Những hạn chế

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 67)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Những hạn chế

- Sự phối hợp của trung tâm với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, huy động học viên ở một vài địa phương chưa đều. Vai trò của các trung tâm chưa thể hiện hết nhiệm vụ là cầu nối giữa người học và các tổ chức dạy học. Chủ yếu là do các ngành, bộ phận chuyên môn đứng ra tổ chức, trung tâm tham gia phối hợp.

- Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa quan tâm thường xuyên đến công tác xây dựng xã hội học tập, chưa đưa phát triển phong trào tự học trong nhân dân vào nhiệm vụ chính trị hằng năm của mình.

- Do ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn nên việc bố trí nguồn đầu tư xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều trường học, đặc biệt là các xã bị

ảnh hưởng của vùng khai thác mỏ sắt Thạch Khê có cơ sở vật chất rất khó khăn, xuống cấp nghiêm trọng.

- Một số loại hình học tập chưa đến được với nhân dân, đặc biệt là công tác dạy nghề, tạo việc làm mới chưa thật sự hiệu quả so với yêu cầu đặt ra. Nhiều trung tâm học tập cộng đồng chưa được đầu tư về cơ sở vật chất nên hoạt động còn cầm chừng.

- Các mô hình hiếu học, dòng họ khuyến học tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng chưa tạo được sự lan tỏa trong nhân dân. Nhiều điển hình tiên tiến về gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học chưa được biểu dương để các đơn vị học hỏi.

- Một số cá nhân và tổ chức chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình xây dựng xã hội học tập, do vậy chưa phát huy được nội lực và sức mạnh của tập thể trong tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w