1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh

112 1,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 697 KB

Nội dung

Trong thích ứng với nền kinh tế chuyển đổi và triển khai có hiệu quả ýĐảng lòng dân về xây dựng nông thôn mới trong tiến trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, vấn đề tạo môi trườn

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS Tiến sỹ Nguyễn Văn Tứ

1

Trang 3

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm

ơn các cô giáo, thầy giáo đã tận tình giảng dạy giúp đỡ tôi trong quá trình học tập; xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Tứ đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thạch Hà; lãnh đạo và cán bộ chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch Hà; Hiệu trưởng, các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên và học sinh các trường học; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn đã động viên, tạo điều kiện về thời gian, trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin giúp tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành đề tài này.

Xin cảm ơn sự quan tâm, cổ vũ, chia sẻ của gia đình, anh em, bạn bè

đã giúp tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Mặc dầu đã có nhiều cố gắng, song trong luận văn này vẫn còn có những thiếu sót Tôi mong muốn nhận được sự góp ý bổ sung của các thầy cô

và bạn bè đồng nghiệp để có thể sửa chữa và hoàn thiện luận văn của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 4 năm 2014

Tác giả luận văn

Phạm Kim Trung

2

Trang 4

XMC - PCGD Xóa mù chữ - Phổ cập giáo dục

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Đóng góp của luận văn 5

8 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP 6

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6

1.1.1 Xây dựng xã hội học tập ở một số nước trên thế giới 6

1.1.2 Vài nét về lịch sử nghiên cứu xây dựng xã hội học tập ở VN 9

1.1.3 Việc nghiên cứu công tác xây dựng XHHT của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 13

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 14

1.2.1 Xã hội học tập 14

1.2.2 Xây dựng xã hội học tập 17

1.2.3 Xã hội hoá và xã hội hoá giáo dục 18

1.2.4 Giải pháp xây dựng xã hội học tập 20

1.3 Một số vấn đề về xây dựng xã hội học tập 21

1.3.1 Định hướng xây dựng xã hội học tập ở nước ta 21

1.3.2 Mục tiêu xây dựng xã hội học tập 22

1.3.3 Nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập 25

1.3.4 Mô hình xây dựng xã hội học tập 28

1.3.5 Các hình thức hoạt động xây dựng XHHT ở nước ta 30

1.3.6 Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xây dựng xã hội học tập 31

1.3.7 Các yếu tố đảm bảo công tác XD XHHT hiện nay 37

Trang 6

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thạch

Hà - tỉnh Hà Tĩnh 41

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 41

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 42

2.2 Thực trạng xây dựng XHHT ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 44

2.2.1 Thực trạng giáo dục ở huyện Thạch Hà 44

2.2.2 Hoạt động xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà 50

2.3 Đánh giá Thực trạng xây dựng XHHT ở huyện Thạch Hà 60

2.3.1 Những thành tựu 60

2.3.2 Những hạn chế 61

2.3.3 Nguyên nhân 62

Tiểu kết chương 2 64

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH 65

3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 65

3.1.1 Bảo đảm tính mục tiêu 65

3.1.2 Bảo đảm tính toàn diện 65

3.1.3 Bảo đảm tính khả thi 65

3.1.4 Bảo đảm phù hợp với các chức năng quản lý giáo dục 66

3.2 Một số giải pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

66 3.2.1 Tiếp tục tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, vai trò và lợi ích của xây dựng xã hội học tập 66

3.2.2 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, trách nhiệm của toàn xã hội đối với xây dựng xã hội học tập 69

3.2.3 Củng cố và phát triển các mạng lưới các cơ sở giáo dục 71

3.2.4 Đa dạng hóa các loại hình học tập gắn liền với phát động các phong trào tự học, HTSĐ rộng khắp trong cộng đồng dân cư 76

3.2.5 Phát triển các mô hình gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Khuyến học các cấp 81

Trang 7

Tiểu kết chương 3 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

1 Kết luận 97

2 Kiến nghị 98

CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: "Đẩy mạnh phongtrào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thứcđào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dụcthường xuyên Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xãhội trong giáo dục" [9]

Ở Điều 12, Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), khi nói

về xã hội hóa giáo dục đã ghi rõ: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập

là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trongphát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và cáchình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhântham gia phát triển sự nghiệp giáo dục Mọi tổ chức, gia đình và công dân cótrách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mụctiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn” [26]

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộinăm 2011 đã nêu lên mục tiêu: "Đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục vàđào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng theo yêu cầuchuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụđắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đẩy mạnh xây dựng xã hội họctập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời"

Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã nêu quan điểm, giải phápmục tiêu xây dựng xã hội học tập, trong đó khẳng định xây dựng xã hội học tập,tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số,người nghèo, con em diện chính sách; chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của

Trang 9

mỗi người học; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốtđời cho mỗi người dân, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình, từngbước hình thành xã hội học tập [31] Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ươnglần thứ 8 (khóa XI) cũng đã đề ra nhiệm vụ xây dựng nền giáo dục - đào tạo mở,thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thứcgiáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; hoàn thiện hệ thống giáo dụcquốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hộihọc tập [10].

Ngày 09 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyếtđịnh số 89/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn

2012 - 2020” [4]

Hiện nay, nâng cao dân trí là một yêu cầu bức thiết mang một ý nghĩachiến lược về phát triển nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệđại hóa đất nước Chính điều đó đã đặt giáo dục đứng ở vị trí trung tâm của sựphát triển Giáo dục có sứ mạng giúp mọi người phát huy tất cả tài năng và tiềmlực sáng tạo của mình Để thực hiện được sứ mạng đó, việc xây dựng xã hội họctập trở thành xu thế tất yếu của các nước trên thế giới trước yêu cầu mới của thờiđại Đặc biệt đối với Việt Nam sau khi trở thành thành viên chính thức củaWTO

Như vậy, xây dựng xã hội học tập là chủ trương lớn, đúng đắn của Ðảng

và Nhà nước ta Xã hội học tập là một cơ sở tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, trithức cao phục vụ CNH, HÐH đất nước Xã hội học tập đòi hỏi sự học tậpthường xuyên, liên tục, suốt đời

Thạch Hà là một huyện vành đai của Thành phố Hà Tĩnh, là vùng đất cótruyền thống văn hóa từ lâu đời, là một vùng trầm tích kết tinh qua nhiều thế hệ,giàu truyền thống văn hóa, cách mạng, anh hùng, truyền thống hiếu học và họcgiỏi Phát huy truyền thống hơn nghìn năm hình thành và phát triển với quyết

Trang 10

tâm vươn lên để phát triển mạnh mẽ, tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng takhởi xướng và lãnh đạo Huyện Thạch Hà đã đạt được những thành tựu to lớn vềmọi mặt, hội nhập sâu vào nền kinh tế - văn hóa của đất nước.

Trong những năm qua ngành GD - ĐT Thạch Hà luôn là lá cờ đầu trongtoàn tỉnh Từ mạng lưới quy mô trường lớp, cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạmđến chất lượng dạy và học Công tác xây dựng xã hội học tập đã thực sự gópphần tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ của GD - ĐT Thạch Hà Tuy nhiên,trong quá trình thực hiện xây dựng xã hội học tập trên địa bàn còn gặp nhiều khókhăn do đây là vấn đề vừa mới, vừa khó nên hiệu quả mang lại chưa cao, mặtbằng dân trí dù được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp Hiện tại, trên địa bàntỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Thạch Hà nói riêng chưa có nghiên cứu nào đềcập đến vấn đề xây dựng xã hội học tập

Để nhìn nhận toàn diện việc xây dựng xã hội học tập, có những giải phápkhả thi nhằm giải quyết tốt những khó khăn, vướng mắc, góp phần đẩy nhanhtốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mặt bằng dân trí ở huyện Thạch Hà

trong thời gian tới, tôi chọn hướng nghiên cứu “Một số giải pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp

của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng xã hội học tập, phùhợp với tình hình phát triển giáo dục ở địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác xây dựng xã hội học tập

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Trang 11

Một số giải pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh.

