Xã hội hoá và xã hội hoá giáo dục

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 25)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Xã hội hoá và xã hội hoá giáo dục

1.2.3.1. Xã hội hoá

Xã hội hóa là quá trình hội nhập của một cá nhân vào xã hội hay một trong các nhóm của xã hội thông qua quá trình học tập các chuẩn mực và các giá trị của xã hội. Đó cũng là quá tình tiếp thu và phê phán các giá trị chuẩn mực, khuôn mẫu hành động mà trong đó mỗi thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì được năng lực hành động xã hội.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng phát huy sức mạnh toàn xã hội vào quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng. Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: "Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên. Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục" [9].

Với những quan điểm về xã hội hóa đã nêu trên, ta có thể hiểu xã hội hóa có mục tiêu chủ yếu là: Huy động sức mạnh của toàn xã hội, tạo ra nhiều nguồn lực đa dạng để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa xã hội, giáo dục, y tế... làm cho các lĩnh vực này thực sự gắn bó với nhân dân, do nhân dân, vì dân để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

1.2.3.2. Xã hội hoá giáo dục

XHHGD được xem là quá trình giáo dục thâm nhập và hòa nhập vào xã hội, đồng thời tiếp nhận giáo dục như 1 thành tố của xã hội. Cơ sở tư duy của xã hội hóa giáo dục là đặt giáo dục vào đúng vị trí của nó. Giáo dục là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống xã hội, có quan hệ biện chứng với các lĩnh vực

khác trong xã hội. Như vậy, xã hội hóa giáo dục là thực hiện mối liên hệ phổ biến, có tính quy luật giữa giáo dục và cộng đồng xã hội. Thiết lập mối quan hệ này là làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, nghĩa là "mọi người làm giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi người. Hai vế trên đã nêu rõ hai yêu cầu của xã hội hóa giáo dục là phải xã hội trách nhiệm, nghĩa vụ đối với giáo dục và phải xã hội hóa về quyền lợi của giáo dục đối với mọi người. Hai yêu cầu đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau, thực hiện kết hợp, đồng thời. Yêu cầu thứ hai là hệ quả và cũng là giải pháp để thúc đẩy yêu cầu thứ nhất. Yêu cầu thứ 2 chính là mục tiêu cao nhất của xã hội hóa giáo dục.

Từ sau Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, xã hội hóa giáo dục là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Văn kiện tại Hội nghị này nêu rõ xã hội hóa giáo dục là "huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước". Như vậy, đây là một khái niệm rất rõ ràng, nhưng thực tế với khá đông người và không ít cán bộ, xã hội hóa giáo dục được hiểu một cách đơn giản và phiến diện là sự huy động sự đóng góp bằng tiền của nhân dân vào sự nghiệp giáo dục, là tăng học phí ở các cấp học, bậc học, đa dạng hóa các loại hình trường... Điều này khiến cho cuộc vận động góp sức cho sự nghiệp giáo dục đã bị lệch hướng. Vì vậy, việc trình bày lại một cách khái niệm và có hệ thống, toàn diện nội dung của thuật ngữ này là hết sức cần thiết.

Nghị quyết 90-NQ/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ đã xác định khái niệm xã hội hóa giáo dục như sau: Vận động và tổ chức có sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển của sự nghiệp giáo dục; xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân và Đảng bộ, HĐND, UBND, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân đối với việc tạo lập và

cải thiện môi trường kinh tế xã hội lành mạnh thuận lợi cho hoạt động giáo dục; mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tốt các tiềm năng về nguồn lực, vật lực và tài lực trong xã hội (kể cả nước ngoài); phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này.

Nghị quyết 05-NQ/CP của Chính phủ cũng khẳng định "Thực hiện xã hội hóa nhằm đạt hai mục tiêu lớn: Thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục...; Thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục... ở mức độ ngày càng cao"

Như vậy, có thể hiểu: XHHGD là làm cho giáo dục trở thành một công việc của toàn xã hội.

1.2.4. Giải pháp và giải pháp xây dựng xã hội học tập

1.2.4.1. Khái niệm giải pháp

Theo từ điển Tiếng Việt, giải pháp là “Phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó” [33]; như vậy, nói đến giải pháp là nói đến những cách thức, con đường, phương tiện là tổ hợp các bước mà trí tuệ phải đi theo để tác động làm chuyển biến hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định,… nhằm đạt được mục đích hoạt động.

Hay nói cách khác: Giải pháp còn là tổ hợp những quy tắc, nguyên tắc quy phạm dùng để chỉ đạo hành động. Tuy nhiên, để có những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy và giải pháp càng thích hợp, càng đồng bộ, càng tối ưu thì càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra.

