Đa dạng hóa các loại hình học tập gắn liền với phát động các

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 82)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Đa dạng hóa các loại hình học tập gắn liền với phát động các

phong trào tự học, học tập suốt đời rộng khắp trong cộng đồng dân cư

2.2.4.1. Ý nghĩa của giải pháp

XHHT là một xã hội vì người học, của người học, do người học, lấy người học làm trung tâm tâm. Do vậy, cần đa dạng hóa các chương trình, nội dung, hình thức học tập phù hợp với các nhóm đối tượng, các nhóm tuổi khác nhau, tức là mỗi cơ sở có những chương trình thực hiện phổ cập giáo dục riêng của mình, có những chương trình nâng cao trình độ nghề nghiệp, khuyến nông, khuyến ngư... nhằm tạo điều kiện cho người học dù họ là ai, ở trong hoàn cảnh nào cũng tìm ra cách học, nội dung học phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của mình.

2.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Trên địa bàn huyện Thạch Hà có nhiều ngành nghề truyền thống như: Đan Lát, nuôi trồng thủy sản, làm kẹo Cu Đơ... Trong quá trình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, chúng ta cần phát triển các làng nghề theo hướng dịch vụ du lịch vừa để duy trì các làng nghề vừa thiết thực nâng cao đời sống nhân dân, khuyến khích thế hệ trẻ học tập, phát triển nghề nghiệp của cha ông. Trong đó:

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp, hỗ trợ các chính sách, cho vay vốn để phát triển và mở rộng các ngành nghề.

Cần có giải pháp cụ thể để đào tạo nguồn nhân lực lành nghề và quản lý, phát triển sản phẩm. Ứng dụng công nghệ hiện đại để đa dạng hóa và luôn đổi mới sản phẩm nhằm tạo sức hấp dẫn và cạnh tranh trên thị trường.

Đa dạng hóa các lại hình trường, lớp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học: Mở rộng giáo dục chính quy và không chính quy, giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, giáo dục thường xuyên và không thường xuyên, đặc biệt phát triển chương trình giáo dục từ xa. Mở rộng mạng lưới trường lớp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học, nhất là mở rộng các trung tâm học tập cộng động vì trung tâm này được xác định là nhân tố giáo dục mới xuất hiện trong quá trình xây dựng XHHT ở cơ sở.

Để đa dạng hoá các hình thức và phương tiện học tập cần hình thành cơ cấu hệ thống giáo dục gồm hai khu vực liên thông với nhau. Đối với giáo dục ngoài nhà trường (đào tạo tại chức, đào tạo từ xa, bồi dưỡng chuyên đề, giáo dục không chính quy, giáo dục phi chính quy) phải tạo điều kiện cho mọi người dân “học để làm ngay”, “cần gì học nấy”, “vừa học vừa làm” thông qua các chương trình giáo dục có cấp chứng chỉ văn bằng và không dẫn đến chứng chỉ văn bằng với các hình thức học tập đa dạng (đào tạo tại chức, đào tạo từ xa, bồi dưỡng chuyên đề, truyền bá thông tin văn hoá, sách báo, thư viện, bảo tàng, truyền thanh, truyền hình).

Song song với việc đa dạng hóa các hình thức và phương tiện học tập có sự quan tâm đến việc phát huy nội lực, phát huy tính tự giác và năng lực vốn có của người học, xây dựng một nền giáo dục thực học, một XHHT thực sự. Thực học là quá trình mỗi người biết cách tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức có cách tư duy mới nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể mà thực tế đặt ra tự học mới có thực tài, mới có sự tư duy, có năng lực mới có thể phát hiện và giải quyết một vấn đề nào đó một cách tốt nhất.

Để tổ chức quản lý công tác đa dạng hoá các hình thức, phương tiện học tập gắn với tự học của người dân và của cộng đồng, cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

a. Thành lập và phát triển hệ thống trường ngoài công lập

Mô hình các trường ngoài công lập là một thành phần mới trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Hệ thống các trường tuy chưa phát triển như mong muốn của Đảng và Nhà nước, nhưng đã có nỗ lực vượt khó khăn, tìm tòi cách đi, cách hoạt động, gánh vác một phần tải trọng giáo dục của cả nước.

