1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng anh ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long

101 459 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 677,5 KB

Nội dung

Cấu trúc của luận văn 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1.. - "Một số giải pháp quản lý nhằm

Trang 1

LÊ NGUYỄN LAN ANH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

_

LÊ NGUYỄN LAN ANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi xin cám ơn Lãnh đạo Nhà trường, Khoa đào tạo sau Đại học – trường Đại học Vinh, các thầy cô đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá học.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS: Nguyễn Thị Mỹ Trinh – người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và làm luận văn.

Cảm ơn các đồng chí: Lãnh đạo Sở, các đồng chí chuyên viên Sở GD&ĐT Vĩnh Long, Hiệu trưởng các trường THPT và các giáo viên ở các trường THPT tại TP Vĩnh Long đã tạo điều kiện tốt trong việc cung cấp số liệu và tư vấn khoa học trong suốt quá trình nghiên cứu và làm luận văn.

Cảm ơn BGĐ Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Vĩnh Long, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn.

Do điều kiện và khả năng có hạn, mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song chắc chắn luận văn của tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô giúp đỡ và chỉ dẫn thêm để Luận văn hoàn thiện hơn.

Vĩnh Long, tháng 09 năm 2014

LÊ NGUYỄN LAN ANH

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 1

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 2

7 Cấu trúc của luận văn 3

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 5

1.3 Một số yêu cầu cơ bản đối với chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay

14

1.3.1 Vị trí, vai trò của người giáo viên dạy Tiếng Anh trong nhà trườngTHPT trong giai đoạn hiện nay

14

1.3.3 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người giáo viên dạy TiếngAnh ở các trường THPT

Trang 7

GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và tình hình giáo dục của Thành phố Vĩnh long, Tỉnh Vĩnh Long

31

2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trường THPT Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

36

2.3 Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trường THPT Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long.

2.4 Đánh giá chung về thực trạng 53

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO

VIÊN DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG

3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 57

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trường THPT Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

Trang 8

3.3.4 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáoviên dạy Tiếng Anh ở các trường THPT Thành phố Vĩnh Long

69

3.3 Thăm dò tính cần thiết, khả thi của các giải pháp 78

Trang 9

Chính vì thế, một trong những yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến chất lượng dạy

và học tiếng Anh chính là đội ngũ giáo viên Hay giáo viên là yếu tố quyết định chấtlượng, là một trong các nguồn lực chính của nhà trường

1.2 Về mặt thực tiễn

Hiện nay, chất lượng và năng lực của đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh ở cáctrường THPT không đồng đều đang là vấn đề nan giải của ngành giáo dục Trướcyêu cầu ngày càng cao đối với việc học tiếng Anh, đa số giáo viên vững vàng vềvăn phạm nhưng lại hạn chế khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp Làm thếnào để xây dựng một đội ngũ sư phạm có năng lực chuyên môn đáp ứng được yêucầu của xã hội, có sức phấn đấu và quyết tâm trong mọi công tác của nhà trường,chính là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy vàhọc môn Tiếng Anh hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạyTiếng Anh ở các trường THPT Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viêndạy Tiếng Anh ở các trường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

dạy Tiếng Anh ở các trường THPT Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

Trang 10

3.3 Phạm vi nghiên cứu:

- Địa bàn khảo sát: các trường THPT Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh

Long

- Thời gian khảo sát: năm học 2012 - 2013

4 Giả thuyết khoa học

Có thể nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trườngTHPT Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long nếu xác định và thực hiện đồng bộmột số giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạyTiếng Anh ở các trường THPT

5.2 Nghiên cứu thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

dạy Tiếng Anh ở các trường THPT Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

5.3 Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của một số giải pháp nâng cao

chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trường THPT Thành phố VĩnhLong, Tỉnh Vĩnh Long

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.

Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đềtài nghiên cứu

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý, giáoviên dạy tiếng Anh ở các trường THPT Thành phố Vĩnh Long về việc nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trường THPT tại địa phương

- Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện, trao đổi với giáo viên dạy Tiếng Anh

về các vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh Phỏng vấn cán

bộ quản lí các trường THPT nhằm thu thập thêm thông tin về công tác nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trường THPT

Trang 11

- Phương pháp quan sát: Quan sát cán bộ quản lý, giáo viên dạy tiếng Anhtrong quá trình thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viêndạy Tiếng Anh

6.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

Xử lí số liệu thu được để làm cơ sở dữ liệu nhằm làm rõ hiệu quả của cácgiải pháp được đề xuất

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạyTiếng Anh ở các trường THPT

Chương 2: Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạyTiếng Anh ở các trường THPT Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạyTiếng Anh ở các trường THPT Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Xác định đội ngũ giáo viên là chủ thể, là lực lượng nồng cốt thực hiện mụctiêu của ngành giáo dục Vì thế, chất lượng đội ngũ giáo viên luôn được các nhànghiên cứu giáo dục trong nước và trên thế giới quan tâm sâu sắc

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Công tác quản lý nhân sự trong nhà trường thu hút sự quan tâm của nhiều

nhà nghiên cứu Giáo sư Felix Migro (Mỹ) cho rằng: Quản lý nhân sự là nghệ thuật lựa chọn những nhân viên mới và sử dụng những nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt tới mức tối đa có thể được”.

Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng, ảnh hưởnglớn đến chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường Tiến sĩ Raja Roy Singh (Ấn Độ)

đặc biệt trong việc định hướng lại giáo dục Người ta luôn nhận thấy rằng thành công của các cuộc cải cách giáo dục phụ thuộc dứt khoát vào ý chí muốn thay đổi” cũng như chất lượng giáo viên Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó”

Khi đề cập đến đội ngũ giáo viên, một số tác giả nước ngoài đã nêu lên

quan niệm : "Đội ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức, hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của họ đối với giáo dục".

Các nhà nghiên cứu cũng đã thống nhất cho rằng: một trong những biệnpháp hữu hiệu nhất để làm tốt công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ là phải xâydựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phát huy được tính sáng tạo trong lao độngcủa họ và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện tay nghề sư phạm, phải biết lựa

Trang 13

chọn giáo viên bằng nhhều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trở thành những giáoviên tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện pháp khác nhau.

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Bác Hồ đã dạy: Mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” Có thể nói, công tác cán bộ, nguồn lực con người là mặt quan trọng hàng đầu

của một tổ chức nói chung, trong các cơ sở giáo dục nói riêng Người đã chỉ rõ:

“Vấn đề then chốt, quyết định chất lượng giáo dục là phải phát triển được đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “ Nói đến chất lượng GD phổ thông là phải nói đến đội ngũ GV Chất lượng trước mắt, chất lượng sau này, chất lượng toàn bộ sự nghiệp GD phổ thông của chúng ta chủ yếu dựa vào đội ngũ giáo viên.”

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chínhsách để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Chiến

lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã chỉ rõ “Đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, giảng viên Chú trọng việc rèn luyện, giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo” và khẳng định “Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”.

Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ban hành ngày 27/8/2001 về ‘Một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân”.

Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng nâng cao chất lượng

đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nhấn mạnh: “Phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện - là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt và mang tính chiến lược lâu dài” với mục tiêu “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, được chuẩn hoá, đảm bảo chất

Trang 14

lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm tay nghề nhà giáo”.