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được những giải pháp hợp lý và khả thi trong công tác xâydựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh sẽ góp phần nâng cao dântrí, tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác xây dựng xã hội học tập.

- Điều tra đánh giá thực trạng công tác xây dựng xã hội học tập ở huyện

- Phương pháp khái quát hóa nhận định độc lập để làm rõ những ý kiếnchủ quan của bản thân đối với các vấn đề liên quan đến đề tài đang nghiên cứu

Từ đó, đề ra các giải pháp xây dựng xã hội học tập hiệu quả, phù hợp với cácchủ trương, chính sách và thực tiễn của địa phương

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, quan sát, khảo sát thực tế.

Trang 12

- Lấy ý kiến chuyên gia (qua mạn đàm, trao đổi)

7 Đóng góp của luận văn

- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về xã hội học tập

- Đánh giá thực trạng về công tác xây dựng xã hội học tập của huyệnThạch Hà, rút ra những thành công và hạn chế cũng như bài học kinh nghiệm

- Đề xuất một số giải pháp cần thiết và có tính khả thi nhằm xây dựng xãhội học tập huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Các giải pháp đề xuất có thể áp dụngcho một số địa phương khác trong việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng

xã hội học tập

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng xã hội học tập.

Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch

Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Chương 3: Một số giải pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện Thạch Hà,

tỉnh Hà Tĩnh

Chương 1

Trang 13

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Trên thế giới

Năm 1949, tại Ensinore (Đan Mạch) người ta đã bàn đến giáo dục chongười lớn Năm 1960, tại Montreal (Canada) đã mở hội nghị bàn nhiều về việclàm thế nào để xoá mù chữ cho người lớn tuổi ở các nước mới giành được độclập

Trong một cuốn sách công bố năm 1968 Rôbớt Hútchin cũng đã khẳngđịnh sự cần thiết tiến tới một “XHHT” với hai lí do “là người ta có nhiều thờigian nghỉ ngơi hơn và thế giới biến đổi nhanh hơn” [12]

Giắc Đơlô, trong công trình nghiên cứu: “Học tập một kho báu tiềm ẩn”

đã đi sâu vào vấn đề “Học tập suốt đời” và gắn bó với quan niệm: “XHHT là xãhội ở đó mọi sự đều là cơ hội học tập và phát triển mọi khả năng” [28]

Ông cho rằng, nguyên tắc “Học tập suốt đời” đòi hỏi biết cách nắm đượcvững tri thức ngoài nhà trường hoặc ở nơi làm việc cũng như ở ngoài xã hội,trong suốt cuộc đời Do đó, cần phải kết hợp giáo dục chính quy ở nhà trườngvới giáo dục không chính quy ở ngoài nhà trường, giáo dục trong XHHT cầnphải có những đặc điểm sau đây:

- Đó là một nền giáo dục thể hiện được tính mềm dẻo, đa dạng và khả thitrong thời gian khác nhau và địa điểm khác nhau Giáo dục trở thành một quátrình liên tục về sự hình thành con người toàn diện, cả về tri thức và cả nhữngkhả năng của họ (khả năng phán đoán trong tư duy và khả năng hành động trongđời sống hằng ngày)

Trang 14

- Đó là một nền giáo dục tạo ra được những cơ hội học tập cho mỗi mộtcon người và mỗi cộng đồng có nhu cầu nắm bắt thông tin và tri thức, làm chủđược các công nghệ mới.

- Đó là nền giáo dục coi trọng giáo dục cơ sở, tận lực phát triển giáo dụctrung học và đại chúng hoá giáo dục đại học

Năm 1972, tại Tokyo (Nhật), người ta bàn nhiều về dân chủ trong giáodục và giáo dục cho người lớn là một nhân tố quan trọng cho việc đẩy mạnh sựphát triển kinh tế - xã hội cho từng quốc gia

Năm 1972 trong cuốn “Học để thành người: thế giới của giáo dục hômnay và ngày mai”, Faure đã đề cập đến xã hội học tập với nét đặc trưng tính dânchủ, bình đẳng của giáo dục Cũng trong năm này, Etga Phô viết cuốn “Học đểtồn tại” Trong cuốn sách này, tác giả đã nhấn mạnh “nếu học tập là việc độngchạm đến suốt đời của con người, cả theo nghĩa thời gian, cả theo nghĩa đa dạng

và đối với mọi người trong xã hội, kể cả các nguồn lực xã hội, kinh tế và giáodục, khi đó chúng ta phải đi xa hơn việc tháo dỡ tất cả các hệ thống giáo dục chođến lúc nào đạt được tình trạng của một XHHT” [15]

Năm 1985 tại Pari (Pháp), hội nghị đã thông qua 6 quyền của con người

về giáo dục trong bản tuyên ngôn về quyền giáo dục:

- Quyền biết chữ;

- Quyền học hỏi;

- Quyền sáng tạo;

- Quyền tìm hiểu mình và lịch sử;

- Quyền sử dụng nguồn lực giáo dục;

- Quyền phát triển cá nhân

Phong trào giáo dục cho mọi người ra đời và bắt đầu phát triển mạnh mẽ

từ năm 1990, khi các đại biểu tham dự Diễn đàn Thế giới Giáo dục cho mọi

Trang 15

người ở Jomtien, Thái Lan cùng nhau cam kết cung cấp Giáo dục tiểu học cóchất lượng cho tất cả trẻ em và giảm một cách đáng kể tỷ lệ mù chữ của ngườilớn vào cuối thập kỷ Tại diễn đàn này đã đề cao giáo dục cơ sở và coi đây nhưmột “giấy thông hành cho cuộc đời” và là chìa khoá để học tập suốt đời trongmột xã hội học tập Năm 1996, trong báo cáo “Học tập: một kho báu tiềm ẩn”của Jacques Delors, người đứng đầu Uỷ ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đãnhấn mạnh 2 khái niệm: học tập suốt đời và xã hội học tập và coi giáo dục lànhân tố then chốt của sự phát triển xã hội Báo cáo cho rằng giáo dục phải dựatrên 4 trụ cột: học để biết, học để làm, học để làm người và học để cùng chungsống với nhau

Năm 1997, tại Hamburg (Đức) trong xu thế toàn cầu hóa, người ta lại bànnhiều đến giáo dục cho người lớn với các ý tưởng:

- Giáo dục người lớn để thừa nhận chân giá trị của con người;

- Giáo dục người lớn để tạo điều kiện bình đẳng giữa người và người;

- Giáo dục người lớn để cải tạo xã hội

Đến tháng 4/2000, tại Diễn đàn Giáo dục Quốc tế ở Dakar, Xênêgan, hơn

1100 đại biểu bao gồm các nhà lãnh đạo, nhà quản lý giáo dục, các giáo viên,nhà nghiên cứu… đến từ 164 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã cùng nhau tổngkết lại những tiến bộ đã đạt được kể từ sau Diễn đàn ở Jomtien, đồng thời khẳngđịnh một lần nữa tầm nhìn về Giáo dục cho mọi người đến năm 2015 Các mụctiêu đề ra tại Diễn đàn Dakar gồm 6 nhóm chính:

- Mở rộng chăm sóc và giáo dục mầm non;

- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đến năm 2015;

- Tăng cường hiểu biết và kỹ năng sống cho thanh niên và người lớn;

- Đạt mức 50% tỷ lệ biết đọc, biết viết của người lớn vào năm 2015;

- Đạt cân bằng giới vào năm 2005 và bình đẳng giới vào năm 2015;

Trang 16

- Cải thiện chất lượng giáo dục.

