệm về đào tạo nghề (dạy nghề) Các nhà nghiêncứu trong và ngoài nước đã đưa ra một số khái niệm như sau:

Tác giả William Mc Gehee cho rằng : dạy nghề là các quy trình mà các công

ty sử dụng để tạo thuận lợi cho việc học tập, các kết quả các hành vi đóng góp vàomục đích và các mục tiêu của công ty

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: Dạy nghề là cung cấp chongười học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả nhiệm vụ có liên quan tớicông việc nghề nghiệp được giao

Điều 5, khoản 1, Luật Dạy nghề được Quốc hội khóa XI ban hành ngày 29/6/2006 đã nêu: “ Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học “ [Luật số 76/2006/QH11]

Qua đó, ta có thể thấy dạy nghề là nhiệm vụ quan trọng trong việc giải quyếtviệc làm cho người lao động, là yếu tố cơ bản tạo việc làm, tăng thu nhập, giảmnghèo và đảm bảo an sinh xã hội Dạy nghề giúp cho người lao động có kiến thức

Trang 28

chuyên môn, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để từ đó họ có thể vào làm việc trongcác doanh nghiệp, CSSX, hoặc có thể tự tạo công việc sản xuất cho bản thân.

Nguyên lý và phương châm của dạy nghề là “Học đi đôi với hành”, lấy thựchành, thực tập kỹ năng nghề là chính; coi trọng giáo dục đạo đức, lương tâm nghềnghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của người học, đảmbảo tính giáo dục toàn diện

Dạy nghề hiện nay có ba cấp trình độ đào tạo là Sơ cấp nghề, Trung cấpnghề và Cao đẳng nghề Hình thức dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy, dạy nghềthường xuyên

1.2.2.3 Khái niệm quản lý đào tạo

Quản lý đào tạo là một quá trình có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức vàquản lý để đảm bảo cho quá trình đào tạo vận hành đúng mục tiêu đào tạo đã định.Quản lý hoạt động đào tạo nghĩa là thông qua các chức năng quản lý mà tác độngvào các thành tố của quá trình đào tạo

Như vậy, quản lý đào tạo là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luậtcủa chủ thể quản lý ở các cấp quản lý khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thốngnhằm đảm bảo sự vận hành ổn định của các trường học và cơ sở đào tạo trong hệthống giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục

1.2.3 Trường Trung cấp nghề và nhiệm vụ đào tạo của trường Trung cấp nghề

1.2.3.1 Địa vị pháp lý của trường Trung cấp nghề

- Trường Trung cấp nghề là cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốcdân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật

- Trường Trung cấp nghề là đơn vị sự nghiệp, có quyền tự chủ và tự chịutrách nhiệm theo quy định của pháp luật

1.2.3.2 Nhiệm vụ đào tạo của trường Trung cấp nghề

- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình

độ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hànhnghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ

Trang 29

chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm,

tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trườnglao động

- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệudạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề

- Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấpbằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội

- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về

số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô, trình độ đào tạo theo quy định của phápluật

- Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao côngnghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy địnhcủa pháp luật

- Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề

- Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp

- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghềtrong hoạt động dạy nghề

- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia cáchoạt động xã hội

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề,nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính

- Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liênquan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của ViệtNam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làmviệc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy địnhcủa pháp luật

Trang 30

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

(Nguồn: Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTB&XH, ngày 05 tháng 5 năm

2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành điều lệ mẫu trường Trung cấp nghề )

1.2.4 Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo

- Giải pháp

Theo từ điển tiếng Việt: Giải pháp là “phương pháp giải quyết một vấn đề”.Như vậy nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thayđổi chuyển biến một quá trình, một trạng thái hoặc hệ thống, nhằm đạt được mụcđích Giải pháp thích hợp sẽ giúp cho vấn đề được giải quyết nhanh hơn, mang lạihiệu quả cao hơn