Trong các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục – đào tạo của Đảng, củaNhà nước và của ngành giáo dục đều rất coi trọng vai trò, vị trí của đội ngũ giáoviên, nhân sự chủ yếu quyết định trực tiếp chất lượng của giáo dục

Đứng ở góc độ nghiên cứu lý luận quản lý giáo dục, có các công trình tiêubiểu có đề cập tới chất lượng và phương thức nâng cao chất lượng trong QL trường họcgồm có:

- Trần Kiểm với tác phẩm Khoa học quản lý giáo dục – một số vấn đề lý luận

và thực tiễn

- "Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo viên THPT huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn mới" của tác giả Lê Đức Thục

(Cao học QLGD khoá 12, ĐH Vinh);

- Các giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá” của tác giả Trần Văn Thành (Cao học QLGD năm 2008,

ĐH Vinh);

- “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy Tiếng Anh THCS Thị xã Hà Tĩnh” của tác giả Trần Thị Thanh Hà (Cao học QLGD năm

2006, ĐH Vinh); v.v

Hay ở tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM số 45 năm 2013, có bài nghiên cứu:

Thực trạng công tác quản lí đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” của tác giả Đỗ Thị Hồng.

Các đề tài luận văn đó đã được đánh giá cao và đã được áp dụng trong phạm

vi các cơ sở giáo dục ở các địa phương khác nhau Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằngvấn đề quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên được coi là một trong những giảipháp trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo hiện nay

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

Để giải quyết một số vấn đề đặt ra trong luận văn, chúng tôi làm rõ một sốkhái niệm cơ bản liên quan và làm cơ sở lý luận của đề tài

Trang 15

1.2.1 Giáo viên và đội ngũ giáo viên

1.2.1.1 Khái niệm giáo viên

Trong Luật giáo dục sửa đổi 2009, Khoản 3 Điều 70 được sửa đổi, bổ sung

như sau: “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi

là giáo viên Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên.”

Như vậy, giáo viên là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trongcác cơ sở giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích cực chủ động nắmđược tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và xây dựng, phát triển nhân cách, bằngchính nỗ lực chủ quan của mình

Điều 72 của Luật Giáo dục cũng đã khẳng định nhiệm vụ của nhà giáo:+ Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ

và có chất lượng chương trình giáo dục

+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luật vàđiều lệ của nhà trường

+ Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo Tôn trọng nhân cách củangười học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đángcủa người học

+ Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độchính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốtcho người học

+ Các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật

1.2.1.2 Khái niệm đội ngũ giáo viên

Trong từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng" Trong lĩnh vực giáo

dục, đội ngũ được dùng để chỉ những tập hợp người được phân biệt với nhau về

chức năng trong hệ thống giáo dục, chẳng hạn như: đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán

bộ quản lý trường học…

Trang 16

Trên cơ sở đó, Từ điển giáo dục học đã đưa ra định nghĩa: "Đội ngũ giáo viên là tập họp những người đảm nhận công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức chuyên môn và nghiệp vụ quy định" Như vậy, có thể hiểu: đội

ngũ giáo viên là một tập thể người có cùng chức năng, cùng nghề nghiệp (nghề dạyhọc) cấu thành một tổ chức và là nguồn nhân lực Đội ngũ giáo viên là một tập thểngười được gắn kết với nhau bằng hệ thống mục đích, có nhiệm vụ trực tiếp giảngdạy và giáo dục học sinh, sinh viên, chịu sự ràng buộc của những quy tắc có tínhhành chính của ngành, của Nhà nước

Trong nhà trường, đội ngũ GV là một bộ phận rất quan trọng trong một tậpthể sư phạm, là lực lượng chủ yếu để tổ chức quá trình GD Chất lượng đào tạo caohay thấp phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ GV Một đội ngũ am hiểu công việc, tâmhuyết với nghề nghiệp có đủ phẩm chất và năng lực thì nó đóng vai trò tích cực vàothành tích chung của trường Vì vậy người quản lý nhà trường - hiệu trưởng - hơn aihết phải thấy rõ vai trò của đội ngũ GV để củng cố và xây dựng lực lượng đó ngàycàng vững mạnh

1.2.2 Quản lý, quản lý giáo dục; quản lý đội ngũ giáo viên

1.2.2.1 Khái niệm quản lý và chức năng của quản lý

Quản lý (QL) là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trongcác hoạt động của con người Nó ra đời khi xã hội có sự phân công lao động đòi hỏi

sự hợp tác trong lao động tập thể trên một qui mô nào đó hoặc khi con người hoạtđộng với những mục đích chung Xã hội càng phát triển, các loại hình lao độngphong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng

Theo Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” Như vậy, bản chất quản lý lao động là một loại

Trang 17

lao động để điều khiển lao động Xã hội càng phát triển, các loại hình lao độngphong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng.

Ngày nay thuật ngữ QL đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩathống nhất Có người cho rằng QL là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành côngviệc thông qua sự nỗ lực của người khác Cũng có người cho QL là một hoạt độngthiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đíchcủa nhóm Có thể hiểu QL là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể QLtới đối tượng QL nhằm đạt mục tiêu đề ra

Theo nghĩa rộng “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý), tổ chức quản lý lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế, bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng Đối tượng quản lý có thể trên qui mô toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, đơn vị, có thể là một con người cụ thể, sự vật cụ thể”.

Theo nghĩa hẹp có thể coi: quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thểquản lý đến khách thể quản lý (đối tượng quản lý) thông qua việc thực hiện cácchức năng quản lý nhằm làm cho hệ quản lý vận hành đạt được mục tiêu đề ra

- Các chức năng quản lý là biểu hiện bản chất của quản lý.

Chức năng quản lý được xác định "là một thể thống nhất những

hoạt động tất yếu của chủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu chung của quản lý" Như vậy, chức năng quản lý là một phạm trù

chiếm vị trí then chốt trong các phạm trù cơ bản của khái niệm quản

lý, là những bộ phận tạo thành hoạt động quản lý đã được thích ứng chuyên môn hoá.

Trang 18

Quá trình QL có 4 chức năng cơ bản có liên quan mật thiết với nhau baogồm: chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo - điều hành,chức năng kiểm tra - đánh giá.

