1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

151 2,3K 27
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 6,21 MB

Nội dung

Trang 1

LÊ THỊ THU BA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺỞ CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC

QUẬN 11 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤCMã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS THÁI VĂN THÀNH

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Kính thưa quí thầy cô!

Với tình cảm chân thành và lòng quí trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơnsâu sắc đến quí lãnh đạo, BGH Nhà trường, Khoa Sau Đại học; các giáo sư,tiến sĩ, các nhà khoa học giáo dục, các giảng viên đã trực tiếp giảng dạy vàhướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cho đến khi hoàn thành khóa học

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Thái VănThành, người đã rất tận tình, chu đáo, động viên khích lệ, trực tiếp hướng dẫnkhoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luậnvăn

Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo Tp Hồ Chí Minh,Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận 11, Ban giám hiệu các trường MNTT nằmtrong địa bàn Quận 11 đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi học tập vànghiên cứu đề tài này

Tôi luôn tri ân Ban giám hiệu, tập thể GV trường MN Mỹ Úc, bạn bè vàgia đình đã giúp tôi về tinh thần lẫn vật chất để tôi học tập và hoàn thành luậnvăn.

Mặc dù tôi đã rất cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những hạnchế nhất định Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quí Thầy Cô

Trang 3

LÊ THỊ THU BANHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CB, GV, NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

GD - ĐT Giáo dục - đào tạo GD&ĐT Giáo dục & đào tạo

MN, MNTT, MNCL Mầm non, Mầm non tư thục, Mầm non công lập QLGD, QLGDMN Quản lý giáo dục, Quản lý giáo dục mầm non

Trang 4

VSMT Vệ sinh môi trường

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

1.2.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà

1.2.2 Hoạt động CS - GD trẻ mầm non 22 1.2.3 Quản lý hoạt động CS - GD trẻ ở trường mầm non 23 1.2.4 Chất lượng hoạt động CS - GD trẻ MN 23

1.3 Quản lý hoạt động CS - GD trẻ ở các trường MNTT 27 1.3.1 Về trường MNTT trong hệ thống Giáo dục quốc dân 27 1.3.2 Mục tiêu quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở 28

Trang 5

2.1.Giới thiệu về Quận 11 và tình hình CS - GD trẻ mầm

2.2.Thực trạng chất lượng CS - GD trẻ các trường MNTT

2.2.1 Về chất lượng chăm sóc sức khoẻ 52 2.2.2 Thực trạng thực hiện chương trình GDMN mới ở các

2.2.3 Thực trạng xã hội hóa GDMN tại Quận 11, Tp Hồ

2.3.3 Thực trạng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,

2.3.4 Thực trạng quản lý tài chính và CSVC trường

2.3.5 Thực trạng về mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình

2.4.Thực trạng sử dụng các giải pháp quản lý nâng cao

chất lượng CS - GD trẻ ở các trường MNTT Quận 11. 69

2.4.1 Các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm

Trang 6

2.4.2 Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở các

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ

Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi 77

3.2.Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng CS - GD

trẻ của các trường MNTT Quận 11, TP Hồ Chí Minh 78

3.2.1 Đổi mới việc huy động và tiếp nhận trẻ 78 3.2.2 Đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung chương trình

3.2.3 Tăng cường quản lý hoạt động nuôi dưỡng - đảm bảo

3.2.4 Đổi mới quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe, giữ

gìn vệ sinh và bảo vệ an toàn cho trẻ 86 3.2.5 Quản lý hoạt động giáo dục trẻ 88 3.2.6 Đổi mới công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ đội

3.2.9 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản

lý và kiểm tra, đánh giá hoạt động CS - GD trẻ MN 99 3.2.10 Mối quan hệ giữa các giải pháp 101

3.3.Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đã

Trang 7

3.3.1 Khái quát về thăm dò về sự cần thiết và tính khả thi

3.3.2 Kết quả thăm dò về sự cần thiết và tính khả thi của

Giáo dục mầm non (GDMN) có ý nghĩa rất quan trọng đối với giai đoạn đầu đời của trẻ em, từ đó nó ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình phát triển sau này của chúng Do đó, việc nâng cao chất lượng GDMN luôn là vấn đề được Đảng, Chính phủ đặc biệt quan tâm trong quá trình đổi mới giáo dục của nước ta

Theo Thông tư số 05/TT- TTCB ngày 05-04-1982 của Bộ GD - ĐT đãchỉ rõ việc tổ chức thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 thángtuổi đến 6 tuổi theo chương trình giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và đàotạo ban hành” [6].

Hiện nay, đổi mới hình thức CS - GD trẻ mầm non là nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu GDMN, đó là hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơ sở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người của trẻ và chuẩn bị cho trẻ bước vào học phổ thông có hiệu quả Cụ thể hơn là hình thành, phát triển trẻ trên các lĩnh vực sau:

Trang 8

Sự cần thiết là các cơ quan phải quan tâm đến công tác này để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN nói chung và GDMN ngoài công lập nói riêng

Để đáp ứng mục tiêu phát triển GDMN như trong chiến lược phát triển

GDMN đã đề cập với mục tiêu cụ thể là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể

chất, nhận thức, tình cảm - xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ, ngôn ngữ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một, bậc học mầm non đặt ra những yêu cầu khác biệt về các hoạt động sư phạm trong nhà trường (hoạt động CS - GD trẻ) cũng như quản lý hoạt động này trong nhà trường mầm non Chất lượng hoạt động CS - GD trẻ trong nhà trường mầm non phụ thuộc trực tiếp vào việc xác định đúng đắn và thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý hoạt động CS - GD trẻ

Tuy nhiên, chất lượng hoạt động CS - GD trẻ ở các trường mầm non hiện nay còn chưa cao, đặc biệt chưa đồng đều giữa các trường MN công lập và MNTT Vì thế, việc tìm kiếm các giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng hoạt động CS - GD trẻ trong các trường MNTT hiện nay là vấn đề rất cần thiết và cấp bách

Quận 11 của Tp Hồ Chí Minh là quận tương đối đông dân cư và có điều kiện kinh tế khá phát triển Trong những năm qua, bên cạnh một số trường MN công lập, đã xuất hiện nhiều trường MNTT Các trường này đã đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của phụ huynh về giáo dục trẻ mầm

Trang 9

non Tuy nhiên, nhìn chung, chất lượng CS - GD trẻ ở các trường MN tư thực còn chưa đạt yêu cầu Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là chưa có các giải pháp quản lý khoa học và hiệu quả đối với hoạt động CS - GD trẻ

em Đó là lý do để chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý nâng cao

chất lượng CS - GD trẻ ở các trường MNTT tại Quận 11, Tp Hồ Chí Minh”.

2 Mục đích nghiên cứu:

Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CS - GD trẻ ở các trường MNTT tại Quận 11, Tp Hồ Chí Minh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn này

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Công tác quản lý hoạt động CS - GD trẻ ở các trường MNTT 3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động CS - GD trẻ ở các trường MNTT ở Quận 11, Tp Hồ Chí Minh.

4 Giả thuyết khoa học:

Nếu đề xuất và thực thi được một số giải pháp quản lý có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì có thể góp phần nâng cao chất lượng hoạt động CS - GD trẻ ở các trường MNTT tại Quận 11, Tp Hồ Chí Minh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động CS - GD trẻ ở các trường MNTT.

Trang 10

5.2 Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động CS - GD trẻ ở các trường MNTT Quận 11, Tp Hồ Chí Minh.

5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động CS - GD trẻ ở các trường MNTT ở Quận 11, Tp Hồ Chí Minh

6 Phương pháp nghiên cứu:

6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa lý thuyết, cụ thể hoá để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lý luận của đề tài

6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Để thực hiện nhiệm vụ thực tiễn của đề tài, bao gồm:

- Phương pháp quan sát;

- Phương pháp điều tra;

- Tổng kết kinh nghiệm giáo dục;

Góp phần hệ thống hóa các khái niệm và một số vấn đề lý luận về quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường MNTT nói chung và Quận 11 nói riêng.

7.2 Về mặt thực tiễn

Trang 11

Khảo sát có hệ thống về thực trạng quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường MNTT tại Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường MNTT trên địa bàn của Quận 11.