- Chất lượng

Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau Córất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng Hiện nay có một số định nghĩa vềchất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau: “ Chất lượng là sựphù hợp với nhu cầu” (theo Juran - một Giáo sư người Mỹ ); “ Chất lượng là sự phùhợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định” Theo Giáo sư Crosby; " Chất lượng là

sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất” Theo Giáo sư người Nhật Ishikawa

-Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quanđiểm về chất lượng khác nhau Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng đượcthừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế.Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là: “Mức độđáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có” Chất lượng là khái niệmđặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng Vì vậy, sản phẩm haydịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chấtlượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa Đánh giáchất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng Cùng một mục

Trang 31

đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì cóchất lượng cao hơn Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ thườnglà: tốt, đẹp, bền, sử dụng lâu dài, thuận lợi, giá cả phù hợp.

- Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo

Trong hoạt động quản lý dù bất kỳ một lĩnh vực nào cũng cần phải có mộtcách làm phù hợp với nội dung của chương trình đã đề ra Cách thức tác động sẽảnh hưởng đến chất lượng, nội dung của công việc cũng như hiệu quả của công việctiến hành Do đó, để thực hiện tốt công việc thì cần phải có những giải pháp thíchhợp

Về phương diện quản lý thì giải pháp được các chủ thể đề ra có tính bắtbuộc đối với đối tượng quản lý, đồng thời giải pháp đề ra luôn được chủ động thihành Trong lĩnh vực GD&ĐT, giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo làcách thức tác động một cách có hệ thống, định hướng và có chủ đích đến sự pháttriển “tâm lực, trí lực và thể lực” của người học, nhằm làm cho họ có được nhữngphẩm chất và năng lực theo mục tiêu đề ra

Vậy giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo được xem là những cáchthức tổ chức, điều khiển toàn bộ quá trình hoạt động hướng vào việc tạo ra nhữngbiến đổi về chất của người học trong quá trình đào tạo ở phẩm chất, giá trị nhâncách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề (kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp)của người học sau khi tốt nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong công tác đàotạo

- Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo

Trong quản lý, để nâng cao chất lượng đào tạo cần phải chú ý việc cung cấpkiến thức chuyên môn như năng lực, kỹ năng nghề nghiệp và rèn luyện phẩm chấtđạo đức cho người học để đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra

Về phương diện quản lý thì giải pháp được các chủ thể đề ra có tính bắt buộcđối với đối tượng quản lý, đồng thời giải pháp đó luôn được chủ động thi hành Từ

đó đề xuất các giải pháp quản lý thực chất là đưa ra các cách thức tổ chức, điềukhiển có hiệu quả hoạt động của một nhóm (hệ thống, quá trình) nào đó Tuy nhiên,

Trang 32

các tổ chức, điều khiển này phải dựa trên bản chất, chức năng và yêu cầu hoạt độngquản lý, Trong lĩnh vực đào tạo, giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo làcách thức tác động một cách có hệ thống, định hướng và có chủ đích đến sự pháttriển toàn diện của người học nhằm làm cho họ có được những phẩm chất và nănglực theo mục tiêu đề ra.

Sản phẩm đào tạo được xem là chất lượng cao khi nó đáp ứng tốt mục tiêuđào tạo mà xã hội đặt ra với mỗi ngành học Yêu cầu của đất nước trong giai đoạnphát triển ngày càng cao, do đó chất lượng đào tạo ở giai đoạn trước không còn phùhợp với giai đoạn sau Vì vậy, chất lượng đào tạo phải không ngừng được nâng caonhằm thu được hiệu quả cao nhất

Nâng cao chất lượng đào tạo là cải tiến liên tục ở mọi khâu, mọi công đoạn,mọi thời gian đào tạo có liên quan tới người dạy, người học, người quản lý, ngườiphục vụ Có thể nói cách khác, nâng cao chất lượng đào tạo chính là cải tiến hệthống tổ hợp các biện pháp để tăng hiệu quả, hiệu suất của mọi khâu trong quá trìnhđào tạo nhằm đạt kết quả đào tạo cao nhất, có lợi cho người học và cho xã hội

