Chúng ta tin tưởngrằng sự nghiệp giáo dục sẽ có được những chuyển biến mạnh mẽ, tạo tiền đề đápứng tốt hơn yêu cầu hình thành lớp thanh niên có năng lực công dân mới, phát triểnnguồn nhâ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VIẾT NĂM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG
HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HOÁ
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An, năm 2014
MỤC LỤC
Trang 2Trang
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS TS Mai Văn Trinh, người hướng dẫn khoahọc đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm luậnvăn
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Khoa đàotạo sau Đại học - trường Đại học Vinh, quý thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý,giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành khóahọc
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục
và Đào tạo huyện Quan Sơn, Ban giám hiệu, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn,quý thầy cô giáo của các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ở huyện QuanSơn; cảm ơn gia đình, bạn bè cùng quý đồng nghiệp đã cung cấp tài liệu, động viên,khích lệ và giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn
Do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, luận văn tốt nghiệpcủa tôi không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự góp ý của hội đồng khoahọc, quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp
Thanh Hóa, tháng 09 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Viết Năm
Trang 4Danh mục ký hiệu chữ viết tắt
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đại hội XI của Đảng đã xác định mục tiêu tổng quát trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội của nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế, văn hóaphù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồnvinh Giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng để phát triển nguồn nhân lực, quyết định
thành công của công cuộc xây dựng đất nước Trong đó “Giáo dục và đào tạo có
sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”
Ngày 04/11/2013, Đảng ta đã ban hành nghị quyết số 29/NQ/TW “Về đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiệnđại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế” đã được Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thông qua Trong đó xác định:
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết ” Về quan điểm
chỉ đạo trong định hướng đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo Văn kiện
Đại hội đã nêu phải “Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách”.
Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo làđộng lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yếu tố cơ bản
để phát triển xã hội Nghị quyết TW2 khóa VIII, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cácnhà hoạch định về giáo dục nói chung, với ngành giáo dục, các nhà quản lí giáodục, đội ngũ giáo viên nói riêng đó là tăng cường đổi mới công tác quản lí một cáchmạnh mẽ, nâng cao chất lượng giáo dục thực sự để đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa xã hội Giáo dục và đào tạo phải tạo ra sản phẩm đó là những con người cónăng lực thực sự, có kiến thức về chuyên môn và xã hội, sẵn sàng và tự tin bướcvào cuộc sống góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Với sự quan
Trang 6tâm của Đảng và nhà nước quan tâm đến chính sách cán bộ giáo viên, học sinhvùng đặc biệt khó khăn, các trường Phổ thông Dân tộc bán trú Chúng ta tin tưởngrằng sự nghiệp giáo dục sẽ có được những chuyển biến mạnh mẽ, tạo tiền đề đápứng tốt hơn yêu cầu hình thành lớp thanh niên có năng lực công dân mới, phát triểnnguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế.
Đối với các trường bán trú, Đảng và nhà nước đã có nhiều chế độ chính sách
hỗ trợ cho giáo viên và học sinh các trường bán trú đã chia sẻ một phần khó khănđối với cán bộ giáo viên và học sinh các trường bán trú
Để đáp ứng nhu cầu của giáo dục ngày càng co đòi hỏi đội ngũ giáo viênphải được chuẩn hóa, có kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy phù hợp vớithời đại Trong đó đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS cũng phải khôngngừng học tập, đổi mới phương pháp, dạy học phù hợp với vùng miền, đặc điểmvăn hóa địa phương Thực tế hiện nay giáo viên ở các trường PTDTBT THCS ởhuyện Quan Sơn cũng đã từng bước quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạyhọc, kiểm tra đánh giá học sinh, dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn và vùngmiền Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tự học và bồi dưỡngnghiệp vụ chuyên môn Tuy nhiên đội ngũ giáo viên các trường Phổ thông Dân tộcbán trú Trung học cơ sở ở huyện Quan Sơn vẫn không khỏi bộc lộ những hạn chế
đó là: Năng lực và sự nhiệt tình của đội ngũ quản lý và giáo viên trong nhà trường,điều kiện kinh tế- xã hội ở địa phương, cơ sở vật chất trường lớp học, các phươngtiện ứng dụng công nghệ vào dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu…
Xây dựng đội ngũ nhà giáo ngày càng vững mạnh là việc làm thường xuyênliên tục và trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nói riêng và cáccấp ủy đảng, chính quyền nói chung Nhất là trong giai đoạn hiện nay đất nướcđang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ hội nhập quốc tế, vớimục tiêu phấn đấu năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, việc bồidưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo phát triển toàn diện ngang tầm thời đạicàng có ý nghĩa hết sức quan trọng, là yếu tố tiên quyết đảm bảo cho sự thắng lợi.Chất lượng giáo dục và đào tạo phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ giáoviên là rất quan trọng, có vai trò quyết định trong truyền thụ và định hướng toàn bộhoạt động tiếp thu lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng của học sinh, đồng thời là lực
Trang 7lượng trực tiếp tác động, định hướng sự phát triển nhân cách của học sinh Tinhthần thái độ của học sinh không chỉ phụ thuộc vào điều kiện, phương tiện, nội dungbài giảng mà còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ phẩm chất năng lực của giáo viên.Học sinh nắm vững kiến thức đến đâu một phần tùy thuộc vào phẩm chất năng lựccủa người dạy
Thực tế cho thấy bên cạnh những ưu điểm, những mặt mạnh đã đạt được thìmột bộ phận của đội ngũ nhà giáo vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập về trình
độ, phẩm chất, năng lực Ngày nay, trước sự tác động của cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ, trước yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc càng đòi hỏi coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.Điều đó càng đòi hỏi phải không ngừng xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất
và năng lực cao Do vậy, việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên làvấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ởcác nhà trường hiện nay
Chuẩn hóa đội ngũ cả về cơ cấu, số lượng, chất lượng đã và đang là chủtrương lớn của Đảng, được Đảng ta đặc biệt quan tâm: Nghị quyết TW2 khóa VIIIcủa Đảng đã khẳng định: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục vàđược xã hội tôn vinh - giáo viên phải có đủ sức đủ tài Báo cáo của Bộ Chính trị tại
Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW khóa IX đã nêu “Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đủ sức đủ tài cùng với đội ngũ nhà giáo và toàn xã hội chấn hưng nền giáo dục nước nhà” và “ Chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống của nhà giáo.
Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng,nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã khẳng định:
“Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trang 8Trong những năm qua, huyện Quan Sơn cũng đã quan tâm và có nhiều biệnpháp trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT, hiện nay đội ngũgiáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Quan Sơn tương đối đảm bảo về sốlượng, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn ngày càng được nâng cao, ngày càngđáp ứng được yêu cầu của giáo dục
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, trước yêu cầucủa công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đội ngũ giáo viên các trường PTDTBTTHCS huyện Quan Sơn vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như: Nhiều loại hình đàotạo, số lượng vừa thiếu vừa thừa, cơ cấu đội ngũ mất cân đối giữa các bộ môn.Trình độ chuyên môn - nghiệp vụ tay nghề của một bộ phận giáo viên còn yếu chưađáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện và yêu cầu đổi mới giáo dục, chưa gươngmẫu trong đạo đức, lối sống Bên cạnh đó một bộ phận giáo viên tốt nghiệp hệ cửtuyển thực tế năng lực sư phạm còn yếu, nhiều người được đào tạo không đúng vớinăng lực thực có Vẫn biết phát triển đội ngũ này là thực hiện chủ trương của Đảng
và Nhà nước về đào tạo nguồn cán bộ địa phương; chủ trương chính sách thì đúngsong trong quá trình thực hiện thì còn nhiều thiếu sót
Ngày 2 tháng 8 năm 2010 Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Ban hànhThông tư số 24/2010/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổthông dân tộc bán trú Tại điều 4 của Quy chế này quy định tên trường được quy
định như sau: Trường + phổ thông dân tộc bán trú + cấp học + tên riêng
Trường PTDTBT được tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ trườngtiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổthông có nhiều cấp học
Mô hình trường Phổ thông dân tộc bán trú tại huyện Quan Sơn có 7/14 cáctrường THCS là trường bán trú THCS Trường phổ thông dân tộc bán trú là trườngchuyên biệt dành cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cưlâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn Trường phổ thôngdân tộc bán trú cấp trung học cơ sở phải có trên 50% trở lên là người dân tộc thiểu
số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú Việc dạy học ở các trường chuyênbiệt cũng phải có những biện pháp riêng, đòi hỏi người giáo viên THCS khôngnhững có những kiến thức kỹ năng sư phạm như mọi giáo viên khác, người giáoviên dạy ở những trường đặc thù- vùng đặc biệt khó khăn phải có những kỹ năng
Trang 9riêng, có giải pháp phù hợp với đặc thù vùng miền, đặc thù vùng dân tộc thiểu số.Chính vì vậy tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Quan Sơn, tỉnh ThanhHóa", làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành “Quản lý giáo dục”.
