Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, trách

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 75)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, trách

nhiệm của toàn xã hội đối với xây dựng XHHT

3.2.2.1. Ý nghĩa của giải pháp

Xây dựng XHHT là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của hệ thống chính trị. Nhà nước đầu tư xây dựng các thiết chế giáo dục, ban hành các chính sách nhằm khuyến khích, động viên mọi người dân học tập suốt đời. Tất cả các cơ quan, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp... đều có trách nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi để cung ứng giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp bám sát yêu cầu, nội dung chỉ đạo của cấp trên; đồng thời có sự sáng tạo, đổi mới trong tư duy và cách làm, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương sẽ tạo ra sự lan toả trong xã hội, được nhân dân tiếp nhận, ủng hộ và làm theo, nên ở các cụm dân cư xuất hiện ngày càng nhiều mô hình, điển hình tốt đáng để mọi người học tập, noi theo.

Qua thực tiễn thấy rằng sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp uỷ và Ban chỉ đạo các cấp; sự đồng lòng hưởng ứng của đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, tạo sự gắn bó giữa đảng với nhân dân; đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu phát huy ý thức, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ngày càng có hiệu quả thiết thực.

Bên cạnh đó, việc xây dựng XHHT muốn thành công hay không cần dựa vào nguồn lực to lớn của toàn xã hội. XHHGD không chỉ đơn thuần là huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, của người dân vào phát triển sự nghiệp giáo dục mà còn có chiều ngược lại là giáo dục tạo ra nguồn nhân lực có số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu xã hội trong thời kỳ mới. XHHGD còn

làm cho mọi người hiểu được giáo dục không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình và từng cá nhân.

3.2.2.3. Cách thức tổ chức thực hiện

- Xây dựng XHHT và học tập suốt đời là nội dung bắt buộc trong chương trình, kế hoạch hoạt động, thi đua hàng năm và từng giai đoạn của các ngành, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức và doanh nghiệp. Vì vậy hàng năm, các các ban, phòng, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn, các trường học trên địa bàn huyện phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng XHHT lồng ghép vào các nhiệm vụ chính trị của đơn vị, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng XHHT.

- Thành lập Ban Chỉ đạo Chống mù chữ - Phổ cập giáo dục và Xây dựng XHHT ở các cấp huyện, xã nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng XHHT, thống nhất chỉ đạo việc triển khai xây dựng XHHT từ tỉnh đến các địa phương.

- Củng cố, xây dựng bộ phận làm đầu mối quản lý về học tập suốt đời, xây dựng XHHT ở các ban ngành, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp. Củng cố, kiện toàn các trường, trung tâm bồi dưỡng của các cơ quan, đoàn thể nhằm tăng cường việc cung ứng các chương trình học tập suốt đời cho cán bộ, nhân viên trong ngành.

- Các sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, các địa phương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn cho cán bộ, nhân dân được học học tập suốt đời bằng nhiều hình thức thích hợp; xây dựng chính sách hỗ trợ, động viên, khuyến khích mọi công dân tham gia học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Các doanh nghiệp xây dựng “Quỹ học tập suốt đời” của đơn vị để tổ chức các hoạt động học tập suốt đời và hỗ trợ người học; tạo điều kiện thuận lợi cho những người có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp được đào tạo, đào tạo lại.

- Hội Khuyến học, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu giáo chức, Hội Người cao tuổi và các tổ chức, đoàn thể khác triển khai các hoạt động xây dựng XHHT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức.

- Huy động tối đa nguồn lực cho giáo dục, đa dạng hoá các nguồn lực: Mâu thuẫn dễ nhận ra nhất từ trước đến nay là mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu phát triển giáo dục ngày càng cao và một bên là khả năng có hạn của các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính đáp ứng cho yêu cầu phát triển đó. Ở Thạch Hà, chất lượng giáo dục đã có sự chuyển biến tích cực trong từng năm học qua, nhưng điều kiện cơ sở vật chất dù được cải thiện đáng kể vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của giáo dục. Đây là vấn đề đầu tiên mà cán bộ chính quyền địa phương các cấp và trong ngành giáo dục huyện Thạch Hà cần quan tâm nhằm cải thiện điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục. Chính quyền các cấp cần quan tâm hơn việc đầu tư kinh phí Nhà nước cho phát triển giáo dục. Tiếp tục đẩy mạnh kiên cố hoá trường lớp, xây dựng trường xanh - sạch - đẹp, hình thành các quỹ khuyến khích và trợ giúp các đối tượng khó khăn vươn lên trong học tập.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w