MỤC LỤC
Ví dụ, phòng giữ trẻ luôn có nhiệt độ từ 20 đến 27 độ C và phải đặt điện thoại miễn phí cũng như đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về an toàn như đạt chứng chỉ về phòng chống cháy nổ, vệ sinh y tế, cửa ra vào phòng giữ trẻ luôn có đèn sáng trước lúc mặt trời mọc và sau khi hoàng hôn xuống; tường phải đảm bảo không bị bong tróc hay có đinh lộ ra; hệ thống điều hòa không khí phải đặt ở nơi trẻ không với tới được; ổ cắm điện phải được bao bọc cẩn thận; nơi rửa tay cho trẻ phải có bồn rửa với nhiệt độ nước không bao giờ quá 49 độ C; dụng cụ vệ sinh, chất tẩy rửa, sát trùng. Hầu như tất cả các cơ sở chăm sóc trẻ em được quy định theo pháp luật là do tư nhân điều hành, thường là trên một cơ sở phi lợi nhuận của các nhóm phụ huynh, ban giám đốc tự nguyện, hoặc các tổ chức phi lợi nhuận khác hoặc trên cơ sở lợi nhuận của cá nhân hoặc doanh nghiệp; đây là cả trường MN có quy mô nhỏ (Day care).
Theo Qui chế này, các cơ sở MNTT được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quy hoạch kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội [9]. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Wendy K Jarvie (nguyên Giám đốc Vụ CS - GD mầm non và chăm sóc trẻ em của Chính phủ Liên bang Úc), mặc dù hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại có những ưu điểm cần tiếp tục phát huy hơn nữa, thì chặng đường để đảm bảo tất cả trẻ em khi lên 6 tuổi đều được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào cấp tiểu học và chất lượng GDMN đạt chuẩn quốc tế vẫn còn rất dài và rằng Viê ̣t Nam cần có một khung chính sách tổng thể cho sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ ở vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc ít người; chú trọng nâng cao chất lượng GDMN, bồi dưỡng năng lực QLGDMN cho CBQL các Sở, Phòng GD&ĐT và UBND các cấp;.
Đó là một chuỗi tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể QLGD đến khách thể (đội ngũ GV và học sinh, các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường) nhằm làm cho họ hợp tác hiệu quả trong quá trình thực hiện các hoạt động chung - dạy học và giáo dục. Chất lượng hoạt động CS - GD trẻ MN thể hiện mức độ phát triển mà trẻ em mầm non đạt được so với mục tiêu đề ra ở các độ tuổi và được biểu hiện thông qua các mặt sau đây (Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non, ban hành ngày 17/2/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Tiêu chuẩn 5: kết quả CS - GD trẻ mầm non):. 1) Trẻ có sự phát triển về thể chất theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non:. a) Chiều cao, cân nặng, phát triển bình thường theo độ tuổi;. b) Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi;. c) Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi. 2) Trẻ có sự phát triển về nhận thức theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non:. a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;. b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi;. c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi. 3) Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non:. a) Nghe và hiểu được các lời nói giao tiếp phù hợp với độ tuổi;. b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi;. c) Biết sử dụng lời nói để giao tiếp; có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi. 4) Trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ, có một số kỹ năng cơ bản và có khả năng cảm nhận, thể hiện cảm xúc về âm nhạc và tạo hình:. a) Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ phù hợp với độ tuổi;. b) Có một số kỹ năng cơ bản về âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi;. c) Có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi. 5) Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, đoàn kết với bạn bè, mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với người lớn:. a) Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân phù hợp với độ tuổi;. b) Thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi;. c) Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn phù hợp với độ tuổi. 6) Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường; giữ gìn vệ sinh cá nhân;. quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vật nuôi; có ý thức chấp hành quy định về an toàn giao thông:. a) Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng; có nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi;. b) Quan tâm, thích chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi;. c) Có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi. 7) Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và trẻ khuyết tật được chú trọng chăm sóc và cú kết quả tiến bộ rừ rệt:. a) Phục hồi dinh dưỡng ít nhất 80% đối với trẻ bị suy dinh dưỡng; có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì;.
Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động có mục đích và có hệ thống vào nhân cách của trẻ, nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong nghệ thuật, trong thiên nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục lòng yêu cái đẹp và đem cái đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo [30]. - Quản lý việc thực hiện kế hoạch giáo dục (tổ chức hoạt động giáo dục); đú là việc kiểm tra thường xuyờn để theo dừi việc thực hiện kế hoạch giáo dục đã đề ra. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến việc tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế. Trên cơ sở kiểm tra, chủ thể quản lý có những chỉ đạo cần thiết và kịp thời để thực hiện được mục tiêu. - Đánh giá việc thực hiện kế hoạch để xác nhận kết quả việc thực hiện kế hoạch, đặc biệt là việc thực hiện mục tiêu đã đề ra. Việc đánh giá có ý nghĩa quan trọng vì nó là cơ sở để điều chỉnh kế hoạch, bố trí lao động và tạo động lực cho giáo viên, bảo mẫu và trẻ trong quá trình giáo dục tiếp theo. Ở một số trường MNTT hiện nay, ngoài việc thực hiện những nội dung giáo dục mà Bộ GD&ĐT qui định còn có một nội dung quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của một số khá đông phụ huynh - đó là dạy ngoại ngữ, các môn năng khiếu khác cho trẻ. Để thực hiện tốt nội dung này, nhà quản lý phải xây dựng được một kế hoạch hợp lý để vừa thực hiện được chương trình chuẩn qui định, vừa có thời gian cần thiết để dạy ngoại ngữ và năng khiếu cho trẻ. Đây là một công việc khá khó khăn vì phải đảm bảo thời lượng và chất lượng. giáo dục theo qui định, vừa lựa chọn nội dung, phương pháp và có kế hoạch dạy học sao cho hợp lý và hiệu quả, phải phối hợp được hoạt động nhịp nhàng giữa GV ngoại ngữ, GV năng khiếu và GV MN. d) Chỉ đạo đánh giá sản phẩm giáo dục theo định kì:. Đây là công việc cuối cùng nhưng cũng là công việc xác nhận về mặt định lượng chất lượng của hoạt động CS - GD trẻ. Để xác nhận đúng kết quả hoạt động của GV và bảo mẫu, cần chỉ đạo, tổ chức để việc đánh giá được khách quan và khoa học, phải loại trừ được các yếu tố chủ quan ra khỏi kết quả đánh giá. Điều cần lưu ý là, sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ MN không đi theo đường thẳng mà thường đi theo đường hình sin với những thời kì trẻ phát triển nhanh chóng đan xen với những thời kì phát triển một cách chậm chạp, thậm chí có thể có sự thụt lùi. Vì vậy, để đánh giá chất lượng hoạt động CS - GD trẻ phải tập hợp được các dữ liệu đánh giá trong một thời gian dài mới thấy được sự phát triển thực sự của trẻ. Mặt khác, vì các trẻ phát triển không đều và trong lớp có sự khác nhau về tháng, giới tính nên trong mỗi thời điểm đều có trẻ phát triển nhanh và chậm hơn về các mặt. Vì vậy, một trị số trung bỡnh cộng cú thể thể hiện tương đối rừ hiệu quả của việc chăm súc và giáo dục. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động CS - GD trẻ ở các trường MNTT:. Tổ chức và quản lý trường mầm non:. c) Có các tổ chức chính trị - xã hô ̣i: Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác. 2) Nhà trường có số điểm trường, số lớp, số lượng trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non:. a) Có không quá 07 điểm trường và được đặt tại trung tâm khu dân cư;. b) Có số lượng trẻ và số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định;. c) Trẻ được phân chia theo độ tuổi, được tổ chức bán trú và học 2 buổi/. 3) Nhà trường chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành giáo dục và địa phương phát động:. a) Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến giáo dục mầm non;. b) Chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ báo cáo với cơ quan quản lý giáo dục cấp trên;. c) Thường xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước. 4) Nhà trường thực hiện công tác quản lý chuyên môn theo quy định của Bộ GD&ĐT:. a) Có kế hoạch hoạt động của trường theo tuần, tháng, năm học;. b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch CS - GD trẻ và các hoạt động giáo dục khác; thực hiện quản lý chuyên môn, kiểm tra nội bộ theo quy định;. c) Có đủ hồ sơ, sổ sách và được lưu trữ theo quy định. 5) Nhà trường thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo các quy định của Nhà nước:. a) Có đầy đủ hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính, tài sản liên quan đến trường mầm non và có quy chế chi tiêu nội bộ;. b) Lập dự toán, thực hiện thu, chi, quyết toán và báo cáo tài chính, kiểm kê tài sản theo quy định;. 