2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCShuyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý đội ngũ giáo viên các trường
PTDTBT THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
các trường PTDTBT THCS
4 Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu và đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học, hợp lý vàkhả thi thì sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên các trường PTDTBTTHCS huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về giải pháp nâng cao chất lượng ngũ giáo viên
các trường PTDTBT THCS
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT
THCS huyện Quan Sơn, Thanh Hóa
5.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng ngũ giáo viên các trường
PTDTBT THCS huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.
Nghiên cứu các văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước, củangành, của tỉnh, các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu của thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiêncứu Phương pháp chuyên gia, điều tra xã hội học
6.3 Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý số liệu điều tra, thăm dò tính khả thi.
Trang 10
7 Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ giáo viên, đội ngũ giáoviên THCS, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường Phổ thôngDTDTBT THCS
- Xây dựng được các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cáctrường PTDTBT THCS
- Giải pháp này có thể áp dụng để nâng cao chất lượng ngũ giáo viên cáctrường PTDTBT THCS huyện Quan Sơn và một số huyện miền núi có đặc điểmtương đồng
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của luận văngồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên các trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở.
- Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên các trường phổ thông
dân tộc bán trú huyện Quan Sơn- tỉnh Thanh Hoá.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng ngũ giáo viên các
trường phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Trang 11CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC
BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, trong tiến trình phát triển đất nước, không có một quốc gia nào,một dân tộc nào lại không quan tâm đến phát triển giáo dục
Kỳ họp lần thứ 27 năm 1993 của UNESCO tại Pháp, khi nói đến vai trò củagiáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đã khẳng định: “Giáo dục là chìa khoátiến tới một xã hội tốt hơn, vai trò của giáo dục là phát triển tiềm năng của conngười, giáo dục là đòn bẩy mạnh mẽ nhất để tiến vào tương lai, giáo dục là quyền
cơ bản nhất của con người, giáo dục là điều kiện tiên quyết để thực hiện nhânquyền, dân chủ, hợp tác trí tuệ, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”
Giáo dục là phương tiện mà xã hội dùng để đổi mới và phát triển điều kiệnsinh tồn của chính bản thân xã hội Giáo dục có vai trò to lớn trong việc tái sản xuấtsức lao động và thức tỉnh tiềm năng sáng tạo trong mỗi con người, tạo môi trườngcho sự phát triển kinh tế - xã hội Đến lượt mình, sự phát triển kinh tế - xã hội lạitác động trở lại tạo điều kiện cho giáo dục phát triển
Đảng và Nhà nước Việt Nam ta, ngay từ khi lập nước đã rất quan tâm đến giáodục, coi sự dốt nát (do thiếu giáo dục) nguy hiểm như giặc ngoại xâm; ngày nay,càng coi trọng giáo dục, coi giáo dục là "quốc sách hàng đầu", toàn xã hội rất chăm
lo đến sự nghiệp giáo dục Vì mọi người nhận thức được: Giáo dục ngày nay đượccoi là nền tảng cho sự phát triển khoa học kỹ thuật, là cội nguồn để "Dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Thành tựu 20 năm đổi mới, giáo dục nước ta đã phát triển một cách rõ rệt vềquy mô, đa dạng hóa các loại hình trường lớp Chất lượng giáo dục đã có nhữngchuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Đội ngũcán bộ giáo viên đa số được đào tạo chuẩn về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đãgóp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước
Tuy nhiên, những thành tựu nói trên của giáo dục chưa vững chắc, chưa mangtính hệ thống và cơ bản, chưa đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, cầu học tập của nhân dân và yêu cầu hội nhập quốc tếtrong giai đoạn mới
Trang 12Để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới, hội nhậpkinh tế quốc tế, gia nhập WTO, giáo dục nước ta phải đổi mới một cách mạnh mẽ
và toàn diện, trong đó có vấn đề xây dựng đội ngũ nhà giáo
Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư đã xác định, xây dựng đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện là “nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trướcmắt và mang tính chiến lược lâu dài” Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụcphải “được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặcbiệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, nghềnghiệp”
Nghị quyết số 37/2004/QH11 khoá XI, kỳ họp thứ 6 của Quốc hội về giáo dụccũng nhấn mạnh việc cần thiết phải “tiếp tục xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đàotạo Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiệncho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thưỡng xuyên tự học tập để cập nhật kiếnthức, nâng cao trình độ, kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục”
Quyết định số 73/2005/QĐ-TTG ngày 06-04-2005 của Thủ tướng Chính phủban hành Chương trình hành động của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết37/2004/QH11 khóa XI, kỳ họp thứ 6 của Quốc hội về giáo dục đã chỉ rõ sự cầnthiết phải “tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, nâng caochất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục”, “bổ sung hoàn thiện cơ chếchính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục” Chấtlượng giáo dục phụ thuộc rất lớn và chủ yếu vào đội ngũ giáo viên, “Không có hệthống giáo dục nào vươn quá tầm những giáo viên làm việc cho nó” Luật giáo dụccũng đã quy định “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượnggiáo dục” Vì vậy, muốn đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục thì phải nâng caochất đội ngũ giáo viên
Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ Quan Sơn lần thứ IV (nhiệm kỳ 2010
-2015) khẳng định : Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tích cực xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa về trình độ, đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu Mở rộng đa dạng hóa các hính thức giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên, các trung tâm học tập cộng đồng Đấy
Trang 13mạnh việc thực hiện phong trào thi đua dạy tốt, học tố gắn với việc thực hiện có hiệu quả cuộc vận động của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong giáo dục, ngăn chặn các tệ nạn xâm nhập học đường [11, tr
23]
Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình của các nhà khoa học trong vàngoài nước nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cơ bản trong việc xây dựng nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên THCS nói riêng Đốivới huyện Quan Sơn chưa có công trình nào nghiên cứu việc xây dựng các giảipháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường PTDTBT THCS.Việcnghiên cứu để đưa ra các giải pháp một cách đầy đủ, có tính hệ thống, cập nhật, cótính chiến lược đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cáctrường PTDTBT THCS huyện Quan Sơn có ý nghĩa lớn nhằm hoàn thiện cả về mặt
lý luận lẫn thực tiễn trong việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cáctrường PTDTBT THCS đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục
và đào tạo và quan điểm chỉ đạo về ưu tiên triển giáo dục và đào tạo đối với cácvùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, vùng sâu, vùng xa
1 2 Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Khái niệm về đội ngũ, đội ngũ giáo viên
Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về đội ngũ Ngày nay, khái niệmđội ngũ được dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách rộng rãi như: Đội ngũ cán
bộ, công chức, đội ngũ trí thức, đội ngũ y, bác sỹ đều xuất phát theo cách hiểu củathuật ngữ quân sự về đội ngũ, đó là: “Khối đông người được tập hợp lại một cáchchỉnh tề và được tổ chức thành lực lượng chiến đấu”
Theo nghĩa khác “Đó là một tập hợp, gồm số đông người cùng chức năng hoặcnghề nghiệp thành một lực lượng” [15, tr 328]
Khái niệm đội ngũ tuy có các cách hiểu khác nhau, nhưng đều có chung mộtđiểm, đó là: Một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng, để thựchiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng nghề nghiệp, nhưng đều
có chung một mục đích nhất định
Từ các cách hiểu trên, có thể nêu chung : Đội ngũ là một tập thể gồm số đôngngười, có cùng lý tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy thống nhất, có kếhoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần
Trang 14Đội ngũ giáo viên là lực lượng cơ bản trực tiếp tổ chức, thực thi quá trình giáo dục,thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông đã được quy định tại điều 27 Luật Giáo dục.
