Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tin học ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh

99 894 1
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tin học ở các trường trung học phổ thông thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN NGỌC CÁT TƯỜNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN NGỌC CÁT TƯỜNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60.14.01.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG Nghệ An, 2014 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo Khoa Quản lý Giáo dục, Phòng Đào tạo sau đại học Trường đại học Vinh đã tham gia quản lý, giảng dạy tận tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cám ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Hường, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Sở, các phòng, ban thuộc Sở, CBQL phòng GD&ĐT quận huyện, giáo viên các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cám ơn các bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã động viên khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót, kính xin được góp ý và chỉ dẫn thêm. Tác giả Nguyễn Ngọc Cát Tường MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Chữ viết tắt Chữ đầy đủ CBQL Cán bộ quản lý CNTT Công nghệ thông tin ĐNGV Đội ngũ giáo viên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Thống kê kết quả đánh giá hạnh kiểm học sinh THPT 32 2.2 Thống kê kết quả học lực học sinh THPT 32 2.3 Phát triển mạng lưới trường, lớp, học sinh THPT 33 2.4 Số lượng ĐNGV tin học THPT Thành phố Hồ Chí Minh 36 2.5 Phân bổ giới tính 36 2.6 Trình độ đào tạo 37 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình Tên biểu đồ Trang 1.1 Các yếu tố cơ bản biểu hiện chất lượng của đội ngũ 18 3.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa các giải pháp 81 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới bước vào thế kỷ XXI đang đứng trước xu thế của thời đại: Hội nhập, hợp tác, toàn cầu hóa trên tất cả các lĩnh vực để cùng phát triển. Tri thức, tài năng và nguồn lực con người là con đường để đổi mới và phát triển. Vấn đề đặt ra cho tất cả các quốc gia trên thế giới những thời cơ và thách thức lớn đối với bản lĩnh và trình độ của mỗi dân tộc. Cả thế giới đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, đó là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào vốn và tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức con người. Việt Nam đang đứng trước một xã hội tương lai: xã hội thông tin, xã hội học tập, ở đó mỗi người phải nỗ lực học tập, học tập suốt đời trong một nền giáo dục tốt nhất để có được những phẩm chất, năng lực mới xứng đáng ở vị trí trung tâm của sự phát triển. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng ĐNGV và CBQL là khâu then chốt”. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT có vị trí quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Mục tiêu của giáo dục THPT nhằm hình thành cho học sinh học vấn phổ thông và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật, công nghệ và hướng nghiệp để tiếp tục học lên bậc giáo dục nghề nghiệp, đại học hoặc đi vào cuộc sống. Hiện nay, giáo dục THPT đang được đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung, chương trình đến kế hoạch và phương pháp dạy học để tạo nên sự liên thông và đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ với các bậc học khác. 8 Trong điều 15 của Luật Giáo dục cũng đã ghi rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”. Vì vậy, xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng ĐNGV là nhiệm vụ cấp thiết của Ngành giáo dục và tất cả các nhà trường. Giáo dục phổ thông giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia. Muốn thực hiện được trọng trách của mình, người giáo viên THPT ngoài tri thức, kỹ năng đã được đào tạo, phải luôn được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về mặt phẩm chất đạo đức, tri thức, kỹ năng sư phạm nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, nắm bắt được phương pháp giảng dạy mới, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Trong những năm qua, công tác xây dựng, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng ĐNGV của các cấp quản lý giáo dục đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên ở mỗi địa phương tùy thuộc vào điều kiện thực tế đã có những cách thực hiện khác nhau. Thế kỷ XXI được coi là kỷ nguyên của nền kinh tế dựa vào những kỹ năng. Việc trang bị đầy đủ các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng tin học cho học sinh, sinh viên – đội ngũ nhân lực tương lai của đất nước là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, bắt đầu từ năm học 2006 – 2007, Bộ GD&ĐT đã đưa