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng CS - GD trẻ ở các trường MNTT

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động CS - GD trẻ ở các trường MNTT tại Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng CS - GD trẻ ở các trường MNTT tại Quận 11, Tp Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Ở nước ngoài:

Nhà trẻ ("children's garden"), nghĩa đen là "vườn trẻ em" là một loại hình cơ sở giáo dục cho trẻ em Thuật ngữ này được tạo ra bởi Friedrich Fröbel, nhà giáo dục học người Đức, và viện nghiên cứu hoạt động mà ông đã tạo ra vào năm 1837 ở Bad Blankenburg như một kinh nghiệm xã hội cho trẻ

Trang 12

em trong quá trình chuyển đổi từ nhà đến trường Ông cho rằng trẻ em nên được đưa về chăm sóc và nuôi dưỡng trong "vườn trẻ em" giống như thực vật trong một khu vườn

Nhà trẻ được sử dụng trên khắp thế giới để mô tả một loạt các tổ chức khác nhau đã được phát triển cho trẻ em khác nhau, từ độ tuổi từ hai đến bảy, tùy thuộc vào quốc gia có liên quan Nhiều người trong số các hoạt động phát triển bởi Fröbel cũng được sử dụng trên toàn thế giới dưới tên khác Ca hát và trồng cây đã trở thành một phần không thể thiếu của học tập suốt đời Chơi, hoạt động, kinh nghiệm và tương tác xã hội chấp nhận rộng rãi như các khía cạnh thiết yếu của phát triển kỹ năng và kiến thức Trong hầu hết các nước, nhà trẻ là một phần của các hệ thống mầm non của giáo dục mầm non

Với sự phát triển của hệ thống giáo dục, giáo dục trước tuổi học được phân thành hai giai đoạn: nhà trẻ (0 - 3 tuổi) và mẫu giáo (từ 4 - 6 tuổi) Hiện ở một số quốc gia phát triển, giai đoạn phát triển 0 - 3 tuổi dần dần được chuyển trở về gia đình, còn 4 - 6 tuổi được nhập vào trường tiểu học và được gọi là các lớp dự bị tiểu học Ở đa số quốc gia, nhà trẻ và mẫu giáo nhập lại thành một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Tại Mỹ và Canada, cũng như trong các bộ phận của Úc, nhà trẻ là từ thường bị hạn chế trong sử dụng để mô tả những năm đầu tiên của giáo dục trong một trường tiểu học hoặc tiểu học Trong một số các quốc gia này, nó là bắt buộc, có nghĩa là, cha mẹ phải gửi con vào năm mẫu giáo ở 5 tuổi (Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Kindergarten)

Tình hình giáo dục mầm non hiện nay ở các nước:

1.1.1.1 Tại Mỹ:

Ở Mỹ, nhà trẻ chủ yếu là do tư nhân thành lập Nhà trẻ công chỉ có trong quân chủng nhằm đảm bảo để binh lính, sĩ quan yên tâm công tác Tuy nhiên,

Trang 13

khác với bậc giáo dục tiểu học và trung học (miễn phí), nhà trẻ Mỹ dù là công lập hay tư thục đều thu phí, trong đó nhà trẻ tư thục thu phí cao hơn nhiều so với trường công lập.

Mức thu cao hay thấp còn phụ thuộc độ tuổi của trẻ, thời gian gửi cũng như CSVC của trường Học phí gửi trẻ từ 6 - 18 tháng và trẻ 5 - 6 tuổi (trẻ chuẩn bị vào lớp một) là cao nhất, vì lứa tuổi này cần có sự hỗ trợ chăm sóc cũng như giáo dục nhiều hơn của giáo viên, học phí bình quân mỗi tháng từ 400 đến gần 2.000 USD.

Kể từ khi khủng hoảng tài chính bùng nổ vào năm 2008, phí gửi trẻ đắt đỏ đã trở thành một gánh nặng đối với không ít gia đình trung lưu ở Mỹ Đó cũng là một lý do khiến Tổng thống Barack Obama phải đưa ra những biện pháp cứu trợ tầng lớp trung lưu, trong đó có khoản trợ cấp học phí cho con cái những gia đình có thu nhập dưới 85.000 USD mỗi năm.

Tuy vậy, điều kiện kinh doanh nhà trẻ ở Mỹ cũng rất khó khăn Người kinh doanh phải được sự cho phép của Cục Sự vụ xã hội của bang sở tại Tùy từng bang mà các quy định cấp phép kinh doanh nhà trẻ khác nhau Chẳng hạn tại bang Florida, ban đầu, chủ đầu tư phải làm đơn và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về đội ngũ giáo viên, hộ lý cũng như CSVC Ví dụ, phòng giữ trẻ luôn có nhiệt độ từ 20 đến 27 độ C và phải đặt điện thoại miễn phí cũng như đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về an toàn như đạt chứng chỉ về phòng chống cháy nổ, vệ sinh y tế, cửa ra vào phòng giữ trẻ luôn có đèn sáng trước lúc mặt trời mọc và sau khi hoàng hôn xuống; tường phải đảm bảo không bị bong tróc hay có đinh lộ ra; hệ thống điều hòa không khí phải đặt ở nơi trẻ không với tới được; ổ cắm điện phải được bao bọc cẩn thận; nơi rửa tay cho trẻ phải có bồn

Trang 14

rửa với nhiệt độ nước không bao giờ quá 49 độ C; dụng cụ vệ sinh, chất tẩy rửa, sát trùng phải đặt ở nơi có khóa cẩn thận.

Đối với khu vực hoạt động ngoài trời, quy định ghi rõ phải có nền là loại vật liệu có tính đàn hồi, đảm bảo không làm trẻ bị thương, đồng thời vào tháng 6, 7, 8 phải có bóng râm che ánh nắng mặt trời

Cục Sự vụ xã hội có thể kiểm tra đột xuất để xem xét nhà trẻ có thực thi tốt các quy định hay không Nếu có vấn đề mà chủ đầu tư không kịp thời sửa chữa, cơ quan chức năng sẽ lập tức thu hồi giấy phép kinh doanh.

Do có những quy định rõ ràng về an toàn và chế độ giám sát quản lý chặt chẽ nên các bậc phụ huynh Mỹ rất tin tưởng khi đưa con đến nhà trẻ Đó là chưa nói đến việc gửi con kiểu này vẫn rẻ và tiện lợi hơn so với thuê bảo mẫu.

Bang Florida cũng có quy định nghiêm ngặt về tỷ lệ giữa GV và trẻ nhằm đảm bảo đứa trẻ có được sự quan tâm đầy đủ của giáo viên Cụ thể, trẻ từ 12 - 18 tháng: 1 cô trông 3 cháu; 18 - 24 tháng: 1 cô trông 5 cháu; 2 tuổi: 1 cô trông 8 cháu, 3 - 5 tuổi: 1 cô trông 10 cháu.

Bắt đầu từ tháng 6/2008, bang Florida còn đưa ra quy định về diện tích không gian nhà trẻ dành cho mỗi bé: trong phòng không được ít hơn 10,6 m2 và ngoài trời không được ít hơn 22,8 m2 Điều này đã hạn chế rất nhiều số lượng các bé mà nhà trẻ có thể tiếp nhận Vì thế việc tìm một nhà trẻ để gửi con đối với các bậc phụ huynh ở Florida nói riêng và ở Mỹ nói chung nay lại càng khó hơn Nhìn chung, vấn đề quản lý chất lượng giáo dục mầm non ở Mỹ rất được quan tâm và hướng trước hết tới việc chăm sóc với những giải pháp cụ thể và

chặt chẽ (www.mamnon.com)

1.1.1.2 Tại Úc:

Trang 15

Ở Úc, chất lượng trường MN được quản lý rất chặt chẽ Cũng giống như Mỹ, trước hết là việc chăm sóc để trẻ luôn khỏe mạnh, an toàn và phát triển tốt về thể chất Vấn đề quản lý chất lượng giáo dục mầm non cũng rất được quan tâm nhưng chủ yếu hướng vào việc hình thành bản lĩnh, tính tự lập, cách ứng xử xã hội và phát triển những tiềm năng cá nhân của trẻ Trước hết trẻ em phải trở thành con người có giáo dục Một phụ huynh đã trình bày quan điểm: “Con tôi lớn, phải thành người tự lập, có bản lĩnh, suy nghĩ độc lập và ứng xử cho ra hồn người Còn nó muốn làm gì, trở thành ai, thành cái gì - Đó phải là quyết định của chính nó” Vì vậy, nội dung và phương pháp giáo dục trẻ MN rất đa dạng, phong phú và việc quản lý hướng vào kích thích tính sáng tạo của mỗi

giáo viên (www.mamnon.com)

1.1.1.3 Tại Canada:

Vấn đề chăm sóc trẻ em rất được coi trọng ở các trường MN Canada với mục đích chính là việc cung cấp dịch vụ trong điều kiện cha mẹ bận rộn, nhưng nhà trường thường để cha mẹ có thể được tham gia vào việc CS - GD trẻ ở trường Trong những năm gần đây, có một thay đổi quan điểm quản lý theo hướng là các dịch vụ sẽ cố gắng nâng cao sự phát triển của trẻ em chứ không phải chỉ là chăm sóc

Hầu như tất cả các cơ sở chăm sóc trẻ em được quy định theo pháp luật là do tư nhân điều hành, thường là trên một cơ sở phi lợi nhuận của các nhóm phụ huynh, ban giám đốc tự nguyện, hoặc các tổ chức phi lợi nhuận khác hoặc trên cơ sở lợi nhuận của cá nhân hoặc doanh nghiệp; đây là cả trường MN có quy mô nhỏ (Day care).