1.2.2 Khái niệm đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở
Đội ngũ giáo viên THCS là tập thể những người trực tiếp tham gia giảng dạybậc THCS Là lực lượng chủ yếu để tổ chức quá trình giáo dục trong nhà trườngTHCS Chất lượng đào tạo cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên.Một đội ngũ giáo viên am hiểu công việc, tâm huyết với nghề nghiệp có đủ phẩmchất và năng lực thì nó đóng vai trò tích cực vào thành tích chung của trường Vìvậy người quản lý nhà trường – hiệu trưởng- hơn ai hết phải thấy rõ vai trò của độingũ giáo viên để cũng cố và xây dựng lực lượng đó ngày càng vững mạnh
Đội ngũ giáo viên mạnh phải là đội ngũ nắm vững và thực hiện tốt đường lốiquan điểm giáo dục của Đảng, hết lòng vì học sinh thân yêu Luôn trung thành vớichủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức rõ mục tiêu giáo dụccủa Đảng
Đội ngũ giáo viên mạnh phải là tất cả được đào tạo chuẩn, không ngừng họctập để trau dồi năng lực phẩm chất, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng caophẩm chất và năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp, luôn tra dồi năng lực sư phạm
để thực sự là một tập thể giỏi về chuyên môn
Đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, có ý thức kỷ luật cao, chấp hành tốt các quy chếchuyên môn, kỷ cương, kỷ luật của nhà trường Biết coi trọng kỷ luật, thấy kỷ luật
là sức mạnh của tập thể
Đội ngũ giáo viên mạnh là luôn luôn có ý thức tiến thủ, ý thức xây dựng tậpthể, phấn đấu trong mọi lĩnh vực Mỗi thành viên phải là tấm gương sáng cho hócsinh noi theo
1.2.3 Khái niệm giáo dục Trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, học sinh bán trú, vùng có kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn
- Giáo dục THCS là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, nósau Tiểu học và trước THPT THCS kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9).Thôngthường, độ tuổi học sinh ở trường THCS là từ 11- 15 Hết cấp THCS, học sinh đượcxét tốt nghiệp dựa trên thành tích học tập tích lũy 4 năm Muốn học tiếp trình độ caohơn học sinh phải tham dự các kỳ thi tuyển sinh
Trang 15- Trường THCS là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân.Trường có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
- Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt, do cơ quan nhànước có thẩm quyền quyết định thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em giađình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này bao gồm trườngphổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu
số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú liêncấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có
từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học
cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số họcsinh ở bán trú
- Học sinh bán trú là học sinh đang học tại các trường phổ thông dân tộc bántrú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; trường tiểu học và trunghọc cơ sở công lập khác ở vùng này, được ủy ban nhân dân huyện phê duyệt chophép ở lại trường để học tập trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhàtrong ngày
- Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là vùng được quy định
tại Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khókhăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặcbiệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triểnkinh tế - xã hội, các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giaiđoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II); Quyết định số 69/2008/QĐ-TTgngày 25 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sungdanh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tưChương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình
135 giai đoạn II; Quyết định số 1105/2009/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2009 củaThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biêngiới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách các
xã hoàn thành mục tiêu, ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II; Nghị
Trang 16quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về một sốchính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 62 huyện nghèo và các Quyếtđịnh khác của Thủ tướng bổ sung (nếu có).
1.2.4 Khái niệm giáo viên
Điều 70 khoản 3, Luật Giáo dục ghi rõ “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dụcmầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là GV”[16]
Điều 3, Điều lệ trường phổ thông cũng viết: “GV trường trung học là người làmnhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng,
GV bộ môn, GV làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó
bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn) đối với trường trung học có cấp THPT,
GV làm tổng phụ trách đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường cócấp tiểu học hoặc THCS)[7]
Vai trò của người GV
Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục nước ta hiện nay là nâng cao dân trí, đào tạonhân lực và bồi dưỡng nhân tài Phát triển GD&ĐT sẽ tạo ra động lực phát triểntrực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội Trong đó nhân tố con người (đội ngũGV) đóng vai trò chủ đạo quyết định chất lượng giáo dục
Đánh giá vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục hiện nay, Đảng takhẳng định “GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh,trong sự nghiệp đổi mới giáo dục vị trí vai trò của GV phải nâng lên một tầm caomới”.[21]
Với những đặc điểm nổi bật: Sự bùng nổ của tri thức, khoa học và công nghệ;
sự xuất hiện một thế giới phụ thuộc lẫn nhau; sự đối mặt với những vấn đề lớn cótính toàn cầu, vượt ra ngoài phạm vi mỗi quốc gia, của từng khu vực như dân số vàmôi trường…
“Con người là trung tâm của sự phát triển, một xã hội phát triển dựa vào sứcmạnh của tri thức, bắt nguồn từ khai thác tiềm năng của con người, lấy việc pháthuy nguồn lực con người làm nhân tố cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bềnvững Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Việc đặt conngười vào trung tâm của sự phát triển khiến cho giáo dục phải rà soát lại nhận thức
về mục tiêu: Từ chỗ “học để biết” sang nhấn mạnh “học để làm”, rồi “học để cùngchung sống”, “học để khẳng định mình”, có nghĩa là khuyến khích sự phát triển đầy
Trang 17đủ nhất tiềm năng sáng tạo của mỗi con người “Vì lợi ích của bản thân và vì tươnglai của dân tộc, giáo dục phải là công cụ vừa cho cá nhân, vừa cho tập thể nhằm xâydựng nguồn lực con người thành động lực cho sự phát triển bền vững”[9].
Xu thế đổi mới giáo dục của thế kỷ 21 đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩmchất, năng lực và làm thay đổi vai trò, chức năng của người GV
Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, tạo ra những phương tiện,phương pháp giao lưu mới, tạo cơ hội cho mọi người có thể học dưới nhiều hìnhthức theo khả năng và điều kiện cho phép Giáo dục nhà trường không còn là nguồnthông tin duy nhất đem đến cho HS các tri thức mới mẻ của loài người mà HS cóthể tiếp nhận thông tin khoa học từ các nguồn khác như: phần mềm dạy học,Internet, truyền hình Tuy nhiên, giáo dục nhà trường dưới sự chỉ đạo của GV vẫn làcon đường đáng tin cậy và hiệu quả nhất giúp cho thế hệ trẻ tiếp thu có mục đích,
có chọn lọc và có hệ thống những tinh hoa di sản văn hóa, khoa học, nghệ thuậtcủa loài người và của dân tộc
Ngày nay khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã và đang đem lại nhiều biến đổinhanh chóng trong đời sống kinh tế - xã hội thì GV không chỉ đóng vai trò truyềnđạt các tri thức khoa học mà còn phải phát triển những cảm xúc, thái độ, hành vi vàđảm bảo cho người học biết ứng dụng hợp lý những tri thức đó vào thực tiễn cuộcsống Giáo dục phải quan tâm đến sự phát triển của người học ý thức về các giá trịđạo đức, tinh thần, thẩm mỹ tạo nên bản sắc tốt đẹp của loài người, vừa kế thừa,phát triển những giá trị truyền thống, vừa sáng tạo những giá trị mới, thích nghi vớithời đại mới
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh và nước ta đang tiến hànhCNH, HĐH, người GV phải được đào tạo ở trình độ học vấn cao, không chỉ về khoahọc tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ mà còn phải được đào tạo cả về khoa học xã hội
và nhân văn, khoa học giáo dục Người GV phải có ý thức, nhu cầu và khả năngkhông ngừng tự hoàn thiện, phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong hoạtđộng sư phạm cũng như biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trườngtrong việc thực hiện mục tiêu giáo dục
Ngày nay phương pháp dạy học đang chuyển từ kiểu dạy học lấy người dạylàm trung tâm sang kiểu dạy học lấy người học làm trung tâm, từ cách dạy thôngbáo đồng loạt, học tập thụ động sang cách dạy phân hóa, học tập tích cực GV
Trang 18không còn đóng vai trò chính là người truyền đạt kiến thức mà là người gợi mở,hướng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm tòi, tranh luận của HS.
Sự thay đổi này đã phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của HS, song khôngphải vì vậy mà vai trò của GV bị giảm xuống mà ngược lại vẫn được nâng lên Kinhnghiệm nghề nghiệp của mỗi người GV cho biết thực hiện một tiết dạy theo kiểuthuyết trình, độc thoại thì dễ hơn dạy một tiết học theo phương pháp tích cực, trong
đó GV tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc hình thành ở HS nhân cách,phẩm chất, kỹ năng, tri thức để tiếp tục học tiếp ở THPT hoặc đi vào cuộc sốngthông qua các hình thức đào tạo nghề, lao đông giản đơn
Đặc điểm lao động của người giáo viên Trung học cơ sở
Lao động sự phạm là một dạng lao động nghề nghiệp có những nét đặc thù domục đích, đối tượng và công cụ của lao động sư phạm quy định
Lao động sư phạm thực hiện chức năng di sản văn hóa xã hội, tái sản xuấtsức lao động xã hội đảm bảo sự nối tiếp giữa các thế hệ và làm cho sức laođộng ngày càng hoàn thiện “trí tuệ hóa” cao
* Mục đích của lao động sư phạm
Mục đích lao động sư phạm của người GV THCS là giáo dục thế hệ trẻ ở tuổi
từ 11 đến 14 sau khi đã hoàn thành chương trình tiểu học, nhằm hình thành ở họcsinh nhân cách, phẩm chất, kỹ năng, tri thức để tiếp tục học tiếp ở THPT hoặc đivào cuộc sống thông qua các hình thức đào tạo nghề, lao động giản đơn
Nước ta tiến hành CNH, HĐH và tiến tới nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngànhgiáo dục phải đào tạo ra những HS tự chủ, năng động, sáng tạo, có khả năng bảo tồn
và phát huy được bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, biết tiếp thu và chọn lọcnhưng tinh hoa văn hóa của nhân loại
* Đối tượng của lao động sư phạm
Đối tượng của lao động sư phạm là những con người, là thế hệ trẻ đang lớnlên và đang trưởng thành Đối tượng của lao động sư phạm là cái vốn quý, là tươnglai của dân tộc Vì vậy, lao động sư phạm càng mang ý nghĩa đặc biệt, càng trở nêncao quý Đối tượng này có những đặc điểm: HS không chỉ chịu ảnh hưởng tác độngcủa GV mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như gia đình, bạn bè, môitrường xã hội… nên lao động sư phạm có nhiệm vụ điều chỉnh mọi tác động đó,làm cho chúng mang tính giáo dục HS (đối tượng của lao động sư phạm) phát triển
Trang 19không theo tỷ lệ thuận với tác động sư phạm mà theo những quy luật của sự hìnhthành con người, tâm lý, nhận thức
Trong lao động sư phạm, người GV là chủ thể, người HS là khách thể (đốitượng) Song người HS không chỉ là đối tượng mà còn là chủ thể của lao động sưphạm Vì vậy, quá trình sư phạm chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi phát huy được tínhtích cực, chủ động và sáng tạo của HS
* Công cụ lao động sư phạm
Công cụ lao động của người GV là hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
mà người GV cần nắm và truyền đạt cho HS Tuy nhiên những yếu tố trên chưa đủđảm bảo hiệu quả của lao động sư phạm Vì thế nhân cách của người GV, với tất cảnhững vẻ đẹp của tâm hồn, sự phong phú của trí tuệ, và sự trong sáng về đạo đức làphương tiện quan trọng có ý nghĩa to lớn và quyết định hiệu quả của công tác giáodục
* Sản phẩm của lao động sư phạm
Sản phẩm của lao động sư phạm là con người Nhưng đó là con người đãtrưởng thành về nhân cách nhờ được giáo dục và đào tạo họ có được hành trang cầnthiết bước vào cuộc sống, không ngừng thích ứng với thời đại thông tin và nền kinh
tế tri thức
Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên Trung học cơ sở
* Nhiệm vụ của giáo viên
Giáo viên có những nhiệm vụ sau đây:
Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và cóchất lượng chương trình giáo dục
Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệnhà trường;
Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của ngườihọc, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của ngườihọc;
Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độchính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốtcho người học;
Các nhiệm vụ khác của pháp luật[16]
Trang 20* Quyền hạn của giáo viên.