bộ môn tin học vào trong chương trình giảng dạy chính khóa. Để thực hiện thành công công tác đưa CNTT vào giảng dạy, việc bồi dưỡng và chuẩn hóa chất lượng giáo viên theo chuẩn luôn được coi là vấn đề ưu tiên của các trường. ĐNGV luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển GD&ĐT, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, biến mục tiêu phát triển giáo dục của Đảng thành hiện thực. Thực trạng ĐNGV tin học THPT so với yêu cầu dạy tin học trong các trường THPT hiện nay còn rất nhiều bất cập: thiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu, chất lượng hạn chế… Vì vậy, đội ngũ này chưa thể đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy tin học và ứng dụng CNTT vào nhà trường phổ 9 thông. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng trên là do công tác phát triển giáo viên tin học còn nhiều hạn chế. Việc xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tin học và quy hoạch ĐNGV này chưa được thực hiện; việc tuyển dụng sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sàng lọc ĐNGV chưa được thực hiện tốt, chưa có hệ thống. Trong khi đó, do việc dạy tin học trong trường THPT là vấn đề còn khá mới mẻ, nên việc nghiên cứu phát triển giáo viên tin học trong trường THPT chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống. Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV tin học ở các trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV dạy Tin học ở các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Vấn đề nâng cao chất lượng ĐNGV tin học ở trường THPT 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV tin học ở các trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học Chất lượng ĐNGV tin học ở các trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được nâng cao nếu đề xuất và thực hiện các giải pháp có tính khoa học, tính đồng bộ, tính khả thi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng ĐNGV tin học ở trường THPT 10 5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng và công tác nâng cao chất lượng giáo viên dạy tin học ở các trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV tin học ở các trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Phạm vi nghiên cứu Giáo viên dạy tin học trong các trường THPT Công lập Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu luật giáo dục, văn kiện của Đảng, Nhà nước, văn bản của Bộ GD&ĐT, điều lệ trường THPT, các sách báo, tài liệu của các nhà nghiên cứu giáo dục, các báo cáo khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Gồm các phương pháp: Quan sát, điều tra, khảo sát phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia,… nhằm xử lý số liệu thu được. 7.3. Phương pháp thống kê toán học: Nhằm xử lý số liệu thu được. 8. Đóng góp của luận văn - Góp phần hệ thống hóa và phát triển lý luận về nâng cao chất lượng ĐNGV THPT nói chung, ĐNGV tin học trường THPT nói riêng. - Xác định được khoảng cách giữa thực trạng ĐNGV tin học hiện nay và yêu cầu của ĐNGV tin học đáp ứng yêu cầu dạy học tin học trong trường THPT. [...]... xuất một số giải pháp đáp ứng chất lượng đào tạo ĐNGV tin học, phù hợp với bối cảnh đào tạo giáo viên tin học ở Thành phố Hồ Chí Minh 9 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cở sở lý luận của đề tài - Chương 2: Thực trạng công tác nâng cao chất lượng ĐNGV tin học ở các trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh - Chương 3: Một số giải. .. Việt), hay nói cách khác, giải pháp là phương pháp giải quyết vấn đề cụ thể, khó khăn nào đó 1.2.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV Là phương pháp giải quyết những vấn đề cụ thể trong ĐNGV để nâng cao chất lượng dạy học 1.3 Một số vấn đề về chất lượng ĐNGV tin học ở trường THPT 1.3.1 Vị trí, vai trò của người giáo viên tin học THPT Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục nước ta hiện nay là nâng cao dân trí,... học ở trường THPT) Giáo viên tin học trường THPT là giáo viên bộ môn của trường THPT, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tin học theo chương trình giáo dục THPT, trong 20 và bằng quá trình đó thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh theo nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục của trường THPT Giáo viên tin học THPT là giáo viên dạy môn tin học ở các trường THPT có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành tin học, ... ĐNGV tin học trường THPT được xác định qua các tiêu chí về số lượng và chất lượng Chất lượng của đội ngũ có quan hệ mật thiết với số lượng của nó ĐNGV tin học trường THPT phải có đủ các tiêu chí quy định trong chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THPT, có những phẩm chất và năng lực đặc thù do môn tin học đòi hỏi; đồng thời là lực lượng nòng cốt trong việc ứng dụng tin học trong dạy học và quản lý nhà trường. .. giáo dục - Các nghiên cứu về nâng cao chất lượng ĐNGV được tập trung vào hai mảng chính: nghiên cứu nâng cao chất lượng ĐNGV theo cấp bậc và ngành học; nghiên cứu nâng cao chất lượng ĐNGV cho từng cơ sở giáo dục thuộc bậc, cấp, ngành học - Do việc dạy tin học trong trường THPT là vấn đề còn khá mới mẻ, việc nghiên cứu nâng cao chất lượng ĐNGV tin học THPT hầu như chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ... Đồng thời, việc dạy học tin học và phát triển ĐNGV tin học trường THPT cần đặt trong quan điểm xã hội hóa mạnh mẽ 1.3.