6) Nhà trường chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên:. a) Tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất hai lần/ năm học (vào hai học kỳ) đối với trẻ; ít nhất một lần/ năm học đối với cán bộ, GV và nhân viên;. b) Thường xuyên giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường cho trẻ;. c) Thường xuyên tổ chức vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường và thực hiện các hoạt động khác về y tế trường học. 7) Nhà trường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên:. a) Có phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường;. b) Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;. c) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường. 8) Nhà trường tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa phương:. a) Có nội dung hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi theo từng tháng, từng năm học và thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả;. b) Mỗi năm học tổ chức ít nhất một lần cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi tham quan địa danh, di tích lịch sử, văn hoá địa phương hoặc mời nghệ nhân ở địa phương hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian;. c) Phổ biến, hướng dẫn cho trẻ các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao, bài hát dân ca phù hợp. 9) Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng của nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ trường mầm non:. a) Có kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học; sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần;. b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của nhà trường; quản lý tốt tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị, tài sản, tài chính, hồ sơ của tổ và của nhà trường;. c) Đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viên trong tổ. Đội ngũ cán bộ, GV nhà trường:. a) Hiệu trưởng, phó HT có thời gian công tác liên tục trong giáo dục mầm non ít nhất là 5 năm đối với HT và 3 năm đối với phó HT; có bằng Trung cấp sư phạm mầm non trở lên, đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục;. b) Có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm vững chương trình Giáo dục mầm non; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn;. c) Có phẩm chất đạo đức tốt, được giáo viên, cán bộ, nhân viên trong trường và nhân dân địa phương tín nhiệm. 2) GV của nhà trường đủ số lượng, đạt các yêu cầu về trình độ đào tạo theo quy định của Điều lệ trường mầm non, có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác, có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật:. a) Có đủ số lượng GV theo quy định;. c) Có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác và có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. a) Thực hiện công tác CS - GD trẻ theo chương trình Giáo dục mầm non;. b) Quản lý trẻ về mọi mặt trong thời gian trẻ ở trường;. c) Quan tâm đến trẻ, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ;. bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ. 4) GV thực hiện nghiêm túc việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục:. a) Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;. b) Vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ; khai thác các tình huống trong cuộc sống để tổ chức hoạt động giáo dục trẻ một cách phù hợp; tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, khuyến khích trẻ sáng tạo;. c) Sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn và trong CS - GD trẻ. 5) Nhân viên của nhà trường đạt các yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường mầm non:. b) Nhân viên y tế học đường và kế toán có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn; nhân viên thủ quỹ, văn thư, bảo vệ và các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo công việc được giao; nhân viên nấu ăn có chứng chỉ nghề nấu ăn;. c) Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định. 6) Cán bộ, GV và nhân viên của nhà trường được đánh giá xếp loại hằng năm:. a) Có ít nhất 50% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến và có ít nhất 1 người đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở trở lên;. b) Có ít nhất 50% GV được xếp loại khá trở lên, không có GV bị xếp loại kém, theo quy định về Chuẩn nghề nghiệp GV mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành;. c) Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. 7) Cán bộ, GV và nhân viên được đảm bảo các quyền lợi theo quy định của pháp luật:. a) Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ CS - GD trẻ;. b) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;. được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác khi đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định;. c) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính:. 