Giáo viên có những quyền hạn sau đây:
Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo; được nhà trường tạo điều kiện đểgiảng dạy và giáo dục HS;
Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáodục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện đảm bảo thực hiện đầy đủnhiệm vụ nơi mình công tác;
Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự ;
Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật Laođộng
Các quyền khác theo quy định của pháp luật[16]
Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sứckhỏe theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;
Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;
Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;[7]
Phẩm chất và năng lực của giáo viên
* Phẩm chất của giáo viên
Người GV là hình mẫu, là tấm gương sáng để HS học tập và noi theo vì vậy
mà người GV cần phải có đầy đủ các phẩm chất cơ bản như phẩm chất đạo đức,phẩm chất chính trị tư tưởng, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có phẩm chấtđạo đức nghề nghiệp dạy học Trong quá trình dạy học và giáo dục HS, người GVhình thành ở các em lòng yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những phẩm chấtđạo đức cách mạng, những nét tính cách tốt đẹp Công tác giáo dục không thể chỉtiến hành trong những giờ nhất định, mà nó phải được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi,trong mọi vấn đề, thông qua những hành vi của GV Nếu không có sự tu dưỡngthường xuyên, không có sự trưởng thành về mặt đạo đức, chính trị, tư tưởng, không
có sự hoàn thiện về nhân cách, không có sự thống nhất giữa lời nói và việc làmhàng ngày của GV, thì công tác giáo dục không thể đem lại kết quả tốt, GV khôngthể có uy tín thật sự đối với HS
Trang 21Người GV phải có lòng yêu nghề mến trẻ: Chỉ những ai say sưa và yêu quý sựnghiệp giáo dục mới có thể thành công trong công việc Chính lòng yêu nghề mếntrẻ đó giúp GV đi sâu vào tâm hồn trẻ, thông cảm với các em, gần gũi với các em,hiểu được nhu cầu hứng thú của các em, nhờ đó giáo dục được các em truyền thốngnhân ái của dân tộc, kết hợp với sự giác ngộ về nhiệm vụ cao cả của mình, sẽ làmcho người GV càng thêm yêu nghề, vì “Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghềbấy nhiêu” Có quan hệ tốt với HS, tôn trọng HS, bảo vệ quyền lợi chính đáng và sởthích của HS, đối xử công bằng với tất cả HS, có lối sống lành mạnh, giản dị làmtấm gương tốt cho HS Thực hiện tốt chức trách của người GV theo luật giáo dục,hiểu biết và chấp hành nghiêm mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách vàluật pháp của Nhà nước và các chủ trương của ngành.
Có quan hệ tốt với đồng nghiệp trong công tác và đời sống, khiêm tốn học hỏiđồng nghiệp
Có quan hệ tốt với phụ huynh HS, với cộng đồng để phối hợp giáo dục HS, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường và xã hội
* Năng lực của người GV
Năng lực của người GV được thể hiện qua kiến thức và kỹ năng sư phạm
Kiến thức :
Người GV phải nắm vững kiến thức cơ bản của môn học mà mình được đàotạo và đảm nhận giảng dạy Các kiến thức này tối thiểu ở trình độ trung học sưphạm đối với GV mầm non, tiểu học; cao đẳng sư phạm đối với GV THCS; đại học
sư phạm đối với GV trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp…Đối với GVTHCS có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp Caođẳng và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo đúng chuyên ngành của các khoa trường
sư phạm để có thể dạy một cách có hiệu quả các môn học trong chương trình củabậc học Các kiến thức cơ bản của người GV phải đủ sâu sắc để có thể giúp HS vậndụng kiến thức đã học không chỉ thể hiện trong việc làm bài tập tại lớp mà còntrong các hoàn cảnh khác: ở nhà, trong xã hội, ở cơ sở sản xuất
GV còn phải có kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, logic học Nắm đượcnhững tri thức về phương pháp giáo dục, dạy học, kiểm tra đánh giá, quản lý giáodục và phải luôn cập nhật những thông tin mới, những thành tựu của lĩnh vực này
Trang 22Có kiến thức về những vấn đề kinh tế- xã hội của đất nước và của địa phương;hiểu biết phong tục tập quán, ngôn ngữ và đời sống cộng đồng của địa phương nơitrường đóng; Nắm được các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luậtpháp của Nhà nước và của ngành Giáo dục.
Ngoài ra, người GV cần phải có kiến thức về công nghệ thông tin, nền kinh tếtri thức, mục tiêu giáo dục ở thế kỷ 21, mục tiêu kế hoạch đào tạo của bậc học màmình gảng dạy Kiến thức về lập kế hoạch dạy học, soạn giáo án, tổ chức các hoạtđộng giáo dục cho HS, sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học trên lớp vàkiến thức, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tham gia các hội thảo khoa học nhằmkhông ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đòi hỏimới của sự nghiệp phát triển giáo dục
sẽ sử dung trong dạy học, phân bố thời gian theo các khâu, các bước của giờ lên lớp
và soạn giáo án một cách hợp lý, khoa học; Người GV trong quá trình dạy học luôngiữ vai trò chủ động theo quy trình khoa học; Ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, phù hợpvới trình độ nhận thức của HS GV phải biết đặt câu hỏi và duy trì không khí hứngthú tích cực học tập của HS; Sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học đặcbiệt là ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin và dạy học, tự làm cácthiết bị dạy học, nắm được cách thức, tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
HS, lập hồ sơ giảng dạy của bản thân và tích lũy tư liệu giảng dạy, biết xây dựng hồ
sơ theo dõi quá trình học tập của HS để thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác chocha mẹ HS
Ngoài ra, người GV còn có những kỹ năng sau:
Quản lý lớp học và cách tổ chức các hoạt động của HS ở trong và ngoài nhàtrường, vận dụng, lôi cuốn HS tham gia các hoạt động này và duy trì thái độ học tậptích cực và sáng tạo của HS
Giao tiếp với HS, phụ huynh và đồng nghiệp, thể hiện khả năng duy trì và pháttriển mối quan hệ giữa GV với HS, giữa HS với nhau
Trang 23Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong xã hội để tổ chức tốt các hoạt độnggiáo dục
Nghiên cứu khoa học giáo dục để nâng cao trình độ, không ngừng hoàn thiệnmình nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục
Nhiệm vụ của Hiệu trưởng, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú
Hiệu trưởng trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệtrường phổ thông, ngoài ra còn có các nhiệm vụ sau:
Nắm vững chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, có hiểu biết về phongtục, tập quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương;
Biết sử dụng ít nhất một tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp vớihọc sinh và cộng đồng;
Phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địaphương trong quản lí, chăm sóc học sinh bán trú
Giáo viên trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tạiĐiều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ sau:
Biết sử dụng ít nhất một tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp vớihọc sinh và cộng đồng;
Tìm hiểu, nắm vững phong tục tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dântộc nơi công tác;
Vận dụng phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh dân tộc; tham giaquản lý, giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp
1.2.5 Khái niệm giải pháp
Theo từ điển Tiếng Việt giải pháp là “Phương pháp giải quyết một vấn đề cụthể nào đó” [23, tr 387] Như vậy nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tácđộng nhằm thay đổi chuyển biến một hệ hống, một quá trình, một trạng thái nhấtđịnh tựu trưng lại, nhằm đạt được mục đích hoạt động Giải pháp càng thích hợp,càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra Tuynhiên, để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận
và thực tiễn đáng tin cậy
1.2.6 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở
Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS là những cách thức tácđộng hướng vào việc tạo ra những biến đổi về chất lượng trong đội ngũ GVTHCS
Trang 241.2.7 Chất lượng
Chất lượng là một khái niệm rất trìu tượng, đa chiều, đa nghĩa, được xem xét
từ nhiều bình diện khác nhau Chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của mộtcon người, sự vật, hiện tượng” [23, tr 387]