Năm 2000, tại Okinawa (Nhật Bản), hội nghị thượng đỉnh các nước G8 đãchủ trương xây dựng xã hội học tập trên quan điểm học tập suốt đời Cũng năm

2000, tổ chức các nước trong hội đồng kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương(APEC) đã kêu gọi các nước xây dựng ở nước mình xã hội học tập và học tậpsuốt đời

Tại Hội nghị của UNESCO họp ở Giơnevơ tháng 12/2003 đã gắn XHHTvới xã hội thông tin, xã hội tri thức Từ đó các đại biểu dự hội nghị đã đi tớithống nhất XHHT, xã hội tri thức, xã hội thông tin đều đặt con người vào vị trítrung tâm, đều tập trung vào con người, tạo điều kiện cho con người phát triểnbền vững và là điều kiện của mọi sự phát triển của kinh tế xã hội

1.1.2 Ở Việt Nam

Khái niệm "học tập suốt đời" và "xây dựng xã hội học tập" thật ra đã cómầm mống được sử dụng ở nước ta từ lâu Sau cách mạng tháng 8 thành công,nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Bác Hồ đã mong muốn dân ta ai cũngđược học hành và Bác cũng đã yêu cầu người biết chữ dạy cho người chưa biếtchữ, đây chính là mầm mống khởi đầu của việc xây dựng một xã hội học tập đểmọi người đều được học tập

Song song với việc xoá mù chữ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành giáodục nước ta đã mở ra hệ thống học tập không chính quy dành cho người lớntuổi, cho người nghèo, cho con em tầng lớp lao động Khắp nơi trên đất nướchàng loạt các trường phổ thông lao động, các trường bổ túc công nông, bổ túcvăn hoá, vừa học vừa làm đã hình thành và đem lại quyền được học hành chomọi người dân, mà trước đấy trong lịch sử phát triển giáo dục nước ta chưa từngbao giờ có được

Trang 17

Mặt khác, trong các trường thuộc hệ chuyên nghiệp và đại học hàng loạtcác khoa, các lớp tại chức, chuyên tu với đủ tất cả các lĩnh vực, ngành nghềcũng đã được mở ra để đáp ứng cho nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lớn mà xãhội đang đòi hỏi Ngành giáo dục đã bám sát nguyên tắc “học đi đôi với hành, lýluận gắn liền với thực tiễn”, đồng thời ở khắp nơi trong cả nước cũng giấy lênmột không khí sôi nổi thực hiện khẩu hiệu: “Học, học nữa, học mãi “ của V.I.Lênin.

Có thể nói những năm tháng này ở nước ta trên thực tế đã có mầm mốnghình thành một xã hội học tập Nhờ những bước đi đúng đắn này mà ở nước tangày hôm nay mới có được một đội ngũ trí thức công nông lớn mạnh, mà trong

họ không ít người nhờ qua con đường học không chính quy đã trưởng thành

và đạt tới đỉnh cao của các lĩnh vực khoa học, công nghệ và quản lý, trở thànhnhững cán bộ đầu ngành của hầu hết tất cả các lĩnh vực

Tuy nhiên phải chờ đến những năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảngthông qua nghị quyết các Đại hội, đặc biệt là nghị quyết trung ương 2 khoá VIII,Đại hội Đảng lần thứ IX, lần thứ X và gần đây là Đại hội XI đã khẳng định chủtrương phát triển giáo dục - đào tạo nước ta theo hướng “cả nước trở thành một

xã hội học tập”

Mục tiêu quan trọng và cuối cùng của phát triển giáo dục ở nước ta hiệnnay chính là xây dựng một nền giáo dục thực sự của dân, do dân và vì dân Xâydựng xã hội học tập suốt đời phải là một trong những chiến lược then chốt củagiáo dục nước ta trên con đường đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo do Đảngkhởi xướng từ cuối thế kỷ trước và nó sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong thế kỷXXI

Bước vào thế kỷ XXI, ở nước ta việc xây dựng XHHT là để đảm bảođược việc học tập suốt đời của mọi người, có nghĩa là đảm bảo nhu cầu hoàn

Trang 18

thiện của từng thành viên trong cộng đồng với sự phát triển kinh tế - xã hội và

sự bình đẳng về giáo dục và đào tạo Có thể coi đây là một quan niệm về triết lýgiáo dục xây dựng con người mới thông qua giáo dục nhân bản, tô đậm bản sắcdân tộc và khai phóng con người Việt Nam mới bằng học tập suốt đời trong xâydựng xã hội học tập với việc coi giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước vàtoàn dân Học tập suốt đời trong xã hội học tập là tạo cơ hội bình đẳng tronggiáo dục để từng thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiệnmình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn,xóm, phường, xã và cả xã hội nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trên conđường làm cho nước ta sớm trở thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, văn minh và xã hội chủ nghĩa

Xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời luôn gắn bó hữu cơ với nhau

và là một nhu cầu bức xúc trong một thị trường lao động đang biến động và pháttriển ở nước ta với sự trợ giúp của sự tiến bộ hàng ngày, thậm chí hàng giờ củakhoa học, kỹ thuật, công nghệ và ngay cả văn hoá trong một xã hội phát triểnlành mạnh

Xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời là một chiến lược quan trọng

để đạt được sự dân chủ và bình đẳng của mọi người trong xã hội Nghị quyết hộinghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII cũng đã chỉ rõ: “Tạođiều kiện để ai cũng được học hành Người nghèo được Nhà nước và cộng đồnggiúp đỡ để học tập Bảo đảm điều kiện cho những người học giỏi phát triển tàinăng”

Trong thích ứng với nền kinh tế chuyển đổi và triển khai có hiệu quả ýĐảng lòng dân về xây dựng nông thôn mới trong tiến trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, vấn đề tạo môi trường học tập suốt đời cho mỗi ngườidân trong xây dựng xã hội học tập là bức xúc của mỗi cá nhân trong nâng caochất lượng cuộc sống Như vậy có thể nói học tập suốt đời là một quan niệm

Trang 19

triết lý giáo dục mới, là nhu cầu về sự hoàn thiện của mỗi người đáp ứng yêucầu phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường với một thị trường laođộng luôn biến động theo sự phát triển nhanh của khoa học, kỹ thuật, công nghệ

và đem lại cơ hội bình đẳng về giáo dục

Sau 25 năm đổi mới, nước ta đã thay đổi cơ bản, từ nền kinh tế tập trungbao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Quá trình nàyảnh hưởng và tác động sâu sắc đến toàn bộ hệ thống giáo dục nói riêng và tạodựng nền giáo dục mở mới nói chung Hòa nhịp với nền giáo dục mở, nhu cầuhọc tập suốt đời dần dần đã trở thành lẽ sống không thể thiếu được của mọingười

Sự phát triển nhanh của khoa học - công nghệ ở nông thôn trong nhữngnăm đổi mới ở nước ta cũng đã mở ra nhu cầu mới về học tập suốt đời cho nôngdân Việc đưa khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào phát triển nông nghiệp

đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn ở trình độ cao hơn trong hệ thống sảnxuất Kết quả yêu cầu người nông dân cần đa dạng hơn với nhiều kiến thức, kỹnăng để sản xuất phát triển Người nông dân, nhất là thanh niên nông thôn trongbối cảnh mới cần có trình độ học vấn cao hơn với nhiều kiến thức, kỹ năng taynghề mới hơn để đẩy quá trình sản xuất nhanh hơn và hiệu quả hơn Mặt khácvới truyền thống của một dân tộc hiếu học, ngoài tác động của tiến trình chuyểnđổi kinh tế và tiến bộ của khoa học - công nghệ, bản thân mỗi nông dân ngàycàng quan tâm hơn đến các nhu cầu cá nhân riêng biệt trong nâng cao chất lượngđời sống bản thân, gia đình, họ tộc và cộng đồng Do vậy học tập suốt đời còn lànhu cầu thực sự của mỗi nông dân để tự thỏa mãn mình

Ngày 21/8/1997, Chính phủ đã có Nghị quyết 90/CP về xã hội hoá giáodục, y tế và văn hoá Theo Nghị quyết này ở nước ta phải tạo ra một phong tràohọc tập sâu rộng với nhiều hình thức cho mọi người trong toàn xã hội Toàn dân,các ngành phải có trách nhiệm cao với giáo dục, chăm sóc thế hệ trẻ Huy động

Trang 20

toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho phát triển giáo dục.Toàn xã hội có trách nhiệm tham gia vào quá trình giáo dục - đào tạo Huy độngmọi lực lượng tham gia vào quá trình đa dạng hoá các hình thức học tập và loạihình nhà trường Huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục - đào tạo.