1) Nhà trường có diện tích, khuôn viên và các công trình đảm bảo yêu cầu về thiết kế theo quy định của Điều lệ trường mầm non:. a) Có đủ diện tích đất sử dụng theo quy định, các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;. b) Có biển tên trường, khuôn viên có tường, rào bao quanh;. c) Có nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh. 2) Nhà trường có sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi đảm bảo yêu cầu:. a) Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp, có cây xanh, được cắt tỉa đẹp, tạo bóng mát sân trường;. b) Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, giúp trẻ khám phá, học tập;. c) Khu vực trẻ chơi ngoài trời được lát gạch, láng xi măng hoặc trồng thảm cỏ; có ít nhất 5 loại đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ. 3) Nhà trường có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi đảm bảo yêu cầu:. a) Phòng sinh hoạt chung (có thể dùng làm nơi ăn, ngủ cho trẻ) đảm bảo diện tích trung bình 1,5 - 1,8m2 cho một trẻ, đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng, nền láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ màu sáng không trơn trượt; có đủ bàn ghế cho GV và trẻ; tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp; có đủ đồ dùng, thiết bị theo quy định của Bộ GD&ĐT;. 4) Nhà trường có phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật, nhà vệ sinh, bếp ăn theo quy định của Điều lệ trường mầm non:. a) Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật có diện tích tối thiểu là 60m2,thoáng mát, đủ ánh sáng, có đủ trang bị, thiết bị phục vụ dạy và học;. b) Có bếp ăn được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều; đồ dùng nhà bếp đầy đủ, đảm bảo vệ sinh; có kho thực phẩm bảo đảm VSATTP;. có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn;. c) Có nhà vệ sinh cho trẻ, nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo yêu cầu và thuận tiện cho sử dụng. 5) Nhà trường có khối phòng hành chính quản trị đảm bảo yêu cầu:. a) Văn phòng trường có diện tích tối thiểu 30m2, có bàn ghế họp và tủ văn phòng, có các biểu bảng theo quy định; phòng HT, phó HT có diện tích tối thiểu 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách;. phòng hành chính quản trị có diện tích tối thiểu 15m2, có máy vi tính và các phương tiện làm việc;. b) Phòng Y tế có diện tích tối thiểu 10m2, có các trang thiết bị y tế và đồ dựng theo dừi sức khoẻ trẻ; cú biểu bảng thụng bỏo cỏc biện phỏp tớch cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì; có bảng kế hoạch theo dừi tiờm phũng và khỏm sức khoẻ định kỳ cho trẻ; cú tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ;. c) Phòng bảo vệ, thường trực có diện tích tối thiểu 6 - 8m2, có bàn ghế, đồng hồ, bảng, sổ theo dừi khỏch; phũng dành cho nhõn viờn cú diện tớch tối thiểu 16m2, có tủ để đồ dùng cá nhân; khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ diện tích và có mái che. 6) Nhà trường có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định về Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành:. a) Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong CS - GD trẻ;. b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;. c) Hằng năm, có kế hoạch bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Quan hệ giữa nhà trường và gia đình, xã hội:. hoa ̣t đô ̣ng theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ GD&ĐT ban hành;. b) Nhà trường có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ CS - GD trẻ khi ở nhà;.
Mục tiêu chung phát triển GDMN đến năm 2020 là: Nhanh chóng mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng CS - GD trẻ 0 - 6 tuổi trên cơ sở xây dựng một đội ngũ cán bộ, GV am hiểu biết nghiệp vụ và tâm huyết với nghề, một hệ thống trường lớp được trang bị tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh, một mạng lưới phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ đến các gia đình, nhằm phát triển thể lực, trí tuệ, tình cảm, rèn luyện thái độ đúng, thói quen tốt, đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục trẻ ở các bậc học tiếp theo [21]. Muốn nâng cao chất lượng CS - GD cho trẻ ở các trường MNTT đòi hỏi các nhà quản lý, đặc biệt là HT các trường MN (chủ thể trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động CS - GD trẻ mầm non) có nhận thức đầy đủ về hoạt động CS - GD trẻ mầm non: các nội dung, các yếu tố cấu thành, các biểu hiện và tiêu chí đánh giá chất lượng;… Quản lý hoạt động CS - GD trẻ mầm non, trên cơ sở đó tìm những giải pháp quản lý phù hợp nhằm đạt được mục tiêu mà nhà quản lý đã đề ra.