Trang 16

Chính phủ cũng có những qui định về điều kiện của các nhóm trẻ gia đình: (1) Giấy phép cá nhân được cấp cho những gia đình đăng ký chăm sóc trẻ tại gia (Day home), hoặc (2) Các hợp đồng của chính phủ hoặc giấy phép con của một cơ quan y tế có trách nhiệm Nhằm đảm bảo các gia đình này luôn đáp ứng các điều kiện chăm sóc trẻ tương tự như tại các trường mầm non Việc kiểm tra được thực hiện bởi các thanh tra viên (có nghiệp vụ và tuân thủ pháp luật) theo một định kỳ nhất định Để đảm bảo cho mọi trẻ được tiếp cận với GDMN tại trường hay tại nhà, các gia đình có trẻ được một khoản trợ cấp khi gửi con đến các trường MN hoặc các tư gia chăm sóc trẻ được cấp phép; hoặc ba mẹ phải nghỉ làm việc trong một thời gian dài để ở nhà chăm sóc cho con Khoản trợ cấp này tùy thuộc vào từng bang; vào điều kiện và thu nhập của từng gia đình Ví dụ: trẻ đang sống cùng với ba và mẹ, một mình mẹ nuôi con (single mother) hay ba một mình nuôi con (single father) Tuy nhiên, việc gửi con đến các cơ sở CS - GD trẻ được cấp phép vẫn là khó khăn với các bà mẹ đơn thân hoặc các gia đình có thu nhập thấp

Tóm lại: GDMN tại Canada có các loại hình đa dạng với hệ thống nội

dung đa dạng nhưng việc quản lý vẫn tập trung vào chất lượng chăm sóc và phát triển nhân cách tổng thể của một đứa trẻ với một hệ thống các giải pháp phong phú đảm bảo sự phát triển công bằng và tự lập cho mọi trẻ em Tính tự

lập của trẻ luôn được chú trọng và phát triển hàng đầu Nguồn: Thân thiện etal, 2002.

Nhìn chung, những kinh nghiệm về quản lý trường MN ở các nước phát triển là rất quí giá và đáng để chúng ta học tập Tuy nhiên, việc vận dụng chúng vào điều kiện kinh tế - xã hội của chúng ta đòi hỏi phải có một quá trình chọn lọc, thử nghiệm để phù hợp với những đặc điểm cụ thể của Việt Nam.

Trang 17

1.1.2 Ở trong nước:

Trước đây, ở Việt Nam giáo dục cho trẻ từ 0 - 6 tuổi cũng được chia thành nhà trẻ và mẫu giáo Sau đó được ghép lại thành Giáo dục MN và được xem là bậc học cơ sở của hệ thống giáo dục Việt Nam Trong quá trình phát triển của bậc học này, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được ban hành Những vấn đề cơ bản của bậc học này cũng đã được qui định trong Luật Giáo dục Để nâng cao chất lượng bậc học, đáp ứng yêu cầu của việc hiện đại hóa nền giáo dục, nhiều giải pháp quản lý đã được đưa ra, trong đó, Điều 24 Luật Giáo dục năm 2005 đã qui định rõ về việc “Xây dựng chương trình CS - GD mầm non mới” Bộ GD&ĐT đã tích cực soạn thảo chương trình CS - GD MN mới, được thí điểm trong hai năm 2005, 2006 và bắt đầu thực hiện đại trà năm 2007 [7]

Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT đã đưa ra một số giải pháp quản lý để thực hiện tốt chương trình này Tuy nhiên, những giải pháp này chỉ mới mang tính định hướng và chủ yếu dành cho các trường MNCL Trong khi đó, trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết TW2 (Khoá VIII) về “Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục nhằm tạo nguồn nhân lực có số lượng và chất lượng đáp ứng từng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [21] Từ 1994 đến nay đã hình thành một hệ thống cơ sở GD MNTT với số lượng trẻ tham gia theo học ngày một tăng lên, số trường lớp được mở rộng một cách nhanh chóng Cùng với số lượng, chất lượng của các trường MNTT cũng ngày càng được nâng cao dần, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội về bậc học này.

Tuy nhiên, do hệ thống MNCL không đáp ứng nhu cầu của xã hội nên hiện nay xuất hiện nhiều điểm trông, giữ trẻ tư nhân Nhưng phần lớn không

Trang 18

đảm bảo được chất lượng CS - GD trẻ, do điều kiện CSVC và đội ngũ GV vừa thiếu vừa yếu Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, 1/4 số GV và CBQL ngành học mầm non không đạt chuẩn, số GV được đào tạo chỉ đáp ứng 40% nhu cầu Chính những nguyên nhân này đã khiến cho trẻ ở nhóm trẻ MNTT thường xuyên đối mặt với nguy cơ tổn hại về thể chất và tinh thần do được chăm sóc không đúng cách [17] Trong khi đó, theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Phạm Vũ Luận, việc chăm sóc trẻ mầm non không đơn giản chỉ là trông giữ trẻ mà còn cần rất nhiều kỹ năng về y tế, tâm lý, sư phạm, sức khỏe dinh dưỡng.

Bà Ngô Thị Hợp, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non thì cho rằng: Không ít các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý giáo dục chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của giáo dục mầm non, chưa thấy rõ quyền của trẻ em nên chưa đề ra được những giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng giáo dục MN nói chung và các cơ sở ngoài công lập nói riêng Đặc biệt, tỉ lệ đầu tư cho GDMN ở nhiều địa phương rất thấp, nhiều nơi GV làm việc 12 giờ/ ngày nhưng chỉ nhận lương 700.000 đồng/ tháng Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự trì trệ, yếu kém trong giáo dục mầm non, đặc biệt là ở những địa bàn phụ huynh có thu nhập thấp [17]

Từ những bất cập đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành Qui chế “Tổ chức và hoạt động trường MNTT”, ban hành kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ/ BGDĐT, ngày 25 tháng 7 năm 2008, của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Theo Qui chế này, các cơ sở MNTT được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quy hoạch kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội [9].

Trang 19

Hội thảo “Phát triển CS - GD mầm non Việt Nam - Vấn đề và giải pháp” do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức tại Hà Nội thống nhất đánh giá rằng trong những năm qua, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển GDMN; nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của GDMN ngày càng được nâng cao, các địa phương quan tâm, chăm lo, ưu tiên đầu tư nguồn lực phát triển GDMN và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận Ngành GDMN đã đẩy mạnh việc triển khai đổi mới hình thức tổ chức CS GD trẻ, ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý và CS -GD trẻ Do đó, chất lượng CS - -GD trẻ không ngừng được nâng cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các trường mầm non toàn quốc bình quân hàng năm giảm xuống 2,1%.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Wendy K Jarvie (nguyên Giám đốc Vụ CS - GD mầm non và chăm sóc trẻ em của Chính phủ Liên bang Úc), mặc dù hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại có những ưu điểm cần tiếp tục phát huy hơn nữa, thì chặng đường để đảm bảo tất cả trẻ em khi lên 6 tuổi đều được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào cấp tiểu học và chất lượng GDMN đạt chuẩn quốc tế vẫn còn rất dài và rằng Việt Nam cần có một khung chính sách tổng thể cho sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ ở vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc ít người; chú trọng nâng cao chất lượng GDMN, bồi dưỡng năng lực QLGDMN cho CBQL các Sở, Phòng GD&ĐT và UBND các cấp; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá; trang bị CSVC và trang thiết bị dạy học tốt hơn; tăng cường số lượng GV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt đối với GV người dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm, nhất là tại các trường sư phạm cấp tỉnh; tăng cường đào tạo thêm nhiều giáo viên, đặc biệt là cho khu vực vùng sâu vùng xa.

Trang 20

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về GDMN, Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất 6 giải pháp QLGDMN, được UBND thành phố thông qua và đang được triển khai thực hiện Các giải pháp bao gồm:

- Mở rộng trường công lập theo hướng xây dựng thêm trường ở những khu vực đặc biệt khó khăn, đảm bảo cho những trẻ em nghèo đều có thể được học ở trường công lập;

- Cố gắng đảm bảo lương tối thiểu phải ở mức 2.000.000 đồng/ tháng cho các GV khối mầm non Đồng thời sẽ siết chặt và nâng cao yêu cầu đối với GV bậc này GV phải có trình độ tối thiểu là Trung cấp sư phạm mầm non mới được phép hành nghề Ở đâu không đủ GV sẽ kiên quyết không được mở trường, nhóm lớp;

- Tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất phải có nhà trẻ cho con em cán bộ, công nhân viên Các quận vùng ven cũng cần cải tạo, xây dựng lại trường công lập để tăng thêm chỗ học;

- Miễn truy thu thuế đối với những trường tư thục, nhóm trẻ gia đình không có hóa đơn, chứng từ trong vòng 5 năm;

- Tăng chỉ tiêu đào tạo GV mầm non ở các trường sư phạm Tăng biên chế cán bộ tổ mầm non cho các Phòng và Sở GD&ĐT để có đủ CBQL MNTT;

- UBND thành phố hỗ trợ cho các cháu ngoài công lập được hưởng một phần định mức kinh phí (bằng 1/6 định mức ngoài công lập, khoảng 500.000 đồng/ cháu/ năm).