- Chức năng lập kế hoạch: Lập kế hoạch là quá trình ấn định những nhiệm

vụ, những mục tiêu và phương pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu và nhiệm

vụ đó Đây là một phương pháp tiếp cận hợp lý để đạt được các mục tiêu định trước,

là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý vì có gắn liền với việc lựachọn chương trình hành động trong tương lai Lập kế hoạch sẽ tạo ra khả năng choviệc điều hành tác nghiệp của hệ thống, làm cho việc kiểm tra được dễ dàng, bởi vìcác nhà lãnh đạo hệ thống sẽ không thể kiểm tra được công việc của các cấp dướinếu không có các mục tiêu đã được xác định làm chuẩn mực để đo lường

- Chức năng tổ chức: Chức năng tổ chức là chức năng hình thành cơ cấu tổchức quản lý cùng các mối quan hệ giữa chúng Đây là chức năng quan trọng thứhai của các nhà lãnh đạo hệ thống sau chức năng lập kế hoạch Tổ chức là quá trìnhsắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và các nguồn lực cho các thành viên của

tổ chức để họ có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả Ứngvới những mục tiêu khác nhau, đòi hỏi cấu trúc của hệ thống cũng khác nhau Một

tổ chức được cấu trúc phù hợp sẽ phát huy được năng lực nội sinh và có ý nghĩaquyết định đối với việc chuyển hoá kế hoạch thành hiện thực

- Chức năng chỉ đạo - điều hành: Đây là phương thức tác động của chủ thểquản lý bằng các quyết định nhằm điều hành bộ máy vận hành theo đúng kế hoạch đạt tớimục tiêu quản lý, trong đó bao gồm cả việc khuyến khích, động viên

- Chức năng kiểm tra - đánh giá: Đây là chức năng cuối cùng và rất quantrọng của quá trình quản lý Đây là quá trình xem xét, giám sát thực tiễn hoạt độngcủa bộ máy, nhằm kịp thời điều chỉnh sai sót, đưa bộ máy đạt được mục tiêu đã xácđịnh

Ngoài ra, thông tin rất cần cho quản lý Không có thông tin, không thể tiếnhành quản lý và điều khiển bất cứ hệ thống nào Do vậy, có thể coi thông tin là chức

Trang 19

năng đặc biệt cùng với 4 chức năng đã nêu trên Trong đó, thông tin là chức năngtrung tâm.

Các chức năng quản lý tạo thành một hệ thống thống nhất một chu trìnhquản lý của một hệ thống Trong đó, từng chức năng vừa có tính độc lập tương đối,vừa có quan hệ biện chứng với nhau

1.2.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục (QLGD) là một bộ phận cuả quản lý xã hội nói chung Cóthể nói quản lý là yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng giáo dục; QLGD lànhân tố quan trọng để phát triển sự nghiệp giáo dục

Đề cập đến khái niệm QLGD, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều quan điểmkhác nhau, chẳng hạn như:

- QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích củacác chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ đếnnhà trường) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triểntoàn diện, hài hòa của họ

- Theo tác giả Trần Kiểm: QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ýthức và hướng đích của chủ thể QL ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sựhình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quyluật chung của xã hội cũng như các quy luật của QLGD, của sự phát triển tâm sinh

lý trẻ em

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: QLGD là hệ thống những tác động cómục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ GD) nhằm làm cho hệvận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thực hiện được các tính chấtcủa nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dụcthế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất

Trên cơ sở đó, QLGD được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm

Trang 20

đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.

1.2.2.3 Khái niệm quản lý đội ngũ giáo viên

Quản lý đội ngũ giáo viên nghĩa là định hướng, kiểm soát, điều tiết và phốihợp các hoạt động giáo viên tại các cơ sở giáo dục nhằm đảm bảo các tiêu chí giáodục của đơn vị, các nhiệm vụ đặt ra của đơn vị; ngành giáo dục địa phương và hơnhết đó là thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của người giáo viên được xã hội giao phó

Trong quá trình quản lý đội ngũ giáo viên phải thực hiện đầy đủ những nộidung chủ yếu của quản lý nguồn nhân lực như: quy hoạch đội ngũ, tuyển chọn, bốtrí sử dụng, huấn luyện, phát triển, bồi dưỡng, đánh giá kết quả hoạt động…của độingũ GV

Quản lý đội ngũ giáo viên là quản lý tập thể những con người có học vấn, cónhân cách phát triển ở trình độ cao Vì thế trong quản lý đội ngũ giáo viên chúng tacần chú ý một số yêu cầu chính sau đây:

- Quản lý đội ngũ giáo viên, trước hết phải giúp cho đội ngũ giáo viên pháthuy được vai trò chủ động, sáng tạo Khai thác ở mức cao nhất năng lực, tiềm năngcủa đội ngũ, để họ có thể cống hiến được nhiều nhất cho việc thực hiện mục tiêugiáo dục và đào tạo

- Quản lý đội ngũ giáo viên phải nhằm hướng giáo viên vào phục vụ nhữnglợi ích của tổ chức, cộng đồng và xã hội, đồng thời phải đảm bảo thoả đáng lợi íchvật chất tinh thần cho giáo viên

- Quản lý đội ngũ giáo viên phải nhằm đáp ứng mục tiêu trước mắt và mụctiêu phát triển lâu dài của tổ chức, đồng thời phải được thực hiện theo một qui chế,qui định thống nhất trên cơ sở luật pháp của Nhà nước

1.2.3 Chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

1.2.3.1 Khái niệm chất lượng

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm chất lượng:

- Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội - 1998), chất lượng là

“cải tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”.

Trang 21

- Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, chất lượng là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật hoặc là cái tạo nên bản chất của sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia”.

- Theo Oxford Pocket Dictionary, chất lượng là “mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số

+ Chất lượng là sự xuất sắc (quality as excellence)

+ Chất lượng là sự hoàn hảo (quality as perfection)

+ Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (quality as fitness for purpose)

+ Chất lượng là sự đáng giá với đồng tiền bỏ ra (quality as value formoney)

+ Chất lượng là sự chuyển đổi về chất (quality as transformation)…

nghĩa đối với việc xác định chất lượng giáo dục và cả việc đánh giá nó, đó là: Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu.

1.2.3.2 Khái niệm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Xuất phát từ những quan niệm về chất lượng như đã nêu ở trên chúng ta có

thể hiểu: Chất lượng đội ngũ giáo viên là toàn bộ thuộc tính (yếu), những đặc điểm cấu trúc (cơ cấu) của đội ngũ giáo viên Những thuộc tính cấu trúc này gắn bó với

nhau trong một tổng thể thống nhất tạo nên giá trị và sự tồn tại của đội ngũ và làmcho đội ngũ giáo viên khác với đội ngũ khác

Chất lượng đội ngũ giáo viên là sự tổng hòa chất lượng của từng GV (theoyêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp GV của từng cấp học) được biểu hiện thông quacác thuộc tính bản chất sau: phẩm chất của đội ngũ ; trình độ của đội ngũ (chuyên

Trang 22

môn, nghiệp vụ ) ; năng lực của đội ngũ Ngoài ra, số lượng và cơ cấu đội ngũ GVcũng ảnh hưởng rõ nét đến chất lượng đội ngũ GV.

Đây là năm yếu tố cơ bản, thông qua đó giúp nhận diện chất lượng của độingũ GV Giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau, hợp thànhmột hệ thống hoàn chỉnh giúp cho đội ngũ giáo viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao Do vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là giải pháp quan trọngtrong xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự của nhà trường

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là làm cho chất lượng của đội ngũgiáo viên ngày càng hoàn thiện ở trình độ cao hơn về tất cả các yếu tố cấu thành từ

số lượng, cơ cấu đến phẩm chất, năng lực, trình độ

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thực chất là quá trình xây dựng vàphát triển đội ngũ làm cho đội ngũ trưởng thành ngang tầm yêu cầu của sự nghiệpgiáo dục đào tạo nói chung và từng nhà trường nói riêng Do vậy, ngành giáo dục,

cơ sở giáo dục và nhà trường cần có các giải pháp hiệu quả để nâng chất lượng độingũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu chung

1.2.4 Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Theo từ điển Tiếng Việt, giải pháp được hiểu là cách giải quyết một vấn đề

khó khăn Như vậy, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chính là đề cập

đến “cách làm, cách giải quyết” những vấn đề khó khăn, cản trở việc nâng cao chấtlượng đội ngũ GV, từ đó giúp cho đội ngũ GV đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượngtheo Chuẩn nghề nghiệp, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ giáo dục đặt ra của cấphọc

1.3 Một số yêu cầu cơ bản đối với chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay

1.3.1 Vị trí, vai trò của người giáo viên dạy Tiếng Anh trong nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay

Cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của đất nước, vai trò và vị trí

của người giáo viên càng được tôn vinh Đảng ta khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh” Không chỉ có trọng trách

Trang 23

đào tạo thế hệ trẻ, mà họ còn đảm nhận đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho sựphát triển của đất nước.