Vậy, quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo là sự tác động và điều chỉnhbằng một hệ thống các biện pháp, phương pháp và các công cụ của chủ thể quản lýtới các đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hộicủa hệ thống để tạo ra những biến đổi về chất của người học về phẩm chất, nhâncách và giá trị sức lao động, hay năng lực làm việc của người tốt nghiệp, đạt đượcmục tiêu đặt ra trong công tác đào tạo

Nói cách khác: Quản lý nâng cao chất lượng đào tạo là sự tác động và điềuchỉnh bằng một hệ thống các biện pháp, phương pháp và công cụ của chủ thể quản

lý đến tất cả các khâu của hệ thống, nhằm nâng cao năng lực của người được đàotạo,sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Những năng lực đó gồm: khối lượng,nội dung, trình độ kiến thức được đào tạo và kỹ năng thực hành, năng lực nhậnthức, năng lực tư duy cùng những phẩm chất nhân văn được đào tạo

1.3 Các yếu tố cơ bản của chất lượng đào tạo trường Trung cấp nghề

Trang 33

1.3.1 Số lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của các ngành kinh tế

- xã hội của đất nước

Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đểphấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 Một trong những yếu

tố cơ bản để phát triển xã hội nhanh và bền vững là phát huy nguồn nhân lực conngười, phát triển giáo dục và đào tạo, động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH

- HĐH

Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, các cơ sở đào tạo cần đổimới, phát triển để có đủ năng lực đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trườnglao động trong và ngoài nước về số lượng, chất lượng, nguồn nhân lực có chuyênmôn, kỹ năng nghề nghiệp và tác phong công nghiệp Định hướng đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo, đã khẳng định, đối với giáo dục nghề nghiệp, tậptrung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp; hìnhthành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹnăng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhânlực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế; nội dung giáodục nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phonglàm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học; đổi mớiphương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở kiếnthức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp

1.3.2 Chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được trình độ phát triển kinh tế

-xã hội và sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật

Chất lượng nguồn nhân lực chỉ những người lao động đã được đào tạo, cótrình độ học vấn, trình độ tay nghề cao tương ứng với các ngành nghề cụ thể theomột tiêu chí phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định và trên thực tế có

kỹ năng lao động giỏi Đó là những lao động có khả năng thích ứng nhanh vớinhững thay đổi của môi trường công việc, có sức khỏe, có tính kỷ luật, đạo đức vàtác phong nghề nghiệp; có ý thức đóng góp tài năng, công sức của mình cho sự pháttriển của tập thể, cộng đồng và xã hội Nhân lực có chất lượng được thể hiện trong

Trang 34

thực tiễn, không phải ở dạng tiềm năng, không đồng nghĩa với bằng cấp, học vị caonhưng không phù hợp với yêu cầu sử dụng Đây là yếu tố quan trọng, năng độngnhất của tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội Nguồn nhân lực cóchất lượng được xác định cho một quốc gia, vùng lãnh thổ và có thể tác động, chiphối phát huy hiệu quả các nguồn lực khác (tài nguyên, công nghệ, thể chế ), biếnđổi thế giới tự nhiên và các quan hệ xã hội.

Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trên các yếu tố: sức khỏe; trình độ vănhóa; trình độ chuyên môn kỹ thuật; năng lực thực tế về tri thức, kỹ năng nghềnghiệp, trình độ noại ngữ và công nghệ thông tin; tính năng động xã hội ( khả năngsáng tạo, thích ứng linh hoạt với công việc và xã hội, có ý thức học thường xuyên,học suốt đời ); phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, biết chia sẻ, hợp tác và đức hysinh; tác phong, thái độ đối với công việc và môi trường làm việc Phát triển nguồnnhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lựcnhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội của vùng miền, thời kỳ, của đất nước

1.3.3 Cơ cấu nguồn nhân lực đáp ứng được sự thay đổi, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề ở các vùng miền, các thời kỳ khác nhau; đáp ứng sự đa dạng của các thành phần kinh tế, trình độ sản xuất trong và ngoài nước