Mô hình giáo dục ngoài công lập đã và đang đóng góp đáng kể cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nước nhà, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các trường ngoài công lập hoạt động chủ yếu từ nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước, thu hút các nguồn lực xã hội để làm giáo dục, tuân thủ pháp luật hiện hành, tự chịu trách nhiệm về tài chính, các trường có tố chất mới năng động, sáng tạo, hiệu quả. Trong tương lai khi hệ thống giáo dục đào tạo phát triển đúng quy luật, cạnh tranh bình đẳng, các trường ngoài công lập sẽ phát triển mạnh và có những trường là mô hình đối chứng về tổ chức quản lí, về hiệu quả đào tạo.

b. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đối với người lớn

Trong thời gian vừa qua việc đổi mới phương pháp dạy học đã được đẩy mạnh ở tất cả các ngành học, cấp học và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, nhất là trong GDTX. Phương pháp dạy học người lớn ở các TT HTCĐ còn ít được đổi mới. Giáo viên chủ yếu thuyết trình, dạy chay, độc thoại, phương pháp dạy học còn chưa phù hợp với người lớn. Nếu mục đích của học là chiếm lĩnh khái niệm, thì mục đích của dạy lại là điều khiển tối ưu quá trình chiếm lĩnh. Mỗi người giáo viên cần nắm vững được mục đích trên mới thực hiện đầy đủ vai trò của người dạy học.

Đặc điểm lớn nhất của người lớn đi học là những người trưởng thành về mặt xã hội, có gia đình. Họ có những quan niệm, cách làm, nếp sống được hình thành tương đối vững chắc, là những người có đủ tư cách giải quyết những việc thuộc chức năng của mình, có tư duy, có nhận thức, có nhân cách, họ có thể xác định thái độ đúng trong học tập, có ý chí nỗ lực học tập và khả năng tập trung lâu bền. Song người lớn đi học cũng có những hạn chế về khả năng nhận thức. Người lớn đi học không có nhiều thời gian dành cho việc học tập. Trên đây là những yếu tố tác động đến quá trình đi học của người lớn. Trong quá trình giảng dạy cho đối tượng người lớn chúng ta cần nắm chắc nguyên tắc dạy học sau đây: - Giáo viên cần tập trung vào các vấn đề thiết thực, chú ý nhấn mạnh nội dung đang học có thể vận dụng vào đâu, để làm gì.

- Luôn liên hệ bài giảng và các tài liệu sẵn có với các kinh nghiệm sẵn có của người học.

- Chú trọng liên hệ việc học, dạy với mục tiêu của giáo dục thường xuyên. - Động viên những suy nghĩ, thắc mắc và tìm ra sự thách thức của nội dung, hình thức và các quan điểm.

- Giáo viên cần lắng nghe, tôn trọng các quan điểm của người học để cùng họ bàn luận, tìm cách khắc phục những chỗ khó trong quá trình dạy và học.

- Cần khuyến khích các học viên trao đổi với nhau trong tổ, nhóm, lớp và tự nghiên cứu tìm tòi các tài liệu.

- Các thầy giáo, cô giáo cần đối xử bình đẳng, trân trọng đối với các học viên vì bản thân họ là những người giàu kinh nghiệm sống.

Phương pháp dạy học người lớn đã được thể hiện ở khoản 4, điều 45 Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học”. Các phương pháp dạy học người lớn cần

được chú ý, đó là phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp động não kích thích mọi người nói được ý nghĩ trước một nội dung; phương pháp tình huống, nghiên cứu điển hình; phương pháp tranh luận; phương pháp dùng phiếu thăm dò.

c. Tiếp tục duy trì và phát triển phong trào tự học trong cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện

Nói về vấn đề học, từ cổ chí kim đều khẳng định: Học tập là nhu cầu; học tập là cần thiết; học không bao giờ thừa... Khi còn sống, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi...”. Điều này có thể thấy, tư tưởng của Người đã thể hiện: Mỗi người cần phải học tập suốt đời và lấy tự học làm cốt.

Hiện nay, nước ta cũng như các nước trên thế giới đều quan tâm đến vấn đề tự học bởi tự học và học suốt đời là một trong những chìa khoá bước vào thế kỷ XXI. Đặc biệt trong quan niệm mới về “học tập suốt đời: Một động lực của xã hội” sẽ giúp con người đáp ứng yêu cầu của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Điều này thể hiện những đòi hỏi đang ngày càng càng mãnh liệt hơn “Không thể thoả mãn những đòi hỏi đó được, nếu mỗi người không học cách học”.

d. Đa dạng hóa, khai thác triệt để các phương tiện học tập

Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo với nhiều mô hình, giải pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy và học là một thành tố quan trọng.

Có được các phương tiện dạy học thích hợp sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của người học trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho người học những tình cảm tốt đẹp với môn học.

Để học tập có kết quả, người học phải chiếm lĩnh kiến thức thông qua các kênh thông tin như sách báo, thư viện, phát thanh truyền hình, internet … trong đó các loại học liệu giữ vai trò quan trọng nhất.

Thường có các loại học liệu sau đây: Học liệu dạng in ấn; các băng hình hỗ trợ, mở rộng và đi sâu vào vấn đề khó, cốt lõi của môn học hoặc của nội dung học nào đó; các phần mềm (giáo khoa điện tử) dạy và học; khai thác nguồn tài liệu tại các thư viện địa phương, phấn đấu từng bước xây dựng các xã, phường thư viện đa lĩnh vực phục vụ nhu cầu tự học của cộng đồng...

