Thực trạng giáo dụ cở huyện Thạch Hà

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 50)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Thực trạng giáo dụ cở huyện Thạch Hà

2.2.1.1 Mạng lưới giáo dục và hệ thống cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục trên địa bàn huyện

Sự nghiệp giáo dục của tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Thạch Hà nói riêng ngày càng được phát triển vững chắc. Hệ thống trường, lớp được phân bố rộng khắp, 100% các xã có trường mầm non và tiểu học, trong đó thị trấn Thạch hà có 02 trường tiểu học, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện.

Năm học 2013 - 2014 huyện Thạch Hà, ở 03 bậc học (mầm non, tiểu học, THCS) có 79 trường học với với 938 lớp và 25.555 học sinh, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Mạng lưới giáo dục 03 cấp học của huyện Thạch Hà (Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thạch Hà)

TT Cấp học Số Trường Trong đó Số Lớp Số Học sinh Trong đó Công lập Ngoà i công lập Công lập Ngoà i công lập 1 Mầm non 31 25 6 280 7145 5497 1648 2 Tiểu học 32 32 0 399 10064 10065 0 3 THCS 16 16 0 259 8346 8346 0 Tổng 79 73 6 938 25555 23908 1648

Đến năm học 2013 - 2014, toàn huyện có 31 trường mầm non; mỗi xã có 01 trường; tổng diện tích cho các trường mầm non là 137.672m2. Cụ thể:

- Tổng số nhóm, lớp: 280, tăng 9 nhóm lớp. Trong đó:

+ Số nhóm trẻ trong trường mầm non: 57, tăng 3 nhóm so với năm học 2012 - 2013;

+ Số lớp mẫu giáo: 223, tăng 15 lớp so với năm học 2012 - 2013; - Tổng số: Trẻ huy động: 7145/10.807, đạt tỷ lệ 66,2%. Trong đó: + Tổng số trẻ nhà trẻ vào lớp: 1198/4899, đạt tỷ lệ huy động 24,5%. + Tổng số trẻ vào mẫu giáo: 5947/5908, đạt tỷ lệ 107%;

- Số lớp mẫu giáo 5 tuổi: 68

- Số trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường: 1940/1875, tỷ lệ 103,5%.

- Số trẻ 5 tuổi vùng khó khăn được hỗ trợ tiền ăn: 570/1940, tỷ lệ 29,4%. b. Khối các trường tiểu học:

Bảng 2.2: Số lớp, số học sinh Tiểu học của huyện Thạch Hà (Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thạch Hà)

TT Khối Số lớp Số học sinh Bình quân số học sinh/lớp 1 Khối 1 79 2048 26 2 Khối 2 83 2058 25 3 Khối 3 79 1998 25 4 Khối 4 82 2107 26 5 Khối 5 76 1853 25 Tổng 399 10.064 25

Toàn huyện có 32 trường tiểu học, với 398 lớp học, tổng diện tích các trường tiểu học 296.802 m2. Như vậy, thực trạng ở Thạch Hà hiện nay đối với giáo dục tiểu học là: 25 học sinh/lớp, bình quân diện tích phòng học là 2m2/học sinh. Đối chiếu với tiêu chí với các tiêu chí trường chuẩn thì số học sinh/lớp và

diện tích phòng học như vậy là đạt tiêu chuẩn.

- Tổng số lớp, học sinh: 398 lớp/10.065 học sinh, trong đó: - Số học sinh dân tộc: 0 HS

- Số học sinh khuyết tật học hoà nhập: 142 HS - Số học sinh bỏ học: 0 HS

c. Khối các trường THCS:

Hiện nay có 16 trường với 259 lớp học. Tổng diện tích các trường là 295.360m2.

2.2.1.2. Tình hình cán bộ, giáo viên, nhân viên

Các CBQL và giáo viên các nhà trường đều có tinh thần hiếu học để phấn đấu vươn lên. Trong những năm gần đây số người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng, đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức, viên chức và phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn ngành, phát huy truyền thống của một vùng đất hiếu học hàng đầu của tỉnh Hà Tĩnh. Đó là nhân tố có vai trò quyết định để xây dựng phong trào giáo dục huyện Thạch Hà luôn là đơn vị xuất sắc của ngành giáo dục đào tạo tỉnh Hà Tĩnh trong nhiều năm gần đây.