Nghiên cứu về vấn đề xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam, từ sau Đạihội IX của Đảng đã xuất hiện hàng loạt bài báo của các tác giả Vũ Oanh, PhạmMinh Hạc, Phạm Tất Dong, Nguyễn Minh Đường, Thái Xuân Đào, Nguyễn Như

Ất, Nguyễn Viết Sự, Nguyễn Xuân Đường, Phan Đức Thành… bàn về vấn đềXHHT và xây dựng XHHT

Các bài báo này đã đề cập tới những nội dung chủ yếu sau đây:

- Vị trí, chức năng và sự cần thiết phải xây dựng XHHT ở Việt Nam đápứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

- Quan niệm về XHHT, từ các phương diện tiếp cận khác nhau

- Định hướng phát triển, phương châm, mô hình, lộ trình xây dựng XHHT

ở nước ta

- Các giải pháp và một số bài học kinh nghiệm về xây dựng XHHT

- Sự khẳng định Trung tâm học tập cộng đồng là hạt nhân, là đơn vị tổchức học tập của XHHT

- Hội Khuyến học làm nồng cốt liên kết các lực lượng xây dựng XHHT…Các công trình nghiên cứu trên đây là những nét phác thảo ban đầu vềXHHT và xây dựng XHHT ở Việt Nam

1.1.3 Việc nghiên cứu công tác xây dựng xã hội học tập của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Riêng ở tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Thạch Hà nói riêng, ngoàinhững văn bản có tính chất chủ trương, đường lối của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dântỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo, Hội Khuyến học… và các văn bản hướng dẫn thựchiện của huyện về xây dựng XHHT, thì chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu

Trang 21

vấn đề này một cách hệ thống, đặc biệt là việc nghiên cứu từ góc độ quản lý giáodục.

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1 Học tập, xã hội học tập

1.2.1.1 Học tập

Trong cuộc sống đời thường con người luôn luôn có quá trình tích luỹnhững kinh nghiệm sống, trên cơ sở đó tạo nên những tri thức tiền khoa học,làm cơ sở tiếp thu những khái niệm khoa học ở trong nhà trường Đó chính làviệc học, là cách học theo phương pháp của cuộc sống thường ngày, giống nhưcon người khi sinh ra đến khi chết học ăn học nói học gói học mở, đi một ngàyđàng học một sàng khôn… Trên thực tế, chỉ có phương thức đặc thù (phươngthức nhà trường) mới có khả năng tổ chức để cá nhân tiến hành hoạt động đặcbiệt đó là hoạt động học, qua đó hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học,năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn; và trong tâm lý học sư phạm,hoạt động học là khái niệm chính được dùng để chỉ hoạt động học diễn theophương thức đặc thù, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo

Hoạt động học tập là hoạt động chuyên hướng vào sự tái tạo lại tri thức ởngười học Sự tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại Sự thuận lợi chongười học ở đây đó là con đường đi mà để phát hiện lại đã được các nhà khoahọc tìm hiểu trước, giờ người học chỉ việc tái tạo lại Và để tái tạo lại, người họckhông có cách gì khác đó là phải huy động nội lực của bản thân (động cơ, ý chí,

…), càng phát huy cao bao nhiêu thì việc tái tạo lại càng diễn ra tốt bấy nhiêu

Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh Do đó nó giữvai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý của người học tronglứa tuổi này

1.2.1.2 Xã hội học tập

Trang 22

Khái niệm XHHT lần đầu tiên xuất hiện trong bản báo cáo: “Học để làmngười” trình UNESCO năm 1975 của “Hội đồng Quốc tế về phát triển giáo dục”

do ông Edgare Fause, nguyên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp, làm chủtịch

Trong bản báo cáo này, Hội đồng cho rằng, hướng về tương lai thay chocác cuộc cải cách “từng mảng” này cần phải tư duy lại và tập trung vào hai kháiniệm gắn bó với nhau là “Giáo dục thường xuyên” và “XHHT”

Bước vào thế kỷ XXI, xây dựng XHHT đã trở thành một trào lưu của thếgiới Tổ chức các nước trong Hội đồng kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương(APEC) họp tháng 4/2000, Hội nghị thượng đỉnh G8 họp tháng 7/2000, đều cólời kêu gọi các nước xây dựng XHHT trên quan điểm học tập suốt đời, đảm bảocho công dân của mình được trang bị kiến thức, kỹ năng và tay nghề cần cho thế

kỷ mới

Theo các quan chức của UNESCO, XHHT có những đặc trưng nổi bật:

- Mọi người đều được học tập, học thường xuyên, học suốt đời

- Toàn bộ môi trường xung quanh đều có thể tạo ra cơ hội học tập và pháthuy tài năng của mỗi người

- Con người được tiếp nhận trình độ giáo dục cơ bản để học tập và tựhoàn thiện

- Nhà trường mang lại cho mọi người lòng mong muốn và sự hào hứngđược học tập, với năng lực “học cách học” và với sự tò mò trí tuệ

- Mỗi cá nhân đều có thể lần lượt làm người dạy và làm người học

- Xã hội dựa trên thành tựu, cập nhật và ứng dụng tri thức

- Người học trở thành những nhà nghiên cứu, còn người dạy, dạy chongười học cách đánh giá và quản lý những thông tin mà họ được cung cấp [28]

Còn theo Risac Etoa, XHHT có những đặc trưng sau đây:

Trang 23

- XHHT là một xã hội có học, một xã hội đảm bảo mọi người đều tự tạocho mình khả năng tự học và tự học suốt đời; nhu cầu học tập, động cơ học tập

là nội lực quan trọng

- XHHT là một thị trường học tập, tạo cho mọi người có khả năng cạnhtranh trí tuệ, một thị trường tạo cơ hội học tập, cập nhật kỹ năng và trình độ củatừng người với tư cách là người lao động

- XHHT tạo ra cho người học có phương pháp tiếp cận học tập đối vớicuộc sống, tác động vào cách nghĩ, cách nhìn và lối sống thực tiễn của từngngười, coi đây là điều kiện cần thiết cho cuộc sống của con người trong thời kỳđầy biến động, đầy ngẫu nhiên và cũng là thời đại của hợp tác, giao lưu và pháttriển

- XHHT gắn liền với ý tưởng xã hội hoá giáo dục - mọi người làm giáodục và giáo dục cho mọi người

Ở Việt Nam, thuật ngữ XHHT lần đầu tiên xuất hiện trong Nghị quyếtĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhândân bằng những hình thức giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành mộtXHHT” [7]

Theo tác giả Vũ Oanh, XHHT là “một xã hội vì người học, của người học,

do người học, lấy người học và việc học suốt đời làm trung tâm” [21]