Hiện nay, ngoại ngữ là một trong những điểm nối quan trọng trong quátrình hội nhập của Việt Nam với thế giới Do vậy, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh,được xem là chìa khoá để mở cửa hội nhập nhanh nhất Trong ngành giáo dục ởViệt Nam, tiếng Anh còn được xem là một trong những môn học chính ở các trườngphổ thông (THCS, THPT) hiện nay Do vậy, có thể khẳng định rằng đội ngũ giáoviên dạy tiếng Anh là một trong những yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến chất lượngdạy và học tiếng Anh hiện nay và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhàtrường nói chung

Qua thực tế, chúng ta nhận thấy rằng GV dạy tiếng Anh đóng nhiều vai trò

trong quá trình dạy học, trong đó vai trò nổi bật là: tạo động cơ và khuyến khích học sinh yêu thích học tiếng Anh thông qua các hoạt động lôi cuốn và sinh động, bên cạnh đó cung cấp vốn ngữ liệu thông qua nhiều tình huống khác nhau, từ đó học sinh nhận biết và sử dụng tốt ngôn ngữ mới trong các ngữ cảnh phù hợp Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu” Vì thế, để thực hiện các vai trò này một cách thành công, người giáo

viên cần phải được đào tạo và bồi dưỡng một cách bài bản Dạy tiếng Anh thànhcông đòi hỏi người giáo viên phải thông thạo tiếng Anh, có kiến thức sâu rộng vềphát triển và tâm lý học sinh, và là người có khả năng bồi dưỡng động cơ học tậpcho học sinh Giáo viên có được những phẩm chất như vậy đang rất thiếu ở nước ta.Chính điều đó, người hiệu trưởng cần đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng độingũ giáo viên dạy tiếng Anh, một trong những giải pháp chiến lược trong quản lý vànâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên dạy Tiếng Anh bậc trung học phổ thông

Điều lệ trường trung học cũng qui định về nhiệm vụ của giáo viên trườngtrung học ở Điều 31 như sau:

“ Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:

Trang 24

a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;

d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu

sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;

e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Đặc thù của môn Tiếng Anh đòi hỏi người giáo viên phải thật linh hoạt vớichức năng dạy học Người giáo viên dạy tiếng Anh phải là người giúp học sinhbằng cách truyền đạt kiến thức cho họ và giúp học sinh có thể học một cách hiệuquả bằng cách thiết lập những tình huống phù hợp

1.3.3 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trường THPT

1.3.3.1 Yêu cầu về phẩm chất đối với người giáo viên dạy Tiếng Anh

Cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã nói: “Thầy giáo không chỉ dạy bằng công thức, bằng những câu, những chữ có sẵn, mà phải dạy bằng cả tâm hồn mình” Thật vậy,

nghề dạy học yêu cầu về phẩm chất và năng lực rất cao ở GV vì họ dạy học bằngchính năng lực và nhân cách của mình

Theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổthông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào năm 2009, GV THPTcần đạt các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống như sau:

Trang 25

- Phẩm chất chính trị: yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối,

chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt độngchính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân

- Đạo đức nghề nghiệp: yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật

Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinhthần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực,lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh

- Ứng xử với học sinh: thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học

sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt

- Ứng xử với đồng nghiệp: đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý

thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục

- Lối sống, tác phong: có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc

dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học

Là một bộ phận trong đội ngũ GV THPT, người giáo viên dạy tiếng Anh ởtrường THPT cũng cần phải hội đủ những phẩm chất nêu trên Giáo viên phải làmột tấm gương sáng cho học sinh noi theo Bản thân nhân cách giáo viên, phẩmchất tâm hồn giáo viên trở thành công cụ lao động, ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệtrẻ, tương lai của đất nước

1.3.3.2 Yêu cầu về năng lực đối với người giáo viên dạy Tiếng Anh

Năng lực sư phạm của người GV là khả năng thực hiện hoạt động dạy học

và giáo dục với chất lượng cao Vì thế, người GV THPT cần đạt các yêu cầu nhấtđịnh về năng lực sư phạm do Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáoviên trung học phổ thông của Bộ GD – ĐT quy định Theo Chuẩn nghề nghiệp GVnêu trên, người GV nói chung và GV Tiếng Anh nói riêng phải có các năng lực sưphạm cơ bản như: năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, năng lựcdạy học, năng lực giáo dục, năng lực hoạt động chính trị - xã hội và năng lực pháttriển nghề nghiệp Cụ thể:

a/ Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

Trang 26

- Tìm hiểu đối tượng giáo dục: có phương pháp thu thập và xử lí thông tinthường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu đượcvào dạy học, giáo dục

- Tìm hiểu môi trường giáo dục: có phương pháp thu thập và xử lí thông tin

về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xãhội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục

b/ Năng lực dạy học

- Xây dựng kế hoạch dạy học: các kế hoạch dạy học được xây dựng theohướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương phápdạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục;phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhậnthức của học sinh

- Đảm bảo kiến thức môn học: càm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nộidung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theoyêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn

- Đảm bảo chương trình môn học: thực hiện nội dung dạy học theo chuẩnkiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học

- Vận dụng các phương pháp dạy học: vận dụng các phương pháp dạy họctheo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triểnnăng lực tự học và tư duy của học sinh

- Sử dụng các phương tiện dạy học: sử dụng các phương tiện dạy học làmtăng hiệu quả dạy học

- Xây dựng môi trường học tập: tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thânthiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh

- Quản lý hồ sơ dạy học: xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theoquy định

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan,

Trang 27

công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm trađánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học

c/ Năng lực giáo dục

- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục: Kế hoạch các hoạt động giáodục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảmtính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiệnthực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong vàngoài nhà trường

- Giáo dục qua môn học: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm,thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục kháctrong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng

- Giáo dục qua các hoạt động giáo dục: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục quacác hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng

- Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng: Thực hiện nhiệm vụ giáodục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội theo kế hoạch đã xây dựng

- Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục : Vậndụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tìnhhuống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêugiáo dục đề ra

- Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh: Đánh giá kết quả rènluyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tácdụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh

d/ Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

- Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng: phối hợp với gia đình vàcộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh

và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường

Trang 28

- Tham gia hoạt động chính trị, xã hội: tham gia các hoạt động chính trị, xãhội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng

xã hội học tập

e/ Năng lực phát triển nghề nghiệp

- Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện: Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện vềphẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng,hiệu quả dạy học và giáo dục

- Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục: Phát hiện

và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằmđáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục

Bên cạnh những năng lực cơ bản chung, người GV dạy tiếng Anh THPT cầnđạt được những năng lực đặc thù của bộ môn như:

- Về kiến thức: Người GV dạy tiếng Anh cần nắm vững kiến thức khoa học

có hệ thống ở trình độ đại học sư phạm về giảng dạy Tiếng Anh, bao gồm các kiếnthức về cơ sở văn hoá Việt Nam, giáo dục học, tâm lý học, phương pháp dạy họctiếng Anh để giảng dạy tiếng Anh ở các cấp học phổ thông, các trường cao đẳng vàđại học

- Về kỹ năng (bao gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết): phải đạt chuẩn

năng lực tiếng Anh bậc C1 theo khung tham chiếu châu Âu về năng lực ngoại ngữ(theo qui định của Bộ GD – ĐT)

1.4 Một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trường THPT

1.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trường THPT

Chất lượng dạy và học môn tiếng Anh ở các trường Trung học của ViệtNam đã và đang là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm Theo ý kiến của tác giả

Trần Quang Đại trên Báo Dân trí điện tử ngày 5 tháng 4 năm 2008 thì “Đã đến lúc cần gióng lên một hồi chuông cảnh báo về chất lượng dạy và học môn tiếng Anh trong trường phổ thông ” Theo tác giả bài báo thì “ Biểu hiện của học sinh yếu

Trang 29

kém về môn tiếng Anh phổ biến nhất là vốn từ nghèo nàn, không nắm được ngữ pháp, phát âm không chuẩn, kỹ năng tạo lập văn bản (nói, viết) chưa đạt yêu cầu và yếu nhất là kỹ năng nghe” Do vậy, để thay đổi chất lượng dạy và học môn tiếng

Anh ở trường trung học theo hướng tích cực, người quản lý cơ sở giáo dục hoặc nhàtrường cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó chú trọng nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh là một trong những chiến lược quan trọng

Qua các nghiên cứu về giáo dục và dạy học (Dornyei, 2001; Hardre et al,

2006; Ebata, 2008… ), cho rằng, giáo viên là một trong những yếu tố tác động đếnđộng lực, thái độ và tình cảm của người học đối với môn học; giữ vai trò quyết địnhtrong việc xây dựng, duy trì và phát triển động lực, lòng say mê cho người học.Một khi người học đã có động lực học tập tốt, họ sẽ tự giác học tập và kết quả họctập của học sẽ tốt lên

Tuy nhiên, chất lượng một bộ phận đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viêndạy Tiếng Anh nói riêng thời gian qua còn bộc lộ không ít bất cập, chưa đáp ứngđược yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học trong tình hình mới Một bộ phận

GV có năng lực tiếng Anh và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế Điều này dẫn đếnviệc GV lúng túng trong việc luyện âm cho học sinh cũng như tổ chức các hoạtđộng học tập theo quan điểm lấy người học làm trung tâm Bên cạnh đó thiếu môitrường giao tiếp bằng tiếng Anh trong và ngoài lớp học, thiếu tài liệu học tập kíchthích óc sáng tạo và hứng thú cho học sinh, và thời gian học được bố trí cho từnglớp quá ít… cũng là những thách thức không nhỏ đối với việc dạy và học TiếngAnh ở trường phổ thông

1.4.2 Yêu cầu, nội dung, phương pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trường THPT

Trước thực tế trên, chất lượng đội ngũ GV Tiếng Anh cần được cải thiệntoàn diện Để thực hiện Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, đội ngũ GV Tiếng Anh cần

đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp

vụ và phẩm chất nghề nghiệp

Trang 30

Do vậy, đối với số lượng và cơ cấu đội ngũ, người quản lý cần khảo sátthường xuyên tình hình thực tế về đội ngũ GV và nhu cầu phát triển giáo dục tại địaphương để có sự qui hoach hợp lý hơn Đối với phẩm chất nghề nghiệp, GV đượcyêu cầu thực hiện theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên ở các cấp học do Bộ GDban hành Đối với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, GV Tiếng Anh cần có năng lựcTiếng Anh đạt chuẩn theo Khung tham chiếu Châu Âu và có kiến thức, kỹ năng vànghiệp vụ sư phạm phù hợp với việc giảng dạy Tiếng Anh ở các cấp học.

Để thực hiện hiệu quả công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV Tiếng Anh,người quản lý cần thực hiện hiệu quả các nội dung như sau:

- Quy hoạch phát triển đội ngũ GV

- Tuyển chọn giáo viên

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV

- Đánh giá và sàng lọc đội ngũ GV

- Khen thưởng và kỷ luật GV

1.4.2.1 Quy hoạch phát triển đội ngũ GV

Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ GV, trong đó có GV Tiếng Anh, làcông tác quan trọng để xác định đúng nhu cầu nhân sự trước mắt cũng như lâu dài.Đây là một tiến trình quản lý bao gồm việc phân tích các nhu cầu nhân sự của nhàtrường dưới các điều kiện thay đổi và sau đó triển khai những chính sách và cácbiện pháp nhằm thõa mãn nhu cầu đó

Quá trình quy hoạch giúp cho các hiệu trưởng biết chắc họ có đủ số lượng

và loại GV cần thiết ở đúng vị trí và đúng lúc không, đó phải là những con người cókhả năng hoàn thành nhiệm vụ một cách có hiệu quả, nhằm giúp cho nhà trường đạtmục tiêu chung Vì thế, để có đội ngũ GV có chất lượng cao, hiệu trưởng cần thựchiện quy hoạch đội ngũ GV trong từng giai doạn, từng thời kỳ của nhà trường để từ

đó giúp họ có tầm nhìn chiến lược cho việc tuyển chọn GV mới Nếu không làm tốtviệc quy hoạch đội ngũ GV, không những làm cho nhà trường gặp trở ngại mà cònkhông thể thu hút được nhân sự tốt từ môi trường bên ngoài

1.4.2.2 Tuyển chọn giáo viên

Trang 31

Tuyển chọn GV là một quá trình đánh giá các ứng viên theo tiêu chuẩn donhà trường, ngành GD qui định và dựa vào yêu cầu công việc của nhà trường để tìmđược những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người tham giatuyển dụng.

Quá trình tuyển chọn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Tuyển dụng phải xuất phát từ kế hoạch hoạt động của nhà trường và kếhoạch phát triển đội ngũ

- Tuyển dụng được những người có chuyên môn cần thiết cho công việc đểđạt được hiệu quả công tác tốt

- Tuyển dụng được những người có phẩm chất tốt, yêu nghề, gắn bó vớicông việc của nhà trường

Quá trình tuyển chọn là khâu quan trọng giúp cho các nhà quản lý ra quyếtđịnh tuyển dụng một cách đúng đắn nhất Quá trình tuyển chọn tốt sẽ giúp cho nhàtrường có được những con người có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của tổ chứctrong tương lai Điều này còn giúp cho nhà trường giảm được các chi phí tuyểnchọn lại, đào tạo lại trong quá trình thực hiện công việc

1.4.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV

Đào tạo, bồi dưỡng là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng độingũ CB - GV - CNV, là điều kiện quyết định để nhà trường có thể đứng vững vàthắng lợi trong môi trường cạnh tranh Vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng cần phảithực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV là toàn bộ những hoạt động học tập được tổchức bởi nhà trường, ngành giáo dục, các tổ chức khác Các hoạt động đó có thểđược cung cấp trong vài giờ, vài ngày, thậm chí tới vài năm nhằm tạo ra sự thay đổihành vi nghề nghiệp theo hướng đi lên, nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ và nănglực phát triển nghề nghiệp của họ