Kết quả tổng hợp cho thấy: a. Mầm non:

- Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 663. Trong đó CBQL: 83; GV giảng dạy: 517; Nhân viên: 63;

- Tổng số người đã được biên chế: 353. Trong đó CBQL: 81; Giáo viên: 257; nhân viên: 15 (kế toán 13, y tế 2)

- Trình độ đào tạo: đạt chuẩn 548/548 (100%); trên chuẩn 227/548 (36%). b. Tiểu học:

- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 733 (Biên chế: 733; Hợp đồng: 0). Trong đó:

- Giáo viên: 602

- Tổng phụ trách Đội (chuyên trách): 32

- Nhân viên: 67 (Kế toán: 32; Thư viện: 21; Thiết bị: 7 ; khác: 7). - Tỉ lệ giáo viên/lớp: 1,44

c. THCS:

Tổng số cán bộ, giáo viên: 692 người, trong đó: giáo viên trực tiếp giảng dạy: 589, tỉ lệ: 2,28 GV/lớp. CBQL: 34; nhân viên hành chính: 65.

Trình độ đào tạo: đạt chuẩn 692/692 (đạt 100%)

2.2.1.3. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

a. Đánh giá, phân loại cán bộ, giáo viên theo chuẩn:

Nhìn chung các trường tổ chức đánh giá xếp loại nghiêm túc, bài bản, sát thực tế và đúng theo quy định của các bộ chuẩn mà Bộ đã ban hành. Đối với chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, thực hiện theo chỉ đạo của Sở, cuối năm học 2012 - 2013, huyện chỉ đạo 100% Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng thực hiện việc tự đánh giá và tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu đánh giá, lập hồ sơ báo cáo về phòng Giáo dục - Đào tạo huyện. Trưởng phòng thực hiện đánh giá 32 Hiệu trưởng Mầm non, 32 Hiệu trưởng Tiểu học và 16 Hiệu trưởng THCS. Trên cơ sở đó, năm học 2012 - 2013, huyện tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo 100% đơn vị bám sát các yêu cầu của các bộ chuẩn để đánh giá, xếp loại, phân loại cán bộ, giáo viên đảm bảo chính xác theo các yêu cầu, làm cơ sở cho việc đánh giá xếp loại cuối năm.

b. Bồi dưỡng đội ngũ:

Đầu năm huyện tiến hành bồi dưỡng về chính trị cho toàn thể cán bộ, giáo viên, triển khai các chuyên đề theo yêu cầu của Sở; chỉ đạo các cụm trường, trường tổ chức tốt các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra để nâng cao trình độ cho cán bộ, giáo viên các cấp học đã triển khai các hoạt động như bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn. Tổ chức hội thảo khoa học, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.

2.2.1.4. Công tác phổ cập giáo dục

Thực hiện nhiệm vụ năm học, đề án phổ cập 2008 - 2013, UBND huyện đã chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục. Song song với việc kiện toàn lại ban chỉ đạo ở các địa phương, các đơn vị tiến hành rà soát lại các tiêu chí; hoàn thành công tác điều tra, tập hợp các số liệu hoàn thành các hồ sơ về công tác phổ cập. Mặt khác huyện đã tiến hành kiểm tra công tác phổ cập trẻ 5 tuổi đối với Mầm non, kiểm tra, rà soát các tiêu chí và số liệu phổ cập của tiểu học và THCS. Kết quả cụ thể:

- Mầm non: Số trẻ 5 tuổi phải phổ cập 1852, huy động 1852/1852, tỷ lệ 100%;

+ Số lớp mẫu giáo 5 tuổi: 68 lớp;

+ Số giáo viên dạy lớp 5 tuổi: 130 người;

+ Số xã được công nhận phổ cập đến thời điểm tháng 05 năm 2012 là 28/31 xã, tỷ lệ 90,3%, chưa được công nhận 3/31 xã, tỷ lệ 9,7%.