Còn tác giả Phạm Minh Hạc lại cho rằng: “XHHT là một xã hội mọingười đều lấy học tập làm một công việc thường xuyên, suốt đời, học trong nhàtrường và ngoài nhà trường, chính quy và không chính quy, như là một phầnkhông thể thiếu được của đời mình, lấy học tập làm phương pháp tiếp cận (cáchnhìn, cách xử lý) của cuộc sống nhằm phát triển con người bền vững - động lựccho toàn bộ sự tiến bộ xã hội” [15]

Trang 24

Tác giả Nguyễn Viết Sự lại xem xét khái niệm XHHT từ các tiêu chí của

nó Theo tác giả, XHHT là một xã hội trong đó: kinh tế giáo dục chiếm tổng giátrị sản lượng kinh tế quốc dân từ 6 - 8%; bình quân trình độ văn hoá người laođộng đạt trung học phổ thông; nền giáo dục phát triển dành cho mọi người theohướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; mọi người dân thể hiện sự ham họchỏi, quý trọng thầy và nghề dạy học, coi trọng tri thức, luôn có ý chí vươn lênchiếm lĩnh đỉnh cao khoa học kỹ thuật; nhà nước thực sự coi giáo dục là quốcsách hàng đầu, là động lực chủ yếu cho phát triển kinh tế - xã hội; hình thành vàphát triển bền vững hệ thống giáo dục quốc dân với sự phong phú đa dạng vềphương thức giáo dục, tạo sự liên thông trong giáo dục [28]

Từ việc trình bày khái niệm XHHT theo quan niệm của các nhà nghiêncứu trong và ngoài nước, chúng tôi cho rằng XHHT về bản chất là một xã hội

mà trong đó mọi người đều được học, học thường xuyên, học suốt đời và mọilực lượng xã hội đều có trách nhiệm tạo cơ hội học tập cho mọi người dân

Như vậy, khi nói đến XHHT phải chú ý đến cả hai đặc trưng quan trọngcủa nó, đó là “giáo dục cho mọi người” và “mọi người cho giáo dục”

1.2.2 Xây dựng xã hội học tập

Xây dựng XHHT là nhằm hình thành một xã hội thực hiện tốt sự gắn kếtchặt chẽ giữa học tập ban đầu trong các nhà trường với học tập suốt đời bênngoài nhà trường, giữa giáo dục với phát triển kinh tế - xã hội, mọi người có nhucầu đều được học tập thường xuyên, suốt đời, học gắn với hành, được tri thứchoá, ai cũng được phát huy mọi tiềm năng của mình

Xây dựng XHHT ở nước ta đã trở thành một nhiệm vụ chiến lược nhằmthực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”,đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển

Trang 25

nhanh và bền vững, sớm sánh vai với các nước phát triển trong khu vực và thếgiới.

1.2.3 Xã hội hoá và xã hội hoá giáo dục

1.2.3.1 Xã hội hoá

Xã hội hóa là quá trình hội nhập của một cá nhân vào xã hội hay mộttrong các nhóm của xã hội thông qua quá trình học tập các chuẩn mực và các giátrị của xã hội Đó cũng là quá tình tiếp thu và phê phán các giá trị chuẩn mực,khuôn mẫu hành động mà trong đó mỗi thành viên xã hội tiếp nhận và duy trìđược năng lực hành động xã hội

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọngphát huy sức mạnh toàn xã hội vào quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị trongtừng thời kỳ cách mạng Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định:

"Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mởrộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộngđồng, trung tâm giáo dục thường xuyên Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội họctập và các chính sách xã hội trong giáo dục" [9]

Với những quan điểm về xã hội hóa đã nêu trên, ta có thể hiểu xã hội hóa

có mục tiêu chủ yếu là: Huy động sức mạnh của toàn xã hội, tạo ra nhiều nguồnlực đa dạng để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa xã hội, giáodục, y tế làm cho các lĩnh vực này thực sự gắn bó với nhân dân, do nhân dân,

vì dân để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân

1.2.3.2 Xã hội hoá giáo dục

XHHGD được xem là quá trình giáo dục thâm nhập và hòa nhập vào xãhội, đồng thời tiếp nhận giáo dục như 1 thành tố của xã hội Cơ sở tư duy của xãhội hóa giáo dục là đặt giáo dục vào đúng vị trí của nó Giáo dục là một bộ phậnkhông thể tách rời của hệ thống xã hội, có quan hệ biện chứng với các lĩnh vực

Trang 26

khác trong xã hội Như vậy, xã hội hóa giáo dục là thực hiện mối liên hệ phổbiến, có tính quy luật giữa giáo dục và cộng đồng xã hội Thiết lập mối quan hệnày là làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, nghĩa là "mọingười làm giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi người Hai vế trên đã nêu rõhai yêu cầu của xã hội hóa giáo dục là phải xã hội trách nhiệm, nghĩa vụ đối vớigiáo dục và phải xã hội hóa về quyền lợi của giáo dục đối với mọi người Haiyêu cầu đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau, thực hiện kếthợp, đồng thời Yêu cầu thứ hai là hệ quả và cũng là giải pháp để thúc đẩy yêucầu thứ nhất Yêu cầu thứ 2 chính là mục tiêu cao nhất của xã hội hóa giáo dục.

Từ sau Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, xãhội hóa giáo dục là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam Văn kiệntại Hội nghị này nêu rõ xã hội hóa giáo dục là "huy động toàn xã hội làm giáodục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dândưới sự quản lý của nhà nước" Như vậy, đây là một khái niệm rất rõ ràng,nhưng thực tế với khá đông người và không ít cán bộ, xã hội hóa giáo dục đượchiểu một cách đơn giản và phiến diện là sự huy động sự đóng góp bằng tiền củanhân dân vào sự nghiệp giáo dục, là tăng học phí ở các cấp học, bậc học, đadạng hóa các loại hình trường Điều này khiến cho cuộc vận động góp sức cho

sự nghiệp giáo dục đã bị lệch hướng Vì vậy, việc trình bày lại một cách kháiniệm và có hệ thống, toàn diện nội dung của thuật ngữ này là hết sức cần thiết

Nghị quyết 90-NQ/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ đã xác định kháiniệm xã hội hóa giáo dục như sau: Vận động và tổ chức có sự tham gia rộng rãicủa nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển của sự nghiệp giáo dục; xâydựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân và Đảng bộ, HĐND,UBND, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế,doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân đối với việc tạo lập và

Trang 27

cải thiện môi trường kinh tế xã hội lành mạnh thuận lợi cho hoạt động giáo dục;

mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tốt các tiềm năng về nguồn lực, vật lực vàtài lực trong xã hội (kể cả nước ngoài); phát huy và sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực này

Nghị quyết 05-NQ/CP của Chính phủ cũng khẳng định "Thực hiện xã hộihóa nhằm đạt hai mục tiêu lớn: Thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vậtchất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục ;Thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách,người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao"

Như vậy, có thể hiểu: XHHGD là làm cho giáo dục trở thành một côngviệc của toàn xã hội

1.2.4 Giải pháp và giải pháp xây dựng xã hội học tập

1.2.4.1 Khái niệm giải pháp

Theo từ điển Tiếng Việt, giải pháp là “Phương pháp giải quyết một vấn đề

cụ thể nào đó” [33]; như vậy, nói đến giải pháp là nói đến những cách thức, conđường, phương tiện là tổ hợp các bước mà trí tuệ phải đi theo để tác động làmchuyển biến hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định,… nhằm đạt đượcmục đích hoạt động

Hay nói cách khác: Giải pháp còn là tổ hợp những quy tắc, nguyên tắcquy phạm dùng để chỉ đạo hành động Tuy nhiên, để có những giải pháp nhưvậy, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy và giải phápcàng thích hợp, càng đồng bộ, càng tối ưu thì càng giúp con người nhanh chónggiải quyết những vấn đề đặt ra