Bên cạnh đó, từ năm 1995 đến nay, vấn đề quản lý bậc học MN đã được nhiều nhà giáo dục quan tâm, nghiên cứu, một số công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau (cấp Nhà nước, cấp Bộ, thành phố) được thực hiện, tiêu biểu là:

Trang 21

- Đề tài: Một số biểu hiện năng lực tổ chức của người Hiệu trưởng

trường mầm non Hà Nội (Nguyễn Thị Lộc Đại học Sư phạm Hà Nội I 1995

- Đề tài: Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện các phương pháp quản lý

trường MN (Đặng Thị Lan Hương - Cao đẳng Sư phạm NT- MG TWI - 1999).

- Đề tài: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng CS - GD trẻ của các trường Mầm non ngoài công lập tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long (Nguyễn Thị Ly - Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành QLGD, Trường Đại học Vinh 2010).

Tuy nhiên, các giải pháp quản lý đã đề xuất chủ yếu ở mức độ chung cho toàn bậc học và ít đề cập đến các cơ sở GD MNTT Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu nào đã được công bố về các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng CS - GD trẻ ở các trường MNTT tại Quận 11, Tp Hồ Chí Minh

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường:

1.2.1.1 Quản lý:

Có nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về quản lý dựa trên những góc nhìn khác nhau đối với loại hoạt động xã hội cơ bản này, ví dụ:

- Theo F.Taylo (1856 - 1915), người theo trường phái quản lý theo kiểu

khoa học: “Quản lý là cải tạo mối quan hệ giữa người với người, giữa người với máy móc và quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” [24; 2]

- Theo quan điểm chính trị xã hội: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế, bằng một hệ

Trang 22

thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [25]

- “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường” [25]

Như vậy, có thể khái quát: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển,

hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi, hoạt động của con người nhằm đạttới mục đích đã đề ra Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó đểngười bị quản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ đểsáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho cả xã hội

* Chức năng của quản lý:

- Chức năng lập kế hoạch: Có vai trò định hướng cho toàn bộ các hoạt động, là cơ sở cho toàn bộ các nguồn lực, cho việc thực hiện các mục tiêu và căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu

- Chức năng tổ chức: Xác định cấu trúc của hệ thống quản lý tương ứng với các nhiệm vụ quản lý đã xác định

- Chức năng chỉ đạo: Là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới mục tiêu và chất lượng cao

- Chức năng kiểm tra: Là quá trình đánh giá và điều chỉnh hoạt động nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới mục tiêu của hệ thống

- Thông tin quản lý là yếu tố liên kết giữa kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra

1.2.1.2 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường:

Trang 23

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho sự vận hành theo đường lối GD của Đảng thực hiện các tính chất của nhà trường XHCN mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - GD thế hệ trẻ, đưa GD tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất [22]

Tác giả Đặng Quốc Bảo thì cho rằng: QLGD là quá trình tổ chức và điều khiển sự vận hành của ba loại yếu tố (hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác -Lênin, tập thể con người và các điều kiện vật chất cụ thể) với các quan hệ, tác động qua lại trong quá trình GD thống nhất [15]

Theo TS Nguyễn Gia Quý, QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động GD tới mục tiêu đã định trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những qui luật khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân [23]

QLGD là tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong hệ thống GD nhằm làm cho hoạt động GD đạt được mục tiêu đã định [34]

* Quản lý nhà trường: Nhà trường là đơn vị cơ sở, là hệ thống con, vi mô

của hệ thống giáo dục Vì vậy, quản lý nhà trường là quản lý giáo dục ở cấp độ cơ sở, vi mô Đó là một chuỗi tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể QLGD đến khách thể (đội ngũ GV và học sinh, các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường) nhằm làm cho họ hợp tác hiệu quả trong quá trình thực hiện các hoạt động chung - dạy học và giáo dục Nhờ đó các hoạt động này vận hành tốt, đạt được mục tiêu đã định.

Trang 24

Quản lý nhà trường bao gồm hai loại với những chủ thể và tác động quản lý khác nhau.

- Chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường, đó là những cơ quan quản lý giáo dục cấp trên và những thực thể bên ngoài liên quan khác Tác động quản lý của các chủ thể này là định hướng, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường.

- Chủ thể quản lý bên trong (Hiệu trưởng) với những tác động nhằm đảm bảo cho nhà trường hoạt động đạt tới mục tiêu Tác động này thường cụ thể và rất đa dạng với những loại hoạt động chủ yếu: Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh, quản lý hoạt động dạy học và giáo dục, quản lý CSVC, trang thiết bị và tài chính, quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng.

1.2.2 Hoạt động CS - GD trẻ mầm non:

1.2.2.1 Khái niệm về chăm sóc, giáo dục:

- Theo từ điển Tiếng Việt [32].

+ Chăm sóc: là thường xuyên trông nom, săn sóc.

+ Giáo dục: là dạy dỗ để phát triển khả năng về thể chất, tri thức và đạo lý.

- Chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non được hiểu là việc nuôi dưỡng, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi và tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp trẻ em lứa tuổi này phát triển toàn diện theo yêu cầu cầu xã hội

1.2.2.2 Nội dung hoạt động CS - GD trẻ mầm non:

Hoạt động CS - GD trẻ 5 tuổi bao gồm 2 hoạt động cơ bản với những nội dung cụ thể sau đây:

a) Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi:

Trang 25

- Đảm bảo chế độ vệ sinh cho trẻ 3 tháng đến 6 tuổi: vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống; tổ chức chế độ sinh hoạt, luyện tập, nghỉ ngơi cho trẻ một cách khoa học.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo nhu cầu phát triển của cơ thể - Bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ.

- Phòng và chữa các bệnh thường gặp cho trẻ mầm non b) Hoạt động giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi:

- Tổ chức môi trường giáo dục phù hợp cho trẻ.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ em theo các lĩnh vực phát triển: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm - xã hội.

Trong thực tiễn GDMN, để nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động CS - GD trẻ thì hoạt động chăm sóc cần được tổ chức đan xen, hòa quyện với hoạt động giáo dục trẻ.

1.2.3 Quản lý hoạt động CS - GD trẻ ở trường mầm non:

Quản lý hoạt động CS - GD Mầm non nằm trong hệ thống QLGD, khách thể quản lý là các cơ sở GDMN nơi thực hiện mục tiêu GD&ĐT cho đối tượng trẻ em từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi Quản lý hoạt động CSGD giúp cho việc thực hiện các mục tiêu GDMN là “Phát triển GDMN phù hợp với điều kiện từng nơi” [11 ]

Thực chất của công tác quản lý hoạt động CS - GD trẻ MN là quá trình quản lý các hoạt động nuôi dưỡng, CS - GD trẻ, nhằm đảm bảo cho các quá trình vận hành thuận lợi và có kết quả.

1.2.4 Chất lượng hoạt động CS - GD trẻ MN:

1.2.4.1 Chất lượng:

Trang 26

Chất lượng là một khái niệm trừu tượng đa chiều đa nghĩa, nó phản ảnh nhiều mặt của hoạt động giáo dục, khó có một định nghĩa nào duy nhất Nó có thể được xem xét từ các bình diện và các cấp độ khác nhau

- Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của người, sự vật hoặc sự việc (Từ điển Tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội 1998).

- Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dự kiến, các thông số cơ bản (Oxford pocket Dictionary)

- Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu hoặc nhu cầu tiềm ẩn (theo Tiêu chuẩn TCVN - ISO 8402).

- Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, là tính tương đối ổn định của sự vật, phân biệt nó với các sự vật khác.

- Theo PGS.TS Lê Đức Phúc (Từ điển Giáo dục học), thuật ngữ “Chất lượng” được hiểu là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc hoặc là cái làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác” [31]

Trong lĩnh vực giáo dục, chất lượng giáo dục được hiểu một cách toàn diện với đặc trưng sản phẩm là “con người” với tư cách là kết quả của toàn bộ quá trình đào tạo Chất lượng giáo dục không chỉ đơn thuần là những yếu tố được đo bằng kết quả học tập trong nhà trường, thi cử ở các cấp mà phải phản ánh được mức độ đạt được mục tiêu, yêu cầu giáo dục toàn diện: đức, trí, thể, mỹ, lao động và năng lực tư duy sáng tạo, năng động, khả năng thích ứng của

Trang 27

người học với nhu cầu đời sống xã hội, đời sống cộng đồng trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử” [14]

Cùng thực hiện mục đích chung của cả hệ thống giáo dục quốc dân nhưng mỗi cấp học, bậc học lại có mục tiêu riêng được thực hiện với những hoạt động có tính đặc thù Vì vậy, chất lượng giáo dục của mỗi bậc học, cấp học cũng có những điểm đặc trưng, khác với các bậc học, cấp học khác.

