Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Tư tưởng Hồ Chí Minh về

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.6. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Tư tưởng Hồ Chí Minh về

xây dựng xây dựng XHHT

1.3.6.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng xây dựng XHHT

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục, giúp cho nhiều người có cơ hội học tập, thu hút ngày càng nhiều người tham gia xây dựng giáo dục, hướng tới một XHHT như đã nêu ở Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII), Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII). Luật Giáo dục thể hiện rất rõ ràng: “Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập”.

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: “Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng, và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [7].

Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: "Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên. Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục" [9].

Đến ngày 18 tháng 5 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn

2005 - 2010”, việc xây dựng XHHT ở nước ta được tổ chức thực hiện một cách có hệ thống hơn. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ xác định: Xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập với tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục, mọi người, mọi tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tích cực tham gia xây dựng XHHT.

Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã tiếp tục khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng là: “ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong Đảng và nhân dân với nhiều hình thức phong phú, thiết thực để nhận thức rõ về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập ở nước ta hiện nay; xác định xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là một mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục của nước ta” và “Cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng xã hội học tập trong từng địa phương, đơn vị. Trước mắt rà soát, bổ sung nội dung kế hoạch thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong “Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010” mà Chính phủ đã ban hành. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện”.

Ngày 09 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 89/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”. Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) cũng đã tiếp tục khẳng định nhiệm vụ xây dựng XHHT.

Xây dựng cả nước trở thành XHHT được dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết, liên thông cả hai bộ phận cấu thành: giáo dục chính quy và giáo dục không thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo các điều kiện tốt nhất đáp ứng mọi yêu cầu học tập suốt đời, học liên tục của mọi công dân, sẽ là một bộ phận có chức năng quan trọng, làm tiền đề để xây dựng XHHT.

1.3.6.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xây dựng XHHT

Xã hội học tập ngày nay được hình thành và xây dựng xuất phát từ Tư tưởng Hồ Chí Minh. Lúc sinh thời, Người từng căn dặn: “Làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Hồ Chí Minh không chỉ diễn giải khúc triết về tư tưởng mà còn là tấm gương sáng về tự học, học thường xuyên, học suốt đời, học ở trong đời sống, trong nhân dân, trong sách vở... Người viết: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Không ai có thể tự cho mình đã hiểu biết đủ rồi, biết hết rồi...”. Người coi sự nghiệp giáo dục không phải chỉ là của Nhà nước mà “giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”.

a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về "học mọi lúc, mọi nơi"

Tuổi niên thiếu, tuổi thanh niên và trong những năm tháng ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã học ở nhiều trường cuộc đời. Bác đã học ở nhiều nơi trên thế giới từ châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á, học ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là học nghiên c ứu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, học ngoại ngữ, học cách viết báo, làm báo. Bác đã học ở mọi nơi, mọi lúc. Học trong hầm tàu thuỷ viễn dương, học khi làm phụ bếp, học trong nhà tù của đế quốc, học ở thư viện, học ở giảng đường... trong suốt ba mươi năm xa Tổ quốc. Trong điều kiện

không có sự đùm bọc chăm sóc của gia đình, không có học bổng, không có cơ quan, tổ chức tài trợ, luôn bị đế quốc săn lùng, ám hại, song Bác vẫn học được và tìm ra được con đường cứu nước, con đường làm cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ kinh tế và giáo dục

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1945 của Bác có đoạn viết: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Và sau này Bác lại nêu lên một triết lý sâu sắc thông qua một sự việc cụ thể, đơn giản, dễ nhớ là: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì l ợi ích trăm năm thì phải trồng người". Bác nêu ra nguyên lý giáo dục "Học đi đôi với hành"; Bác coi việc phát triển kinh tế và phát triển giáo dục có quan hệ chặt chẽ với nhau: Không có kinh tế thì không có giáo dục, nhưng không có giáo dục thì cũng không có kinh tế.

c. Tư tưởng “giáo dục cho mọi người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngay trong phiên họp đầu tiên (ngày 3/9/1945) của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ” [18]. Người đặt ra 3 nhiệm vụ cách mạng trước mắt của Chính phủ là: Chống nạn đói, nạn thất học, nạn ngoại xâm và coi chống giặc dốt cũng quan trọng như chống giặc đói và giặc ngoại xâm. Vì vậy, chỉ 6 ngày sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành ba sắc lệnh về chống nạn thất học, về việc thành lập Nha Bình dân học vụ, về việc thành lập những lớp học bình dân buổi tối cho nông dân và thợ thuyền, về việc học chữ quốc ngữ là bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người và hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam trên 8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Đầu tháng 10/1945,

trong “Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, nước giàu, mọi người Việt Nam cần phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” [18].

Tư tưởng “Giáo dục cho mọi người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện rõ khi Bác trả lời báo chí tháng 1/1946: “Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành”.

d. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “mọi người cho giáo dục” Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn dân, của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp về vị trí, vai trò của bình dân học vụ, từ đó động viên toàn xã hội hăng hái tham gia chống nạn thất học. Bác đã kêu gọi “Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đọc. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, người ăn, người làm không biết thì chủ bảo, người giàu có thì mở lớp ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở làng xóm láng giềng. Các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp cho những tá điền, những người làm của mình” [18]. Xuất phát từ tư tưởng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều khẩu hiệu được đưa ra như “Dạy bình dân học vụ là yêu nước”, “Giúp đỡ bình dân học vụ là yêu nước”, “Chống mù chữ cũng như chống ngoại xâm”, “Mỗi gia đình là một lớp bình dân học vụ”.