Mặc dầu chất lượng là “cái” tạo ra phẩm chất, giá trị, song khi phán xét vềchất lượng thì phải căn cứ vào phẩm chất, giá trị do nó tạo ra Đó cũng là cơ sởkhoa học rất quan trọng cho việc “đo” chất lượng
Một định nghĩa khác “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” [14, tr 7-12](mục tiêu ở đây được hiểu một cách rộng rãi, bao gồm các sứ mạng, các mục đích ,còn sự phù hợp với mục tiêu có thể là đáp ứng mong muốn của những người quantâm, là đạt được hay vượt qua các tiêu chuẩn đặt ra ) Tuy nhiên ý nghĩa thực tế củađịnh nghĩa trên là ở chổ xem xét chất lượng chính là xem xét sự phù hợp với mục tiêu
1.2.8 Chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở
Chất lượng GVTHCS về bản chất là năng lực nghề nghiệp và phẩm chất nhâncách của họ, chứ không phải đơn thuần là sự phù hợp với mục tiêu
Theo định nghĩa chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một conngười, sự vật, hiện tượng” và định nghĩa chất lượng là “Tập hợp các đặc tính củamột thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn nhữngnhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn (TCVN-ISO 8402) thì chất lượng GVTHCSđược thể hiện ở phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị và năng lực sư phạm củangười GVTHCS
Trong đó năng lực sư phạm được hiểu là tổ hợp các thuộc tính tâm lý mangtính phức tạp cao của người giáo viên, đáp ứng các yêu cầu của hoạt động dạy học,giáo dục và đảm bảo cho hoạt động này đạt hiệu quả tốt Năng lực sư phạm baogồm 2 thành tố đó là : Kiến thức và kỹ năng sư phạm
Như vậy, chất lượng GVTHCS là tập hợp biện chứng các yếu tố : Bản lĩnhchính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyênmôn đảm bảo cho người GVTHCS đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệpgiáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Để đánh giá chất lượng giáo viên THCS cần phải xác định các chuẩn về phẩmchất đạo đức, tư tưởng chính trị và năng lực sư phạm hay nói cách khác là phải xâydựng được chuẩn GVTHCS
Trang 25Chuẩn GVTHCS là những yêu cầu về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đốivới người GVTHCS trong giai đoạn đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và đổi mới sự nghiệp giáo dục bậc THCS Từ sự phân tích trên về chấtlượng giáo viên và trên cơ sở tham khảo chuẩn GVTH, chuẩn GVTHCS được thể hiện
ở 3 lĩnh vực :
- Phẩm chất tư tưởng, chính trị đạo đức
- Kiến thức
- Kỹ năng sư phạm
Lĩnh vực 1, phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức : Phẩm chất tư tưởng,
chính trị, đạo đức thể hiện lòng yêu nước, trung thành với tổ quốc, với CNXH, yêunghề, yêu trẻ và biến các chủ trương, các chương trình cải cách, đổi mới giáo dụcphổ thông hiện nay thành hiện thực Như vậy họ có thể trở thành một giáo viên tốt
Lĩnh vực 2, kiến thức : Để dạy học và giáo dục đạt hiệu quả cao, giáo viên
cần có những tri thức khoa học vững chắc, sâu và rộng Đây là công cụ không thểthiếu được của người thầy giáo
Lĩnh vực 3, kỹ năng sư phạm : Kỹ năng sư phạm bao gồm các kỹ năng dạy
học, giáo dục, tổ chức, giao tiếp, nghiên cứu khoa học giáo dục Đây là hệ thống kỹnăng giúp người giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ và nâng cao tay nghề của mình.Muốn khảo sát chất lượng giáo viên, chúng ta phải căn vào chuẩn trên để xâydựng bộ tiêu chí đánh giá
1.3 Trường PTDTBT THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trường PTDTBT được tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệtrường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông vàtrường phổ thông có nhiều cấp học
Trường PTDTBT là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con
em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán
bộ cho các vùng này
Học sinh bán trú là học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, dokhông thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày
Trang 26Nhiệm vụ của trường PTDTBT được quy định tại Điều lệ trường phổ thông
và các nhiệm vụ sau: Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệthọc sinh bán trú; Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng vàNhà nước, bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; Tổ chức cáchoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng phùhợp với học sinh bán trú
Về chính sách đối với trường phổ thông dân tộc bán trú: Trường PTDTBTđược hưởng chính sách như đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở vàtrường phổ thông có nhiều cấp học công lập, ngoài ra còn được Nhà nước hỗ trợđầu tư cơ sở vật chất, thiết bị để đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dụchọc sinh bán trú; Cán bộ quản lý và giáo viên được hưởng chính sách đối với nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Ngoài định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ởcác trường chuyên biệt công lập, trường PTDTBT được hợp đồng thêm nhân viênlàm nhiệm vụ nuôi dưỡng, bảo vệ theo hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế Nhân viên và họcsinh bán trú được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước
1.4.Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở ở huyện Quan Sơn
Thứ nhất: Đúng với quan điểm chỉ đạo về đổi mới căn bản và toàn diện của Đảng là ưu tiên phát triáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa
Trường phổ thông dân tộc bán trú là loại trường chuyên biệt mang tính chấtphổ thông, dân tộc và nội trú
Trường phổ thông dân tộc bán trú là loại trường mang tính chất phổ thông vìthực hiện chương trình của trường phổ thông Tổ chức hoạt động của trường phổthông dân tộc bán trú thực hiện theo Điều lệ trường phổ thông
Trường phổ thông dân tộc bán trú là loại trường mang tính chất dân tộc vìtrường được thành lập cho con em dân tộc thiểu số Theo Quy chế, trường phổthông dân tộc bán trú phải có ít nhất 50% học sinh của trường là người dân tộc thiểu
số Thực tế trường phổ thông dân tộc bán trú hình thành ở vùng kinh tế xã hội đặc
Trang 27biệt khó khăn và đó đều là vùng dân tộc thiểu số nên học sinh là người dân tộc thiểu
số chiếm số lượng chủ yếu
Trường phổ thông dân tộc bán trú là loại trường mang tính chất nội trú vì nhàtrường tổ chức hoạt động nội trú và nuôi dưỡng học sinh nội trú Hoạt động nội trú
là hoạt động giáo dục đối với học sinh ở lại trú học nhằm hình thành ở học sinhphẩm chất, năng lực, lối sống của con người mới có tri thức, có kỹ năng sống, cóvăn hoá Hoạt động nội trú trong trường phổ thông dân tộc bán trú bao gồm cáchoạt động cụ thể như: hoạt động tự học, tự rèn luyện của học sinh; hoạt động laođộng, văn hoá, thể dục thể thao; hoạt động sinh hoạt; hoạt động nuôi dưỡng nộitrú, Hoạt động nội trú làm nên đặc điểm chuyên biệt cho loại hình trường phổthông dân tộc bán trú
So với trường phổ thông dân tộc nội trú, cả hai trường đều thuộc loại trườngchuyên biệt; cán bộ, giáo viên và học sinh đều được nhà nước hỗ trợ, mặc dù mức
hỗ trợ của ở hai trường có sự khác nhau; đều có đông học sinh các dân tộc thiểu số
và có một tỷ lệ nhất định là người dân tộc Kinh đã cư trú lâu dài ở cùng dân tộc; đều
tổ chức dạy học và tiến hành các hoạt động giáo dục phù hợp với học sinh dân tộc ởnội trú
Thứ hai: Do đặc thù trường PT DTBT
Do trường PTDTBT là trường đặc thù, có đối tượng là học sinh bán trú, đượchưởng các chế độ, chính sách ưu tiên tiên, có đối tượng là học sinh vùng dân tộcthiểu số Do đó cán bộ quán lý, giáo viên, nhân viên các trường BTTHCS phải nắmđược nhiệm vụ của mình đó là:
Đối với Hiệu trưởng trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ quy định tạiĐiều lệ trường phổ thông, ngoài ra còn có các nhiệm vụ: Nắm vững chính sách dântộc của Đảng và Nhà nước, có hiểu biết về phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số
và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương; Sử dụng ít nhất một tiếng dântộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với học sinh và cộng đồng; Phối hợp vớichính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong quản lí, chămsóc học sinh bán trú
Đối với giáo viên: Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều lệtrường phổ thông và các nhiệm vụ sau: Biết sử dụng ít nhất một tiếng dân tộc thiểu
số ở địa phương để giao tiếp với học sinh và cộng đồng; Tìm hiểu, nắm vững phong
Trang 28tục tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc nơi công tác; Vận dụngphương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh dân tộc; tham gia quản lý, giáodục học sinh ngoài giờ lên lớp.