Xu thế toàn cầu hoá hiện nay đã mang lại nhiều cơ hội cho tăng trưởng kinh

tế và phát triển xã hội, là một trong những nhân tố phát triển nguồn nhân lực, làmtăng năng suất lao động và cải thiện thu nhập của người lao động Để đáp ứng đượcnguồn nhân lực đó, cần xây dựng chiến lược phát triển bền vững, cơ cấu nguồnnhân lực hợp lý đáp ứng được sự thay đổi, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề ở các vùngmiền Các cơ sở đào tạo nghề đang không ngừng đổi mới để đáp ứng được nhu cầu

sử dụng nhân lực Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hóa và toàn cầu hòa, sự pháttriển của khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến, việc đáp ứng được nhucầu nguồn nhân lực đáp ứng số lượng, chất lượng, cơ cấu không phải là nhiệm vụ

dễ dàng của các cơ sở đào tạo Vì vậy, không ngừng đổi mới, phát triển một cách

Trang 35

toàn diện, bền vững là thách thức của các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong xu thếcạnh tranh chất lượng hiện nay.

Chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng sự đa dạng của các thành phần kinh tế,trình độ sản xuất trong và ngoài nước.Chúng ta đang thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế Sự chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quanliêu bao cấp, trình độ sản xuất thấp đã bắt buộc chúng ta đa dạng hóa nền kinh tếvới nhiều thành phần khác nhau Chính vì vậy, chất lượng đào tạo phải đáp ứngđược nguồn nhân lực không chỉ trong các thành phần kinh tế của Nhà nước, mà cònphải đáp ứng nhân lực cho các thành phần kinh tế khác, trong và ngoài nước Điều

đó, yêu cầu các cơ sở đào tạo cũng phải đa dạng hóa mục tiêu đào tạo, cụ thể hóachuẩn đầu ra để phù hợp với tính chất sản xuất của các thành phần kinh tế thuộc nhànước, tập thể, cá thể, vốn đầu tư của nước ngoài, liên kết với nước ngoài,… Đào tạonhân lực gắn với phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực đáp ứng sự đa dạng củatrình độ sản xuất trong và ngoài nước, của các lĩnh vực ngành nghề về công nghiệp,nông nghiệp, dịch vụ,

Mỗi cơ sở sản xuất có thể chỉ đáp ứng các trình độ kỹ thuật khác nhau tùythuộc vào yêu cầu của sản phẩm Vì vậy, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thểhiện sản phẩm đào tạo phù hợp với ngành nghề và trình độ sản xuất cụ thể Khôngthể đào tạo kỹ sư cho một ngành chỉ yêu cầu cần có công nhân kỹ thuật Nếu khôngphù hợp ngành nghề, trình độ, nhân lực đào tạo sẽ sa vào khủng hoảng thừa hoặcthiếu, gây lãng phí cho người học, cho cơ sở đào tạo, cho xã hội.Chất lượng nguồnnhân lực đáp ứng sự đa dạng của các thành phần kinh tế, trình độ sản xuất trong vàngoài nước

1.3.4 Chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo với một chi phí tiết kiệm nhất, hiệu quả cao nhất và bền vững nhất

Chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo đảm bảo số lượng, hợp lý cơ cấu vềngành nghề, đáp ứng trình độ phát triển kinh tế - xã hội và sự tiến bộ không ngừngcủa khoa học - kỹ thuật nhưng phải với một chi phí tiết kiệm nhất Đó chính là bài