Cũng có lúc các trường thiếu giáo viên (thiếu tạm thời do giáo viên nghỉ hộ sản) thì chủ yếu là HT giải quyết bằng chắp vá hoặc nhờ người chưa đủ chuẩn (Sơ cấp nuôi dạy trẻ) đứng lớp cùng một giáo viên. Biện pháp giải quyết của HT một cách tạm thời thật khó đảm bảo chất lượng CS - GD trẻ. Qua thăm dò ý kiến các HT, chúng tôi thấy rằng vấn đề tuyển dụng giáo viên ở một số trường tư thục gặp rất nhiều khó khăn. Thông thường chỉ có hai đối tượng dự tuyển chủ yếu. Thứ nhất, là những người sắp hoặc đã về hưu ở các trường công lập. Những người này thường có kinh nghiệm nhưng chậm. chạp và không học nâng cao nữa, khó đổi mới và nhiều trường hợp, ít nhiệt tình với công việc, khó thích hợp với trẻ. Đối tượng thứ hai là những giáo sinh mới ra trường. Trường tuyển họ vào làm việc lúc chưa có một chút kinh nghiệm. Sau quá trình làm việc, được bồi dưỡng có kinh nghiệm rồi, hay được cử đi đào tạo đại học thì thường chuyển vào trường công lập điểm, trường tư thục có chất lượng hay vào các trường có yếu tố quốc tế. Các trường mầm non tư thục nhỏ vì vậy thường chịu nhiều thiệt thòi về vấn đề nhân lực. Còn có một lý do nữa thuộc về tâm lý, đó là tâm lý yên tâm và chắc chắn của giáo viên khi vào làm ở trường công lập. Trường MNTT góp phần vào công tác xã hội hoá giáo dục, nơi tiếp nhận nhiều cháu kém may mắn. Vì vậy, ở một số trường các chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.. có thể không bằng chế độ giáo viên biên chế trong công lập. Trong khi đó áp lực công việc, đòi hỏi của phụ huynh thường là rất cao. Giáo viên trong biên chế ở trường công lập thì dù có lúc nào đó làm việc kém chất lượng hơn cũng chưa có vấn đề gì nhưng giáo viên ở trường MNTT thì phải luôn luôn tìm cách để nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, phải luôn cố gắng làm tốt. Vì vậy, ở một số trường tư thục trả lương cao hơn công lập nhưng giáo viên vẫn không thích vì trách nhiệm và áp lực công việc lại cao hơn nhiều. Nhận thức được vai trò của chất lượng của đội ngũ giáo viên đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ, các HT trường MNTT Quận 11 đã rất coi trọng các biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ; đồng thời, quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách theo qui định Nhà nước. Trong đó, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên được coi là biện pháp hàng đầu. Kết quả thăm dò các. HT về các biện pháp đã được sử dụng để nâng cao chất lượng đội ngũ cho thấy, gồm các biện pháp được sử dụng phổ biến. Tuy vậy thực tế việc tổ chức và viết sáng kiến kinh nghiệm nhiều nơi chưa tốt và thậm chí có trường giáo viên chưa bao giờ viết sáng kiến kinh nghiệm, bởi trình độ và khả năng viết của CBQL và giáo viên còn hạn chế. Sinh hoạt chuyên môn có khi chỉ là hình thức. b) Biện pháp tổ chức các tiết dạy, các hoạt động, các chuyên đề đạt ở mức Tốt 65%; Khá 20%; Trung bình 15%; giải pháp này được các HT thực hiện mang lại hiệu quả cao hơn cả là hoàn toàn hợp lý bởi nó hợp với quy luật nhận thức của giáo viên, với việc nâng cao tay nghề bằng cách “Trăm nghe không bằng một thấy” và đã tập trung vào các hoạt động chính chăm sóc - giáo dục trẻ. Cách thức quản lý này rất phù hợp với trình độ giáo viên hiện nay. Có nhiều phương pháp nói mãi giáo viên không hình dung được nhưng đưa vào dự giờ là hiểu ngay và có thể vận dụng phương pháp đó một cách hữu hiệu. d) Biện pháp đánh giá chính xác khả năng của từng giáo viên. Tuy nhiên, việc đánh giá năng lực của từng giáo viên là một việc làm rất khó khăn. Phần lớn các HT vẫn còn rất lúng túng trong việc đánh giá giáo viên, nhiều khi sa vào. chủ nghĩa hình thức. Vì vậy, việc tìm kiếm những cách thức thích hợp để đánh giá một cách khách quan là một việc làm cần thiết. e) Biện pháp thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn đạt ở mức độ Tốt 53%; Khá 26%;. Qua đó cũng như thực tế chỉ đạo cho thấy các trường tư thục chưa được phát triển Đảng trong trường mầm non, mà chủ yếu chỉ quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. g) Biện pháp quan tâm thực hiện đầy đủ, công bằng các chế độ chính sách, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, động viên khen thưởng kịp thời được nhiều HT lựa chọn. Điều này do bởi đây là vấn đề tác động trực tiếp đến giáo viên, nếu làm tốt sẽ tạo cho đội ngũ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. h) Biện pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết vững mạnh, trong đó HT là trung tâm đoàn kết của toàn trường. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với tập thể trường mầm non tư thục, một tập thể hầu hết là nữ. Qua chỉ đạo thực tiễn cho thấy ở nơi nào tập thể GV, CB, CNV đoàn kết nhất trí cao thì ở đó mọi công việc dù khó khăn đến đâu cũng có thể hoàn thành. Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến hiệu quả quản lý chất lượng CS - GD trẻ. i) Biện pháp bố trí giáo viên giỏi và giáo viên yếu, giáo viên cũ và giáo viên mới làm việc chung để họ bồi dưỡng trực tiếp cho nhau. Tuy nhiên, những trang bị bằng nhựa cho trường MN phổ biến trên thị trường hiện nay hầu như chưa được kiểm định về mức độ độc hại đối với trẻ, hạn chế sự phát triển nhận thức của trẻ về đồ vật thật và chưa phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục trẻ mầm non hiện nay là phải tận dụng mọi thứ có sẵn trong tay để dạy trẻ, phát huy tính tích cực, khả năng tự khám phá tìm tòi của trẻ, dạy trẻ sống ở môi trường nào phải biết điều chỉnh, ứng xử phù hợp với điều kiện môi trường đó.