1.2.4.2 Chất lượng hoạt động CS - GD trẻ Mầm non:

Chất lượng hoạt động CS - GD trẻ MN thể hiện mức độ phát triển mà trẻ em mầm non đạt được so với mục tiêu đề ra ở các độ tuổi và được biểu hiện thông qua các mặt sau đây (Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo

dục trường mầm non, ban hành ngày 17/2/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT,

Tiêu chuẩn 5: kết quả CS - GD trẻ mầm non):

1) Trẻ có sự phát triển về thể chất theo mục tiêu của Chương trình Giáodục mầm non:

a) Chiều cao, cân nặng, phát triển bình thường theo độ tuổi;

b) Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi;

c) Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi.

2) Trẻ có sự phát triển về nhận thức theo mục tiêu của Chương trìnhGiáo dục mầm non:

a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;

Trang 28

b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi;

c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi.

3) Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ theo mục tiêu của Chương trìnhGiáo dục mầm non:

a) Nghe và hiểu được các lời nói giao tiếp phù hợp với độ tuổi;

b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi;

c) Biết sử dụng lời nói để giao tiếp; có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi.

4) Trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ, có mộtsố kỹ năng cơ bản và có khả năng cảm nhận, thể hiện cảm xúc về âm nhạc và

c) Có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi.

5) Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, đoàn kết với bạn bè,mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với người lớn:

a) Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân phù hợp với độ tuổi;

Trang 29

b) Thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi;

c) Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn phù hợp với độ tuổi.

6) Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường; giữ gìn vệ sinh cá nhân;quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vật nuôi; có ý thức chấp hành quy địnhvề an toàn giao thông:

a) Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng; có nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi;

b) Quan tâm, thích chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi;

c) Có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi.

7) Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và trẻ khuyết tật được chú trọng chămsóc và có kết quả tiến bộ rõ rệt:

a) Phục hồi dinh dưỡng ít nhất 80% đối với trẻ bị suy dinh dưỡng; có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì;

b) Tỷ lệ trẻ mầm non bị suy dinh dưỡng dưới 10%;

c) Có ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ.

1.3 Quản lý hoạt động CS - GD trẻ ở các trường MNTT 1.3.1 Về trường MNTT trong hệ thống Giáo dục quốc dân:

Thông tư 28 của Bộ GD&ĐT nêu rõ, nhà trường, nhà trẻ tư thục được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau: có quyết định cho phép

Trang 30

thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục; có đất đai, trường sở, CSVC, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Bộ GD&ĐT về chủng loại, số lượng, đáp ứng yêu cầu duy trì và phát triển hoạt động giáo dục; địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ tư thục bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho trẻ em, GV và người lao động; có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; có chương trình giáo dục mầm non và tài liệu CS - GD trẻ theo quy định của Bộ GD&ĐT; có đội ngũ CBQL và GV đạt tiêu chuẩn, đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định tại Quy chế này; có quy chế tổ chức, hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.

Trong thời hạn 2 năm, nếu nhà trường, nhà trẻ tư thục có đủ các điều kiện quy định nêu trên thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; hết thời hạn quy định, nếu không đủ điều kiện cho phép hoạt động giáo dục thì bị thu hồi quyết định thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục.

Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục phải là công dân nước CHXHCN Việt Nam, được Trưởng phòng GD&ĐT quyết định công nhận, khi được đề cử không quá 65 tuổi Nhiệm kỳ của HT là 5 năm

1.3.2 Mục tiêu quản lý hoạt động CS - GD trẻ ở các trường MNTT:

Mục tiêu quản lý hoạt động CS - GD trẻ ở các trường MNTT cũng như các trường công lập đều được Bộ GD&ĐT ban hành các mục tiêu như nhau để tất cả các trẻ em trên toàn quốc đều được thụ hưởng các chế độ CS - GD như nhau Mục tiêu được cụ thể như sau:

QLGDMN là một bộ phận cấu thành của QLGD QLGDMN giúp cho việc thực hiện mục tiêu của bậc học mầm non là “Phát triển giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi” Cũng như các bậc học

Trang 31

khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDMN cũng có mạng lưới quản lý từ cấp Bộ xuống các trường, lớp mầm non [1] Trong công tác quản lý trường MN việc quản lý hoạt động CS - GD là công việc trọng tâm, cốt lõi mà việc quản lý các mặt hoạt động khác đều nhằm phục vụ cho hoạt động quan trọng này

1.3.2.1 Về thể chất:

Nhằm bảo vệ và phát triển sức khoẻ thể chất cho trẻ Cung cấp cho trẻ một số hiểu biết về cơ thể Tập cho trẻ một số kỹ năng giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường và tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày Rèn luyện, phát triển các kỹ năng vận động (thô - tinh) và các tố chất thể lực (nhanh nhẹn, dẻo dai, linh hoạt ), phát triển năng lực của các giác quan Cung cấp cho trẻ một số hiểu biết sơ đẳng về dinh dưỡng và an toàn Chuẩn bị tốt thể lực, sức khoẻ để trẻ bước vào hoạt động học tập có hiệu quả [30] Ở độ tuổi 5 tuổi, trẻ MN phải đạt được chuẩn về thể chất với các tiêu chí như Chuẩn 1, 2, 3, 4, 5, 6.

1.3.2.2 Về nhận thức:

Nhằm cung cấp cho trẻ một số hiểu biết về thế giới xung quanh, biết hành động hợp lý trong môi trường đó Hình thành và phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ cho trẻ (quan sát, phân tích, so sánh, phân loại, khái quát, khả năng giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau) Giúp trẻ hiểu được một số quan hệ nhân quả trong môi trường gần gũi với trẻ Hình thành ở trẻ một số kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc học tập ở trường phổ thông: các biểu tượng toán sơ đẳng, những kỹ năng ban đầu cho việc học đọc, học viết ở lớp một Phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, khả năng chú ý, tưởng tượng, trí nhớ và tư duy sáng tạo, khả năng làm việc độc lập [30] Phải đảm

Trang 32

bảo sự phát triển về nhận thức để trẻ 5 tuổi đạt được các tiêu chí như Chuẩn 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28.

1.3.2.3 Về tình cảm - xã hội:

Nhằm cung cấp cho trẻ một số hiểu biết về các hiện tượng xã hội xung quanh, từ đó giáo dục và hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ tích cực đối với cộng đồng và môi trường xung quanh Giáo dục trẻ sự tự tin vào khả năng, năng lực của bản thân Phát triển ở trẻ ở tính tự lực, biết hành động theo sáng kiến của chính bản thân mình, biết chịu trách nhiệm về những việc mình làm Hình thành ở trẻ khả năng đánh giá và tự đánh giá tương đối phù hợp Hình thành ở trẻ nếp sống và hành vi văn hoá, biết gần gũi, bảo vệ thành quả lao động của người khác và môi trường sống, phát triển ở những cảm xúc thẩm mỹ, yêu thích cái đẹp, thích tạo ra cái đẹp với các tiêu chí cụ thể ở trẻ 5 tuổi như Chuẩn 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13.

1.3.2.4 Về thẩm mỹ:

Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động có mục đích và có hệ thống vào nhân cách của trẻ, nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong nghệ thuật, trong thiên nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục lòng yêu cái đẹp và đem cái đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo [30].

1.3.2.5 Về ngôn ngữ:

Hình thành và phát triển ở trẻ các kỹ năng nghe, nói cần thiết để giao tiếp với mọi người xung quanh Giúp trẻ biết cách diễn đạt ý nghĩ, mong muốn, yêu cầu, thể hiện tình cảm - cảm xúc của mình một cách rõ ràng, dễ hiểu đối với mọi người xung quanh Cho trẻ làm quen với các kỹ năng đọc, viết ban đầu để chuẩn bị vào lớp một Phát triển ở trẻ hứng thú, sự say mê “đọc” sách, truyện đồ chữ “viết” [29] như Chuẩn: 14, 15, 16, 17, 18, 19.

Trang 33

Ở một số trường MNTT, nhất là những trường MN quốc tế hoặc có yếu tố quốc tế, việc phát triển ngoại ngữ ở trẻ có một mục tiêu khác rất quan trọng là hình thành ở trẻ khả năng giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (nghe và nói) Đây là một mục tiêu đang tranh luận, nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, việc dạy ngoại ngữ nên bắt đầu càng sớm càng tốt Những trẻ ở tuổi Mẫu giáo (3 - 6 tuổi) có khả năng học tốt ngoại ngữ với nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hợp lý Chất lượng dạy học ngoại ngữ ở những trường này cũng là một tiêu chí quan trọng để xác định chất lượng giáo dục trẻ.

Để thực hiện được mục tiêu bậc học, điều quan trọng là chủ thể quản lý phải hướng mọi tác động của mình vào việc hiện thực hóa mục tiêu, làm cho quá trình CS - GD trẻ đạt được mục tiêu đã xác định, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là quản lý chất lượng hoạt động CS - GD trẻ.