1.2.4.2 Giải pháp xây dựng xã hội học tập

Giải pháp xây dựng xã hội học tập là tổ hợp hệ thống các quy tắc, phươngpháp, cách thức quản lý việc thực hiện công tác xây dựng xã hội học tập nhằm

Trang 28

khuyến khích, động viên mọi người dân học tập suốt đời, góp phần vào sựnghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1.3 Một số vấn đề về xây dựng xã hội học tập

1.3.1 Định hướng xây dựng xã hội học tập ở nước ta

Xây dựng XHHT là nhằm hình thành một xã hội thực hiện tốt sự gắn kếtchặt chẽ giữa học tập ban đầu trong các nhà trường với học tập suốt đời bênngoài nhà trường, giữa giáo dục với phát triển kinh tế - xã hội, mọi người có nhucầu đều được học tập thường xuyên, suốt đời, học gắn với hành, được tri thứchoá, ai cũng được phát huy mọi tiềm năng của mình

Xây dựng XHHT ở nước ta đã trở thành một nhiệm vụ chiến lược nhằmthực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”,đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triểnnhanh và bền vững, sớm sánh vai với các nước phát triển trong khu vực và thếgiới

Trong quá trình xây dựng XHHT ở nước ta cần xuất phát từ các địnhhướng sau đây:

- Trong xã hội học tập, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên,suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để làm người công dân tốt; có nghề, laođộng với hiệu quả ngày càng cao; học cho bản thân và những người xung quanhhạnh phúc; học để góp phần phát triển quê hương, đất nước và nhân loại

- Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũtrang nhân dân, cộng đồng dân cư và gia đình có trách nhiệm cung ứng các cơhội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được học tập suốt đời

- Xây dựng xã hội học tập dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết

và liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh cáchoạt động học tập suốt đời ở ngoài nhà trường; ưu tiên các đối tượng chính sách,người dân tộc, phụ nữ, người bị thiệt thòi

Trang 29

1.3.2 Mục tiêu xây dựng xã hội học tập

Đặc biệt ưu tiên xoá mù chữ cho phụ nữ, trẻ em gái, vùng khó khăn; phấnđấu tỷ lệ biết chữ cân bằng giữa nam và nữ

- 80% số người mới biết chữ tiếp tục học tập và không mù chữ trở lại;

- 100% địa phương củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu họcđúng độ tuổi, kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở

b Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ

- 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tậpnâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm;

- 20% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 5% cótrình độ bậc 3;

- Hằng năm, tăng tỷ lệ số công nhân lao động có kiến thức cơ bản về tinhọc, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hóa

c Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệuquả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn

- Đối với cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện: 100% được đàotạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định; 95% cán bộ công chức giữ các chức vụ lãnhđạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định; 80%thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã: 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡngkiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc; 90% cán

Trang 30

bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định; 70% công chức cấp xãthực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm.

- Đối với lao động nông thôn: 50% lao động nông thôn tham gia học tậpcập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuấttại các trung tâm học tập cộng đồng

- Đối với công nhân lao động: 80% công nhân lao động tại các khu chếxuất, khu công nghiệp có trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tươngđương; Tăng tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũinhọn; phấn đấu 85% công nhân qua đào tạo nghề

d Hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồngngày càng hạnh phúc hơn Hằng năm, tăng dần tỷ lệ học sinh, sinh viên và ngườilao động tham gia học tập các chương trình giáo dục kĩ năng sống để xây dựngcuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn Trong đó, phấn đấu30% học sinh, sinh viên được học kĩ năng sống tại các cơ sở giáo dục

1.2.3.2 Mục tiêu đến năm 2020

a Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục

- 99% người trong độ tuổi từ 15 - 60, 100% người trong độ tuổi từ 15 - 35biết chữ Đối với các địa phương vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa tỷ lệ tươngứng là 97% và 99%;

- 95% số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập và không mù chữtrở lại;

- 100% đơn vị tiếp tục củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểuhọc đúng độ tuổi, kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở

b Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ

- 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tậpnâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm;

Trang 31

- 40% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 20%

có trình độ bậc 3;

- Hằng năm, tiếp tục tăng tỷ lệ số công nhân lao động có kiến thức cơ bản

về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hóa

c Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệuquả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn

- Đối với cán bộ, công chức từ tỉnh đến cấp huyện: tiếp tục duy trì 100%được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định; 100% cán bộ công chức giữ các chức

vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quyđịnh; 90% thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã: 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡngkiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc; 100% cán

bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định; 85% công chức cấp xãthực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm

- Đối với lao động nông thôn: 70% lao động nông thôn tham gia học tậpcập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuấttại các trung tâm học tập cộng đồng

- Đối với công nhân lao động: 90% công nhân lao động tại các khu chếxuất, khu công nghiệp có trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tươngđương; tiếp tục tăng tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh

tế mũi nhọn; phấn đấu 95% công nhân được qua đào tạo nghề

d Hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồngngày càng hạnh phúc hơn

Hằng năm, tiếp tục tăng tỷ lệ học sinh, sinh viên và người lao động thamgia học tập các chương trình giáo dục kỹ năng sống để xây dựng cuộc sống cánhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn Trong đó phấn đấu 50% học sinh,sinh viên được học kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục

Trang 32

1.3.3 Nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập

1.2.3.1 Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập

- Tổ chức các hình thức tuyên truyền phong phú trên các phương tiệnthông tin đại chúng, trong các nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư,qua các hội nghị, hội thảo, mạng internet

- Tổ chức tuyên truyền xây dựng xã hội học tập thông qua phong trào giađình hiếu học, dòng họ khuyến học, phát động phong trào đơn vị học tập, cộngđồng học tập

- Nghiên cứu và tổ chức nhiều hình thức phong phú nhằm động viên mọingười học tập suốt đời; hằng năm tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời ởcác địa phương

- Xây dựng chuyên mục “xây dựng xã hội học tập” trên đài truyền hình,đài phát thanh; biên soạn và phát hành bản tin, các tài liệu tuyên truyền về xâydựng xã hội học tập

- Tổ chức tuyên dương, khen thưởng các đơn vị và cá nhân có nhiều thànhtích trong công tác xây dựng xã hội học tập; tổ chức xét tặng danh hiệu “Đơn vịhọc tập” cho các cơ quan, các địa phương

1.2.3.2 Tổ chức các hoạt động học tập suốt đời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ

- Các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện các chương trình giáodục từ xa, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về các lĩnh vực của khoa học và đờisống

- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Đẩy mạnh các hoạt động học tậpsuốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá, câu lạc bộ

1.2.3.3 Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục

Trang 33

a Trung tâm học tập cộng đồng: Củng cố, phát triển bền vững các trungtâm học tập cộng đồng; tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt độngcủa các trung tâm học tập cộng đồng; mở rộng địa bàn hoạt động đến các thôn,bản, cụm dân cư; đa dạng hóa nội dung giáo dục; phấn đấu tăng số lượng trungtâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả; phát triển mô hình trung tâm họctập cộng đồng kết hợp với trung tâm văn hóa thể thao xã hoạt động có hiệu quả.

b Trung tâm giáo dục thường xuyên: Mở rộng quy mô hợp lý, nâng caochất lượng, năng lực của các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, cấphuyện đã được thành lập; thành lập mới trung tâm giáo dục thường xuyên ở cácquận, huyện, tỉnh, thành phố hiện nay chưa có; phát triển các trung tâm giáo dụcthường xuyên theo hướng mỗi huyện có một trung tâm thực hiện các nhiệm vụ:Giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, dạy nghề

c Các cơ sở giáo dục chính quy làm nhiệm vụ giáo dục thường xuyên:

Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá trong các trường phổthông, các trường đại học, cao đẳng nhằm giáo dục cho học sinh, sinh viên tinhthần ham học, năng lực tự học, khả năng nghiên cứu để học tập suốt đời có hiệuquả Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức nghiên cứu về các hình thức học tậpsuốt đời, phát triển các loại học liệu phục vụ cho học tập suốt đời; mở mã ngànhđào tạo về giáo dục cộng đồng, về học tập suốt đời; xây dựng chương trình vàtriển khai bồi dưỡng về phương pháp giáo dục người lớn cho giáo viên các cơ sởgiáo dục thường xuyên; tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên

d Các cơ sở giáo dục khác: Củng cố, phát triển các trung tâm ngoại ngữ,tin học; củng cố mạng lưới trường, trung tâm bồi dưỡng cán bộ của các địaphương, các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội đáp ứng nhu cầu học tậpnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức vàngười lao động Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan,

Trang 34

tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khácnhau thành lập các cơ sở học tập, bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động.

