8. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Những thành tựu
- Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm đến công tác tuyên truyền về ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng xã hội học tập. Do đó, chủ trương xây dựng XHHT trên địa bàn huyện Thạch Hà đã được cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tham gia ủng hộ tích cực, điều đó đã minh chứng cho sự gặp nhau giữa ý đảng lòng dân trong việc xây dựng xã hội học tập. Bên cạnh đó, truyền thống hiếu học của người dân tiếp tục được khuyến khích và phát huy lên tầm cao mới thể hiện trong từng gia đình, từng địa phương.
- Cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác xây dựng XHHT, nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm GDTX, trung tâm HTCĐ, phát triển các hình thức học tập đa dạng, phù hợp với điều kiện và nhu cầu học tập của cán bộ, nhân dân ở từng thôn, xóm, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; lãnh đạo chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội phối hợp trong hoạt động thông tin, tuyên truyền về xây dựng XHHT để mọi gia đình, mọi người dân nhận thức rõ về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc xây dựng XHHT, mỗi người dân nâng cao nhận thức thực hiện tốt nhiệm vụ học tập suốt đời, nâng cao dân trí, chuyên môn, nghề nghiệp.
- Hệ thống trường lớp, các cơ sở giáo dục thường xuyên được củng cố và phát triển, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn.
- Nhiều mô hình học tập được triển khai, đặc biệt là hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng đã góp phần thúc đẩy phong trào tự học trong nhân dân. Bên cạnh việc chú trọng chất lượng giáo dục trong nhà trường, địa phương cũng đã quan tâm đến giáo dục hướng nghiệp dạy nghề, nâng cao tay nghề, tạo việc làm mới cho nhân dân. Hệ thống hội khuyến học các cấp (HKH) phát triển đều khắp, luôn được củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, làm nòng cốt trong
việc liên kết, phối hợp các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia xây dựng XHHT.
- Công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn huyện có chuyển biến rõ nét, phong trào xã hội hoá trong công tác giáo dục ngày càng phát triển sâu rộng, đã xuất hiện nhiều gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học tiêu biểu.
- Các địa phương cũng đã tích cực huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Phát huy nội lực từ nhân dân trên địa bàn, huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức cá nhân. Vì vậy, đã tạo ra ý thức trách nhiệm và quan tâm đầu tư về vật chất cũng như tinh thần của nhân dân vào việc học tập của con em mình; đồng thời tích cực tham gia hỗ trợ, đóng góp cho nhà trường về vật chất giúp nhà trường thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Hệ thống hội khuyến học các cấp (HKH) phát triển đều khắp, luôn được củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia xây dựng XHHT.