Thứ ba: Do yêu cầu của sự phát triển KT – XH trong giai đoạn mới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS
Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước với mụctiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp Đồng thời tíchcực, chủ động hội nhập với cộng đồng quốc tế thu hút nguồn lực từ bên ngoài đểphát triển kinh tế xã hội của đất nước Song sự nghiệp đó, mục tiêu đó có thành hiệnthực được hay không thì yếu tố quyết định là nhân tố con người, nói cách khác lànguồn nhân lực được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dântrí được nâng cao Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, mà trước hết làphải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo như là xác định những gì cần đạtđược (đối với người học) sau một quá trình đào tạo Có thể xem đó là một hệ thốngphẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kỹ năng đủ vàchắc chắn
Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, ngoài các phẩm chất như lòng yêunước, yêu chủ nghĩa xã hội, quý trọng và hăng say lao động, có lòng nhân ái, ý thứctrách nhiệm, còn có những phẩm chất và năng lực cần thiết khác như: năng lực hợptác và giao tiếp có hiệu quả, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới củasản xuất và thị trường lao động, năng lực quản lý, nổi bật nhất là năng lực thích ứngvới cốt lõi là khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề Những phẩm chất và năng lựcnêu trên phải được xem là nội dung chủ yếu của mục tiêu giáo dục và trước hết làmục tiêu của nhà trường phổ thông
Thứ tư: Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ
Đứng trước thực tế đó buộc sách giáo khoa phải luôn được xem xét, điềuchỉnh Bên cạnh đó những kiến thức mà nhà trang bị, còn rất nhiều kiến thức khác
mà HS không thể thâu tóm mọi tri thức mong muốn trong một khoảng thời giannhất định Vì vậy, phải coi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi tới kiến thức,trên cơ sở đó mà tiếp tục học suốt đời Nội dung học vấn phải góp phần quan trọmg
Trang 29để phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của HS; cung cấp cho HS những kỹnăng cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này.
Thứ năm: Do có những thay đổi trong đối tượng giáo dục
Những kết quả nghiên cứu tâm – sinh lý của HS và điều tra xã hội học trongnước cũng như trên thế giới gần đây cho thấy thanh thiếu niên có nhiều thay đổitrong phát triển tâm, sinh lý so với những người cùng lứa trước đây Nguyên nhân
là trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông HS được tiếp nhậnnhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biếtnhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây, đặcbiệt là HS THCS Trong học tập, các em hiện nay không thỏa mãn với vai trò làngười tiếp thu thụ động, không chịu chấp nhận sự áp đặt kiến thức từ GV Như vậy
ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu cầu và cũng là một quá trình: lĩnh hội độc lập các trithức và phát triển kỹ năng Nhưng các phương thức học tập tự lập ở HS muốn đượchình thành và phát triển một cách có chủ định thì cần thiết phỉ có sự định hướng,hướng dẫn từ phía GV Do vậy, cần có những GV đáp ứng những đòi hỏi mang tínhmới mẻ đó để mang lại hiệu quả cao hơn trong khi truyền đạt kiến thức cho HS
Kết luận chương 1
Trên đây là cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS củahuyện miền núi Quan Sơn nói chung, đội ngũ GV các trường PTDTBT THCS ởhuyện Quan Sơn nói riêng Những cơ sở lý luận này là mối liên hệ biện chứng giữacác chỉ thị, chiến lược, nghị quyết từ Trung ương đến địa phương nhằm nâng caochất lượng đội ngũ GV góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáodục Cùng với những kết quả nghiên cứu từ thực tiễn, những cơ sở này là tiền đềcho những giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trườngPTDTBT THCS ở huyện Quan Sơn- tỉnh Thanh Hóa
Trang 302.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, địa lý hành chính và dân cư
Huyện Quan Sơn có vị trí địa lý : 21006’15’’ – 20024’30’’ độ vĩ bắc ; 104036’30’’
– 105008’25’’ độ kinh đông ; là vùng đầu nguồn của hệ thống Sông Mã, nằm cáchThành phố Thanh Hóa 157 km về phía Tây theo Quốc lộ 47 và Quốc lộ 217
+ Phía Bắc giáp huyện Quan Hóa
+ Phía Đông giáp huyện Bá Thước và huyện Lang Chánh
+ Phía Tây và Nam giáp Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Tổng diện tích tựu nhiên của huyện là 93.017,03 ha, với 13 đơn vị hành chínhgồm 12 xã và 01 thị trấn ; có 11 xã và 01 bản của xã Trung Hạ là xã đặc biệt khókhăn thuộc chương trình 135 giai đoạn II ; có 6 xã gồm 16 bản giáp biên giới vớinước CHDCND Lào, với tổng số đường biên giới là 68 km
Địa hình là vùng đồi núi cao khó khăn hiểm trở, diện tích bề mặt lãnh thổ bịchia cắt bởi sông Luồng và sông Lò, có nhiều dãy núi cao như Pù Mằn – Sơn Hàcao 1247m, Pa Panh – Sơn Điện – Sơn Lư độ cao từ 1146m đến 1346m, hướng núithấp dần từ Tây sang Đông, độ dốc trung bình từ 25 đến 30 độ và có trên 90% diệntích là đồi núi Do đó rất khó khăn về giao thông đi lại, nhất là đường đi vào cácchòm bản trong mùa mưa lũ
Chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa và tiểu khí hậu do địahình tạo nên, ảnh hưởng trực tiếp của gió tây nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 7.Nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C; có thời điểm xuống đến 00C (tại các điểmvùng cao)
Phân bố dân cư trên đại bàn huyện rất thưa, mật độ dân số 38,88 người/km2 vàphụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng, phong tục tập quán của địa phương Ngoài 4điểm chính tập trung dân cư như : Tiểu khu km22 thuộc xã Trung Tiến, thị trấnQuan Sơn, tiểu khu km 61 thuộc xã Sơn Điện, cửa khẩu biên giới Na Mèo, chủ yếudân cư phân bố dọc theo các triền sông, suối, nơi có điều kiện làm nương rẫy, ruộng
Trang 31nước, trên địa bàn huyện còn 99 chòm bản Hiện tượng sống du canh du cư của dânvẫn còn nhất là ở khu vực đồng bào H.Mông.
Huyện có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng – anninh của khu vực miền núi và tỉnh Thanh Hóa : với cửa khẩu quốc tế Na Mèo –Nậm Xôi và cửa khẩu tiểu ngạch Tam Thanh – Sầm Tớ, thuận lợi cho phát triểnkinh tế vùng biên giới, phát triển giao thương với nước bạn Lào, xây dựng biên giớihòa bình hợp tác và hữu nghị; Có quốc lộ 217 nối các huyện đồng bằng với cáctrung tâm phát triển của tỉnh, với nước bạn Lào là yếu tố thuận lợi cho phát triển dulịch, cho giao lưu hợp tác và liên kết phát triển đồng thời giữ vị trí rất quan trọng vềchính trị, an ninh, quốc phòng
Tóm lại : Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và nguồn
nhân lực của huyện, có nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội,quốc phòng – an ninh, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi,thủ công nghiệp, phát triển thủy điện nhỏ, thương mại và du lịch
2.1.2 Tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao: Giá trị tổng sản phẩm quốc nội tăng
bình quân 12,5% Trong đó nông - lâm - thuỷ sản tăng bình quân 8,5%/năm, côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng 18,5%/năm, thương mại - dịch
vụ tăng bình quân 16,4%/năm Tổng thu ngân sách huyện hàng năm ước đạt:
160,079 tỷ đồng Thu nhập bình quân đầu người đạt 6,19 triệu đồng/năm bằngkhoảng 301 USD
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng GDP ngành
Nông - lâm nghiệp giảm từ 62% năm 2008 còn 50,1% năm 2013 Tỷ trọng GDPngành CN-TTCN-XDCB tăng từ 19% năm 2008 lên 25,5% năm 2013 Tỷ trọngGDP ngành dịch vụ- thương mại tăng từ 20% năm 2008 lên 28,4% năm 2013 Tuyvậy so với cả nước tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn rất chậm
- Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống được tăng cường: Trong
những năm gần đây, toàn huyện đã huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triểnkết cấu hạ tầng, các công trình như: Đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhàvăn hoá, các trạm bơm tưới tiêu, cứng hoá kênh mương Toàn huyện đã huy động122,325 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn mới, 195.194 tỷ đồngđầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ bản và 33.426 tỷ đồng để xây dựng cáccông trình đập nước, cầu cống Nhìn chung các công trình trọng điểm như; điện,
Trang 32đường, trường, trạm, trụ sở làm việc đã được nâng cấp Giảm hộ đói nghèo xuốngcòn 46,7%.