1.2.3.4 Đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua mạng

- Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo từ xa ở các cơ sở giáo dục và đào tạo,đặc biệt là ở các cơ sở giáo dục đại học

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tinphục vụ cho việc đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến (E-learning); tăng cường ứngdụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung ứng các chương trìnhhọc tập suốt đời cho mọi người

- Củng cố, hoàn thiện chức năng và nhiệm vụ của Viện Đại học Mở HàNội và Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm dẫn đầu

về nghiên cứu phát triển công nghệ đào tạo mở và từ xa; trung tâm phát triểnhọc liệu; trung tâm bồi dưỡng cán bộ, giáo viên phục vụ học tập suốt đời

1.2.3.5 Triển khai các giải pháp hỗ trợ người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời

- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho người học thuộc đối tượng chính sách,người dân tộc, phụ nữ theo địa bàn, đặc biệt là các địa phương có điều kiện kinh

tế - xã hội còn nhiều khó khăn

- Xây dựng cơ chế đánh giá, công nhận kết quả học tập không chính quy

và phi chính quy nhằm khuyến khích mọi người dân tự học, tự tích lũy kiếnthức

- Tổ chức biên soạn tài liệu học tập về các lĩnh vực của đời sống xã hộiđáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân

- Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá phù hợp vớiviệc học tập của người lớn tuổi

1.2.3.6 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng xã hội học tập

Trang 35

- Quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các tổ chức và cá nhân,

cơ chế tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp đối

với học tập suốt đời, XHHT

- Xây dựng bộ chỉ số đánh giá việc thực hiện XHHT

- Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũtrang nhân dân đưa xây dựng xã hội học tập là nội dung bắt buộc trong chươngtrình, kế hoạch hoạt động, thi đua hàng năm và từng giai đoạn

- Thành lập Ban Chỉ đạo XHHT từ trung ương đến cấp xã

- Củng cố, xây dựng bộ phận làm đầu mối quản lý về học tập suốt đời,XHHT ở các Bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp

- Khuyến khích doanh nghiệp xây dựng “Quỹ học tập suốt đời” để hỗ trợngười lao động học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp, hoặc đào tạo lại chonhững người chuyển đổi nghề nghiệp

1.2.3.7 Hợp tác quốc tế

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về xây dựng xã hội học tập;phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm, cập nhậtthông tin về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập ở các nước trong khuvực và trên thế giới

- Tổ chức nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về học tập suốt đời và xâydựng xã hội học tập tại một số nước có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo từ xa Đẩy mạnh hoạtđộng của Trung tâm SEAMEO về học tập suốt đời

1.3.4 Mô hình xây dựng xã hội học tập

Hệ thống giáo dục quốc dân trong xã hội học tập gồm hai tiểu hệ thống:

- Hệ thống giáo dục ban đầu được tổ chức theo các cấp học, bậc học, từthấp lên cao: Nhà trẻ - mẫu giáo, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung họcphổ thông, cao đẳng - đại học, sau đại học và học tập trung, "mặt giáp mặt", học

Trang 36

theo niên chế Hệ thống này đã có từ lâu, đã vận hành hơn một thế kỷ nay mangtính khép kín, khoa cử, cứng nhắc, thiếu tính liên thông, ít gắn với nhu cầu xãhội, cần phải thay đổi nhiều về tổ chức, quản lý nội dung, chương trình, tài liệuhọc tập, đặc biệt là phương pháp dạy và học để thích ứng hệ thống giáo dụctrong XHHT.

- Hệ thống giáo dục tiếp tục: Có mô hình tổ chức linh hoạt, mềm dẻo;chương trình, nội dung dạy - học theo nhu cầu của người học, lấy tự học, học

từ xa làm hình thức học tập chủ đạo; việc dạy - học được tiến hành trong các

cơ sở giáo dục tổ chức theo các mục đích, yêu cầu của người học gồm các lớpxóa mù chữ, trường hay lớp bổ túc văn hóa, khoa hay lớp tại chức, trung tâmgiáo dục thường xuyên trường hay trung tâm dạy nghề, trung tâm học tập cộngđồng, lớp học gia đình, lớp học dòng họ

Sơ đồ 1.1 Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam

Nền giáo dục trong xã hội học tập hướng vào việc xây dựng cho conngười năng lực đón nhận, xử lý, sử dụng, truyền bá… thông tin để xã hội tiếnkịp sự phát triển của tri thức nhân loại Do vậy, nền giáo dục phải tập trung vào

Trang 37

sự phát triển con người trên cơ sở tự chủ của mỗi người, làm cho con người pháthuy cao độ năng lực sáng tạo, năng động về mọi phương diện.

Việc đề cao phương thức học tập suốt đời phải đi đôi với đề cao năng lực

tự học của mỗi người Ngày nay trong điều kiện phát triển nhanh chóng của cáchmạng khoa học và công nghệ, không ai có thể coi kiến thức của giáo dục banđầu tức giáo dục từ nhà trẻ đến đại học và trên đại học lại có thể đủ cho cả đờingười Vì vậy, phải tiếp tục học tập, học không bao giờ ngừng, phải thay đổi tưduy giáo dục phù hợp với xu thế chung xem giáo dục đào tạo là yếu tố quyếtđịnh tương lai của mỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia

Báo cáo của Uỷ ban quốc tế về phát triển giáo dục thế kỷ XX thuộc tổchức UNESCO nêu lên 4 trụ cột của giáo dục: Học để biết; Học để làm; Học đểchung sống và Học để tồn tại

1.3.5 Các hình thức hoạt động xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ ViệtNam hết sức coi trọng phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chấtlượng cao Trong tiến trình đó, xây dựng xã hội học tập vừa là mục tiêu, vừa làgiải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Phát triển một hệ thống giáodục mở, lấy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập là một trong những đặctrưng và mục tiêu cơ bản

Các hình thức hoạt động xây dựng XHHT ở nước ta tập trung vào việc đadạng hoá nội dung, chương trình và hình thức giáo dục để ở đâu có cộng đồngdân cư thì ở đó phải có hoạt động giáo dục, ở đâu có hoạt động giáo dục thì ở đóphải có tổ chức và quản lý nhằm đáp ứng cơ hội học theo phương thức giáo dụcchính quy và giáo dục thường xuyên, làm cho mọi người được bình đẳng học tậpthường xuyên, suốt đời

Để xây dựng XHHT ở nước ta, có các hình thức hoạt động sau đây:

Trang 38

- Mở rộng và nâng cao chất lượng GD - ĐT với các đối tượng trong nhà

trường: Ở hình thức hoạt động này, bao gồm các công việc cần phải làm như:vận động nhân dân cùng chính quyền, nhà trường huy động học sinh đi họcđúng độ tuổi Tăng cường đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống đàotạo, ưu tiên đầu tư để phát triển giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo,phát triển nhiều loại hình giáo dục sau trung học, phát triển mạnh các trườngngoài công lập từ mầm non đến đại học, đổi mới mục tiêu, nội dung, phươngpháp giáo dục, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong côngtác giáo dục