Trang 36

toán về hiệu quả kinh tế trong xu thế cạnh tranh chất lượng hiện nay Với một chiphí đầu vào thấp nhất, với sự đóng góp của người học, của Nhà nước, của xã hội tốithiểu nhất nhưng vẫn đảm bảo các chuẩn đầu ra, chất lượng đào tạo của các cơ sởđào tạo nghề sẽ được khẳng định Chi phí thấp là một trong những lợi thế trongcạnh tranh tuyển sinh đầu vào của các cơ sở đào tạo hiện nay, cũng là sự đóng gópcủa các cơ sở đào tạo nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Mặt khác, chất lượng đó phải thể hiện sự phát triển có tính bền vững Trongquá trình đào tạo nguồn nhân lực, sản phẩm đào tạo của thời gian sau phải cao hơn,tiến bộ hơn so với sản phẩm đào tạo của thời gian trước Tất cả những đặc trưng củachất lượng đào tạo đó phải được duy trì có tính bền vững, lâu dài, không tạo nênnhững giai đoạn khủng hoảng, sút kém về chất lượng, về số lượng, cơ cấu nhân lựcđược đào tạo.Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong đào tạo củatrường Trung cấp nghề

1.4 Nội dung quản lý chất lượng đào tạo của các trường Trung cấp nghề

Quản lý chất lượng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực đang là vấn đề quantrọng, then chốt hiện nay Nội dung chương trình, phương pháp đào tạo của trườngTrung cấp nghề phải trang bị cho người học kiến thức cơ bản, hiện đại, năng lựcchuyên môn; trang bị kỹ năng tay nghề và khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyệnsức khỏe, ý thức công dân, trách nhiệm cộng đồng, phẩm chất người lao động mới,cung cấp tri thức, hiểu biết về vai trò, nghĩa vụ của người lao động Người lao độngphải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trìnhđộ; biết xử lý tình huống và xử lý vấn đề, năng động, biết tìm kiếm và xử lý thôngtin, linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi và tự điều chỉnh; chịu được áp lực cao trongcông việc và làm việc độc lập; sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ trongcông việc, có năng lực giao tiếp; hiểu biết môi trường hoạt động của doanh nghiệp

và vị trí của công việc; có đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ kỷ luật, tham gia tốt cáchoạt động xã hội

Quản lý đào tạo Trung cấp nghề là khoa học tổng hợp của nhiều ngành khoahọc như tâm lý học, giáo dục học, lý luận dạy học, phương pháp giảng dạy, khoa

Trang 37

học quản lý… Gọi là khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu riêng, có phươngpháp luận riêng, có phương pháp thực hiện cụ thể Đồng thời, quản lý là một nghệthuật vì nó tùy thuộc vào một phần tài nghệ, bản lĩnh, kinh nghiệm, sự nhạy cảm, sựphù hợp của chủ thể quản lý Quản lý còn là một nghề với nghĩa các nhà lãnh đạophải được đào tạo, phải có tri thức khoa học ở các cấp độ khác nhau, hoặc ít nhất,

có chuyên gia về lĩnh vực quản lý làm trợ lý cho họ Để nâng cao chất lượng đàotạo Trung cấp nghề, phải chú trọng đến cả 3 yếu tố của quá trình đào tạo, đó là: đầuvào, quá trình đào tạo và kết quả đào tạo

1.4.1 Quản lý việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên của các trường Trung cấp nghề

Chất lượng đội ngũ giáo viên phụ thuộc vào 3 yếu tố: chất lượng từng giáoviên; chế độ đãi ngộ; tạo môi trường và cơ chế phát huy nguồn lực của giáo viên,cán bộ quản lý, trong việc đảm bảo chất lượng dạy nghề

Quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên trường Trung cấp nghề chính làquản lý nguồn nhân lực của một tổ chức Cho nên quản lý nguồn nhân lực củatrường Trung cấp nghề là tập trung tìm mọi cách tạo thuận lợi cho đội ngũ giáoviên, cán bộ, nhân viên trong trường hoàn thành tốt các mục tiêu chiến lược và các

kế hoạch của nhà trường, tăng cường cống hiến của mọi người theo hướng phù hợpphát triển chiến lược của nhà trường và xã hội

Vì vậy, việc quản lý nguồn nhân lực, là phải xây dựng đội ngũ giáo viên củatrường có đủ phẩm chất, đạt chuẩn, có năng lực, đồng bộ về cơ cấu, để đảm bảogiảng dạy đạt chất lượng Đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên cótrình độ chuyên môn, nghiệp vụ thích hợp, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ giáo dục-đào tạo của trường