Qua thực tế trao đổi và qua kinh nghiệm chỉ đạo, chúng tôi thấy HT các trường MNTT chủ yếu quan tâm đến việc xây dựng CSVC, lo toan về các chế độ ăn uống, chăm sóc trẻ, nhất là tạo các nguồn thu cho nhà trường để bảo đảm đời sống cho giáo viên, nhân viên. Việc xây dựng kế hoạch GD trẻ và tạo môi trường học tập ở các nhóm, lớp theo hướng đổi mới, tạo các góc chơi với đầy đủ các loại đồ dùng, đồ chơi, vật liệu cho trẻ tự học, tự chơi, tự khám phá, đang là vấn đề mà nhiều GV còn lúng túng, trong khi một số HT chưa chú trọng, chưa tạo điều kiện giúp đỡ GV vấn đề này.
Tóm lại: Các Hiệu trưởng đã áp dụng tất cả các giải pháp cần thiết để quản lý tốt hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng một số giải pháp còn hạn chế bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân cơ bản là do trình độ nuôi dưỡng hạn chế, mức thu tiền ăn quá thấp và các điều kiện phục vụ cho hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng chưa hiện đại, chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc trẻ. Đánh giá chung về thực trạng. hồ sơ và giấy tờ thành lập trường) cũng gây nhiều khó khăn cho các trường MNTT trong việc nâng cao chất lượng của việc chăm sóc dinh dưỡng và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, một số yêu cầu của phụ huynh về CSVC ở các trường này cao hơn các trường công lập; còn một số phụ huynh thì gần như không có yêu cầu gì về CSVC, miễn sao con mình được gửi để họ có thời gian đi làm.
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động CS - GD trẻ được đề xuất phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học, dựa trên sự phân tích thực tiễn, đáp ứng với các yêu cầu thực tế để đảm bảo cho hoạt động CS - GD trẻ đạt hiệu quả cao - đảm bảo chất lượng cao với chi phí, thời gian và công sức thấp nhất; đồng thời phải đảm bảo tính khả thi cao - có thể vận dụng được vào thực tiễn quản lý các trường MNTT Quận 11. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có những nội dung và hình thức bồi dưỡng chuyên môn từ trước ít được thực hiện nhưng cũng rất hiệu quả, cần được chỉ đạo thực hiện: bồi dưỡng cho GV về việc lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các trò chơi theo mạng chủ đề; bồi dưỡng cho GV các biện pháp làm phong phú vốn biểu tượng cho trẻ ở các loại trò chơi; bồi dưỡng cho GV theo chủ đề, chủ điểm; bồi dưỡng qua tổ chức cho GV báo cáo sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ mà luận văn đề ra: tìm hiểu cơ sở lý luận - thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, đề xuất và thăm dò tính khả thi một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng CS - GD trẻ ở các trường MNTT trên địa bàn Quận 11, Tp. Hiệu quả quản lý chất lượng CS - GD trẻ là kết quả của việc tổ chức các hoạt động CS - GD trẻ nhằm đạt được mục tiêu GDMN là: giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách trẻ, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một.
- Cần tạo điều kiện về đất đai, một phần ngân sách cho các trường MNTT theo tinh thần xã hội hoá GDMN, trong đó Nhà nước thể hiện trách nhiệm là vai trò chủ đạo như đã đề cập ở Điều 13 của Luật Giáo dục: “Ngân sách Nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.”, không nên xem trường MNTT đơn thuần như một doanh nghiệp để đảm bảo sự bình đẳng tối thiểu giữa các trẻ ở trường MN công lập và trường MNTT. - Ngành Giáo dục cần chỉ đạo các trường MN công lập trọng điểm và trường MNTT có chất lượng về chuyên môn có các biện pháp giúp đỡ thường xuyên các cơ sở MNTT trung bình và yếu để góp phần làm cho các cơ sở này nhanh chóng được nâng cao chất lượng CS - GD trẻ và các trường trọng điểm.