Nhìn chung trong những năm qua tình hình kinh tế trên địa bàn huyện tươngđối ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng côngnghiệp, xây dựng và dịch vụ Sản xuất lâm – nông nghiệp có bước chuyển biến tíchcực, cơ cấu cây trồng, con nuôi đang dần chuyển dịch theo hướng sản xuất hànghóa Dịch vụ tài chính - ngân hàng từng bước đáp ứng được nhu cầu của người dântrong việc tiếp cận vay vốn đầu tư sản xuất, mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch
vụ, tạo được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là chuyển dịch cơ cấu cây trồng,vật nuôi, từng bước xóa đói giảm nghèo
Cơ sở hạ tầng được tăng cường đầu tư xây dựng qua đó từng bước đáp ứngnhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao điều kiện sống của nhân dân
Các lĩnh vực văn hóa – xã hội, y tế, giáo dục có chuyển biến tích cực, đời sốngcủa nhân dân được cải thiện rõ rệt, chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nânglên, quốc phòng – an ninh tiếp tục được cũng cố bền vững, đại đoàn kết các dân tộcđược tăng cường
Với vị trí và đặc điểm kinh tế - xã hội nêu trên đã có những tác động thuận lợinhưng cũng không ít những khó khăn cho giáo dục Quan Sơn nói chung và giáo dụccủa các trường PTDTBT THCS nói riêng
Thuận lợi: Thuận lợi cơ bản trước hết là môi trường GD tương đối thuần
chất, nhịp sống khẩn trương, náo nhiệt của nền kinh tế thị trường trong việc pháttriển đô thị hoá ở Quan Sơn Truyền thống cần cù, chịu khó, chất phát của ngườidân lao động tác động không nhỏ tới quá trình học tập và rèn luyện, tới phong tràogiáo dục của học sinh, tới ý thức đạo đức của người thầy giáo, tạo động lực tốt chođội ngũ GV phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành Phong trào GD Quan Sơn nhiềunăm liền được Sở Giáo dục & Đào tạo đánh giá là một trong những huyện có bướcphát triển tốt Điều kiện, đời sống, môi trường tạo nhiều thuận lợi cho GV an cư lạcnghiệp, tạo cho GV có điều kiện gần gũi, tiếp xúc với học sinh, đồng cảm với điềukiện và hoàn cảnh của học sinh Đội ngũ GV đông đảo là điều kiện để xây dựngphong trào, xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh
Trang 33Khó khăn: Quá trình nâng cao chất lượng dạy học, quá trình GD và nâng cao
chất lượng đội ngũ của các vùng trong huyện còn gặp nhiều khó khăn Với mộthuyện có diện tích tự nhiên rộng, địa hình phức tạp như huyện Quan Sơn thì việcxây dựng cơ sở vật chất trường học đáp ứng yêu câù đào tạo trong thời kỳ CNH,HĐH còn chậm và gặp nhiều khó khăn Mức thu nhập của nhân dân còn hạn chế vàkhông đồng đều, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp cho nên việc tạođiều kiện kinh tế, cơ sở vật chất cho con em học tập còn chưa cao Giáo dục chủ yếutrông chờ vào sự đầu tư của nhà nước Đội ngũ GV luôn có sự biến động, GV trẻchiếm tỷ lệ lớn Việc đầu tư cho giáo dục, việc huy động cộng đồng tham gia côngtác giáo dục còn hạn chế Cơ chế thị trường - đô thị hoá nông thôn kéo theo nhiềumặt trái tác động không nhỏ tới ý thức của GV Cơ chế đó tác động tới học sinh tạonên ý thức thái độ học tập của học sinh bị giảm sút làm cho chất lượng đầu vào củahọc sinh ở một số trường còn thấp Vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trìnhnâng cao chất lượng dạy học và xây dựng đội ngũ GV của các trường THCS trongtoàn huyện Trong những năm gần đây, việc bố trí việc làm cho đội ngũ sinh viên ratrường còn nhiều khó khăn, bất cập, nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làmcũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người học
2.2 Thực trạng về giáo dục Trung học cơ sở huyện Quan Sơn-Thanh Hóa
Trong những năm qua được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp củangành và sự quyết tâm của đội ngũ nhà giáo, giáo dục Quan Sơn đã gặt hái đượcnhiều thành tựu về quy mô và chất lượng giáo dục Cơ sở vật chất phục vụ công tácdạy và học được tăng cường cả về số lượng và đảm bảo về chất lượng Công tácchuẩn hóa đội ngũ GV, luân chuyển cán bộ quản lý và GV được thực hiện có hiệuquả GV ở nhiều trường không ngừng được bổ sung nhằm trẻ hóa đội ngũ Kỷcương nề nếp được tăng cường Nhận thức của đội ngũ GV về vị trí, vai trò của giáodục và đào tạo trong sự phát triển của xã hội không ngừng được nâng cao Đội ngũnhà giáo đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong giai đoạn mới
Trang 342.2.1 Quy mô trường lớp và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học
Bảng 1: Số lượng trường, lớp, cán bộ GV trên địa bàn huyện Quan Sơn năm
học 2013-2014
Bậc học Số
trường
Sốlớp Số HS
CÁN BỘ GV, NHÂN VIÊNTổng số
Đạtchuẩntrở lên
Tỉ lệ(%)
Dướichuẩn
Tỉ lệ(%)Mầm
Tiểu
( Nguồn từ phòng GD & ĐT Quan Sơn)
Nhiều năm qua quy mô phát triển trường lớp của ngành giáo dục Quan Sơn đãtừng bước dần ổn định nhằm đảm bảo tất cả các cấp học không phải học ca ba, từngbước xóa phòng học tranh tre, phòng tạm Bên cạnh đó việc huy động HS ra lớpcũng như duy trì sĩ số HS được quan tâm và quản lý chặt chẽ từ phòng giáo dục đếncác đơn vị trường học Kết quả như sau:
Ngành học Mầm non: Số trẻ huy động ra lớp đạt tỷ lệ 76,8%
Bậc Tiểu học: Tỷ lệ huy động HS đúng độ tuổi ra lớp đạt 99.43% Tỷ lệ HS bỏhọc 0,3% Số HS giảm dần do việc thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.Bậc THCS: Số HS huy động ra lớp đầu cấp đạt 98,34% Số HS ở bậc họctương đối ổn định Mạng lưới trường lớp thuộc cấp quản lý của phòng GD&ĐTđược quy hoạch, sắp xếp hợp lý đảm bảo yêu cầu dạy và học Các xã ,Thị trấn đều
có trường mầm non, tiểu học, THCS và TTHTCĐ hầu hết các chòm bản đều cóđiểm đặt lớp, phù hợp với khoảng cách bố trí dân cư của từng địa phương trongvùng
Tuy nhiên cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn thiếu nhiều, đặc biệt đối vớicác trường PTDTBT THCS, số phòng học mới chỉ đáp ứng được giờ học chínhkhóa, chưa có phòng học chuyên dùng và phòng học để bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo
HS yếu kém
Đa số các trường chưa có phòng chức năng, phòng bộ môn, chỉ có 5/14 trườngTHCS trong huyện được trang bị phòng máy vi tính để dạy học theo chương trình
Trang 35Đặc biệt, đối với đội ngũ GV điều kiện ăn, ở, sinh hoạt còn thiếu thốn Đa số
GV công tác ở Quan Sơn là người từ miền xuôi lên hoặc ở nơi xa đến nhưng lạithiếu nhà công vụ để phục vụ sinh hoạt, một số trường còn phải dùng nhà tranh tretạm bợ để giáo viên sinh hoạt
2.2.2 Chất lượng giáo dục Trung học cơ sở.
Bảng 2 : Bảng tổng hợp xếp loại hạnh kiểm, học lực của HS THCS huyện Quan
Sơn 4 năm liền kề:
XẾP
LOẠI
2010-2011 (2240HS)
2012-2011 (2216HS)
2012-2013 (2208HS)
2013-2014 (2199HS)
( Nguồn từ phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn)
Bảng 3: Thống kê HS Giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, Tỷ lệ HS tốt nghiệp, lưu ban, bỏ học
NGHIỆP
TỶ LỆ HS LƯU BAN
TỶ LỆ HS
BỎ HỌC CẤP HUYỆN CẤP TỈNH
( Nguồn từ Phòng giáo dục huyện Quan Sơn)
Chất lượng dạy học hàng năm không tăng, HS có sự phân hóa cao trong họctập Số lượng HS khá giỏi không tăng, tỷ lệ HS yếu kém ngồi nhầm lớp khá cao đócũng là nguyên nhân dẫn đến việc HS bỏ học nhiều
Ngoài ra số HS được đánh giá, xếp loại Khá Giỏi cũng bộc lộ những khiếmkhuyết như: năng lực tư duy, năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức vàohoạt động thưc tiễn còn yếu và thiếu linh hoạt HS còn thụ động trong hoạt động tập
Trang 36suy nghỉ đề xuất ý kiến để tổ chức các hoạt động tập thể hoặc tự tổ chức các hoạtđộng chung HS chưa có thói quen trong ứng xử, giao tiếp một cách chủ động, cóvăn hóa, còn vụng về, rụt rè ở nơi đông người Tác động của sự phát triển KT-XH,kinh tế mở cửa có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của HS, mà điển hình là cácdịch vụ giải trí trong đó Internet với Chat và Game online là nguyên nhân của sự sasút trong học tập, suy giảm về đạo đức, lối sống, nhân cách và tệ nạn xã hội.