1.3.3 Nội dung quản lý hoạt động CS - GD trẻ ở các trường MNTT:

1.3.3.1 Quản lý chất lượng hoạt động chăm sóc (nuôi dưỡng, sức khoẻvà bảo vệ) trẻ Mầm non:

a) Quản lý nội dung, chương trình chăm sóc trẻ MN:

Để đạt được mục tiêu đã định về phát triển thể chất, trẻ MN cần được chăm sóc, nuôi dưỡng đúng cách để trẻ phát triển cân đối, hài hoà Tạo cho trẻ có cơ thể khoẻ mạnh là tiền đề cho sự phát triển tâm lý, nhận thức Nhằm đảm bảo sự phát triển thể chất của trẻ, Vụ GD Mầm non, Bộ GD&ĐT đã có qui định về nội dung và cụ thể hóa bằng chương trình chăm sóc trẻ ở các độ tuổi Để chỉ đạo tổ chức tốt quá trình nuôi trẻ, HT phải nắm vững nội dung, chương trình này và chỉ đạo thực hiện, kiểm tra theo dõi thường xuyên việc thực hiện chương trình ở các lớp của trường mình Mặt khác phải tạo những điều kiện

Trang 34

cần thiết về CSVC và trang thiết bị để GV và bảo mẫu có thể thực hiện tốt chương trình qui định.

b) Quản lý, tổ chức hoạt động chăm sóc trẻ MN:

Để quá trình chăm sóc trẻ thực hiện được đúng nội dung, đúng chương trình đã qui định nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, HT phải quản lý được việc thực hiện hoạt động này của các GV và bảo mẫu Công việc này bao gồm nhiều việc cụ thể khác nhau nhưng đều thống nhất nội dung, chương trình qui định chung vận dụng vào điều kiện cụ thể của trường để xây dựng thiết kế được kế hoạch chăm sóc trẻ đảm bảo tính khoa học, khả thi và hiệu quả Đảm bảo việc tổ chức các chế độ ăn, ngủ phù hợp với từng độ tuổi Khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ phải đảm bảo nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết Phải đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lý, tránh các tai nạn về thể chất và tổn thương về tinh thần của trẻ Muốn vậy, chủ thể quản lý trường MN phải:

- Quản lý tốt việc trang bị và sử dụng hiệu quả các điều kiện để chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh và đảm bảo an toàn cho trẻ Các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, đồ chơi ngoài trời, toàn bộ môi trường nhà trường phải là môi trường an toàn với trẻ Bếp ăn được sắp xếp theo qui trình một chiều, đáp ứng được chuẩn VSATTP.

- Chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra chế độ VSATTP ở mọi khâu của quá trình nuôi dưỡng, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong ăn uống Các nguồn thực phẩm cho trẻ ăn cần có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng và VSATTP

- Quản lý, giám sát một cách thường xuyên hoạt động chăm sóc sức

khoẻ, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ an toàn cho trẻ Có các biện pháp phòng bệnh theo mùa và phòng tránh tai nạn cho trẻ.

Trang 35

- Tổ chức nghiêm túc chế độ kiểm tra định kỳ và không định kì việc chăm sóc trẻ về tất cả các mặt: VSDD, VSMT, vệ sinh cá nhân trẻ Đảm bảo môi trường nhà trường luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh; giáo dục mọi người có ý thức giữ gìn vệ sinh

- Chỉ đạo GV thường xuyên rèn luyện cho trẻ những thói quen, kĩ năng vệ sinh, sống khỏe mạnh

- Tổ chức đánh giá định kì sự phát triển thể chất của trẻ Xác định những trẻ có sự không bình thường trong sự phát triển về thể chất (suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì), tìm kiếm nguyên nhân và yêu cầu giáo viên, bảo mẫu có hướng khắc phục.

- Chỉ đạo GV và bảo mẫu đề ra những biện pháp hợp lý trong việc chăm sóc những trẻ “cá biệt”: yếu - suy dinh dưỡng, lười ăn, ăn hay nôn; thừa cân - béo phì, thèm ăn uống chất béo và ngọt; những bé hay bị dị ứng, hay đau ốm thường xuyên cần phải có sự chăm sóc đặc biệt của giáo viên.

1.3.3.2 Quản lý chất lượng hoạt động giáo dục trẻ Mầm non:

Việc quản lý chất lượng hoạt động giáo dục trẻ được thực hiện bằng bốn nội dung chính:

a) Quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục:

- Nội dung giáo dục trẻ MN được cụ thể hóa bằng chương trình GD ở từng độ tuổi do Bộ GD&ĐT ban hành, được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước

Thực hiện chương trình là thực hiện nội dung GD trẻ để đạt được mục tiêu đào tạo của trường MN Vì thế quản lý việc thực hiện nội dung chương trình GD trẻ là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của người HT trường MN Đó là việc người HT bằng các tác động quản lý đảm bảo xây dựng và thực

Trang 36

hiện được kế hoạch giáo dục của nhà trường một cách hợp lý trên cơ sở chương trình giáo dục qui định.

Để thực hiện tốt việc quản lý hoạt động CS - GD trẻ, người HT trường MN cần nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết sâu, rộng trên nhiều lĩnh vực CS - GD trẻ và thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về khoa học GDMN, đồng thời nắm vững các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước và của ngành về bậc học, biết vận dụng sáng tạo nội dung, chương trình chung vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, của trường mình Đây là vấn đề quan trọng nhất, và khó thực hiện để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của chương trình GDMN mới hiện nay

- Đây cũng là công việc quản lý công tác giảng dạy, công tác chủ

nhiệm lớp, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên; công tác bồi

dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên HT phải chỉ đạo thực hiện và quan tâm tạo điều kiện để GV thực hiện đầy đủ các nội dung được quy định trong chế độ sinh hoạt của trẻ HT cần có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất vào các thời điểm khác nhau về tình hình thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ của GV để kịp thời uốn nắn những lệch lạc, thiếu sót Nội dung chương trình phải được cụ thể hóa, điều chỉnh để đảm bảo được tính vừa sức, phù hợp với sự phát triển của từng bé, phát huy được tính tích cực học tập ở trẻ

Việc nắm vững và quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt mục tiêu chương trình GD trẻ vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu đối với CBQL cũng như GV để nâng cao chất lượng của các trường mầm non

b) Quản lý phương pháp giáo dục:

Nội dung, chương trình giáo dục trẻ chỉ phát huy được hiệu quả khi người GV có được phương pháp giáo dục thích hợp Vì vậy, việc quản lý

Trang 37

phương pháp giáo dục là rất quan trọng Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong GDMN hiện nay là:

- Các phương pháp thực hành, trải nghiệm:

Là nhóm phương pháp hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi Sử dụng các đồ vật dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích và nội dung giáo dục Trẻ cùng làm theo và thao tác với đồ vật như: sờ mó, cầm nắm Sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động, mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh và phát triển ngôn ngữ [8]

- Các phương pháp trực quan:

Là dùng các phương tiện trực quan như đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh, hành động mẫu cho trẻ quan sát, nói và làm theo, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan nghe, nhìn, ngửi, sờ, nếm

- Các phương pháp dùng lời:

Là nhóm phương pháp dùng lời nói để kể diễn cảm, đặt câu hỏi gợi mở được sử dụng phù hợp cùng với các cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích trẻ tập nói và giao tiếp với đồ vật, với người xung quanh, tạo tình huống thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẻ những cảm xúc với người khác bằng hành động cụ thể [7].

Việc sử dụng phương pháp chỉ đạt được hiệu quả khi nó phù hợp với nội dung giáo dục, lứa tuổi và đặc điểm cá nhân trẻ Vì vậy, người HT phải định hướng, kiểm tra và đánh giá một cách thường xuyên việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục.

c) Quản lý tổ chức hoạt động giáo dục:

Mức độ đạt tới mục tiêu giáo dục, thực hiện nội dung, chương trình đã đề ra và việc sử dụng phương pháp dạy học hợp lý được thể hiện trong quá

Trang 38

trình người giáo viên, bảo mẫu tổ chức quá trình giáo dục trẻ Vì vậy, một trong những nội dung quản lý quan trọng của HT trường MN là quản lý quá trình tổ chức hoạt động giáo dục Đây là công việc thường xuyên, lâu dài và toàn diện bao gồm những nội dung cơ bản:

- Quản lý việc lập kế hoạch giáo dục trẻ gồm kế hoạch năm học, kế hoạch từng tháng, tuần, kế hoạch bài học để đảm bảo kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở mục tiêu, nội dung, chương trình, phù hợp với tình hình cụ thể của trường, lớp và đặc điểm, trình độ phát triển của trẻ Trong đó, kế hoạch tổ chức hoạt động học (hoạt động chính) đóng vai trò quan trọng

- Quản lý việc thực hiện kế hoạch giáo dục (tổ chức hoạt động giáo dục); đó là việc kiểm tra thường xuyên để theo dõi việc thực hiện kế hoạch giáo dục đã đề ra Trong đó cần đặc biệt chú ý đến việc tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế Trên cơ sở kiểm tra, chủ thể quản lý có những chỉ đạo cần thiết và kịp thời để thực hiện được mục tiêu.