Trong yếu tố đầu vào, phải nâng cao chất lượng hướng nghiệp, đội ngũ nhânviên tư vấn nghề nghiệp, cải tiến công tác tuyển sinh để tuyển được những học sinhtốt nhất có thể được, đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy học, phải biên soạn đượcnhững bộ chương trình, giáo trình đào tạo tiên tiến, cập nhật được công nghệ hiệnđạivà một trong những yếu tố quan trọng là động lực của người học Vì dù nhà

Trang 38

trường có cố gắng bao nhiêu, mà người học không có động lực học tập, cũng khôngđạt kết quả Muốn người học có động lực thì bản thân họ phải nhìn thấy tương lai,trên cơ sở uy tín của nhà trường và các điều kiện thuận lợi phục vụ cho học tập vànghiên cứu mà nhà trường dành cho họ.

Trong yếu tố thứ hai phải đổi mới phương pháp dạy học Ở yếu tố thứ baphải cải tiến cách đánh giá kết quả đào tạo Trong tất cả các khâu này luôn luônphải coi trọng phần thông tin phản hồi, đó là thông tin quan trọng giúp nhà trườngkịp thời có những điều chỉnh, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu củakhách hàng

1.4.2 Quản lý việc xây dựng, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực

Nhược điểm phổ biến của thực tiễn giáo dục, đào tạo và phát triển quản lýgiáo dục trên thế giới thời gian qua đã được rất nhiều người, nhiều giới trong xã hội

đề cập, từ các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục, những người sử dụng lao động, vàthậm chí các bậc phụ huynh Boyatzis và các đồng sự (1995, trang 4) đã tổng kếtcác nhược điểm này từ các nghiên cứu khác nhau, đó là hệ thống và các chươngtrình giáo dục và đào tạo quản lý được cung cấp bởi các trường hiện nay:

(1) Quá nặng về phân tích, không định hướng thực tiễn và hành động;

(2) Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân;(3) Thiển cận, hạn hẹp, không có tiếp cận toàn diện tổng thể trong những giátrị và tư duy của nó;

(4) Không giúp người học làm việc tốt trong các nhóm, đội

Đào tạo theo nhu cầu xã hội là yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục chuyênnghiệp ở nước ta hiện nay Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc nâng cao chất lượng đào tạo đápứng nhu cầu xã hội có ý nghĩa sống còn đối với bất cứ cơ sở đào tạo nào Yêu cầunày thể hiện ở chương trình, nội dung, phương pháp, kết quả đào tạo Để nâng caochất lượng đào tạo các trường cần quan tâm đến nhu cầu xã hội

Trang 39

Bên cạnh đó, người học phải thay đổi nhận thức Học sinh cần phải có địnhhướng nghề nghiệp đúng đắn, xác định cho mình những mục tiêu rõ ràng, phươngchâm hành động như “học để biết, học để làm, học để khẳng định mình, học để

chung sống” Nếu họcsinh muốn được xã hội thừa nhận, sử dụng, thì chính họ phải

tự học, tự vươn lên Người học chủ động trong lựa chọn ngành nghề Nghề đượcchọn phải phục vụ nhu cầu cuộc sống Đa số học sinh hiện nay chưa xác định đượcmục đích rõ ràng, vì vậy chưa thực sự phấn đấu, chưa có phương pháp học tập thíchhợp

Hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng miền đối với cáclĩnh vực đào tạo nghề nghiệp được chú trọng và ngày càng được Đảng và Nhà nướcđặc biệt quan tâm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục nghề nghiệp pháttriển, vai trò của lao động có tay nghề thay đổi, sự phát triển sản xuất và nhu cầu sửdụng lao động được đào tạo của các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến chất lượngđào tạo trong các cơ sở đào tạo nói chung và trường Trung cấp nghề nói riêng