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng ĐNGV tin học ở trường THPT Việc đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng ĐNGV có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tin học THPT ở các cơ sở đào tạo Giúp giáo viên tin học THPT tự đánh giá... học ở trường THPT 1.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng ĐNGV tin học ở trường THPT Tất cả các nước trên thế giới, muốn phát triển giáo dục phải đầu tư xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục Giáo viên tin học phải là chuyên gia trong một hoặc nhiều lĩnh vực, đòi hỏi trình độ đào tạo giáo viên ngày càng cao Giáo viên phải thường xuyên cập nhật các kiến thức mới, phải tự học tập rèn luyện để nâng. .. theo từng môn học là hết sức cần thiết, bắt buộc phải làm Để nâng cao chất lượng ĐNGV tin học THPT có hiệu quả cần xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tin học, thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung nâng cao chất lượng giáo viên tin học theo các quan điểm, yêu cầu; tham khảo kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo viên theo hướng chuẩn hóa của các nước trên thế giới Thực hiện đồng bộ các khâu từ việc... nhân sự trong giáo dục, trong đó có vấn đề nâng cao chất lượng ĐNGV Các tác giả nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng ĐNGV theo bậc học và ngành học trong đó chủ yếu đề cập đến ĐNGV của các trường đạo học, cao đẳng và khối trường Trung học chuyên nghiệp Có thể kể đến nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Chuẩn với nghiên cứu về biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV Trung học chuyên nghiệp của Thành phố Đà Nẵng;... nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận và nghiệp vụ sư phạm Nâng cao chất lượng ĐNGV tin học là làm cho chất lượng ĐNGV ngày càng hoàn thiện hơn Nâng cao chất lượng ĐNGV thực chất là quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ, làm cho đội ngũ trưởng thành ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp GD&ĐT Nâng cao chất lượng ĐNGV tin học là con đường làm giàu kiến thức, kỹ năng, thái độ để giáo viên vững . công tác nâng cao chất lượng ĐNGV tin học ở các trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV tin học ở các trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh 12 CHƯƠNG. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN NGỌC CÁT TƯỜNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN. KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN NGỌC CÁT TƯỜNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH

Ngày đăng: 19/07/2015, 22:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    • 4. Giả thuyết khoa học

    • 5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 6. Phạm vi nghiên cứu

    • 7. Phương pháp nghiên cứu

    • 8. Đóng góp của luận văn

    • 9. Cấu trúc của luận văn

    • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

      • 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

      • 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

        • 1.2.1. Giáo viên và ĐNGV

        • 1.2.2. Chất lượng, chất lượng ĐNGV

        • 1.2.3. Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV

        • 1.3. Một số vấn đề về chất lượng ĐNGV tin học ở trường THPT

          • 1.3.1. Vị trí, vai trò của người giáo viên tin học THPT

          • 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên tin học THPT

          • 1.3.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng ĐNGV tin học ở trường THPT

          • 1.4. Vấn đề nâng cao chất lượng ĐNGV tin học ở trường THPT

            • 1.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng ĐNGV tin học ở trường THPT

            • 1.4.2. Nội dung nâng cao chất lượng ĐNGV tin học ở trường THPT

            • 1.4.3. Cơ sở pháp lý của việc nâng cao chất lượng ĐNGV tin học ở trường THPT

            • 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng ĐNGV tin học ở trường THPT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan