1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông huyện diễn châu tỉnh nghệ an

110 741 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 827 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHNGUYỄN THỊ HÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ A

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 60.14.01.14

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở các trườngTHPT huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An là một đề tài mà tôi rất tâm huyết.Trên cơ sở lý luận và kiến thức đã được tiếp thu cùng với những kinhnghiệm tích luỹ sau hơn 20 năm công tác, được sự hướng dẫn, giảng dạycủa các thầy cô, sự cộng tác giúp đỡ của các đồng nghiệp, Luận văn Tốtnghiệp của tôi đã hoàn thành

Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, côgiáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập Đặc biệt,tôi xin cảm ơn Phó Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Thị Hường đã giúp đỡ tôinghiên cứu và thực hiện luận văn này Xin cảm ơn cán bộ Quản lý, đội ngũgiáo viên các trường THPT huyện Diễn Châu, các cơ quan ban ngành liênquan, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tạo điều kiện để tôi đượchọc tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn

Mặc dù đã rất cố gắng song Luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót Tôimong tiếp tục nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy giáo, cô giáo vàcác bạn bè đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 8 năm 2014.

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Các phương pháp nghiên cứu 4

8 Đóng góp của luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GV CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản 8

1.2.1 Giáo viên, giáo viên chủ nhiệm lớp 8

1.2.2 Khái niệm giáo viên chủ nhiệm lớp 10

1.2.3 Chất lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp 11

1.2.4 Giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp 11

1.3 Một số vấn đề về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT 12

1.3.1 Vị trí, vai trò, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT 12

1.3.2 Nhiệm vụ của GV chủ nhiệm lớp 13

1.3.3 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người GV chủ nhiệm lớp 15

1.3.4 Nội dung, phương pháp công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT 20

1.4 Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ GV chủ nhiệm lớp ở trường THPT 23

1.4.1 Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV chủ nhiệm lớp ở trường THPT 23

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ GV chủ nhiệm lớp ở trường THPT 27

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN 30

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - văn hóa giáo dục Huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ an 30

Trang 5

2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường

THPT ở huyện Diễn Châu 35

2.2.1 Thực trạng về số lượng, cơ cấu đội ngũ GVCN trong trường THPT ở Huyện Diễn châu hiện nay 35

2.2.2 Thực trạng về chất lượng đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT Huyện Diễn Châu 35

2.2.3 Nhận thức vị trí, vai trò của người GVCN 41

2.2.4 Một số tồn tại, hạn chế của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm hiện nay 45

2.3 Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ Giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trong các trường THPT ở huyện Diễn Châu hiện nay .51

2.4 Đánh giá chung về thực trạng 56

2.4.1 Những kết quả đã đạt được 56

2.4.2 Những mặt tồn tại, hạn chế 56

2.4.3 Nguyên nhân 56

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN 59

3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 59

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp 59

3.2.2 Bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ GVCN lớp 64

3.2.3 Tuyển chọn, phân công, bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp 84

3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp 86

3.3.1 Kết quả điều tra tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC 99

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GDĐT: Giáo dục đào tạo

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Dưới chế độ ta, sự nghiệp giáo dục phổ thông không ngừng pháttriển và nâng cao chất lượng đào tạo thế hệ trẻ thành những người kế tục sựnghiệp cách mạng; Đảng, Nhà nước và toàn XH luôn chăm lo đến sự pháttriển của sự nghiệp giáo dục phổ thông, trong đó đặc biệt quan tâm đếnviệc hình thành nhân cách, đạo đức và sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ

Để làm được điều đó, người giáo viên không chỉ truyền đạt kiếnthức cho học sinh mà còn dạy cho học sinh cách làm người và kỹ năng sống.Đối với học sinh thì người gần gũi hơn hết là giáo viên chủ nhiệm của lớp.Vìvậy đổi mới nội dung, phương pháp, kỹ năng thực hiện công tác chủ nhiệmlớp ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay là vấn đề hết sức cần thiết Đócũng là một trong những vấn đề quan trọng hướng tới việc thực hiện sự thayđổi Nhà trường mà người lãnh đạo, quản lý cần phải quan tâm

Nước Việt Nam của chúng ta nằm trong một khu vực năng động

về kinh tế, đồng thời đang phải đối mặt với sức ép dân số và suy thoáimôi trường Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng vớikhoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một động lực thúc đẩy

và là một điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh

tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước” Đảng cũng đã xác định “đểđảm bảo chất lượng giáo dục phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo” và để

có sự chuyển biến trong đội ngũ thầy giáo thì phải “đổi mới công tácđào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, sửdụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năng, vớitinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học”

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã khẳng định: “Đổimới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đạihóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo

Trang 8

dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”

và “giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền vănhóa và con người Việt Nam”; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 -

2020 đã định hướng: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất lànhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược Mặt khác cũng đã chỉ ranhững tồn tại: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu pháttriển…chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầucông nghiệp hoá, hiện đại hoá Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập Xuhướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm,hiệu quả thấp, đang trở thành nổi bức xúc của xã hội” [19, 167]

Để giải quyết được vấn đề nêu trên, mục tiêu của giáo dục phổ thông

là giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơbản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xâydựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục họchành hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất, tham gia xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Giáo dục phổ thông có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng như

Bác Hồ đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng

người” Nhiệm vụ đó là trách nhiệm của gia đình, của Nhà trường, của Xã

hội, trong đó Nhà trường đóng vai trò then chốt

Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước - xãhội - sư phạm trực tiếp làm công tác đào tạo, thực hiện việc giáo dục xã hộichủ nghĩa cho thế hệ trẻ Để làm tốt việc đó, một trong những vấn đề mấuchốt của Nhà trường là làm tốt công tác tổ chức và tổ chức là khâu quyếtđịnh đối với việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng Một nhàtrường dù có giáo viên dạy tốt, nhiều học sinh có học lực khá giỏi, hệ thốngtrường lớp, trang thiết bị đầy đủ mà không làm tốt công tác tổ chức các lớpthì kết quả giáo dục sẽ phiến diện Công tác tổ chức lớp học phần lớn là dođội ngũ giáo viên chủ nhiệm và biện pháp quản lý của Nhà trường tạo lập

Trang 9

Chính cung cách quản lý giáo viên chủ nhiệm tạo ra bộ mặt văn hóa nhàtrường, tạo ra bầu không khí vui tươi, phấn khởi hay căng thẳng, nghĩa làtạo ra khung cảnh sư phạm Khung cảnh sư phạm tạo là một trong nhữngyếu tố quyết định sự thành công của một nhà trường.

Thực tế cho thấy, nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ giáoviên chủ nhiệm, năng lực nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm của các giáoviên đang còn nhiều hạn chế và bất cập Cách tổ chức chỉ đạo, quản lý hoạtđộng của nhà trường đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và sự đầu tư chohoạt động này trong mỗi nhà trường vẫn chưa thực sự đúng mức Để đảmbảo cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao có chất lượng và hiệu quả,người Hiệu trưởng phải biết tổ chức và phát huy hết tiềm năng thật sự củagiáo viên, trong đó có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp Như vậy, ngườiquản lý không chỉ chăm lo phát huy năng lực và làm việc tự thân của độingũ mà còn không ngừng quan tâm xây dựng và hoàn thiện các yếu tốthuộc về thể chế, quy chế, cách thức làm chủ nhiệm Nếu nhà trường xâydựng được hệ thống cách thức làm việc khoa học, nề nếp trong đó đề caotrách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm sẽ trở thành công cụ hỗ trợ cho quátrình nâng cao năng lực, tinh thần công tác của mỗi giáo viên chủ nhiệmlớp đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứngyêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay

Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ vai trò quan trọng của người giáoviên chủ nhiệm đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học

sinh Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải

pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường THPT Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài đề xuất các giảipháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở các trườngTHPT huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ An

Trang 10

3 Khách thể và đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ởtrường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Giải pháp nâng chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trườngTHPT công lập huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

4 Giả thuyết khoa học

Chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường THPThuyện Diễn Châu sẽ được nâng cao nếu đề xuất và thực hiện các giải pháp

có tính khoa học và tính khả thi

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng chất lượng đội ngũgiáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT

5.2 Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và côngtác nâng cao chất lượng đội ngũ GV chủ nhiệm lớp ở các trường THPTHuyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ an

5.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủnhiệm lớp ở các trường THPT huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

6 Phạm vi nghiên cứu.

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV chủnhiệm lớp của Ban giám hiệu các trường THPT công lập huyện Diễn Châu,tỉnh Nghệ An

7 Các phương pháp nghiên cứu.

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Trang 11

Sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa cáctài liệu để xây dựng cơ sơ lý luận của đề tài.

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Gồm các phương pháp nghiên cứu như điều tra, phỏng vấn, thống

kê, lấy ý kiến chuyên gia….nhằm xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Nhằm xử lý số liệu thu được

8 Đóng góp của luận văn.

- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận; Góp phần cụ thể hoá một sốgiải pháp và kỹ năng nâng cao công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở cáctrường THPT huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũGVCN lớp ở trường THPT

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũGVCN lớp ở các trường THPT huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp

ở các trường THPT huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Trang 12

- 08 - 248 TĐ đã tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp BGH, tổ trưởngchuyên môn, giáo viên hướng dẫn của các trường có sinh viên sư phạm Hànội thực tập thuộc các tỉnh: Hải dương, Hưng yên, Tuyên quang, Hà nội(185 giáo viên), và 495 sinh viên năm thứ 4 của 13 khoa trong trường, kếtquả cho thấy: đa số sinh viên sư phạm có kiến thức chuyên môn vững vàng,tác phong chững chạc nhưng có điểm chưa đạt, chưa đáp ứng yêu cầu giáodục phổ thông đó là năng lực làm chủ nhiệm lớp vì thế việc tìm biện pháphình thành kỹ năng chủ nhiệm lớp nhằm giúp các em sinh viên thực hiệntốt nhiệm vụ chủ nhiệm lớp khi tham gia thực tập cũng như công việc chotương lai là điều cần thiết và quan trọng.

Ngày 22 tháng 10 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hànhthông tư số 30/2009/TT – BGD&ĐT Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viêntrung học cơ sở và trung học phổ thông Trong thông tư này, bên cạnh các tiêuchuẩn về các năng lực khác như: năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường

Trang 13

giáo dục; Năng lực dạy học; năng lực hoạt động chính trị, xã hội; Năng lực

phát triển nghề nghiệp thì có một tiêu chuẩn về Năng lực giáo dục (Điều 7,

Tiêu chuẩn 4) là rất cần cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

Ngày 10/6/2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra kế hoạch số 302/KH –BGDĐT về việc triển khai hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp trên toànquốc, đây là lần đầu tiên Bộ GD & ĐT tiến hành bồi dưỡng riêng đối vớicông tác chủ nhiệm, trong đó nhấn mạnh vai trò quản lý, giám sát của giáoviên chủ nhiệm lớp đến mọi hoạt động của học sinh và đặc biệt chú trọnglĩnh vực đạo đức

Đề cập đến vấn đề Giáo viên chủ nhiệm lớp nhiều bài viết của cácnhà khoa học trong và ngoài nước đã được xuất bản như: Một số vấn đềtrong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay (Nguyễn ThanhBình chủ biên) Cuốn sách dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài “Côngtác chủ nhiệm lớp trong trường THPT” của Viện nghiên cứu sư phạm,căn cứ vào khảo sát nhu cầu của GVCN và sử dụng kết quả nghiên cứucủa một số đề tài khác của các tác giả nhằm chia sẻ với đội ngũ giáo viênđang làm công tác chủ nhiệm lớp, đồng thời cuốn sách còn có thể sửdựng trong đào tạo sư phạm và bồi dưỡng giáo viên về công tác chủnhiệm lớp hiện nay

Xác định những kỹ năng chủ nhiệm lớp cơ bản, cần rèn luyện chogiáo viên, căn cứ vào Điều lệ Trường THCS, Trường THPT và trường phổthông có nhiều cấp học nhiều bài viết về giáo viên chủ nhiệm mà các tácgiả đã đăng trên nhiều diễn đàn như:

- Nguyễn Thị Kim Dung Công tác chủ nhiệm lớp - Nội dung quantrọng trong Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trườngĐại học

- Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực giáodục cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông

Hà nội, ngày 17/11/2010

Trang 14

- Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), Giáo dục học, tập 2 NXB Đại học

Ngoài ra, đã có nhiều Luận văn của các học viên cao học chuyênngành Quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo trên cả nước nghiên cứu và đềxuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp ở các trườngTHPT

Như vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, độingũ giáo viên chủ nhiệm nói riêng là vấn đề rất cần thiết trong sự nghiệpgiáo dục, tuy nhiên vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp ởHuyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ an vẫn chưa có tác giả nào quan tâm nghiêncứu Chúng tôi nhận thấy, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp

là một trong những nhiệm vụ quan trọng vì vậy đã chọn đề tài này làm đềtài nghiên cứu cho luận văn nhằm đề xuất các giải pháp để góp phần nângcao chất lượng dạy học – giáo dục trong nhà trường

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Giáo viên, giáo viên chủ nhiệm lớp

1.2.1.1 Khái niệm giáo viên

Luật Giáo dục đã quy định: Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảngdạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác

Trang 15

Cũng tại Khoản 2 điều 70 Luật giáo dục quy định: “Nhà giáo giảngdạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệpgọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục Đại học gọi là giảng viên”.

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Giáo viên là người dạy học ở bậc phổthông hoặc các trường dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp” [10, tr.25]

Như vậy, nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dụctrong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dânnhằm thực hiện những mục tiêu giáo dục là truyền tải tri thức, rèn luyện kỹnăng, kỹ xảo, xây dựng, hình thành và phát triển nhân cách cho người họcđáp ứng yêu cầu nhân lực của thị trường lao động và của phát triển kinh tế -

xã hội

1.2.1.2 Khái niệm về đội ngũ giáo viên

Theo từ điển tiếng Việt : “Đội ngũ là tập hợp một số đông người,cùng chức năng, cùng nghề nghiệp thành một lực lượng” [29, tr.339] ví dụnhư đội ngũ giáo viên

Có nhiều khái niệm khác nhau về đội ngũ Tuy nhiên ở một số nghĩachung nhất ta hiểu: Đội ngũ là tập hợp một số đông người, hợp thành mộtlực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề hoặckhác nghề, nhưng có chung một mục đích xác định Họ làm theo kế hoạch

và gắn bó với nhau về lợi ích vật chất và tinh thần cụ thể

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: “Đội ngũ giáo viên ngành giáodục là một tập thể người bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;nếu chỉ đề cập đến đặc điểm đó của ngành thì đội ngũ đó chủ yếu là độingũ giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục” [12, tr 10]

Có thể hiểu: Đội ngũ giáo viên là tập hợp các nhà giáo làm nghề dạyhọc, giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng có tổ chức, cùng nhauchung một nhiệm vụ và thực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra cho tập hợpđó; tổ chức đó Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi

Trang 16

ích vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của bộ chủ quản phápluật và thể chế xã hội.

1.2.2 Khái niệm giáo viên chủ nhiệm lớp

Có nhiều cách hiểu khác nhau về giáo viên chủ nhiệm, tuy nhiên,theo nghĩa chung nhất thì Giáo viên chủ nhiệm là một giáo viên được Hiệutrưởng bổ nhiệm phụ trách toàn diện một lớp học, là cầu nối giữa Hiệutrưởng, giữa các tổ chức trong nhà trường, giữa các giáo viên bộ môn vớitập thể học sinh lớp chủ nhiệm Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm làngười đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục trongnhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh Với tư cách là nhà sưphạm, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớpchủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể vàtoàn bộ từng học sinh của lớp chủ nhiệm không phải bằng mệnh lệnh màbằng sự thuyết phục, cảm hoá, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủnhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tựnguyện Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm

có khả năng biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thànhchương trình hành động của tập thể lớp và của từng cá nhân học sinh

Mặt khác giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp ý kiến, nguyệnvọng của từng học sinh của lớp phản ánh với Hiệu trưởng, với các tổ chứctrong nhà trường và với các giáo viên bộ môn Có ý kiến cho rằng để làmđiều đó thì đội ngũ tự quản của học sinh có thể làm được mà không cần đếngiáo viên chủ nhiệm Ý kiến đó có phần đúng nhưng chưa đủ Phải thấyđược quan hệ, vị trí của giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên tiếpnhận những thông tin từ học sinh để đảm bảo tính khách quan, tính trungthực của dư luận, ý kiến từ một tập thể học sinh Khi tiếp nhận thông tin,người giáo viên chủ nhiệm lớp xử lý kịp thời ngay thông tin với tư cách lànhà sư phạm, điều đó có tác dụng rất lớn Có không ít thông tin, suy nghĩcủa học sinh chỉ có thể tâm sự với giáo viên chủ nhiệm, đó là một thực tế

Trang 17

1.2.3 Chất lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

1.2.3.1.Khái niệm chất lượng

Chất lượng được định nghĩa từ góc độ triết học như sau: Chất lượng

là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ

nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật, phân biệt nó đối với sự vậtkhác Chất lượng là thuộc tính khách quan của sự vật Chất lượng thể hiện

ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó là các liên kết các thuộc tính của sự vậtlại làm một, gắn bó với sự vật và không tách rời sự vật Sự vật trong khicòn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó Sự thay đổi về chấtlượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản Chất lượng của sự vậtbao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thểtồn tại ngoài tính quy định ấy Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất củachất lượng và số lượng

Theo từ điển Tiếng Việt “Chất lượng là cái làm nên phẩm chất giá trịcon người, sự vật” Hoặc chất lượng là tổng thể những tính chất thuộc tính

cơ bản của sự vật cho sự vật này phân biệt với sự vật khác

Như vậy theo quan điểm này thì việc đánh giá chất lượng đội ngũGiáo viên chủ nhiệm lớp được so sánh với kết quả các hoạt động của độingũ đó

1.2.3.2 Khái niệm chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.

Chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp được hiểu là chất lượngcủa việc quản lý, điều hành, chỉ đạo lớp học và hiệu quả của việc thực hiệnnhiệm vụ giáo dục của người giáo viên chủ nhiệm lớp Ngoài ra chất lượngcủa đội ngũ giáo viên chủ nhiệm còn là những tiềm năng sẵn có trong bảnthân mỗi người làm công tác giáo dục, là kết quả của quá trình giáo dục

1.2.4 Giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp.

1.2.4.1 Giải pháp.

Trang 18

Theo Từ điển tiếng Việt “ Giải pháp là phương pháp giải quyết mộtvấn đề cụ thể” Còn theo Nguyễn Văn Đạm, “ Giải pháp là toàn bộ những ýnghĩ có hệ thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới

sự khắc phục một khó khăn”

Điểm giống nhau của các khái niệm giải pháp, phương pháp, biệnpháp là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một công việc,một vấn đề Còn khác nhau ở chỗ: Biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cáchlàm, cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấn mạnh đến trình

tự các bước có quan hệ với nhau để tiến hành một công việc có mục đích

1.2.4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp.

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN chính là những cáchthức, những phương pháp mà người GVCN áp dụng để thực hiện nhiệm vụcủa mình và để đạt hiệu quả cao nhất, là hệ thống lý luận và cả những kinhnghiệm thực tiễn để GVCN sử dụng một cách sáng tạo và khoa học vàotừng điều kiện cụ thể của mỗi lớp học

1.3 Một số vấn đề về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT.

1.3.1 Vị trí, vai trò, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT.

GVCN có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển học sinh củalớp chủ nhiệm, bởi vì:

- Giáo viên chủ nhiệm là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng

sư phạm, là người thay mặt Hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹhọc sinh quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện họcsinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhàtrường ở lớp chủ nhiệm

- Đối với học sinh và tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm là nhà giáodục và là nhà lãnh đạo gần gũi nhất, người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển,kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi

Trang 19

lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ đoàn vàtính tự giác của mọi học sinh trong lớp.

- Trong quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhàtrường, giáo viên chủ nhiệm là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triểnnhân cách học sinh và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Trong lý luận giáo dục học truyền thống, công tác chủ nhiệm lớp chủyếu được xem xét từ bình diện của giáo dục học, mà ít khi được quan tâmphân tích từ bình diện quản lý, trong khi đó hai chức năng này bổ trợ vàquy định lẫn nhau Giáo viên chủ nhiệm thực hiện chức năng quản lý toàndiện tập thể lớp để thực hiện chức năng giáo dục từng cá nhân có hiệu quả

Chức năng lãnh đạo và quản lý là không giống nhau Người quản lý

có chức năng tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu, còn lãnh đạo có chứcnăng định ra đường lối, chiến lược và phương pháp hoạt động, đồng thờitác động, ảnh hưởng, động viên người bị lãnh đạo thực hiện mục đíchchung Tuy vậy, cả hai chức năng này được tích hợp hài hoà ở chủ thể quản

lý là người giáo viên chủ nhiệm Người giáo viên chủ nhiệm thực hiện chứcnăng quản lý khi là người đại diện cho Hiệu trưởng, hội đồng nhà trường,nhưng lại là người lãnh đạo khi phải xác định tầm nhìn cho sự phát triểncủa học sinh trong lớp chủ nhiệm với tư cách là người đứng đầu của mộttập thể lớp, đưa tập thể lớp phát triển thành một tập thể thân thiện

Nhìn một cách tổng thể, chức năng của người giáo viên chủ nhiệmlớp là lãnh đạo, tổ chức, quản lý, giáo dục tập thể lớp trên cơ sở tổ chức cáchoạt động giáo dục, các mối quan hệ giáo dục của học sinh theo mục tiêugiáo dục nhân cách học sinh toàn diện trong tập thể phát triển và môitrường học tập thân thiện

1.3.2 Nhiệm vụ của GV chủ nhiệm lớp.

Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp được quy định trong các vănbản pháp lý

Trang 20

- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biệnpháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.

- Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với cácgiáo viên bộ môn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xãhội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớpmình chủ nhiệm

- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học,

đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh đượclên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè,phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ của học sinh

Nếu có học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưnghạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong

hè, hình thức rèn luyện do Hiệu trưởng quy định Nhiệm vụ rèn luyện trong

kỳ nghỉ hè được thông báo đến chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấnnơi học sinh cư trú Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được uỷ ban nhân dân cấp xã côngnhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị Hiệu trưởngcho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình mới được lên lớp

- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệutrưởng

Trong những năm học gần đây khi thực hiện đổi mới chương trìnhsách giáo khoa THPT, giáo viên chủ nhiệm còn có thêm nhiệm vụ: Theodõi tình hình tổ chức dạy và học tự chọn của lớp mình phụ trách; theo dõikết quả học tập của học sinh, tổng kết, xếp loại và ghi kết quả học tập củahọc sinh theo quy định

Như vậy, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp được quy định trongcác văn bản pháp lý mới chỉ dừng lại ở khía cạnh tìm hiểu, nắm vững và tácđộng phù hợp đến học sinh; phối hợp với các lực lượng giáo dục; đánh giáhoàn thành hồ sơ học sinh và cung cấp thông tin phản hồi cho lãnh đạo nhàtrường

Trang 21

Xem xét nội dung công tác chủ nhiệm lớp trong thực tiễn giáo dục,nhiệm vụ công tác chủ nhiệm bao gồm:

- Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm trong năm học được xây dựngdựa trên kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học của nhà trường

- Tìm hiểu các thông tin, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm ( về hoàncảnh gia đình, đặc điểm học sinh về các mặt học lực, đạo đức, sức khoẻ…

dự báo và diễn biến trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh)

- Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp chủ nhiệm

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện (Hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chương trình của Bộ; các hoạt độngsinh hoạt tập thể, các giờ sinh hoạt cuối tuần; hoạt động tư vấn trong côngtác hướng nghiệp, dạy nghề)

- Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để giáodục học sinh

- Đánh giá kết quả giáo dục và học tập của học sinh lớp chủ nhiệm

- Quản lý, giám sát việc ghi chép bảo quản các loại hồ sơ học sinhtheo quy định của trường: Sổ điểm lớp; Kế hoạch học tập của lớp theo theohọc kỳ, năm học; thời khoá biểu lớp; học bạ…

1.3.3 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người

GV chủ nhiệm lớp.

Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với giáo viên chủ

nhiệm lớp hiện nay một phần đã được thể hiện trong Chuẩn nghề nghiệp

giáo viên trung học và đã được trình bày xen kẽ ở phần nhiệm vụ của giáo

viên chủ nhiệm Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm

và thực tiễn giáo dục, có thể xác định một số yêu cầu về đạo đức, lối sống

và kỹ năng cần thiết của giáo viên chủ nhiệm hiện nay như sau:

1.3.3.1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Trang 22

- Phẩm chất chính trị: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hànhđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thamgia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

- Đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấphành Luật Giáo dục, Điều lệ, Quy chế, Quy định của ngành; có ý thức tổchức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm; Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tínnhà giáo; Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh

- Ứng xử với học sinh: Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng vớihọc sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt

- Ứng xử với đồng nghiệp: Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồngnghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục

- Lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp vớibản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việckhoa học

1.3.3.2 Năng lực tổ chức, quản lý giáo dục tập thể và cá nhân học sinh.

- Nắm vững và quán triệt nguyên tắc tiếp cận tích cực đối với từnghọc sinh dựa vào đặc điểm cá nhân và khuyến khích kỷ luật tích cực, tựgiáo dục, khơi dậy lòng tự trọng và tự tôn giá trị để hoàn thiện bản thân

- Có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục Biết tổ chức thực hiện

có kết quả kế hoạch giờ sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp và cáchoạt động giáo dục đa dạng khác dựa trên sự tự quản, sự tham gia và hợptác của mọi học sinh; biết đánh giá, rút kinh nghiệm về việc tổ chức hoạtđộng giáo dục với sự tham gia của học sinh

- Có kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm: Nhận dạng đượctình huống, biết cách thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề; xácđịnh được các phương án có thể để giải quyết tình huống đó; biết vận dụngcác tri thức tâm lý, giáo dục tính đến bối cảnh cụ thể để lựa chọn cách giảiquyết hiệu quả tình huống giáo dục nẩy sinh trong thực tiễn giáo dục Dự

Trang 23

kiến được các vấn đề có thể xẩy ra khi thực hiện quyết định; có kỹ năngthực hiện quyết định một cách hiệu quả dựa trên sự khích lệ ý thức tự giáccủa học sinh và phối hợp với các lực lượng giáo dục khác có liên quan.Linh hoạt xử lý các vấn đề có thể xẩy ra Biết tổ chức rút kinh nghiệm vềcác quyết định đã lựa chọn lẫn quá trình thực hiện giải quyết vấn đề.

- Kỹ năng tiếp cận cá nhân và giáo dục học sinh có hành vi tiêu cựchoặc học sinh cá biệt: Biết cách tiếp cận cá nhân dựa trên đặc điểm tâm lýlứa tuổi và đặc điểm cá nhân Xác định các nguyên nhân có thể của nhữnghành vi tiêu cực của các em từ đó xác định được nguyên nhân đích thực củahành vi tiêu cực, hành vi sai lệch ở học sinh; biết làm cho học sinh thay đổicách nghĩ, quan niệm, niềm tin sai lệch dẫn đến hành vi tiêu cực; khơi dậylòng tự trọng và tự tôn giá trị để tự giáo dục và hoàn thiện bản thân Kếthợp sử dụng dư luận tập thể để điều chỉnh hành vi tiêu cực của học sinhtrong lớp; biết cách làm cho học sinh trong lớp ứng xử thiện chí và tôntrọng lẫn nhau; phối hợp với giáo viên môn học, gia đình, các lực lượng xãhội cùng giúp đỡ học sinh chuyển đổi thái độ và hành vi, biết đánh giá hiệuquả của các tác động giáo dục

- Đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học sinh: Tổ chức đánhgiá kết quả giáo dục toàn diện của từng học sinh, của tổ và của toàn lớpbằng cách thu thập thông tin, minh chứng từ các nguồn khác nhau: Bảnthân học sinh, tập thể học sinh, các giáo viên bộ môn, CMHS, Đoàn thanhniên và các lực lượng có liên quan khác; Thông báo kết quả đánh giá chohọc sinh, CMHS và những người có liên quan; Sử dụng kết quả đánh giá đểhướng dẫn học sinh tự giáo dục, để giáo viên điều chỉnh nội dung, phươngpháp giáo dục phù hợp và phối hợp với CMHS, phối hợp với các lực lượnggiáo dục khác; Biết cách lưu giữ kết quả đánh giá để lập hồ sơ từng họcsinh và của lớp mình phụ trách

- Phối hợp với các lực lượng trong giáo dục học sinh: Biết lập kếhoạch phối hợp với CMHS, giáo viên bộ môn, với Đoàn thanh niên và các

Trang 24

lực lượng có liên quan khác để tổ chức các hoạt động giáo dục và xây dựngmôi trường giáo dục lành mạnh, thống nhất tác động giáo dục và đánh giákết quả giáo dục; Tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp các lực lượng tronggiáo dục học sinh; Biết cách đánh giá việc thực hiện kế hoạch phối hợp cáclực lượng trong giáo dục học sinh phân tích được các nội dung, hình thức,biện pháp…phối hợp với CMHS trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập,rèn luyện của học sinhTHPT; Thiết kế được các kế hoạch làm việc vớiCMHS, kế hoạch thu hút tham gia của CMHS vào việc tổ chức một số hoạtđộng tập thể, các cuộc thăm gia đình học sinh.

- Hiểu biết về môi trường giáo dục và đặc thù của từng môi trườnggiáo dục: Nhận thức được ý nghĩa, vai trò, vị trí, đặc điểm, tác động của giađình, bạn bè, lớp học, cộng đồng xã hội, phương tiện thông tin đại chúngđến với học sinh; Biết thu thập thông tin, phân tích ảnh hưởng của môitrường gia đình, nhóm bạn đến sự phát triển tâm sinh lý của học sinh; Biếtthiết lập và duy trì không khí tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau trong lớp học,biết khuyến khích học sinh nâng cao trách nhiệm, hứng thú, sáng tạo đốivới việc học tập của bản thân, biết phối hợp với cha mẹ HS, với đồngnghiệp quản lý hành vi và các hoạt động của học sinh trong lớp học, trongtrường học; Biết phối hợp với các giáo viên khác thiết lập và duy trì cácchuẩn mực, hành vi của lớp học và quản lý các nguồn lực trong lớp học;Biết đảm bảo an toàn về thể chất, tình cảm và xã hội cho tất cả học sinh,biết tổ chức không gian lớp học hợp lý cho học sinh học tập

- Xây dựng và quản lý hồ sơ chủ nhiệm: Nắm được đặc điểm, chứcnăng, yêu cầu, cách tác nghiệp từng loại hồ sơ quản lý lớp học sinh cũngnhư hiểu được ý nghĩa của từng loại, biết cách dựng hồ sơ chủ nhiệm, cậpnhật và quản lý hồ sơ chủ nhiệm, biết sử dụng hồ sơ chủ nhiệm để theo dõi

sự phát triển cá nhân, tập thể và điều chỉnh kế hoạch

1.3.3.3 Năng lực giao tiếp.

Trang 25

Giao tiếp phù hợp với các mối quan hệ: Khiêm tốn, tôn trọng và lịch

sự trong giao tiếp ứng xử với CMHS; lắng nghe tích cực những chia sẻ củaCMHS; tế nhị phản hồi và biết thuyết phục CMHS phối hợp giáo dục HS

và cải thiện môi trường giáo dục trong gia đình; thể hiện sự tôn trọng vàlịch sự, thiện chí và hợp tác trong giao tiếp ứng xử với các lực lượng xã hộikhi tham gia các hoạt động xã hội, trong phối hợp với các lực lượng xã hộigiáo dục học sinh

Giao tiếp với học sinh: Thể hiện sự cởi mở, quan tâm, thân thiện, tôntrọng, tạo bầu không khí tiếp xúc thoải mái, tin tưởng ở các em Khi trìnhbày nội dung dạy học, giáo dục biết sử dụng ngôn từ trong sáng, lời nóingắn gọn, súc tích, chứa đầy đủ thông tin, phát âm chuẩn, có điểm nhấn,

âm lượng, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, tư thế phù hợp, diễn đạt cụ thể, mạchlạc, dễ hiểu, lập luận lôgic, chặt chẽ để tác động đồng thời đến cả nhậnthức, tình cảm và ý chí của các em; Khích lệ học sinh tự tin giao tiếp, tạođiều kiện và động viên học sinh diễn đạt ý nghĩ và bộc lộ cảm xúc Thực sựchú ý đến nhu cầu, nguyện vọng của học sinh Biết đặt mình vào vị thế củahọc sinh để thấu hiểu cảm xúc của các em; lắng nghe, làm chủ được cảmxúc trong giao tiếp với học sinh, hưởng ứng các ý tưởng hợp lý, chấp nhận

ý kiến xác đáng của học sinh Sử dụng ngôn từ tích cực trong giao tiếp,tránh những ngôn từ, hành vi làm tổn thương học sinh Thể hiện sự tôntrọng mọi học sinh; Phản hồi học sinh bằng những nhận xét tích cực, mangtính thuyết phục trên cơ sở nhận ra ý kiến hợp lý, xác đáng của học sinh,đồng thời tế nhị chỉ ra những điều chưa thật chuẩn xác, chưa thật hợp lýcủa học sinh, giúp các em xây dựng lòng tin để giao tiếp cởi mở nhằm họchỏi và phát triển

Cùng với những yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,năng lực nghề nghiệp, người giáo viên chủ nhiệm ngày nay cần phải có khảnăng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý học sinh Cụ thể là họ phảibiết cách sử dụng một số phần mềm tin học thông dụng để quản lý hồ sơ, lý

Trang 26

lịch học sinh, quản lý điểm và quá trình học tập, tu dưỡng của học sinh.Nhất là có thể sử dụng phần mềm tin học để xét kết quả học tập, theo dõi

sự chuyên cần của học sinh…Hơn nữa giáo viên biết cách tìm kiếm thôngtin trên mạng để nâng cao năng lực giáo dục, năng lực quản lý và giảng dạycủa bản thân

Trên đây là một số năng lực cơ bản dựa trên chuẩn nghề nghiệp vànhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm Những năng lực đó có những cáihoàn toàn mới đặc trưng cho thời đại và có những cái vẫn mang tính truyềnthống Năng lực của giáo viên chủ nhiệm không chỉ được hình thành trongquá trình đào tạo mà quan trọng hơn chúng được tôi luyện trong thực tiễngiáo dục Những giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, có tinh thần tráchnhiệm mới có thể tự học tự nghiên cứu để phát triển năng lực nghề nghiệpcủa mình trong đó có năng lực làm chủ nhiệm lớp

1.3.4 Nội dung, phương pháp công tác chủ nhiệm lớp ở

trường THPT

Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên chủ nhiệm cầnphải thực hiện những công việc sau đây:

Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm

Học sinh tồn tại với tư cách là đối tượng giáo dục đồng thời cũng là chủthể giáo dục Để giáo dục học sinh có kết quả tốt, giáo viên phải hiểu các emmột cách đúng đắn, đầy đủ và cụ thể, từ đó lựa chọn những tác động sư phạmthích hợp Trái lại thực tiễn giáo dục cho thấy nếu không hiểu rõ học sinh thìnhững tác động sư phạm được lựa chọn sẽ không phù hợp, do đó sẽ không chokết quả mong muốn và thậm chí sẽ bị thất bại Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phảihiểu rõ từng học sinh một cách đầy đủ, chính xác về:

- Hoàn cảnh sống của từng học sinh

Mỗi học sinh được sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh gia đìnhkhác nhau Tuổi tác, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của

bố mẹ, gia đình đông con hay ít con, sự quan tâm tới phương pháp giáo dục

Trang 27

con cái của bố mẹ, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình,điều kiện sinh hoạt vật chất, điều kiện sinh hoạt tinh thần, quan hệ giađình, quan hệ với người thân tốt hay không… tất cả những điều kiện trênđều có khả năng ảnh hưởng đến con trẻ bởi vậy, việc tìm hiểu hoàn cảnhsống của từng học sinh là hết sức quan trọng nó giúp giáo viên chủ nhiệmbiết được nguyên nhân và những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, nhữngthuận lợi hay khó khăn đang tác động tới học sinh Đồng thời có thể tư vấn,phối hợp với gia đình để lựa chọn phương pháp tác động phù hợp.

- Những đặc điểm về thể chất, sinh lý của từng học sinh

Những đặc điểm về thể chất, sinh lý của học sinh là thể lực (chiềucao, cân nặng…); sức khoẻ (khoẻ mạnh hay không…); nắm vững nhữngđặc điểm này, GVCN sẽ hướng sự quan tâm của cả lớp tới việc những emkhoẻ phát huy mặt mạnh (đảm nhận những công việc nặng nhọc, giúp đỡbạn ốm đau…), đồng thời hướng sự quan tâm, thông cảm, giúp đỡ của cảlớp tới những bạn có thể trạng không bình thường Ví dụ: ưu tiên nhữngbạn kém mắt ngồi ở vị trí thuận lợi nhất để học có kết quả; thông cảm, chia

sẻ, giúp đỡ những bạn không may bị tàn tật, xoá bỏ mặc cảm bị tàn tật củamình cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu chung trong tình cảm đoàn kêt, thân

ái của tập thể lớp

- Những đặc điểm về tâm lý của mỗi học sinh

Đó là khả năng nhận thức, tư duy ở mỗi em (thông minh, nhanhnhẹn, bình thường hoặc chậm) trong học tập, lao động, vui chơi, giaotiếp; tác phong hoạt bát hay chậm chạp, hứng thú hoạt động, sở thích,nhu cầu giao tiếp và tình cảm của mỗi em (thích giao tiếp, cởi mở hay ưu

tư, lầm lì…) ; cẩn thận, chín chắn trong học tập, sinh hoạt hay cẩu thả,bồng bột; hiền dịu hay nóng nảy…Việc nắm vững đặc điểm tâm lý củamỗi học sinh giúp GVCN lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục cábiệt có kết quả tốt

- Nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức của từng học sinh

Trang 28

Những tính cách và hành vi đạo đức của học sinh thể hiện ở tínhchăm học hay lười học, khiêm tốn hay ba hoa, trung thực hay giả dối, mạnhdạn hay nhút nhát, nhân hậu vị tha hay ích kỷ với bạn bè và mọi người; cótính tự lập hay ỷ lại, dựa dẩm vào người khác; biết tự trọng, có ý thức xâydựng, bảo vệ danh dự bản thân và tập thể hay là vô tổ chức kỷ luật; biếtkính trên nhường dưới, tôn trọng mọi người, tôn trọng pháp luật, tôn trọngbản thân hay sống buông thả, tuỳ tiện, vô văn hoá Đặc biệt cần quan tâmđến thái độ, cách ứng xử của học sinh đối với các thành viên trong gia đình,đối với thầy cô giáo và bạn bè đúng hay chưa đúng với chuẩn mực xã hội;

ở mỗi em có năng khiếu và sở thích gì Nắm vững những đặc điểm này,giáo viên sẽ lựa chọn được những biện pháp tác động sư phạm phù hợpnhằm khơi dậy và phát huy mặt mạnh sẵn có, đồng thời hình thành, pháttriển những phẩm chất cần thiết ở mỗi em xây dựng cho các em một cuộcsống tâm hồn, tình cảm phong phú, trong sáng, cao cả và nhân hậu, có nănglực và sức khoẻ dồi dào, thích ứng cuộc sống tự lập của bản thân, đáp ứngyêu cầu CNH, HĐH đất nước

Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm

Muốn tổ chức tốt công tác giáo dục học sinh, GVCN phải chăm lo tổchức, xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết nhất trí, biết tự quản trongcông việc của tập thể lớp Bởi lẽ tập thể lớp chính là môi trường, là phươngtiện trực tiếp tác động tới sự phát triển nhân cách nói chung và tài năng nóiriêng của học sinh Nhà sư phạm lỗi lạc A.X Makarencô cho rằng: Tập thể

là một cơ thể xã hội sinh động thể hiện sức mạnh tổng hợp của các thànhviên của nó Sức mạnh của các thành viên mỗi khi đã được liên kết lại mộtcách có mục đích, có tổ chức thì sẽ tạo ra sức mạnh chung của tập thể mạnhgấp nhiều lần tổng số sức mạnh của các thành viên đơn lẻ, đồng thời lại cótác dụng làm tăng thêm sức mạnh của từng thành viên Vì vậy GVCN phảiphối hợp với các lực lượng giáo dục xây dựng học sinh lớp chủ nhiệm

Trang 29

thành một tập thể tiên tiến, biết tổ chức điều khiển, quản lý, đánh giá kếtquả hoạt động của tập thể và của mỗi thành viên.

- Trước hết GVCN phải tổ chức bộ máy tự quản của lớp

- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng loại cán bộ tự quản

- Hướng dẫn nội dung ghi chép sổ công tác cho từng cán bộ

- GVCN cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự quản

Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện.

Khác với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức, quản

lý, giáo dục học sinh trong các tiết sinh hoạt lớp hàng tuần, trong các buổilao động và tham gia các hoạt động chung của toàn trường GVCN phải cốvấn, giúp đội ngũ cán bộ tự quản của lớp tổ chức, điều khiển, quản lý cáchoạt động nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh Cần nhớ rằngchỉ có thông qua hoạt động mới rèn luyện, hình thành và phát triển đượccác kỹ năng tổ chức điều khiển, quản lý, kỹ năng giao tiếp, sự năng độngsáng tạo của các thành viên trong lớp, mới thiết lập được các mối quan hệlành mạnh trong tập thể, mới tạo được cho các em tình cảm bạn bè, tìnhthầy trò, lòng nhân ái, tình yêu thiên nhiên, ý thức dân tộc đúng đắn, ý thứccông dân sâu sắc Việc GVCN chăm lo xây dựng bầu không khí đoàn kếtnhất trí của tập thể lớp chủ nhiệm có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giáodục đạo đức cho học sinh Đó là tiền đề thuận lợi để thực hiện nội dunggiáo dục khác, góp phần nâng cao kết quả học tập văn hoá, kết quả rènluyện và những kỹ năng cơ bản khác ở học sinh

- Giáo dục đạo đức, pháp luật và nhân văn cho học sinh

- Tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển nhận thức, trí tuệcủa học sinh

- Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp

- Tổ chức hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi,giải trí

Trang 30

1.4 Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ GV chủ nhiệm lớp ở trường THPT

1.4.1 Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV chủ nhiệm lớp ở trường THPT.

Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ vai trò quan trọng của giáo viên chủnhiệm lớp đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi họcsinh Nhận thức rõ vai trò quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm lớptrong tổ chức, phối hợp toàn diện học sinh, tại hướng dẫn số 5289/BGD ĐT– GDTrH ngày 16/8/2012, Bộ GD & ĐT nêu rõ: “Tích cực triển khai côngtác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học; chú trọng bồi dưỡngnăng lực giáo dục đạo đức; đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểmtra, đánh giá; phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán các bộ môn; tăng cườngvai trò hoạt động của tổ bộ môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệmlớp trong việc tổ chức, phối hợp giáo dục toàn diện học sinh.”

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chất lượng đội ngũ giáo viên mànhiều nhà quản lý trăn trở, đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục Bản chấtcủa quản lý trường phổ thông là quản lý quá trình giáo dục toàn diện.Trong đó quản lý giáo dục là quản lý hệ thống toàn vẹn bao gồm các nhân

tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ giáo dục, nội dung giáo dục của giáo viên vàcác hoạt động của mỗi cá nhân học sinh, tập thể học sinh …Quản lý quátrình giáo dục thông qua việc chỉ đạo giáo viên, thực hiện chức năng tổnghợp: phát triển nhân cách, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡngnhân tài cho đất nước, quản lý quá trình giáo dục phải định hướng chủ yếuvào sự phát triển mọi năng lực tiềm ẩn của con người, hiểu biết các quyluật của đời sống, phát triển các kỹ năng lao động trí tuệ, thái độ và tínhtích cực xã hội, phát triển mọi tài năng của con người Đồng thời nó đặt nềntảng cơ bản cho sự phát triển nhân cách, giá trị đạo đức thẩm mỹ, các giá trịđạo đức, tinh thần và thể lực của học sinh Tất cả những yếu tố nói trênkhông tách rời nhau mà tạo thành hệ thống tương đối hoàn chỉnh và có hiệu

Trang 31

lực trong quản lý của người Hiệu trưởng, chúng đặt nền tảng cho việc tìmgiải pháp quản lý quá trình giáo dục trong nhà trường.

Tuy nhiên, việc xây dựng đội ngũ và nhìn nhận đúng vai trò của giáoviên chủ nhiệm trong giáo dục vẫn còn nhiều bất cập Một số chủ nhiệmchưa hiểu đầy đủ về tâm, sinh lý lứa tuổi học trò, còn áp đặt, nôn nóng duy

ý chí muốn học sinh và cha mẹ học sinh phải nghe theo ý kiến của mình màthiếu sự thận trọng, chưa biết ứng xử chuẩn mực trong một số tình huống.Nhiều giáo viên chủ nhiệm cho rằng, chỉ cần triển khai đầy đủ nhiệm vụBan giám hiệu nhà trường giao là đã hoàn thành công tác chủ nhiệm màthiếu việc tổ chức tham gia các hoạt động giáo dục học sinh Đáng chú ý,các diễn biến thay đổi tâm lý lứa tuổi, thiếu kỹ năng sống của học sinh dẫnđến hành vi sai lệch nhưng vẫn không được giáo viên chủ nhiệm phát hiện,uốn nắn kịp thời Theo PGS – TS Đặng Quốc Bảo: Một trong nhữngnguyên nhân khiến năng lực của GVCN hạn chế là do công tác bồi dưỡng

cả về phương pháp và lý luận cho GVCN ít được chú ý Quá trình đào tạoban đầu ở các cơ sở sư phạm chỉ chú trọng những kiến thức chuyên mônnghiệp vụ giảng dạy, chưa chuẩn bị cho sinh viên đầy đủ và phù hợp thựctiễn những đòi hỏi về năng lực làm công tác chủ nhiệm Mặt khác, giáoviên chủ nhiệm phải đảm bảo số tiết dạy bộ môn bình thường, trong khi chỉđược giảm trừ 4 tiết/tuần để làm công tác chủ nhiệm là quá ít; một số cán

bộ quản lý chỉ coi trọng chuyên môn mà chưa coi trọng hiệu quả công tácquản lý lớp của GVCN trong đánh giá, xếp loại giáo viên

Để xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên chủnhiệm thật sự giữ vai trò chính trong giáo dục, phát triển toàn diện học sinhcần xây dựng chương trình bồi dưỡng thường xuyên đối với công tác chủnhiệm Hiệu trưởng các trường khi xây dựng đội ngũ GVCN cần quan tâmnăng lực chuyên môn và có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao ý thức tráchnhiệm của GVCN Bên cạnh đó, mỗi thầy giáo, cô giáo làm công tác chủ

Trang 32

nhiệm cần xây dựng những phương pháp thích hợp nhằm thực hiện tốtcông tác chủ nhiệm.

1.4.2 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ GV chủ nhiệm lớp.

* Xây dựng tiêu chí về phẩm chất và năng lực cần thiết của đội ngũ GVCN Để đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục phổ thông hiện nay, người

Hiệu trưởng phải xây dựng được những tiêu chí cần thiết về phẩm chất vànăng lực của đội ngũ GVCN lớp, những tiêu chí này sẽ là cơ sở để người quản

lý tuyển chọn, bố trí và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN

* Tuyển chọn, bố trí và sử dụng đội ngũ GVCN Muốn đội ngũ

phát huy được vai trò thì người Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc tuyểnchọn, bố trí và sử dụng đội ngũ GVCN một cách phù hợp và khoa học nhất.Đây là việc làm không thể thiếu trong công tác chỉ đạo hoạt động nâng caochất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường

* Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp Người Hiệu trưởng cần

phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVCN nhằm nâng cao phẩmchất, năng lực cũng như chuẩn hoá đội ngũ Như vậy mới có thể xây dựngđội ngũ GVCN đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu

* Chỉ đạo hoạt động của đội ngũ GVCN lớp GVCN là người thay

mặt Hiệu trưởng trực tiếp quản lý một tập thể nhỏ trong nhà trường vì vậy,Hiệu trưởng cần trực tiếp chỉ đạo hoạt động của đội ngũ GVCN

* Tạo lập các điều kiện hỗ trợ cho đội ngũ GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Để giúp GVCN thực hiện tốt nhiệm vụ, người Hiệu

trưởng cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của họ như: Tăngcường nguồn thông tin; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; có chế độ chínhsách động viên hớp lý; xây dựng khối đoàn kết, thân ái, dân chủ trongtrường học; xây dựng tốt mối quan hệ phối hợp giữa đội ngũ GVCN với

GV bộ môn, với các tổ chức đoàn thể đặc biệt là Đoàn thanh niên; tổ chứchội thỏ trao đổi kinh nghiệm nêu gương điển hình về công tác chủ nhiệm

Trang 33

* Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVCN Hiệu trưởng cần

thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch củađội ngũ GVCN lớp Để việc kiểm tra, đánh giá được khách quan, Hiệutrưởng cần xây dựng được chuẩn kiểm tra, đánh giá; xây dựng kế hoạchkiểm tra và sau kiểm tra cần rút kinh nghiệm, có khen chê kịp thời để kíchthích tinh thần, thái độ làm việc của đội ngũ

Đằng sau tất cả mọi kiến thức, kỹ năng cần trang bị và rèn luyện, cònlại là một yêu cầu tuy không được đặt ra trong các văn bản nhưng nó lại chiphối tất cả, đó chính là cái “ tâm” của người giáo viên Không có một tấmlòng, mọi công việc sẽ chỉ là hình thức Và như vậy, yêu thương chăm sóchọc sinh không chỉ là mệnh lệnh mà còn là nhu cầu không thể thiếu của tráitim người thầy cô

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ GV chủ nhiệm lớp ở trường THPT.

Bản chất của việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp ở trườngTHPT là để thực hiện hiệu quả công tác chủ nhiệm góp phần quan trọngtrong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh Thực tếcho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ GVCN lớp, ởđây chúng tôi xem xét và đề cập đến những yếu tố cơ bản nhất:

Công tác đào tạo bồi dưỡng ở các trường Sư phạm trong đó có

nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp cho tất cả sinh viên Mọi GV đềucần biết công tác chủ nhiệm không chỉ để làm chủ nhiệm lớp mà còn đểphối hợp trong công tác giáo dục học sinh Trong nhà trường sư phạm, họcphần nghiệp vụ sư phạm là môn học có vai trò quan trọng nhằm cung cấpnhững kiến thức nghiệp vụ cần có ở người thầy, đồng thời giúp hình thànhnhững kỹ năng cơ bản của người làm công tác giáo dục học sinh, chuẩn bịhành trang vào nghề Ngay từ trong trường sư phạm, sinh viên cần phảiđược tăng cường thời lượng cho việc thực hành nghiệp vụ sư phạm với

Trang 34

những yêu cầu xác thực và cụ thể Trên cơ sở đó, các em tích luỹ kinhnghiệm, tri thức, kỹ năng làm công tác chủ nhiệm.

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ GVCN lớp Công tác

tuyển chọn, bố trí, sử dụng đội ngũ GVCN lớp giúp người quản lý nắmđược số lượng, chất lượng, cơ cấu… đồng thời xây dựng được kế hoạchphát triển đội ngũ, tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng và có biệnpháp hỗ trợ giúp GVCN hoàn thành kế nhiệm vụ được giao

Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVCN.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVCN nhằm hoàn thiện và nâng cao

về phẩm chất và năng lực đủ sức thực hiện và thực hiện tốt nhiệm vụ đượcgiao cho đội ngũ GVCN lớp Quản lý đội ngũ GVCN lớp được xem như làmột mặt lĩnh vực trong công tác quản lý đối với một tổ chức Như vậy, đểnâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp thì không thể không có công tácđào tạo và bồi dưỡng đội ngũ đồng thời phải có những giải pháp quản lýhữu hiệu về lĩnh vực này

Công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ GVCN lớp Đánh giá là một trong những chức năng của công tác quản lý Đánh

giá đội ngũ không những để biết được thực trạng của đội ngũ mà còn qua

đó để xây dựng kế hoạch đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ.Mặt khác, việc đánh giá đội ngũ chính xác cũng giúp cho mỗi cá nhânGVCN tự điều chỉnh bản thân nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụcủa mình Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói chung, đội ngũGVCN nói riêng không thể không nhận biết chính xác chất lượng đội ngũthông qua công tác đánh giá từ đó thiết lập giải pháp có tính khả thi về lựclượng này

Công tác thực hiện chính sách đối với đội ngũ GVCN lớp Kết quả hoạt động của GVCN phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính động lực.

Chế độ chính sách đãi ngộ là một trong những hoạt động của công tác quản

Trang 35

lý mà người Hiệu trưởng phải quan tâm và cần phải có những giải pháp cholĩnh vực này

Yếu tố chủ quan của đội ngũ GVCN Mặc dù đã được tuyển chọn

nhưng vẫn còn những GVCN có năng lực nhưng thiếu tinh thần tráchnhiệm và chểnh mảng trong công việc, mang tư tưởng đối phó, qua chuyện;Đội ngũ GVCN hầu hết đang ở độ tuổi sinh nở, nuôi con nhỏ nên việc đầu

tư cho công việc chủ nhiệm vốn đòi hỏi sự tỷ mỷ và công phu còn nhiềuhạn chế; ý thức tự trau dồi nghề nghiệp ở một bộ phận GVCN chưa cao.Đây cũng là một trong những cản trở lớn mà người quản lý cần tìm giảipháp khắc phục

Kết luận chương 1

Từ việc nêu tổng quan vấn đề nghiên cứu, khẳng định một số kháiniệm chủ yếu, những đặc trưng của công tác chủ nhiệm lớp, những đặctrưng về chất lượng đội ngũ GVCN và chỉ ra những yêu cầu chủ yếu vềchất lượng của đội ngũ GVCN, những yếu tố quản lý tác động đến việcnâng cao chất lượng đội ngũ GVCN ở trường THPT, chúng tôi rút ra haivấn đề quan trọng mang tính lý luận sau đây:

1 Để nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp cần phải quan tâm đếncác vấn đề như:

- Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GVCN lớp trong trường THPT

- Tuyển chọn, sắp xếp hợp lý đội ngũ GVCN

- Có chế độ đãi ngộ, chính sách phù hợp đối với GVCN

- Tăng cường sự quản lý của các cấp lãnh đạo đối với việc nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

2 Việc nâng cao chất lượng GVCN ở trường THPT phải gắn liền vớiviệc sự đánh giá chính xác thực trạng công tác chủ nhiệm từ đó đề xuấtnhững giải pháp quản lý khả thi Những nhiệm vụ nghiên cứu này chúngtôi sẽ trình bày ở Chương 2 và Chương 3

Trang 36

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT

HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - văn hóa giáo dục Huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ An.

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên.

Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm ởtoạ độ 18,11 – 19,51 độ vĩ bắc, 105,39 – 105,45 độ kinh đông Địa bànhuyện trãi dài theo hướng Bắc – Nam Phía Bắc giáp huyện Quỳnh lưu,phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây bắc giáp huyện YênThành, phía Đông giáp biển Đông Diện tích tự nhiên là 304,924 km2 và có

39 đơn vị hành chính ( 38 xã và 01 Thị trấn ) với dân số 296,100 người

Diễn Châu có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt chạy dọc Bắc – Nam,

là điểm khởi đầu của quốc lộ 7 nối với các huyện miền tây và nước Cộnghoà dân chủ nhân dân Lào, quốc lộ 48 lên các huyện vùng Tây bắc củaTỉnh, có Tỉnh lộ 538 nối liền với huyện Yên thành, các tuyến giao thôngnội huyện và liên huyện thuận lợi Về đường thuỷ, có tuyến kênh nhà Lêtheo hướng Bắc – Nam nối liền với sông Cấm Có con sông Bùng chảy qua

10 xã trong huyện đổ ra biển Đông Có Cửa Vạn, Cửa Hiền và 25 km bờbiển nối liền với các huyện trong Tỉnh

Trang 37

Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng đồi núi;vùng đồng bằng và vùng cát ven biển Nhìn chung, đất đai Diễn châu cónhững khó khăn như ở vùng ven biển có độ màu mỡ không cao, vùng bánsơn địa đa số là đất bạc màu, vùng đồng bằng hay bị ngập úng nhưng conngười Diễn châu cần cù, năng động, giàu kinh nghiệm trong sản xuất thâmcanh nên nông nghiệp Diễn Châu vẫn là một trong những huyện phát triểnnhất của Tỉnh Nghệ An.

Diễn Châu là huyện có lợi thế về vị trí địa lý, trải dài trên Quốc lộ 1A;Quốc lộ 7; tỉnh lộ 48; có đường sắt, đường thủy là huyện cách thành phốVinh 40 km về phía Bắc nên rất dễ giao thương buôn bán, phát triển thươngmại - dịch vụ Đặc điểm địa hình cùng với hệ thống thủy văn nguồn nướctưới phục vụ sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi

Diễn Châu có 06 xã phía Nam của thuộc Khu kinh tế Đông NamNghệ An nên được hưởng các chính sách ưu đãi trong phát triển kinh tế –

xã hội của tỉnh, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạtầng, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ;

Các công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; kết cấu

hạ tầng về giao thông, thủy lợi, những năm qua được quan tâm đầu tưthực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

Trình độ dân trí và đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.Các tầng lớp nhân dân đồng tình, tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp

ủy Đảng, chính quyền

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hóa.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND,UBND huyện cùng với sự nổ lực phấn đấu không ngừng của nhân dântrong toàn Huyện, kinh tế - xã hội của Huyện đã có nhiều thành tựu đángkhích lệ Có những bước phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế - xãhội, an ninh quốc phòng Tích cực phát huy nội lực, phát huy lợi thế, tiềm

Trang 38

năng đồng thời tranh thủ, thu hút sự hỗ trợ của cấp trên và các nguồn lựckhác để phát triển toàn diện Kinh tế phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tếchuyển dịch đúng hướng Thu nhập bình quân đầu người tăng khá Vănhoá – xã hội có nhiều tiến bộ, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc Đờisống nhân dân ngày càng được cải thiện, quốc phòng, an ninh được giữvững Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chínhtrị có bước tiến bộ Tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân đạt 17–18%,thu nhập bình quân đầu người năm 2013, 2014 đạt trên 10 triệu đồng Thunhập / ha đất canh tác/ năm 35 triệu đồng, có 40% diện tích có thu hoạchtrên 50 triệu đồng.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tiếp tục đivào chiều sâu, chất lượng gia đình văn hoá, làng, xã văn hoá được chútrọng, có 85% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hoá, có 37% làng,

xã văn hoá

Mạng lưới thông tin liên lạc đã được quan tâm phát triển, hoạt độngvăn hoá văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi, thông tin đa dạng, phong phú

Hoạt động y tế có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là chương trình y

tế dự phòng, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, tỷ lệ trẻ em suydinh dưỡng giảm xuống dưới 13%

Tuy vậy, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Diễn Châu cũng cònnhững hạn chế:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa tương xứng với tiềm năng và pháttriển không đều giữa các vùng Công tác cải cách hành chính vẫn cònchậm

Hoạt động của khu công nghiệp nhỏ hiệu quả chưa cao, ô nhiễm môitrường chưa được xử lý triệt để Sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa vữngchắc, các làng nghề chưa hoạt động thường xuyên và chưa có hiệu quả

Các tệ nạn xã hội đang còn phát sinh, tình trạng tai nạn giao thôngngày một gia tăng

Trang 39

Những đặc điểm về kinh tế - xã hội trên đây có ảnh hưởng rất lớnđến sự nghiệp phát triển giáo dục của Huyện.

2.1.3 Tình hình Giáo dục - Đào tạo trên địa bàn huyện Diễn Châu.

Diễn Châu có 128 trường học, trong đó có 40 trường mầm non, 42trường tiểu học, 37 trường THCS, 9 trường THPT Ngoài ra cò có 1 Trungtâm giáo dục thường xuyên; 01 trung tâm giáo dục Kỹ thuật, hướng nghiệp,dạy nghề Mạng lưới trường lớp được sắp xếp một cách khá hợp lý, đảmbảo yêu cầu nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo Mỗi xã, thị trấn cómột trường Mầm non, xã miền núi Diễn Lâm có 2 trường, mỗi xã có mộttrường Tiểu học, riêng xã Diễn Lâm, Diễn Yên, Diễn Ngọc có 2 trường doquy mô số lớp cao; Mỗi xã có một trường THCS; toàn Huyện có 9 trườngTHPT được rãi đều ở các vùng trong Huyện

Trong những năm qua, chất lượng giáo dục ở Huyện Diễn Châu ngàycàng được nâng cao, liên tục hơn 10 năm được đánh giá thuộc tốp đầu củaTỉnh Nghệ An Các cơ sở giáo dục tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dụcchính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục an toàngiáo thông, ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực trong trườnghọc, giữ vững sự ổn định và phát triển của ngành

Việc bố trí giáo viên đảm bảo cơ cấu bộ môn, nhất là các trườngthuộc khối THPT Có nhiều giải pháp tích cực thực hiện đồng bộ cuộc vận

động lớn của ngành như: cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động :

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh”; cuộc vận động :

“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đực tự học và sáng tạo”; Tham gia tích cực phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích

cực”.Quy chế chuyên môn trong trường học được duy trì, thực hiện

nghiêm túc quy chế thi cử, đánh giá, xếp loại học sinh Cơ sở vật chấttrường lớp, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học được củng cố, đáp ứngyêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục Phong trào xây

Trang 40

dựng trường chuẩn Quốc gia được đẩy mạnh, đến nay toàn huyện có 90trường học đạt chuẩn quốc gia trong đó có 19 trường đạt chuẩn Quốc giagiai đoạn 2.

Toàn Huyện có 9 trường THPT gồm:

Các trường THPT thuộc khối công lập gồm: THPT Nguyễn XuânÔn; THPT Diễn Châu 2; THPT Diễn Châu 3; THPT Diễn Châu 4; THPTDiễn Châu 5

Các trường THPT thuộc khối dân lập và tư thục gồm: THPT Ngô TríHoà; THPT Quang Trung; THPT Nguyễn Văn Tố; Trường Tư thục NguyễnDu

TRong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu và thamkhảo ý kiến về công tác chủ nhiệm lớp từ các trường thuộc khối công lập

Bảng1: Quy mô học sinh - cán bộ giáo viên các trường THPT

công lập Huyện Diễn Châu năm học 2013 - 2014.

Bảng 2: Chất luợng giáo dục toàn diện học sinh THPT Huyện

Diễn Châu trong 4 năm ( 2010 – 2014 ).

Ngày đăng: 19/07/2015, 22:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Thanh Bình ( chủ biên), Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay. Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 2011
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về Giáo dục và Đào đạo. NXB Giáo dục. Hà nội. 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về Giáo dục và Đào đạo
Nhà XB: NXB Giáo dục. Hà nội. 2000
10. Trần Hữu Cát, Hoàng Minh Duệ. Đại cương về khoa học quản lý. Trường Đại học Vinh. 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về khoa học quản lý
11. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, XI
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, XI
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
15. Nguyễn Minh Đạo, Cơ sở khoa học quản lý. NXB Đại học quốc gia. Hà nội. 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia. Hà nội. 1997
16. Bùi Minh Hiền (2011), Quản lý cán bộ ĐHSP Hà Nội, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý cán bộ ĐHSP Hà Nội
Tác giả: Bùi Minh Hiền
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2011
17. Lưu Xuân Mới, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: NXB Giáo dục 2003
19. Thái Văn Thành. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường. NXB Đại học Huế. 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Nhà XB: NXB Đại học Huế. 2007
20. Hà Nhật Thăng ( Chủ biên) “Công tác Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông”. NXB Giáo dục. 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông
Nhà XB: NXB Giáo dục. 2006
21. Thái Duy Tuyên. Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại. NXB Giáo dục. Hà nội. 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại
Nhà XB: NXB Giáo dục. Hà nội. 2000
22. Nguyễn Thị Tuyết (2001), Giáo dục học tập 2, Nxb ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết
Nhà XB: Nxb ĐHSP Hà Nội
Năm: 2001
25. Phạm Viết Vượng (2010), Giáo dục học, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Tác giả: Phạm Viết Vượng
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2010
1. Ban chấp hành Trung ương, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư về việc xây dựng, nâng cao chát lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD Khác
3. Báo cáo Tổng kết các năm học của các trường THPT huyện Diễn Châu Khác
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2009), Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt nam – Singapore Khác
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn chỉ đạo chuyên môn giáo dục trường THPT Khác
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo Khác
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch 302/KH-BGDĐT về công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w