Chúng ta đã và đang phấn đấu để đưa nghị quyết của Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời vào cuộc sống, nhằm xây dựng thành công xã hội học tập. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, mỗi người dù ở cương vị nào, ngành nghề gì cũng cần phải học thường xuyên, học suốt

đời, học để biết, để làm việc, để làm người, để chung sống và phát triển ở cộng đồng, góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập.

1.3.7. Các yếu tố đảm bảo công tác xây dựng xã hội học tập hiện nay

Trong XHHT, mỗi người đều có nhiều cơ hội học tập: Học tập ở nhà trường, học tập trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa. Do đó, hệ thống giáo dục không chỉ bó hẹp trong các loại hình nhà trường, mà còn trong các hình thức học ngoài nhà trường. Đó là hệ thống giáo dục mềm dẻo, tạo ra sự đa dạng của các ngành học, hình thức học, về những kênh liên thông giữa các loại hình khác nhau.

Có thể nói, XHHT là một hiện tượng có tính qui luật của sự phát triển, là vấn đề chung của thời đại. Song mỗi nước lại có chiến lược xây dựng XHHT của riêng mình. Ở nước ta, theo quan điểm của tôi, khi xây dựng XHHT phải chú ý đến mấy điểm sau:

- Giai đoạn phát triển đầu tiên của XHHT phải gắn liền với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. Phát triển học tập là để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Để làm được điều đó thì phải dựa vào khoa học và công nghệ, dựa vào một nền sản xuất bền vững.

Bảo đảm sự tăng trưởng nhất thời đã là một việc khó, còn phải đảm bảo tăng trưởng bền vững lại càng khó hơn. Đối với bài toán tăng trưởng, dữ kiện quan trọng nhất là trí tuệ của dân tộc. Không ít quốc gia chủ trương khai thác triệt để môi sinh tăng trưởng. Tất nhiên tăng trưởng kinh tế chưa hẳn đã mang lại sự phát triển xã hội, bởi thu nhập tăng nhưng xã hội thiếu công bằng, thiếu dân chủ, văn minh... thì chỉ là xã hội lạc hậu. Mà xã hội phát triển phải là xã hội có nhiều khả năng lựa chọn đối đối với người dân trong đời sống hàng

ngày của họ. Chúng ta cũng cần phải hiểu cho đúng khái niệm giảm nghèo, trên cả 3 phương diện: giảm nghèo về tri thức, giảm nghèo về sức khỏe và giảm nghèo về cơ sở vật chất.

- Giai đoạn thứ hai của việc xây dựng XHHT là phát triển kinh tế tri thức dựa trên trên nguồn nhân lực chất lượng cao, trên cơ sở đầu tư vào một số vấn đề: Nhanh chóng phát triển hệ thống giáo dục sau trung học trong cộng đồng để trí thức hóa công, nông, tạo đội ngũ lao động tri thức. Đại chúng hóa giáo dục sau trung học phải được coi là một hướng phát triển giáo dục quan trọng; tăng đầu tư cho giáo dục để tăng tư bản con người (vốn con người). Muốn làm được điều này thì ngay từ bây giờ phải đổi mới tư duy giáo dục, xóa quan niệm chi phí cho giáo dục là chi phí tiêu dùng, thay vào đó là quan niệm về chi phí cho giáo dục mang tính sản xuất.

Tư bản con người là tổng hợp các khả năng của người lao động và đồng thời là các khoản chí phí của Nhà nước, của doanh nghiệp và của mỗi người cho việc hình thành và thường xuyên hoàn thiện những khả năng đó; phải có đội ngũ nhân tài đông đảo về các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học, công nghệ, quân sự, quản lý kinh tế và quản lý xã hội, có đủ năng lực sáng tạo ra những công nghệ mới, làm chủ những công nghệ cao, bình đẳng với các quốc gia trong vấn đề trao đổi, chuyển giao công nghệ, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm động lực cho sự phát triển xã hội học tập, xây dựng con người Việt Nam hiện đại; thực hiện nền giáo dục 100% dân cư với yêu cầu phát triển hết mọi năng lực sẵn có trong mỗi con người như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn. Đó là nền giáo dục phát triển mạnh mẽ các tính con người, phát huy năng lực con người, làm cho mỗi người là một chủ thể sáng tạo trong một xã hội văn hóa và văn minh.

Tóm lại, để xây dựng và hình thành được một XHHT, phải tập trung thực hiện 4 thay đổi lớn:

- Thứ nhất: Phải chuyển từ nhà trường dạy kiến thức sang dạy tri thức. Tạo điều kiện để học sinh chuyển từ học để hiểu được sang học để làm được, biến kiến thức thành tri thức của mình. Thay đổi tình trạng học sinh, sinh viên nước ta hiện nay vẫn thiên về lý thuyết mà kém khả năng thực hành.

- Thứ hai: Chuyển từ nền giáo dục chính quy, chỉ chú ý đến việc học của trẻ em mà coi nhẹ việc học tập của người lớn sang nền giáo dục chăm lo việc học tập cho mọi người thuộc mọi lứa tuổi. Nền giáo dục đó bao gồm: hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy. Nhà nước phải tạo điều kiện cho người dân được đăng ký học phi chính quy, học tập ngoài nhà trường, học bất cứ cái gì mà người dân cần.

- Thứ ba: Chuyển từ nền giáo dục thuần túy chạy theo văn bằng như hiện nay sang nền giáo dục coi trọng việc hình thành và phát triển nhân cách, không chạy theo bằng cấp. Nếu không người học chỉ cần đạt đến mục tiêu có bằng cấp là thôi, không còn động lực học tập để có tri thức, để làm việc.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng xã hội học tập ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w