Đối với nhà trường, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng đội ngũ giáo viên,thì công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được nhận thức sâu sắc và tổ chức thực hiện

Trang 32

tốt Chúng ta đặc biệt chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng của nhà trường vì vai trò,

ý nghĩa lớn lao của công tác này:

- Việc đào tạo, bồi dưỡng GV mang tính chiến lược, đây là công việc phảilàm thường xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, phùhợp về cơ cấu và có chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài củanhà trường Mặt khác, công tác này còn mang tính cấp bách bởi nhà trường phảithực hiện ngay những yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của ngành nhằm nângcao chất lượng giáo dục

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn,nghiệp vụ của GV, nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học trong nhà trường

- Tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi khilàm việc với chương trình mới, có thái độ tích cực và thích ứng với những thay đổinhanh và thách thức của thời đại

- Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện bằng nhiều hình thức phongphú đặc biệt là hình thức bồi dưỡng tại cơ sở, tại trường góp phần xây dựng tinhthần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm trong nhà trường

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ khuyến khích GV làm việc chămchỉ, tích cực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

- Khi tham gia bồi dưỡng thường xuyên sẽ góp phần nâng cao ý thức,phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học của GV

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn giúp GV có cảm nhận, tự đánh giá tốthơn khi họ hoàn thành công việc và có sự tiến bộ trong công tác

Trang 33

Việc đánh giá giáo viên không chỉ ở công tác giảng dạy, mà để đánh giátoàn diện một giáo viên, năng lực làm việc của họ cần căn cứ vào những yếu tố cơbản như: phẩm chất đạo đức; hoạt động giảng dạy; thực hiện quy chế chuyên môn;bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; các công tác khác như: công tác chủ nhiệm, thamgia công tác đoàn thể, các công tác xã hội…

Đây là những tiêu chuẩn cơ bản trong Chuẩn nghề nghiệp GV THPT và là

cơ sở để thực hiện việc đánh giá đội ngũ GV Có thể thấy rằng, đánh giá không chỉgiúp GV điều chỉnh, sửa chữa những thiếu sót trong quá trình làm việc, đồng thờikích thích động viên, tạo động lực làm việc cho họ Bên cạnh đó, đánh giá còn giúpcho hiệu trưởng có cơ sở để điều chỉnh, bổ sung các hoạt động quản lý đội ngũ giáoviên nói chung và GV Tiếng Anh nói riêng đạt hiệu quả hơn

1.4.2.5 Công tác khen thưởng và kỷ luật GV

Công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật là một trong những hoạt động quantrọng trong công tác quản lý đội ngũ của nhà quản lý Mục tiêu của công tác này làtạo động lực động viên, khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân phát huytruyền thống yêu nước, hăng hái thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, năng động, lao độngsáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợicác mục tiêu phát triển của ngành giáo dục

Theo Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục,công tác thi đua, khen thưởng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

a) Nguyên tắc thi đua và xét tặng các danh hiệu thi đua:

- Thi đua tự nguyện, tự giác, công khai;

- Thi đua đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển;

- Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả của phong tràothi đua; cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua phải có đăng ký thi đua, xácđịnh mục tiêu thi đua, chỉ tiêu thi đua; trường hợp không đăng ký thi đua sẽ khôngđược xem xét, công nhận các danh hiệu trong các phong trào thi đua thường xuyên

b) Nguyên tắc khen thưởng:

Trang 34

- Việc khen thưởng phải đảm bảo chính xác, công khai, công bằng, dân chủ

và kịp thời trên cơ sở đánh giá đúng hiệu quả công tác của các tập thể và cá nhân;coi trọng chất lượng theo tiêu chuẩn, không gò ép để đạt số lượng; việc khen thưởngđối với tập thể, cá nhân không bắt buộc theo trình tự có hình thức khen thưởng mứcthấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; thành tích đến đâu khen thưởng đếnđó; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớnthì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức càng cao;

- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;

- Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;

- Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vậtchất

Hình thức thi đua cũng được thông tư qui định như sau:

a/ Thi đua thường xuyên: là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng nhiệm

vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt nhấtcông việc hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm của cơ quan, đơn vị, cơ sởgiáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

b/ Thi đua theo đợt: là hình thức thi đua do cơ sở giáo dục phát động theochủ đề, chủ điểm, hằng tháng, học kỳ để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học; Phònggiáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động thiđua theo đợt, theo chuyên đề, hội thi nhằm thực hiện các chuyên đề, chương trình,

đề án, hoặc giải quyết những nhiệm vụ đột xuất của ngành trong một thời gian nhấtđịnh

Về tiêu chuẩn và danh hiệu thi đua, thông tư trên cũng đã qui định cụ thể.Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xét thi đua khen thưởng cho đội ngũ GV nóichung và GV Tiếng Anh nói riêng Căn cứ vào kết quả kiểm tra đánh giá về mức độhoàn thành công việc của GV và căn cứ vào qui định về thi đua khen thưởng, hàngnăm hiệu trưởng tổ chức bình xét, khen thưởng, tôn vinh những tập thể, cá nhân tiêubiểu có thành tích nổi bật trong các hoạt động của nhà trường Qua đó, tạo động lựcgiúp đội ngũ GV ngày càng phấn đấu hơn trong công tác của nhà trường

Trang 35

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trường THPT

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và GV dạy TiếngAnh ở nhà trường THPT nói riêng chịu sự ảnh hưởng lớn từ nhiều yếu tố khác nhau.Những yếu tố đó mang tính quyết định đến hiệu quả cũng như chất lượng của côngtác quản lý đội ngũ GV

1.4.3.1 Nhận thức của các cấp quản lý về chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV dạy tiếng Anh.

Khi nói về vai trò của đội ngũ nhà giáo, tại Hội nghị giáo dục ở Úc năm

1993, các đại biểu đã đưa ra nhận định: người giáo viên sẽ là người có trách nhiệmlàm thay đổi thế giới Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên, Đảng

ta xác định “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh” Chính vì thế, các cấp quản lý ( từ Bộ đến nhà trường) đã tập trung nâng cao

chất lượng đội ngũ GV, có GV Tiếng Anh bằng nhiều hoạt động cụ thể

Trong những năm gần đây, Bộ GD và ÐT đã tập trung chỉ đạo, tổ chứcnhiều đợt tập huấn bồi dưỡng nâng cao trách nhiệm, đạo đức nhà giáo và năng lựcnghề nghiệp cho giáo viên Ðặc biệt là các nội dung đổi mới về PPDH và đánh giákết quả học tập, về áp dụng các hình thức tổ chức giáo dục và dạy học tiên tiến, hiệnđại;…

Đặc biệt đối với GV dạy môn Tiếng Anh, Bộ GD – ĐT đã thực hiện dự ánnâng chuẩn năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ GV các cấp nhằm nâng cao chất lượngmôn học và thực hiện đề án ngoại ngữ 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập thế giới hiệnnay