- Đánh giá việc thực hiện kế hoạch để xác nhận kết quả việc thực hiện kế hoạch, đặc biệt là việc thực hiện mục tiêu đã đề ra Việc đánh giá có ý nghĩa quan trọng vì nó là cơ sở để điều chỉnh kế hoạch, bố trí lao động và tạo động lực cho giáo viên, bảo mẫu và trẻ trong quá trình giáo dục tiếp theo.

Ở một số trường MNTT hiện nay, ngoài việc thực hiện những nội dung giáo dục mà Bộ GD&ĐT qui định còn có một nội dung quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của một số khá đông phụ huynh - đó là dạy ngoại ngữ, các môn năng khiếu khác cho trẻ Để thực hiện tốt nội dung này, nhà quản lý phải xây dựng được một kế hoạch hợp lý để vừa thực hiện được chương trình chuẩn qui định, vừa có thời gian cần thiết để dạy ngoại ngữ và năng khiếu cho trẻ Đây là một công việc khá khó khăn vì phải đảm bảo thời lượng và chất lượng

Trang 39

giáo dục theo qui định, vừa lựa chọn nội dung, phương pháp và có kế hoạch dạy học sao cho hợp lý và hiệu quả, phải phối hợp được hoạt động nhịp nhàng giữa GV ngoại ngữ, GV năng khiếu và GV MN.

d) Chỉ đạo đánh giá sản phẩm giáo dục theo định kì:

Đây là công việc cuối cùng nhưng cũng là công việc xác nhận về mặt định lượng chất lượng của hoạt động CS - GD trẻ Để xác nhận đúng kết quả hoạt động của GV và bảo mẫu, cần chỉ đạo, tổ chức để việc đánh giá được khách quan và khoa học, phải loại trừ được các yếu tố chủ quan ra khỏi kết quả đánh giá Điều cần lưu ý là, sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ MN không đi theo đường thẳng mà thường đi theo đường hình sin với những thời kì trẻ phát triển nhanh chóng đan xen với những thời kì phát triển một cách chậm chạp, thậm chí có thể có sự thụt lùi Vì vậy, để đánh giá chất lượng hoạt động CS - GD trẻ phải tập hợp được các dữ liệu đánh giá trong một thời gian dài mới thấy được sự phát triển thực sự của trẻ Mặt khác, vì các trẻ phát triển không đều và trong lớp có sự khác nhau về tháng, giới tính nên trong mỗi thời điểm đều có trẻ phát triển nhanh và chậm hơn về các mặt Vì vậy, một trị số trung bình cộng có thể thể hiện tương đối rõ hiệu quả của việc chăm sóc và giáo dục.

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động CS - GD trẻở các trường MNTT:

1.3.4.1 Tổ chức và quản lý trường mầm non:

1) Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non:

a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, Hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác trong nhà trường);

Trang 40

b) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng;

c) Có các tổ chức chính trị - xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.

2) Nhà trường có số điểm trường, số lớp, số lượng trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non:

a) Có không quá 07 điểm trường và được đặt tại trung tâm khu dân cư; b) Có số lượng trẻ và số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định; c) Trẻ được phân chia theo độ tuổi, được tổ chức bán trú và học 2 buổi/ ngày.

3) Nhà trường chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành giáo dục và địa phương phát động:

a) Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến giáo dục mầm non;

b) Chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ báo cáo với cơ quan quản lý giáo dục cấp trên;

c) Thường xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước

4) Nhà trường thực hiện công tác quản lý chuyên môn theo quy định của Bộ GD&ĐT:

a) Có kế hoạch hoạt động của trường theo tuần, tháng, năm học;