Bảng 4: Số lớp, số HS, số CBQL, GV các trường PTDTBT THCS huyện Quan
* Tồn tại yếu kém
Nguyên nhân khách quan: Là một huyện miền núi cao nên tình hình phát
triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, kinh tế của huyện còn nghèo, (là một trong số 62huyện nghèo nhất toàn quốc hiện nay), đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khănthu nhập của nhân dân rất thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, người dân chủ yếu sốngdựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp nên việc chăm lo giáo dục con em còn hạn chế;bên cạnh đó lại liên tiếp bị ảnh hưởng của bảo lụt, sạt lở gây thiệt hại về cơ sở vậtchất, mùa màng và hạ tầng cơ sở, kỹ thuật Nguồn tài chính chi cho giáo dục chủyếu từ ngân sách Nhà nước, nhưng chưa đáp ứng với nhu cầu, điều kiện cho phát
Trang 37triển giáo dục Diện tích của huyện rộng, địa hình phức tạp, dân cư phân bố khôngđồng đều và thưa, đường sá đi lại khó khăn, mạng lưới trường lớp dàn trải nên đãgây tác động rất lớn đến công tác giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục nóiriêng.
Nguyên nhân chủ quan: Do phong tục tập quán sinh hoạt, sản xuất của đồng
bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu, mặt bằng dân trí thấp, nhất là nhân dân ở vùngcao, vùng sâu; nhận thức của nhân dân về vị trí, vai trò của giáo dục chưa đúng đắn,chưa sâu sắc; vai trò lãnh đạo của một số cấp ủy Đảng và chính quyền xã, thị trấncòn hạn chế, chưa thực sự coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, nhậnthức chưa ngang tầm với chủ trương, đường lối của Đảng “coi giáo dục là quốc sáchhàng đầu”; các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục chưa được quan tâm và pháthuy tốt, thiếu những giải pháp giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh như huy động HS
ra lớp, chống bỏ học, quỹ đất xây trường học, quy hoạch và xây dựng mạng lướitrường lớp Mối quan hệ giữa các cấp, các ngành và các lực lượng xã hội có lúc, cónơi chưa được thường xuyên, thiếu gắn bó chặt chẽ Ngân sách đầu tư cho giáo dụcchưa được quan tâm đúng mức nên còn nhiều bất cập so với yêu cầu đổi mới vàmục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục Việc giải quyết mâu thuẫn giữa chấtlượng giáo dục với quy mô và khả năng ngân sách phát triển giáo dục còn hạn chế
2.3 Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện miền núi Quan Sơn hiện nay
2.3.1 Cơ cấu đội ngũ giáo viên
Năm học 2013 – 2014 số lượng cán bộ quản lý các trường PTDTBT THCS là
20 người, GV các trường PTDTBT THCS trong toàn huyện là 123 người với sốlớp là 54 lớp, Tỷ lệ đạt 2,27 GV/ lớp Tỷ lệ này cho thấy số lượng GV tương đối đủvới quy định đối với trường chuyên biệt tỉ lệ 2,2GV/lớp
Tỷ lệ GV/ lớp được tổng hợp qua bảng sau:
(Nguồn từ phòng giáo dục và đào tạo huyện Quan Sơn)
2.3.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên
Trang 382.3.2.1 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Hiện tại số lượng CBGV các trường PTDTBT THCS huyện Quan Sơn có 153cán bộ GV trong đó GV trực tiếp đứng lớp là 123 người Trình độ trên Đại học: 2
GV, Đại học: 97 GV, Cao đẳng: 22 GV, Trung học: 2 GV Độ tuổi của GV khôngđồng đều số lượng GV trẻ chiếm đa số, vì vậy có sự chênh lệch lớn trong chuyênmôn, nghiệp vụ giữa 2 nguồn nhân lực này
Bảng 6: Tổng hợp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.
môn
được ĐT
Tốt 44 19 43,2 17 38,6 8 18,2 1 2,3 0 0,0Khá 58 20 34,5 23 39,7 9 15,5 2 3,4 1 1,7Đạt yêu cầu 21 8 38,1 7 33,3 5 23,8 1 4,8 0 0,0
Ch.môn
phân
công
Dạy đúng Ch môn 54 24 44,4 22 40,7 5 9,3 3 5,6 0 0,0 Dạy chéo môn 26 4 15,4 10 38,5 10 38,5 1 3,8 1 3,8
Từ 2 môn trở lên 43 19 44,2 15 34,9 7 16,3 1 2,3 1 2,3Sức khỏe Đủ SK 121 47 38,8 47 38,8 21 17,4 4 3,3 0 0,0
Không đủ SK 2 0 0,0 0 0,0 1 50,0 1 50,0 0 0,0
Qua thực tế số lượng GV hàng năm tương đối ổn định nhưng có môn thiếu, cómôn lại thừa do số lớp ở từng trường PT DTBT ít khó bố trí CBGV Bên cạnh đó,nhiều GV phải dạy hai môn như Toán- Lý, Văn- Sử, Văn- GDCD, Sử- Địa, Sinh-Hoá, Sinh- Địa, Sinh- Kỹ thuật Do cơ cấu giáo viên không hợp lý, một số giáo viênphải dạy chéo môn nên mất nhiều thời gian để chuẩn bị bài và soạn giáo án Dovậy, ít có thời gian cho việc tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, choviệc dự giờ, thăm lớp và tham gia các hoạt động khác
Ngoài ra, do cơ cấu giáo viên không hợp lý nên có một số GV không đủ số tiếttheo quy định như các môn Hóa học, Mĩ Thuật, Âm nhạc…nếu bố trí 1GV/trườngthì lại thiếu, một số GV lại dạy nhiều hơn số giờ chuẩn quy định (trường THCSDTBT số tiết quy định là 17 tiết/tuần) Vì vậy việc bố trí phân công lao động trong nhà
Trang 39trường có người dạy nhiều, có người dạy ít Trong khi người dạy nhiều lương khôngđược cao hơn
Hầu hết các trường bán trú đều có ít GV dạy giỏi, GV cốt cán, GV có trình độchuyên môn nghiệp vụ tay nghề cao, do GV đa số từ xuôi đến công tác có gia đình
ở xa phải chăm lo cho gia đình lại không được thuyên chuyển công tác cũng ảnhhưởng đến chất lượng giảng dạy và tinh thần trong công tác Bên cạnh đó, cáctrường chưa chủ động xây dựng quy hoạch đội ngũ GV cho trường mình Số lượng
GV đạt chuẩn nhiều nhưng đa số là GV trẻ nên thiếu kinh nghiệm đứng lớp, ít chịukhó, chưa thích ứng với điều kiện sinh hoạt khó khăn, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ sư phạm còn hạn chế Một số giáo viên thuộc hệ cử tuyển tay nghề chưa vữngvàng
2.3.2.2 Thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên
Đa số các trường đều có chi bộ đảng và lực lượng Đảng viên là GV đông Cáccấp ủy đảng đã triển khai nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng tới CB, GV,đặc biệt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung”, và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, côgiáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”
Nội dung triển khai trong các đợt học là sự cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyếtcủa Đảng và Nhà nước các cấp và của ngành mới được ban hành Đặc biệt là đánhgiá thực tế về đạo đức nhà giáo
Từ những nội dung triển khai đó, CBQL – GV đã nhận thức đầy đủ hơn
về vai trò trách nhiệm, từ đó thực hiện những yêu cầu đặt ra cho bản thân và có địnhhướng tốt hơn trong công tác Tuy nhiên thực tế vẫn còn một số GV chưa có ý thức
và nhận thức đúng đắn trong việc trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, cũngnhư chưa thực hiện tốt những chính sách của Đảng và Nhà nước
Bảng 7: Kết quả thống kê đánh giá phẩm chất chính trị,đạo đức, lối sống của
GV qua đánh giá của Hiệu trưởng các trường THCS
Trang 40TB 4 3,2
3 Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống
lành mạnh, trong sáng của GV; ý thức đấu
tranh chống những biểu hiện tiêu cực; sự tín
nhiệm trong đồng nghiệp, HS, nhân dân
4 Tinh thần đoàn kết, tính trung thực trong
công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn- Thanh Hoá)
* Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Đội ngũ GV của huyện hầu hết là Đảng viên và Đoàn viên Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh nên ngoài việc chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước cũng như tích cực tuyên truyền vận động mọi người cùng chấp hànhtốt pháp luật, tham gia tổ chức các hoạt động xã hội đạt tỷ lệ khá và tốt tương đốicao Tuy vậy, vẫn còn một số GV không chú tâm vào công việc, thực hiện các côngviệc được phân công một cách miễn cưỡng, tinh thần trách nhiệm chưa cao
* Chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị
GV được quán triệt quy chế của ngành; nội quy và những quy định của trườngngay từ đầu năm học và khi có những chủ trương mới Do đó, đa số GV thực hiệnđúng quy chế chuyên môn Theo đánh giá của Hiệu trưởng các trường số GV đạt tỷ
lệ khá tốt Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận GV còn vi phạm quy chếchuyên môn như: Không soạn bài đầy đủ, bỏ tiết, đánh giá xếp loại HS chưa đúngquy chế, vi phạm ngày công lao động, chưa chịu trách nhiệm về lớp được phâncông
* Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của GV; ý thức đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, trong HS và nhân dân.
Kết quả cho thấy đa số thầy cô giáo ý thức được vai trò, vị trí của người thầykhi lên lớp cũng như trong cuộc sống, luôn là gương tốt cho HS noi theo, thường