Việc xây dựng chế độ chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ đời sống, điều kiệnlàm việc và tác nghiệp cho đội ngũ nhà giáo ở tất cả các loại hình cơ sở giáo dục và

cơ quan quản lý giáo dục được chú trọng Các chính sách về lương và điều kiện làmviệc, chế độ về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo, các chế độ hỗ trợnhà giáo phát triển năng lực, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,nghiên cứu khoa học được triển khai rộng rãi

Trang 36

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cũng tạo nên những điểm mớitrong công tác phát triển và quản lý đội ngũ nhà giáo hiện nay Ðó là: Quản lý theoyêu cầu chuẩn hóa về năng lực nghề nghiệp và yêu cầu của từng vị trí việc làmtrong ngành giáo dục

Qua các hoạt động trên, chúng ta nhận thấy rằng các cấp quản lý thật sựđánh giá cao vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo Họ đã và đang tạo mỗi điều kiện,đặt sự quan tâm hàng đầu vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo bằng nhiềuhoạt động thiết thực Chính điều đó là yếu tố tiên quyết để công tác quản lý và nângcao chất lượng đội ngũ GV, trong đó có GV Tiếng Anh các cấp và trường THPTnói riêng ngày càng hiệu quả hơn

1.4.3.2 Nhận thức và động lực thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng của mỗi GV THPT

Dạy học là nghề cao quý và có những yêu cầu riêng, đòi hỏi mỗi GV khitham gia đều phải có nhận thức cụ thể về sự mẫu mực "mô phạm", sự cống hiến vàcần có sự nỗ lực, tận tụy, thậm chí hy sinh không mệt mỏi vì lợi ích công việc, cũngnhư vì thành tựu của nhà trường

Nhiệm vụ "đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục" đang đặt lên vai đội ngũnhà giáo Việt Nam những yêu cầu mới với trách nhiệm lớn hơn trong dạy học vàgiáo dục Mỗi thầy giáo, cô giáo theo yêu cầu đổi mới không những là người giỏi vềchuyên môn dạy học các môn học mà còn phải là người có năng lực sư phạm, nănglực giáo dục và truyền động lực học tập, tu dưỡng đạo đức nhân cách tới mỗi họcsinh Bên cạnh đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, mỗi thầy giáo, cô giáo cũngcần có năng lực huy động các lực lượng khác nhau cùng tham gia hiệu quả vào cáchoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng vàtham gia rộng rãi các hoạt động ngoài nhà trường

Với vai trò quan trọng đối với ngành GD và xã hội như thế, mỗi GV THPTcần phải nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của người GV, của nghề dạy học Từ đó

họ có sự nhận thức tích cực về phẩm chất nhà giáo để “trở thành tấm gương sángcho học sinh noi theo” Họ phải coi công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng nghiệp

Trang 37

vụ nhà giáo là nhiệm vụ cấp bách để hoàn thiện về năng lực sư phạm giúp họ “ hànhnghề” đạt chất lượng cao.

Nhận thức tích cực đó sẽ tạo động lực mạnh mẽ để mỗi GV hăng hái thựchiện các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ GV của nhà trường Mỗi cá nhân sẽchủ động, tích cực tự học, tự nghiên cứu, mãnh dạn tham gia mỗi hoạt động tậphuấn, bồi dưỡng do nhà trường và các cấp tổ chức Không còn tư tưởng ngại khó vàkhông ngừng phấn đấu trở thành GV giỏi toàn diện Được như thế, công tác quản lýđội ngũ giáo viên sẽ đạt chất lượng cao và chất lượng đội ngũ nhà giáo ngày càngtốt hơn, giúp nhà trường thực hiện mục tiêu chung thành công

1.4.3.3 Kỹ năng của CBQL thực hiện các nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ GV dạy tiếng Anh ở các trường THPT

Để đảm bảo thực hiện công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói chung

và GV Tiếng Anh nói riêng đạt hiệu quả cao, người CBQL phải thông thạo các kỹnăng quản lý Đó là khả năng nhận biết tận dụng các tri thức của khoa học quản lývào việc điều khiển dẫn dắt tổ chức, đội ngũ hoạt động, nó đòi hỏi người quản lýphải có nỗ lực, ý chí cao

Để có khả năng thực hiện công việc trên, người CBQL cần phải rèn luyệncác kỹ năng về tư duy, về tổ chức, về nghiệp vụ

* Kỹ năng tư duy: Đây là năng lực phân tích các sự kiện và các xu thế, đóntrước được những thay đổi và nhận dạng được những cơ hội và những vấn đề còntiềm ẩn Kỹ năng tư duy là kỹ năng cơ bản cần có của người quản lý, người hiệutrưởng Vì thế kỹ năng tư duy là rất quan trọng trong việc hoạch định, hình thànhchính xác các phương án để giải quyết các vấn đề về phát triển đội ngũ GV nóichung và GV môn Tiếng Anh nói riêng một cách có hiệu quả

* Kỹ năng về tổ chức hay kỹ năng nhân sự: Kỹ năng nhân sự là kỹ năng làmviệc với con người và phương tiện nắm bắt được thông tin nhanh chóng, chính xác

để sắp xếp, động viên, điều khiển nhân sự đồng thời thiết lập những quan hệ hợp tác

có hiệu quả với cấp trên, cấp dưới, những người cùng cấp và những người bênngoài tổ chức Kỹ năng này phải trở thành những hoạt động tự nhiên và liên tụctrong hoạt động của nhà quản lý Vì vậy, kỹ năng nhân sự phải được phát triển mộtcách tự nhiên, liên tục, nhất quán trong tất cả các hành vi của người quản lý

Trang 38

* Kỹ năng nghiệp vụ: Đây là kỹ năng hiểu biết những nghiệp vụ chuyênmôn của nhà trường Hiệu trưởng, nhà quản lý phải hiểu sâu sắc công việc chuyênmôn của tổ chức để dẫn dắt tổ chức hoạt động thành công Vì vậy, kỹ năng nghiệp

vụ cần thiết cho nhà quản lý trong việc giải quyết các vấn đề, chỉ đạo GV và NVtrong hoạt động chuyên môn, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và đưa ra nhữnghuấn luyện chuyên môn cần thiết

1.4.3.4 Điều kiện của nhà trường nhằm phục vụ cho việc thực hiện các nội

dung nâng cao chất lượng đội ngũ GV dạy tiếng Anh ở các trường THPT

Xác định công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT, trong đó có GVtiếng Anh, là công tác quan trọng góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường,người CBQL, hiệu trưởng nhà trường cần chú trọng các điều kiện khác nhau để thựchiện hiệu quả công tác đó Đó là điều kiện về nhân sự, về CSVC – kỹ thuật, về tàichính, về pháp lý

- Điều kiện về nhân sự: nhân sự là nguồn lực quan trọng để thực hiện cáchoạt động, trong đó có hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV, một trong các hoạt độngnâng cao chất lượng đội ngũ GV của nhà trường Người quản lý cần đánh giá chínhxác, khách quan về năng lực làm việc, năng lực chuyên môn của đội ngũ GV hiện

có, từ đó có thể sử dụng đội ngũ GV có kinh nghiệm hỗ trợ thực hiện việc bồidưỡng tại chỗ

- Điều kiện về cơ sở vật chất – kỹ thuật: Đây là điều kiện thiết yếu đối vớihoạt động của nhà trường nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói riêng.Đối với môn Tiếng Anh, có đặc thù riêng của môn học ngoại ngữ, điều kiện trên đòihỏi cao hơn, hiện đại hơn, phong phú hơn Vì vậy, người GV cũng phải có kỹ năng

sử dụng và khai thác tốt các thiết bị đó trong từng giờ dạy Yêu cầu này cũng gópphần bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho GV

- Điều kiện về tài chính: Nhà trường không thể hoạt động tốt nếu gặp khókhăn về tài chính Đây là điều kiện quan trọng để duy trì mọi hoạt động chung,trong đó có quản lý đội ngũ GV Nhà trường cần có kinh phí để mạnh dạn tổ chứccác hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV như: tập huấn, bồi dưỡng, học sau đại học,…

Trang 39

hoặc khen thưởng các tập thể, các nhân xuất sắc trong công tác Đây là động lựcthúc đẩy đội ngũ GV, tạo niềm tin cho đội ngũ, tạo sự an tâm và sự tích cực thamgia, cống hiến cho công tác của nhà trường.

