Củng cố và phát triển các mạng lưới các cơ sở giáo dục

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 77)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Củng cố và phát triển các mạng lưới các cơ sở giáo dục

xuyên

2.2.3.1. Ý nghĩa của giải pháp

Sau hơn 20 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đã hình thành được một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóa với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo. Hệ thống giáo dục đã bước đầu được đa dạng hóa cả về loại hình, phương thức và nguồn lực, từng bước hội nhập với xu thế chung của giáo dục thế giới. Từ một hệ thống giáo dục chỉ có các trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy, đến nay đã có các trường ngoài công lập, có nhiều loại hình không chính quy, có

các trường mở, có phương thức đào tạo từ xa, phương thức đào tạo liên kết với nước ngoài…

Hiện nay, việc “Học tập suốt đời” ở Việt Nam đã được Đảng và nhà nước ta chỉ rõ là phải dựa trên 5 trụ cột: Giáo dục chính quy, giáo dục vừa làm vừa học, giáo dục từ xa, các Trung tâm GDTX và hệ thống các Trung tâm học tập cộng đồng. Vì vậy, việc củng cố và phát triển các cơ sở giáo dục thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho mọi người dân có cơ hội học tập suốt đời, góp phần xây dựng cả nước trở thành XHHT được dựa trên nền tảng phát triển.

2.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Việc coi giáo dục thường xuyên là một hệ thống thành phần của hệ thống giáo dục quốc dân cũng được ghi trong Quyết định 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng XHHT giai đoạn 2005 - 2010”. Theo Luật sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2009 thì cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm:

- Trung tâm GDTX được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện;

- Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

- Trung tâm ngoại ngữ, tin học do tổ chức, cá nhân thành lập.

Để củng cố và phát triển các mạng lưới các cơ sở giáo dục thường xuyên, thi cần phải thực hiện các nội dung sau:

- Việc học tập của mỗi con người không thể đặt dấu chấm hết ngay sau quá trình học tập tại nhà trường phổ thông, khi họ còn trẻ, mà phải được duy trì trong suốt cuộc đời của họ.

- Gắn kết, liên thông của hai bộ phận cấu thành: Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo các điều kiện tốt nhất đáp ứng mọi yêu cầu học tập suốt đời, học tập liên tục của mọi người công

dân sẽ là một bộ phận có chức năng quan trọng, làm tiền đề để xây dựng XHHT. Đặc biệt, cần chú trọng mở rộng và phát triển trung tâm học tập cộng đồng, Trung tâm học tập thường xuyên và các cơ sở học tập thường xuyên khác.

2.2.3.3. Cách thức tổ chức thực hiện

Củng cố và mở rộng các cơ sở GDTX nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của mọi đối tượng. Tập trung xây dựng các mô hình chủ yếu sau đây:

- Trung tâm học tập cộng đồng:

+ Phát triển bền vững và nhân rộng điển hình TTHTCĐ tại các xã, phường trên địa bàn nhằm thực hiện các chương trình xóa mù chữ, các chương trình bồi dưỡng kiến thức liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, y tế, sức khỏe cộng đồng, chính trị, pháp luật, văn hóa,… đáp ứng yêu cầu học học tập đa dạng của cộng đồng dân cư.

+ Nâng cao chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ, mở rộng địa bàn, nội dung hoạt động đến các thôn bản, cụm dân cư… của các TTHTCĐ; tăng dần số lượng TTHTCĐ được kết nối và hướng dẫn sử dụng internet; phấn đấu tăng số lượng TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả tốt qua từng năm, khắc phục bệnh hình thức và kém hiệu quả trong hoạt động của các TTHTCĐ.

+ Kiện toàn Ban quản lý TTHTCĐ, thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về nghiệp vụ xây dựng kế hoạch hoạt động, điều tra nhu cầu người học, phát triển các câu lạc bộ cộng đồng; có kế hoạch cụ thể về xây dựng đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, hướng dẫn viên có đủ kinh nghiệm và năng lực để giảng dạy tại TTHTCĐ. Tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm về mô hình TTHTCĐ kết hợp với nhà văn hóa, bưu điện văn hóa xã, thư viện xã để nhân rộng điển hình trên địa bàn. Có cơ chế khuyến khích người có kinh nghiệm, có kiến thức, những cán bộ nghỉ hưu tham gia vào các hoạt động của TTHTCĐ.

+ Ngành giáo dục phối hợp với Hội Khuyến học tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền có giải pháp hỗ trợ tích cực cho các TTHTCĐ phát triển bền vững và coi các TTHTCĐ là công cụ thiết yếu để xây dựng XHHT từ cơ sở.

+ Tiếp tục thực hiện Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ; Thông tư số 40 /2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Giáo dục và Đào tạo.

- Trung tâm giáo dục thường xuyên:

+ Tập trung củng cố, xây dựng, mở rộng quy mô hợp lý, nâng cao chất lượng, năng lực của các TTGDTX. Về mô hình hoạt động của TTGDTX trong giai đoạn tới: Cần tập trung nguồn lực đầu tư, phát huy tối đa hiệu quả của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên; đa dạng hóa nội dung chương trình giáo dục; đặc biệt cần phát triển các TTGDTX theo hướng mỗi huyện có một TTGDTX thực hiện các nhiệm vụ: GDTX, hướng nghiệp, dạy nghề để phân luồng sau THCS.

+ Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của các TTGDTX: Phối hợp với các sở, ban ngành, các cơ sở giáo dục chính quy, các tổ chức và cá nhân có liên quan để tổ chức bồi dưỡng các lớp ngắn hạn cho cán bộ công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức cấp xã; tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông; tổ chức các khóa đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức các lớp học về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên và người lao động.

+ Tích cực tham mưu cho UBND huyện trong việc đề ra chính sách, cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể của địa phương nhằm tạo điều kiện

thuận lợi để phát triển các TTGDTX. Xây dựng và triển khai cơ chế phối hợp và hỗ trợ hoạt động giữa TTGDTX cấp huyện và các TTHTCĐ.

+ Các TTGDTX cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên, hướng dẫn viên; đổi mới công tác quản lý, tăng cường nề nếp, kỷ cương, cải thiện cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Các cơ sở học tập thường xuyên khác:

+ Củng cố, phát triển các trung tâm, cơ sở ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu học tập về ngoại ngữ, tin học của cán bộ, công chức và người lao động. Rà soát năng lực của đội ngũ giáo viên và có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn theo kế hoạch của Đề án “dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008 - 2020”. Xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục kỹ năng sống.

+ Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thành lập các cơ sở học tập, bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động.

- Triển khai các giải pháp hỗ trợ người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời:

+ Tổ chức biên soạn các loại tài liệu học tập và cơ sở dữ liệu phục vụ HTST và xây dựng XHHT, đặc biệt là hệ thống học liệu về các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, y tế, văn hoá, pháp luật, giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng, phong phú, học tập thường xuyên, học suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân.

+ Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.

+ Đổi mới phương pháp, hình thức đào tạo trong các trường phổ thông, các cơ sở GDTX nhằm giáo dục cho người học năng lực tự học, tinh thần ham

học, khả năng nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên trở thành người học tập suốt đời.

+ Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá trong việc tổ chức thực hiện các chương trình học tập không chính quy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tự học, vận dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sẵn có của người học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w