- Triển khai hoạt động xây dựng XHHT ở nước ta, đòi hỏi phải tập trung

phát triển nhiều hình thức giáo dục ngoài nhà trường (giáo dục thường xuyên)cho người lớn tuổi và người thất học Ngành GD - ĐT cần phối hợp với các bộ,ngành, các địa phương, các tổ chức xã hội tập trung xây dựng kế hoạch pháttriển giáo dục thường xuyên về các mặt: quy hoạch các cơ sở giáo dục theophương thức không chính quy, thể chế hoá nhằm tạo hành lang pháp lý để các

cơ sở này hoạt động hiệu quả, đúng pháp luật, đồng thời phối hợp cùng các lựclượng xã hội phát động phong trào xây dựng “Gia đình hiếu học”, thôn bản, khuphố khuyến học, phát triển rộng khắp, bền vững có chất lượng TTHTCĐ xã,phường, thị trấn…

Xây dựng XHHT là một cuộc vận động cách mạng to lớn, vì thế, cần có

sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng, sự quản lý chỉ đạo của các cấp chínhquyền và ngành GD - ĐT, sự tham gia trực tiếp của Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể xã hội, trong đó Hội Khuyến học có vai trò quan trọng để phát triển cáchình thức học tập bên ngoài nhà trường và hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển GD -

ĐT trong các nhà trường

1.3.6 Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xây dựng XHHT

Trang 39

1.3.6.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng xây dựng XHHT

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáodục, giúp cho nhiều người có cơ hội học tập, thu hút ngày càng nhiều ngườitham gia xây dựng giáo dục, hướng tới một XHHT như đã nêu ở Nghị quyếtTrung ương 4 (khoá VII), Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) Luật Giáo dụcthể hiện rất rõ ràng: “Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học,học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nângcao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống,tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội Nhà nước cóchính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người,xây dựng xã hội học tập”

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: “Phát huy nguồnlực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục-đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng, và động lực của sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá” [7]

Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: "Đẩy mạnh phongtrào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thứcđào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dụcthường xuyên Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xãhội trong giáo dục" [9]

Đến ngày 18 tháng 5 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số112/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn

2005 - 2010”, việc xây dựng XHHT ở nước ta được tổ chức thực hiện một cách

có hệ thống hơn Quyết định của Thủ tướng Chính phủ xác định: Xây dựng cảnước trở thành xã hội học tập với tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội và điều kiện thuậnlợi để mọi người ở mọi lứa tổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học

Trang 40

liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy động sứcmạnh của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục, mọi người, mọi

tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tích cực tham gia xâydựng XHHT

Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng

xã hội học tập đã tiếp tục khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng là: “ Đẩymạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong Đảng và nhân dân với nhiều hìnhthức phong phú, thiết thực để nhận thức rõ về sự cần thiết, tầm quan trọng củaviệc xây dựng xã hội học tập ở nước ta hiện nay; xác định xây dựng xã hội họctập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là một mục tiêu cơ bản trong chiếnlược chấn hưng và phát triển giáo dục của nước ta” và “Cụ thể hoá các mục tiêu,nhiệm vụ, giải pháp xây dựng xã hội học tập trong từng địa phương, đơn vị.Trước mắt rà soát, bổ sung nội dung kế hoạch thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụtrong “Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010” mà Chính phủ đãban hành Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo giải quyết kịp thờicác khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện”

Ngày 09 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyếtđịnh số 89/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn

2012 - 2020” Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) cũng đã tiếptục khẳng định nhiệm vụ xây dựng XHHT

Xây dựng cả nước trở thành XHHT được dựa trên nền tảng phát triểnđồng thời, gắn kết, liên thông cả hai bộ phận cấu thành: giáo dục chính quy vàgiáo dục không thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó giáodục thường xuyên thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo các điều kiện tốt

Ngày đăng: 19/07/2015, 22:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT về“Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT về"“Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tạixã, phường, thị trấn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
2. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1997), Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục, Trường cán bộ QLGD TW 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở khoa họcvề quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 1997
4. Chính phủ Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Thủ tướng (2013), Quyết định số 89/QĐ-TTg của về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng XHHT giai đoạn 2012 - 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyếtđịnh số 89/QĐ-TTg của về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng XHHT giai đoạn2012 - 2013
Tác giả: Chính phủ Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Thủ tướng
Năm: 2013
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Banchấp hành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIX (2001
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ VI, BCH TW khoá IX (2002), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ VI, BCH TWkhoá IX (2002)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ VI, BCH TW khoá IX
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29 của Hội nghị lần thứ 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 29 của Hội nghị lần thứ8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trịQuốc gia
Năm: 2013
11. Thái Xuân Đào (2004), “Tư tưởng Hồ Chí minh về XHHT”, Tạp chí Giáo dục, số 87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tư tưởng Hồ Chí minh về XHHT”
Tác giả: Thái Xuân Đào
Năm: 2004
12. Thái Xuân Đào (2008), “Giáo dục không chính quy Việt Nam - tầm nhìn trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI”, Tạp chí Giáo dục, số 195 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo dục không chính quy Việt Nam - tầmnhìn trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI”
Tác giả: Thái Xuân Đào
Năm: 2008
13. Phạm Tất Dong (2004), “XHHT”, Tập san Khuyến học Nghệ An số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “XHHT”
Tác giả: Phạm Tất Dong
Năm: 2004
14. Nguyễn Minh Đường (2004), “Xây dựng một XHHT, yêu cầu tất yếu của công cuộc CNH, HĐH đất nước”, Tạp chí Giáo dục, số 91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xây dựng một XHHT, yêu cầu tất yếucủa công cuộc CNH, HĐH đất nước”
Tác giả: Nguyễn Minh Đường
Năm: 2004
15. Phạm Minh Hạc (2004), “Tìm hiểu quan niệm về XHHT”, Tạp chí Giáo dục số 91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tìm hiểu quan niệm về XHHT”
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Năm: 2004
17. Nguyễn Kỳ (2003), “XHHT trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Báo Giáo dục và Thời đại, số ra ngày 9/12/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “XHHT trong tư tưởng Hồ Chí Minh”
Tác giả: Nguyễn Kỳ
Năm: 2003
21. Vũ Oanh (2003), Cả nước: một XHHT, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số tháng 10/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cả nước: một XHHT
Tác giả: Vũ Oanh
Năm: 2003
22. Vũ Oanh (2004), “Toàn dân đoàn kết xây dựng phong trào: Cả nước trở thành XHHT, học suốt đời”, Báo Nhân dân, số ra ngày 20/6/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Toàn dân đoàn kết xây dựng phong trào: Cả nướctrở thành XHHT, học suốt đời”
Tác giả: Vũ Oanh
Năm: 2004
23. Vũ Oanh (2004), “Xã hội hoá để xây dựng XHHT”, Báo Giáo dục và Thời đại ra ngày 14/9/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xã hội hoá để xây dựng XHHT”
Tác giả: Vũ Oanh
Năm: 2004
24. Vũ Oanh (2004), “Mừng Đảng, mừng xuân, mừng XHHT”, Báo Giáo dục Thời đại, số Tết Giáp Thân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mừng Đảng, mừng xuân, mừng XHHT”
Tác giả: Vũ Oanh
Năm: 2004
25. Phòng Giáo dục Thạch Hà (2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo tổng kết năm học 2008 - 2009; 2009 - 2010; 2010 - 2011; 2012 - 2013;2012 - 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báocáo tổng kết năm học 2008 - 2009; 2009 - 2010; 2010 - 2011; 2012 - 2013
26. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục, (2005, sửa đổi 2009), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Nhà XB: Nxb Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w