- Tiểu học: 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, 100% trẻ hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6. Tất cả các trường thực hiện tốt việc điều tra, vào các số liệu chính xác, đúng quy định, hồ sơ phổ cập đầy đủ, chất lượng tốt; 100% xã được công nhận PCTHĐĐT mức độ 1.

- THCS: 100% số trường đạt PCGD THCS

2.2.1.5. Công tác chỉ đạo hoạt động quản lý, xây dựng đội ngũ, đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn và nâng cao chất lượng giáo dục

Quán triệt Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn quy định của Bộ GD- ĐT; nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Trong những năm qua, UBND huyện đã giao phòng GD-ĐT tập trung chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo. Việc bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên đã được cải tiến, tiến hành kịp thời và phân bổ đồng đều giữa các

vùng. Các đơn vị trọng điểm và các trường đạt chuẩn quốc gia được ưu tiên về số lượng và chất lượng đội ngũ.

Đến nay Thạch Hà về cơ bản đã có đủ giáo viên ở tất cả các bậc học theo quy định, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao. Phong trào phấn đấu trở thành giáo viên giỏi trong đội ngũ giáo viên ngày càng đạt kết quả cao, giáo viên giỏi các cấp tăng lên rõ rệt.

2.2.1.6. Chất lượng và hiệu quả giáo dục

- Kết quả củng cố, xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non:

Hệ thống trường Mầm non được củng cố, cơ sở vật chất ngày càng khang trang hơn. Hiện nay đã có 20 trường được chuyển đổi sang công lập, 5 trường đã đủ tiêu chuẩn chuyển đổi trong năm 2013; năm 2013 đã sáp nhập trường Mầm non 1 Thị trấn và Mầm non 2 Thị Trấn thành trường Mầm non Thị Trấn. Kết quả huy động trẻ 5 tuổi đến trường đạt 100%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỷ lệ 100%;

- THCS:

Phòng chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá triệt để hơn, sâu rộng hơn đến từng cán bộ quản lý và giáo viên. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng phương pháp, rèn luyện kĩ năng cho học sinh được các trường quán triệt tổ chức thực hiện nghiêm túc. Việc đổi mới phương pháp dạy học được triển khai thông qua công tác bồi dưỡng, dự giờ thăm lớp của giáo viên; tổ chức hội thảo từ cấp trường, cụm trường, phòng; đổi mới việc sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng cường theo hướng trao đổi, thảo luận về các chủ đề, nội dung giảng dạy, rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc gặp phải trong quá trình giảng dạy.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tiếp tục được coi trọng: Phòng tổ chức tốt và tham gia đầy đủ có chất lượng các kì thi học sinh giỏi các cấp cho tất cả các môn được tổ chức thi, kết quả học sinh giỏi năm học 2012 - 2013 toàn huyện

có 11 học sinh đạt giải quốc gia, trong đó có 1 huy chương Vàng; 1 Huy chương Bạc; 2 huy chương Đồng và 7 Bằng Danh dự; có 168 giải cấp tỉnh, trong đó có 17 giải Nhất, 29 giải Nhì, 51 giải Ba và 72 giải Khuyến kích, có 1440 giải cấp huyện, trong đó có 137 giải Nhất, 255 giải Nhì; 474 giải Ba và 570 giải Khuyến khích. Kết quả đội tuyển “Giải toán trên máy tính cầm tay” lớp 9 xếp thứ nhất tỉnh. Một số đơn vị đạt thành tích cao như THCS Phan Huy Chú, THCS Lê Hồng Phong, THCS Tân Lâm.