3.2.5. Phát triển các mô hình gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Khuyến học các cấp

3.2.5.1. Ý nghĩa của giải pháp

Trong mỗi mái ấm gia đình, dòng họ thì truyền thống hiếu học là một yếu tố rất quan trọng, tác động trực tiếp đến hành vi, lối sống và nhân cách của từng thành viên. Gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học được xã hội tôn vinh, là hạt nhân của phong trào khuyến học của địa phương.

Trong lịch sử phát triển giáo dục của nước nhà, ta thấy xuất hiện nhiều những gia đình khoa bảng, gia đình có con cái thành đạt, gia đình nổi tiếng về lòng hiếu học. Để thực hiện tốt chức năng khuyến khích và hỗ trợ sự học hành trong nhân dân, Hội Khuyến học đã chủ trương thi đua xây dựng các gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học nhằm tạo nên một nội lực quan trọng thúc đẩy nhân dân tham gia các hình thức học tập. Như vậy, về thực chất, là phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, làm cho mỗi người dân thấy được tầm quan trọng của việc học hành đối với chủ trương vận động nhân dân xóa đói giảm

nghèo, phát triển ngành nghề, đẩy mạnh sản xuất, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

Gia đình hiếu học là nhân tố mới trong cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, làm kinh tế giỏi, xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn dân cư, là hạt nhân của cuộc vận động toàn dân học tập. Để đạt được danh hiệu gia đình hiếu học, từng gia đình phải đăng ký với Hội Khuyến học ở cơ sở với ba tiêu chí sau:

- Tất cả con em trong gia đình đều phải được đến trường, lớp học tập đúng độ tuổi, kết quả học tập đạt từ trung bình trở lên, không lưu ban bỏ học;

- Người lớn tuổi trong gia đình (trừ người già ốm yếu) đều phải có nội dung học tập thích hợp để không ngừng nâng cao học vấn, hoàn thiện tay nghề, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng cuộc sống;

- Các thành viên trong gia đình tích cực tham gia công tác khuyến học, xây dựng gia đình hòa hợp, hạnh phúc, giáo dục cho con em về đạo đức, có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, không vi phạm pháp luật.

Dòng họ hiếu học là những cộng đồng có quan hệ huyết thống, là chỗ dựa về tình cảm, về truyền thống dòng họ, đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình trong dòng họ xây dựng đời sống văn hóa, văn minh, mỗi gia đình đều phấn đấu trở thành gia đình hiếu học để mang vinh danh cho họ tộc mình. Để đạt được danh hiệu dòng họ hiếu học phải đảm bảo ba tiêu chí sau:

- Có 60% gia đình trong dòng họ có hội viên khuyến học và đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu dòng họ hiếu học.

- Có 30 % gia đình trong dòng họ đạt gia đình hiếu học.

- Dòng họ giúp đỡ con em các gia đình nghèo trong họ tộc đi học, trong dòng họ không có học sinh lưu ban hoặc bỏ học, không có các học sinh mắc các tệ nạn xã hội. Dòng họ có xây dựng quỹ khuyến học, phát triển năm sau cao hơn năm trước.

Gia đình Việt Nam luôn gắn liền với dòng họ. Dòng họ có tác dụng gắn kết mọi gia đình trong việc duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp của họ tộc, động viện các gia đình giữ gìn gia phong, thực hiện gia giáo. Trong lịch sử dân tộc ta đã có biết bao gia đình vinh hiển, dòng họ khoa bảng lưu danh mãi mãi. Hiện nay, hàng vạn dòng họ đang thúc đẩy các gia đình trong họ thi đua với nhau và thi đua với các dòng họ khác, ra sức học tập trau dồi kiến thức, đóng góp nhiều cho xã hội, dành vinh quang về cho họ tộc mình.

Để công tác khuyến học phát triển theo chiều sâu, đa dạng hóa các hoạt động và thiết thực xây dựng XHHT, cần xác định phong trào xây dựng gia đình, dòng họ và khu dân cư hiếu học cần được triển khai sâu rộng trong từng hộ gia đình, dòng họ, thôn, xóm; trong từng cơ quan, trường học, doanh nghiệp... Đồng thời, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng công tác hội, để “thương hiệu” Hội Khuyến học các cấp thực sự gắn bó, thân thiết và hữu ích hơn với mọi gia đình, dòng họ… góp phần tích cực thực hiện sự nghiệp “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH của huyện Thạch Hà và cả nước.

Bên cạnh đó, trung tâm học tập cộng đồng là mô hình giáo dục mới, là nơi tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia học tập suốt đời, góp phần rất lớn trong các lĩnh vực xóa mù chữ, bổ túc văn hóa, nắm bắt thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, phổ biến các ứng dụng khoa học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w