Ngày đăng: 19/12/2013, 11:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1. Giới thiệu về Quận 11 và tình hình CS- GD trẻ mầm - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
2.1. Giới thiệu về Quận 11 và tình hình CS- GD trẻ mầm (Trang 5)
Hiện nay, đổi mới hình thức CS- GD trẻ mầm non là nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu GDMN, đĩ là hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơ sở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người của trẻ và chuẩn bị cho trẻ bước vào học phổ thơng cĩ hiệu quả - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
i ện nay, đổi mới hình thức CS- GD trẻ mầm non là nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu GDMN, đĩ là hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơ sở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người của trẻ và chuẩn bị cho trẻ bước vào học phổ thơng cĩ hiệu quả (Trang 7)
Bảng 1. Số lượng trẻ, số lượng GV và xếp loại thi đua cuối năm học 2010 - 2011 ở trường MNCL. - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 1. Số lượng trẻ, số lượng GV và xếp loại thi đua cuối năm học 2010 - 2011 ở trường MNCL (Trang 119)
1. BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
1. BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU (Trang 119)
Bảng 2. Số lượng trẻ, số lượng GV và xếp loại thi đua cuối năm học 2010 - 2011 ở trường MNTT - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2. Số lượng trẻ, số lượng GV và xếp loại thi đua cuối năm học 2010 - 2011 ở trường MNTT (Trang 119)
Bảng 1. Số lượng trẻ, số lượng GV và xếp loại thi đua cuối năm học 2010 - 2011 ở trường MNCL. - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 1. Số lượng trẻ, số lượng GV và xếp loại thi đua cuối năm học 2010 - 2011 ở trường MNCL (Trang 119)
Bảng 3. Thống kê trình độ chuyên mơn của GV MNCL tại Quận 11. - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3. Thống kê trình độ chuyên mơn của GV MNCL tại Quận 11 (Trang 120)
Bảng 4. Thống kê trình độ chuyên mơn của GV MNTT tại Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 4. Thống kê trình độ chuyên mơn của GV MNTT tại Quận 11 (Trang 120)
Bảng 3. Thống kê trình độ chuyên môn của GV MNCL tại Quận 11. - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3. Thống kê trình độ chuyên môn của GV MNCL tại Quận 11 (Trang 120)
Bảng 4. Thống kê trình độ chuyên môn của GV MNTT tại Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 4. Thống kê trình độ chuyên môn của GV MNTT tại Quận 11 (Trang 120)
Bảng 5. Thống kê tay nghề của GV MNCL 2010 - 2011 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 5. Thống kê tay nghề của GV MNCL 2010 - 2011 (Trang 120)
NĂM MNCL MNTT - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
NĂM MNCL MNTT (Trang 121)
Bảng 7. Tổng hợp số trẻ MNCL và MNTT được khám sức khoẻ theo định kỳ trong các năm - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 7. Tổng hợp số trẻ MNCL và MNTT được khám sức khoẻ theo định kỳ trong các năm (Trang 121)
Bảng 7.  Tổng hợp số trẻ MNCL và MNTT được khám sức khoẻ theo định kỳ trong các năm - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 7. Tổng hợp số trẻ MNCL và MNTT được khám sức khoẻ theo định kỳ trong các năm (Trang 121)
Bảng 8. Tổng hợp số trẻ MNCL và MNTT được tổ chức bữa ăn an tồn vệ sinh thực phẩm - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 8. Tổng hợp số trẻ MNCL và MNTT được tổ chức bữa ăn an tồn vệ sinh thực phẩm (Trang 122)
Bảng 9. Tỉ lệ Kênh A, DCBP, B, C theo biểu đồ tăng trưởng của trẻ ở trường MNTT  - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 9. Tỉ lệ Kênh A, DCBP, B, C theo biểu đồ tăng trưởng của trẻ ở trường MNTT (Trang 122)
Bảng 8.  Tổng hợp số trẻ MNCL và MNTT được tổ chức bữa ăn an toàn vệ sinh thực phẩm - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 8. Tổng hợp số trẻ MNCL và MNTT được tổ chức bữa ăn an toàn vệ sinh thực phẩm (Trang 122)
Bảng 9.  Tỉ lệ Kênh A, DCBP, B, C theo biểu đồ tăng trưởng của trẻ ở trường MNTT - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 9. Tỉ lệ Kênh A, DCBP, B, C theo biểu đồ tăng trưởng của trẻ ở trường MNTT (Trang 122)
Bảng 10. Về CSVC, trang thiết bị CS- GD trẻ ở trường MNCL và MNTT tại Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 10. Về CSVC, trang thiết bị CS- GD trẻ ở trường MNCL và MNTT tại Quận 11 (Trang 123)
Bảng 10.  Về CSVC, trang thiết bị CS - GD trẻ ở trường MNCL và MNTT tại Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 10. Về CSVC, trang thiết bị CS - GD trẻ ở trường MNCL và MNTT tại Quận 11 (Trang 123)
Bảng 11. Thực hiện các chức năng quản lý tại trường MNCL và MNTT - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 11. Thực hiện các chức năng quản lý tại trường MNCL và MNTT (Trang 124)
Bảng 12. Nhiệm vụ của BGH trường MNTT như sau - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 12. Nhiệm vụ của BGH trường MNTT như sau (Trang 124)
Bảng 11. Thực hiện các chức năng quản lý tại trường MNCL và MNTT - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 11. Thực hiện các chức năng quản lý tại trường MNCL và MNTT (Trang 124)
Bảng 12. Nhiệm vụ của BGH trường MNTT như sau - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 12. Nhiệm vụ của BGH trường MNTT như sau (Trang 124)
Bảng 13. Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng CS- GD trẻ ở các trường MNTT Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 13. Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng CS- GD trẻ ở các trường MNTT Quận 11 (Trang 125)
Bảng 14. Mức độ sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động chăm sĩc trẻ trong trường MNTT Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 14. Mức độ sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động chăm sĩc trẻ trong trường MNTT Quận 11 (Trang 125)
Bảng 13. Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng CS - GD trẻ ở các trường MNTT Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 13. Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng CS - GD trẻ ở các trường MNTT Quận 11 (Trang 125)
Bảng 14.  Mức độ sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ trong trường MNTT Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 14. Mức độ sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ trong trường MNTT Quận 11 (Trang 125)
Bảng 15. Các biện pháp bồi dưỡng GV ở các trường MNTT tại Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 15. Các biện pháp bồi dưỡng GV ở các trường MNTT tại Quận 11 (Trang 127)
Bảng 16. Các biện pháp phối hợp giữa gia đình và cộng đồng ở 10 trường MNTT Quận 11.                                                         - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 16. Các biện pháp phối hợp giữa gia đình và cộng đồng ở 10 trường MNTT Quận 11. (Trang 128)
Bảng 17. Nguồn kinh phí đầu tư cho MNCL và MNTT năm học 201 0- 2011 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 17. Nguồn kinh phí đầu tư cho MNCL và MNTT năm học 201 0- 2011 (Trang 128)
Bảng 16. Các biện pháp phối hợp giữa gia đình và cộng đồng ở 10 trường MNTT Quận 11. - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 16. Các biện pháp phối hợp giữa gia đình và cộng đồng ở 10 trường MNTT Quận 11 (Trang 128)
Bảng 17.  Nguồn kinh phí đầu tư cho MNCL và MNTT năm học 2010 - 2011 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 17. Nguồn kinh phí đầu tư cho MNCL và MNTT năm học 2010 - 2011 (Trang 128)
Bảng 18. Khảo sát ý kiến các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng CS - GD của các trường MNTT tại Quận 11, Tp - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 18. Khảo sát ý kiến các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng CS - GD của các trường MNTT tại Quận 11, Tp (Trang 129)
Bảng 18.  Khảo sát ý kiến các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng CS - GD của các trường MNTT tại Quận 11, Tp - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 18. Khảo sát ý kiến các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng CS - GD của các trường MNTT tại Quận 11, Tp (Trang 129)
Bảng 1. Số lượng trẻ, số lượng GV và xếp loại thi đua cuối năm học 2010 - 2011 ở trường MNCL - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 1. Số lượng trẻ, số lượng GV và xếp loại thi đua cuối năm học 2010 - 2011 ở trường MNCL (Trang 130)
Bảng 1. Số lượng trẻ, số lượng GV và xếp loại thi đua cuối năm học 2010 - 2011 ở trường MNCL - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 1. Số lượng trẻ, số lượng GV và xếp loại thi đua cuối năm học 2010 - 2011 ở trường MNCL (Trang 130)
Bảng 3. Thống kê trình độ chuyên mơn của GV MNCL tại Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3. Thống kê trình độ chuyên mơn của GV MNCL tại Quận 11 (Trang 132)
Bảng 4. Thống kê trình độ chuyên môn của GV MNTT tại Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 4. Thống kê trình độ chuyên môn của GV MNTT tại Quận 11 (Trang 132)
Bảng 6. Thơng kê về tay nghề của GV MNTT năm học 201 0- 2011 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 6. Thơng kê về tay nghề của GV MNTT năm học 201 0- 2011 (Trang 133)
Bảng 5. Thống kê tay nghề của GV MNCL 201 0- 2011 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 5. Thống kê tay nghề của GV MNCL 201 0- 2011 (Trang 133)
Bảng 5.  Thống kê tay nghề của GV MNCL 2010 - 2011 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 5. Thống kê tay nghề của GV MNCL 2010 - 2011 (Trang 133)
Bảng 6.  Thông kê về tay nghề của GV MNTT năm học 2010 - 2011 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 6. Thông kê về tay nghề của GV MNTT năm học 2010 - 2011 (Trang 133)
Bảng 7. Tổng hợp số trẻ MNCL và MNTT được khám sức khoẻ theo định kỳ trong các năm - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 7. Tổng hợp số trẻ MNCL và MNTT được khám sức khoẻ theo định kỳ trong các năm (Trang 133)
Bảng 8. Tổng hợp số trẻ MNCL và MNTT được tổ chức bữa ăn An tồn vệ sinh thực phẩm - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 8. Tổng hợp số trẻ MNCL và MNTT được tổ chức bữa ăn An tồn vệ sinh thực phẩm (Trang 135)
NĂM MNCL MNTT - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
NĂM MNCL MNTT (Trang 135)
Bảng 9. Tỉ lệ Kênh A, DCBP, B, C theo Biểu đồ tăng trưởng của trẻ ở các trường MNTT - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 9. Tỉ lệ Kênh A, DCBP, B, C theo Biểu đồ tăng trưởng của trẻ ở các trường MNTT (Trang 135)
Bảng 8. Tổng hợp số trẻ MNCL và MNTT được tổ chức bữa ăn An toàn vệ sinh thực phẩm - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 8. Tổng hợp số trẻ MNCL và MNTT được tổ chức bữa ăn An toàn vệ sinh thực phẩm (Trang 135)
Bảng 10. Về CSVC, trang thiết bị CS- GD trẻ ở trường MNCL và MNTT tại Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 10. Về CSVC, trang thiết bị CS- GD trẻ ở trường MNCL và MNTT tại Quận 11 (Trang 136)
Bảng   10.  Về   CSVC,   trang   thiết   bị   CS   -  GD   trẻ   ở   trường   MNCL   và MNTT tại Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
ng 10. Về CSVC, trang thiết bị CS - GD trẻ ở trường MNCL và MNTT tại Quận 11 (Trang 136)
Bảng 13. Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng CS- GD trẻ ở các trường MNTT Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 13. Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng CS- GD trẻ ở các trường MNTT Quận 11 (Trang 137)
Bảng 12. Nhiệm vụ của BGH trường MNTT - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 12. Nhiệm vụ của BGH trường MNTT (Trang 137)
Bảng 14. Mức độ sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động chăm sĩc trẻ trong trường MNTT Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 14. Mức độ sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động chăm sĩc trẻ trong trường MNTT Quận 11 (Trang 138)
Bảng 14. Mức độ sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ trong trường MNTT Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 14. Mức độ sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ trong trường MNTT Quận 11 (Trang 138)
Bảng 15. Các biện pháp bồi dưỡng GV ở các trường MNTT tại Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 15. Các biện pháp bồi dưỡng GV ở các trường MNTT tại Quận 11 (Trang 140)
Bảng 15. Các biện pháp bồi dưỡng GV ở các trường MNTT tại Quận 11 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 15. Các biện pháp bồi dưỡng GV ở các trường MNTT tại Quận 11 (Trang 140)
Bảng 17. Nguồn kinh phí đầu tư cho MNCL và MNTT năm học 2010 – 2011 STTNguồn kinh phíMNCLMNTT Số tiền (VND)Kinh phíxây dựng, cải tạoKinh phímua sắmtrang thiết bịSố tiền(VND)Kinh phíxây dựng,cải tạoKinh phímua sắmtrangthiết bị - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 17. Nguồn kinh phí đầu tư cho MNCL và MNTT năm học 2010 – 2011 STTNguồn kinh phíMNCLMNTT Số tiền (VND)Kinh phíxây dựng, cải tạoKinh phímua sắmtrang thiết bịSố tiền(VND)Kinh phíxây dựng,cải tạoKinh phímua sắmtrangthiết bị (Trang 141)
Bảng 17.  Nguồn kinh phí đầu tư cho MNCL và MNTT năm học 2010 – 2011 - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 17. Nguồn kinh phí đầu tư cho MNCL và MNTT năm học 2010 – 2011 (Trang 141)
Bảng 16. Các biện pháp phối hợp giữa gia đình và cộng đồng. - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 16. Các biện pháp phối hợp giữa gia đình và cộng đồng (Trang 141)
Bảng 18.  Khảo sát ý kiến các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng CS - GD trẻ của các trường MNTT tại Quận 11, Tp - Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc   giáo dục trẻ ở các trường mầm non tu thục quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 18. Khảo sát ý kiến các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng CS - GD trẻ của các trường MNTT tại Quận 11, Tp (Trang 142)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w