2.2.2. Thực trạng xây dựng XHHT ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

2.2.2.1. Thực trạng nhận thức về XHHT và xây dựng XHHT.

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về xã hội học tập và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện Thạch Hà, chúng tôi đã sử dụng 450 phiếu điều tra để tìm hiểu và phát ngẫu nhiên cho 3 nhóm đối tượng, trong đó:

- 150 phiếu cho nhóm đối tượng cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước cấp huyện, xã, thị trấn (nhóm 1);

- 150 phiếu cho nhóm đối tượng người dân sống trên địa bàn huyện Thạch Hà (nhóm 2);

- 150 phiếu cho nhóm đối tượng học sinh (nhóm 3); Các phiếu khảo sát tập trung vào hai nội dung: + Khái niệm xã hội học tập;

+ Trách nhiệm triển khai thực hiện xây dựng xã hội học tập; + Ý nghĩa của việc xây dựng xã hội học tập;

+ Khó khăn hiện nay trong công tác xây dựng xã hội học tập ở huyện. Qua kết quả điều tra, chúng tôi đã thu được các kết quả sau:

Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức về xã hội học tập

TT Nội dung SLNhóm 1% SLNhóm 2% SLNhóm 3%

1 XHHT là một xã hội, trong đó mọi cá nhân đều phải

học tập thường xuyên, HTSĐ, tận dụng triệt để các cơ hội HT do XH cung cấp

2

Xây dựng XHHT là trách nhiệm chung của các cấp, các bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể và của toàn dân

119 79,33% 86 57,33% 93 62,00%

3

Xây dựng XHHT, tạo điều kiện cho mọi người được học tập suốt đời là chìa khoá của phát triển KT - XHH, là mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển GD

128 85,33% 99 66,00% 10

8 72,00%

4

Công cuộc XXH sự nghiệp GD trên địa bàn huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể

99 66,00% 45 30,00% 109 72,67%

5 Đời sống nhân dân còn

nhiều khó khăn 137 91,33% 144 96,00% 132 88,00% 6 Ý thức tự học, tự nâng cao trình độ của một bộ phận nhân dân còn hạn chế 141 94,00% 101 67,33% 117 78,00% Qua kết quả ở bảng 2.3 thấy rằng:

- Nhận thức về khái niệm, ý nghĩa, trách nhiệm của công tác xây dựng xã hội học tập ở 3 nhóm đối tượng được khảo sát không đồng đều, cụ thể:

+ Nhóm cán bộ, công chức làm việc tại cơ quan nhà nước luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (82,67%; 79,33%; 85,33%);

+ Nhóm nhân dân sống trên địa bàn chiếm tỷ lệ thấp nhất (50,00%; 57,33%; 66,00%).

Điều này phản ánh công tác thông tin truyên truyền chưa thật sự hiệu quả, chưa tác động rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho công tác xây dựng xã hội học tập gặp nhiều khó khăn, không đạt được kết quả như mong muốn.

- Đa số người được hỏi đều nhận thức đúng đắn những khó khăn trong việc xây dựng XHHT ở huyện Thạch Hà, đó là quá trình đan xen của những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cụ thể:

+ Nguyên nhân khách quan: Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn (91,33%; 96,00%; 88,00%);

+ Nguyên nhân chủ quan: Ý thức tự học, tự nâng cao trình độ của một bộ phận nhân dân còn hạn chế (94,00%; 67,33%; 78,00%)

2.2.2.2. Thực trạng công tác XHH sự nghiệp giáo dục ở ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

HĐND huyện các khóa đều ban hành các Nghị quyết thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục: Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ hàng năm và 5 năm của huyện. Theo đó, UBND huyện cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện và đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục.

Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện đã làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền để chính quyền các địa phương vận động các tổ chức, đoàn thể, nhân dân cùng tham gia và có trách nhiệm trong công tác giáo dục; tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng về công tác giáo dục, nhất là chính sách về tài chính, triển khai điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh theo quyết định số 11/2008/QĐ- BGD-ĐT ngày 28/3/2008 của Bộ GD-ĐT vận động cha mẹ học sinh có những hoạt động tích cực trong việc đóng góp xây dựng cơ sở vật chất và giáo dục đạo

đức của con em mình. Phối hợp với hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể xã hội để động viên số học sinh bỏ học trở lại trường.

Các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các đơn vị hữu quan như: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Văn hoá - Thông tin, phòng Lao động - Thương binh - Xã hội… đều tích cực cử cán bộ đoàn, hội viên tham gia vào hoạt động của Hội đồng giáo dục, chỉ đạo và hướng dẫn các tổ chức trong

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w