1.2.4.2. Giải pháp xây dựng xã hội học tập

Giải pháp xây dựng xã hội học tập là tổ hợp hệ thống các quy tắc, phương pháp, cách thức quản lý việc thực hiện công tác xây dựng xã hội học tập nhằm

khuyến khích, động viên mọi người dân học tập suốt đời, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1.3. Một số vấn đề về xây dựng xã hội học tập

1.3.1. Định hướng xây dựng xã hội học tập ở nước ta

Xây dựng XHHT là nhằm hình thành một xã hội thực hiện tốt sự gắn kết chặt chẽ giữa học tập ban đầu trong các nhà trường với học tập suốt đời bên ngoài nhà trường, giữa giáo dục với phát triển kinh tế - xã hội, mọi người có nhu cầu đều được học tập thường xuyên, suốt đời, học gắn với hành, được tri thức hoá, ai cũng được phát huy mọi tiềm năng của mình.

Xây dựng XHHT ở nước ta đã trở thành một nhiệm vụ chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, sớm sánh vai với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Trong quá trình xây dựng XHHT ở nước ta cần xuất phát từ các định hướng sau đây:

- Trong xã hội học tập, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để làm người công dân tốt; có nghề, lao động với hiệu quả ngày càng cao; học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc; học để góp phần phát triển quê hương, đất nước và nhân loại.

- Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư và gia đình có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được học tập suốt đời.

- Xây dựng xã hội học tập dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời ở ngoài nhà trường; ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ, người bị thiệt thòi.

1.2.3.1. Mục tiêu đến năm 2015

a. Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục, tiếp tục củng cố và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.

- 98% người trong độ tuổi từ 15 - 60, 100% người trong độ tuổi từ 15 - 35 biết chữ. Đối với các địa phương vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa tỷ lệ tương ứng là 96% và 98%.

Đặc biệt ưu tiên xoá mù chữ cho phụ nữ, trẻ em gái, vùng khó khăn; phấn đấu tỷ lệ biết chữ cân bằng giữa nam và nữ.

- 80% số người mới biết chữ tiếp tục học tập và không mù chữ trở lại; - 100% địa phương củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

b. Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ

- 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm;

- 20% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 5% có trình độ bậc 3;

- Hằng năm, tăng tỷ lệ số công nhân lao động có kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hóa.

c. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn

- Đối với cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện: 100% được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định; 95% cán bộ công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định; 80% thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm.

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã: 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc; 90% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định; 70% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm.

- Đối với lao động nông thôn: 50% lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại các trung tâm học tập cộng đồng.

- Đối với công nhân lao động: 80% công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp có trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tương đương; Tăng tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu 85% công nhân qua đào tạo nghề.

d. Hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn. Hằng năm, tăng dần tỷ lệ học sinh, sinh viên và người lao động tham gia học tập các chương trình giáo dục kĩ năng sống để xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn. Trong đó, phấn đấu 30% học sinh, sinh viên được học kĩ năng sống tại các cơ sở giáo dục.

1.2.3.2. Mục tiêu đến năm 2020

a. Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục

- 99% người trong độ tuổi từ 15 - 60, 100% người trong độ tuổi từ 15 - 35 biết chữ. Đối với các địa phương vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa tỷ lệ tương ứng là 97% và 99%;

- 95% số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập và không mù chữ trở lại;

- 100% đơn vị tiếp tục củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

b. Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ

- 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm;

- 40% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 20% có trình độ bậc 3;

- Hằng năm, tiếp tục tăng tỷ lệ số công nhân lao động có kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hóa.

c. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn

- Đối với cán bộ, công chức từ tỉnh đến cấp huyện: tiếp tục duy trì 100% được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định; 100% cán bộ công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định; 90% thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm.

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã: 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc; 100% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định; 85% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

- Đối với lao động nông thôn: 70% lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại các trung tâm học tập cộng đồng.

- Đối với công nhân lao động: 90% công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp có trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tương đương; tiếp tục tăng tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu 95% công nhân được qua đào tạo nghề.

d. Hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn

Hằng năm, tiếp tục tăng tỷ lệ học sinh, sinh viên và người lao động tham gia học tập các chương trình giáo dục kỹ năng sống để xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn. Trong đó phấn đấu 50% học sinh, sinh viên được học kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục.

1.3.3. Nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập

1.2.3.1. Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập

- Tổ chức các hình thức tuyên truyền phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư, qua các hội nghị, hội thảo, mạng internet.

- Tổ chức tuyên truyền xây dựng xã hội học tập thông qua phong trào gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, phát động phong trào đơn vị học tập, cộng đồng học tập.

- Nghiên cứu và tổ chức nhiều hình thức phong phú nhằm động viên mọi người học tập suốt đời; hằng năm tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời ở các địa phương.

- Xây dựng chuyên mục “xây dựng xã hội học tập” trên đài truyền hình, đài phát thanh; biên soạn và phát hành bản tin, các tài liệu tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập.

- Tổ chức tuyên dương, khen thưởng các đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác xây dựng xã hội học tập; tổ chức xét tặng danh hiệu “Đơn vị học tập” cho các cơ quan, các địa phương.

1.2.3.2. Tổ chức các hoạt động học tập suốt đời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ

- Các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện các chương trình giáo dục từ xa, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về các lĩnh vực của khoa học và đời

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w