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ,quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng đào tạo ở các trườngTrung cấp nghề phải được đổi mới để sản phẩm tạo ra đáp ứng được yêu cầu của thịtrường trong nước, khu vực và thế giới, đồng thời giúp cho người học nhanh chóngtiếp cận trình độ nghề nghiệp tiên tiến

Vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội được đặc biệt quan tâm Chiến lược pháttriển dạy nghề giai đoạn 2011-2020 đã định hướng về đổi mới giáo dục dạy nghề,đào tạo gắn với nhu cầu xã hội Các trường đã tổ chức nhiều hội thảo, đặt ra các vấn

đề : Như thế nào là đào tạo theo nhu cầu xã hội, xã hội cần cái gì?, số lượng baonhiêu?, cơ cấu ngành nghề?, cơ cấu trình độ? Theo chúng tôi, đào tạo theo nhu cầu

xã hội được hiểu theo các cách sau:

Thứ nhất,đào tạo đáp ứng đủ nhu cầu xã hội cần, đảm bảo yêu cầu về chất

lượng, đào tạo đúng những ngành nghề, trình độ mà xã hội có nhu cầu, không đàotạo thừa, gây lãng phí nguồn lực Như vậy, các trường cần phải nắm bắt được nhucầu của xã hội, từ đó xác định chỉ tiêu cho từng ngành, từng năm học Hiện nay, các

Trang 40

trường đều có chuẩn đầu ra, nhưng để có sự đánh giá khách quan, chính xác về chấtlượng sản phẩm của mình theo chuẩn đầu ra thì hầu như chưa có.

Thứ hai, có thể hiểu đào tạo theo nhu cầu xã hội là đào tạo những học sinh

ra trường đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, cókhả năng làm chủ được công nghệ hiện đại, thích ứng nhanh với công việc để có thểđảm nhiệm tốt vị trí làm việc theo yêu cầu của nhà tuyển dụng

Quan điểm “Giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội” có thể được vận dụng để xácđịnh giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dụcTrung cấp nghề nói riêng Những năm qua, ngành giáo dục đã xác định được tháchthức lớn nhất của giáo dục nước ta là chất lượng đào tạo, nhưng lại tập trung tìmkiếm giải pháp tháo gỡ trong chính khâu đào tạo, cụ thể là tăng cường các điều kiệnđảm bảo chất lượng đào tạo và công tác quản lý Các giải pháp này trong giai đoạnđầu đã góp phần cải thiện chất lượng đào tạo, nhưng khi áp dụng triệt để thì bế tắcnhư: việc đầu tư đúng mức cho các điều kiện đảm bảo chất lượng vượt quá xa khảnăng đáp ứng của nhà trường cũng như khả năng đóng góp của người học; việc trảlương và thu học phí mang nặng tính bình quân như hiện nay không khuyến khíchngười học và không khuyến khích cơ sở đào tạo đầu tư cho mục tiêu chất lượng,hơn nữa, khi thu học phí cao, người học không thể chấp nhận, khi mức thu nhập saukhi tốt nghiệp lại quá thấp, không đủ bù đắp cho chi phí học tập đã đầu tư Phảichăng chúng ta nên xác định giải pháp đột phá cho thách thức này trong khâu sửdụng nhân lực, bởi vì nhu cầu xã hội chi phối quy trình và chất lượng đào tạo Cùngvới sự phát triển và hội nhập quốc tế mạnh mẽ của kinh tế đất nước, sự tranh đuanhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh đang làm tăng nhanh nhucầu sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và các cơ sở sử dụng nhân lực sẵn sàngtrả lương cao để thu hút nguồn nhân lực này Đây là tiền đề thuận lợi để thực thichính sách trả lương theo chất lượng nhân lực, kéo theo chính sách thu học phí theochất lượng đào tạo Các chính sách này tạo động lực khuyến khích người học đầu tưtheo học các chương trình đào tạo chất lượng cao, từ đó tạo động lực thúc đẩy các

cơ sở đào tạo đầu tư phát triển các chương trình đào tạo này

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w