- Điều kiện pháp lý: Hiện nay, Đảng, Quốc hội, Bộ GD – ĐT, Sở GD – ĐT

và chính quyền địa phương đã ban hành nhiều văn bản qui định cụ thể về hoạt độngcủa ngành GD, của nhà trường, vai trò, nhiệm vụ của GV,…cụ thể như:

+ Luật Giáo dục năm 2005, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009;

+ Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục bao gồm: Nghịquyết của Đảng, quyết định của Thủ tướng chính phủ về các vấn đề của giáo dục;

+ Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trườngphổ thông có nhiều cấp học;

+ Thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ

sở, giáo viên trung học phổ thông;…

Đây là điều kiện, cơ sở quan trọng giúp mỗi GV nhận thức đúng đắn vềnghề dạy học, về vai trò của người GV để “chủ động, sáng tạo và là tấm gương sángcho học sinh noi theo”, giúp người CBQL mạnh dạn, quyết liệt trong quản lý độingũ GV và quản lý hoạt động của nhà trường đạt mục tiêu đề ra

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, chúng tôi đã phân tích và hệ thống hoá

những vấn đề cơ bản đối với công tác quản lý: Giáo viên và đội ngũ giáo viên; Quản lý, quản lý giáo dục; quản lý đội ngũ giáo viên; Chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Đồng thời chúng tôi đã nghiên cứu một số yêu cầu cơ bản đối với chất lượng

đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay, vàmột số vấn đề của lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh

Từ đó có cơ sở để nghiên cứu, đánh giá đầy đủ thực trạng công tác nâng cao chấtlượng đội ngũ GV dạy tiếng Anh ở các trường THPT Thành phố Vĩnh Long ởchương 2 và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy TiếngAnh ở các trường THPT Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long ở chương 3

Trang 40

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THPT

THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và tình hình giáo dục của Thành phố Vĩnh long, Tỉnh Vĩnh Long

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Thành phố Vĩnh Long là thành phố trẻ trực thuộc tỉnh Vĩnh Long, nằm bên

bờ sông Cổ Chiên, một nhánh của sông Tiền Ngày 10 tháng 4 năm 2009 Chính

của thị xã Vĩnh Long Đây là thành phố trẻ so với các thành phố ở miền Tây Nam

bộ và là vùng đất có quần thể dân cư hình thành rất sớm, nằm ở vị trí trung tâm của

Hồ cùng tỉnh và Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, Tây Bắc giáp huyện Cái Bè, TiềnGiang qua sông Tiền và qua Cầu Mỹ Thuận

Thành phố Vĩnh Long có đến 4 quốc lộ xuyên qua, gồm: quốc lộ 1A nốithành phố Vĩnh Long với thành phố Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang; quốc lộ 53 nối thànhphố Vĩnh Long với tỉnh Trà Vinh; quốc lộ 57 nối thành phố Vĩnh Long với tỉnh BếnTre và quốc lộ 80 nối thành phố Vĩnh Long với tỉnh Đồng Tháp Thành phố VĩnhLong chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 130 km nên rất thuận tiện giao thôngvới vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

2.1.2 Kinh tế – xã hội và tình hình giáo dục – đào tạo

Thành phố Vĩnh Long có truyền thống lịch sử cách đây từ hơn 300 nămtrước, với tên gọi Long Hồ Dinh Nơi đây sớm hình thành đô thị với cảnh mua bántấp nập trên bến, dưới thuyền Hàng hóa chủ yếu là nông sản, hoa quả và các loạisản phẩm thủ công mỹ nghệ

Thành phố Vĩnh Long có 11 đơn vị hành chính gồm 7 phường và 4 xã, qui

mô dân số khoảng 140 ngàn người Ngày nay, TP Vĩnh Long có cơ sở hạ tầng của

Ngày đăng: 19/07/2015, 22:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư TW Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáodục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo
Tác giả: Ban Bí thư TW Đảng
Năm: 2004
9. Bùi Minh Hiền ( Chủ biên), (2006), Quản lý Giáo dục, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền ( Chủ biên)
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2006
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB chính trị Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB chính trị Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2001
12. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB chính trị Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB chính trị Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2006
13. Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong quản lý Giáo dục. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và kế hoạch trong quảnlý Giáo dục
Tác giả: Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
14. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, NXB Lí luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũgiáo viên
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Lí luận chính trị
Năm: 2007
15. Đinh Quang Báo (2005), ″ Giải pháp đổi mới phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên”, Tạp chí Giáo dục ( số 105 tháng 01/2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp đổi mới phương thức đào tạo nhằm nângcao chất lượng đội ngũ giáo viên”
Tác giả: Đinh Quang Báo
Năm: 2005
16. Đinh Xuân Khuê (2006), ″ Nâng cao chất lượng đội ngũ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh”, Báo Giáo dục & Thời đại ( số 20, ngày 14/5/2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đội ngũ theo Tư tưởng Hồ ChíMinh”
Tác giả: Đinh Xuân Khuê
Năm: 2006
18. Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thanh Phong (1997), Chuyên đề quản lý trường học, Người hiệu trưởng. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề quản lý trườnghọc, Người hiệu trưởng
Tác giả: Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thanh Phong
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, (2004), ″ Nghề và nghiệp của người giáo viên”, Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục ( số 112/2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề và nghiệp của người giáo viên”
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2004
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục 2005. NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục2005
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 2005
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Giáo dục sửa đổi 2009. NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dụcsửa đổi 2009
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 2009
23. Phạm Minh Hạc (1991), Góp phần đổi mới tư duy giáo dục, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần đổi mới tư duy giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1991
25. Trần Bá Hoành ( 2006), Vấn đề giáo viên – Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo viên – Những nghiên cứu lí luận và thựctiễn
Nhà XB: NXB ĐHSP
27. Trần Kim Dung (2001), Quản trị nguồn nhân lực. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Kim Dung
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
28. Vũ Dũng, Phùng Đình Mẫn (2007), Tâm lý học quản lý, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học quản lý
Tác giả: Vũ Dũng, Phùng Đình Mẫn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
2. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2008), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học Khác
3. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục giai đoạn 2005-2010 Khác
4. Bộ giáo dục và Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục & đào tạo đến năm 2020 Khác
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w