Các nghiên cứu điều tra thăm dò ý kiến giáo viên, cán bộ viên chức đượcthực hiện trong toàn trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh nhưng điều tra về hoạt động học tập thì chỉ đư
Trang 1HUỲNH NGUYỄN THÙY LOAN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An, 2014
Trang 2HUỲNH NGUYỄN THÙY LOAN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN QUỐC LÂM
Nghệ An, 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với:
Khoa sau Đại học trường Đại học Vinh, Hội đồng đào tạo cao học chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận văn
Đặc biệt, xin cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Phan Quốc Lâm - người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp, các thầy
cô giáo và học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp tôi có những tài liệu để hoàn thành luận văn
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả nghiên cứu có thể còn nhiều hạn chế và thiếu xót Tôi kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý thêm của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn trở nên hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ĐHQG : Đại học quốc gia
NCKH : Nghiên cứu khoa học
ĐNGV : Đội ngũ giáo viên
GDĐT : Giáo dục đào tạo
TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Những từ, cụm từ viết tắt trong luận văn
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Mục đích nghiên cứu 9
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 9
4 Giả thuyết khoa học 10
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 10
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 10
7 Các phương pháp nghiên cứu 10
8 Đóng góp của luận văn 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 13
1.1.1 Các nghiên cứu ở trong nước 13
1.1.2 Các nghiên cứu ở ngoài nước 15
1.2 Một số khái niệm cơ bản 17
1.2.1 Học tập và hoạt động học tập 17
1.2.2 Quản lý và quản lý hoạt động học tập 18
1.2.3 Biện pháp và biện pháp quản lý hoạt động học tập 25
1.3 Một số vấn đề về quản lý hoạt động học tập của học sinh trường TCCN 26
1.3.1 Mục tiêu, nội dung, phương pháp và thời gian đào tạo của trường TCCN 26
1.3.2 Đặc điểm chung của các trường TCCN 30
Trang 61.3.3 Hoạt động học tập của học sinh trong các trường TCCN 31
1.4 Một số vấn đề về quản lý trường TCCN 32
1.4.1 Nội dung quản lý hoạt động học tập của học sinh 32
1.4.2 Quản lý hoạt động học tập của HS theo chức năng quản lý 35
1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý hoạt động học tập của học sinh trường TCCN 39
1.5.1 Mục đích động cơ học tập 39
1.5.2 Các điều kiện, phương tiện vật chất phục vụ học tập 40
1.5.3 Phong trào hoạt động học tập trong tập thể HS 41
1.5.4 Cách đánh giá kết quả học tập của HS 42
1.5.5 Phương pháp giảng dạy của giáo viên 43
1.5.6 Phương pháp học tập của HS 44
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG TP.HCM 2.1 Khái quát về trường Trung cấp Xây dựng TP.HCM 46
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển nhà trường 46
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của nhà trường 47
2.1.3 Ngành nghề, quy mô, cơ cấu đào tạo .49
2.1.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên 51
2.2 Thực trạng hoạt động học tập của HS trường Trung cấp Xây dựng TP.HCM 54
2.2.1 Nhận thức của HS về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động học tập 54
2.2.2 Thực trạng việc xây dựng kế hoạch học tập của HS 55
2.2.3 Đánh giá về hoạt động học tập của HS 58
2.3 Thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của HS trường Trung cấp Xây dựng TP.HCM 60
2.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và HS về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động học tập của HS 61
Trang 72.3.2 Nhận thức về mục đích quản lý hoạt động học tập của HS 62
2.3.3 Thực trạng về điều kiện đảm bảo cho hoạt động học tập của HS 63
2.3.4 Thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của HS .64
2.4 Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân 67
2.4.1 Những ưu điểm và hạn chế 67
2.4.2 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém 68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG TP.HCM 3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 71
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 71
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 71
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 71
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 71
3.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động học tập của HS trường Trung cấp Xây dựng TP.HCM 72
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về hoạt động học tập của học sinh cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức và học sinh .72
3.2.2 Biện pháp 2: Giáo dục động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho HS 73
3.2.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng cho HS cách thức xây dựng kế hoạch học tập của cá nhân (cả khâu lý thuyết và thực hành) và phương pháp học tập mới .76
3.2.4 Biện pháp 4: Tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên, ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy nhằm kích thích hoạt động học tập của HS 80
3.2.5 Biện pháp 5: Đổi mới công tác quản lý hoạt động học tập của HS (trong cả 3 khâu: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra) .83
3.2.6 Biện pháp 6: Tăng cường các điều kiện bảo đảm cho hoạt động học tập của học sinh đạt hiệu quả cao (bao gồm điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên) .87
Trang 83.2.7 Biện pháp 7: Tổ chức phong trào thi đua, xây dựng điển hình tiên tiến và tổng
kết khen thưởng theo định kỳ 90
3.3 Mối liên hệ giữa các biện pháp 92
3.4 Khảo sát sự cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 94
3.4.1 Khái quát về khảo sát 94
3.4.2 Kết quả khảo sát 96
Kết luận và kiến nghị 101
Danh mục tài liệu tham khảo 106 Phụ lục
Trang 9Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ CNH, HĐH của Đảng ta,con người được coi vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế -
xã hội Để có được thế hệ con người Việt nam mới đáp ứng những yêu cầucủa sự nghiệp đổi mới trong bối cảnh toàn cầu hóa chúng ta cần có một chiếnlược giáo dục vừa tiên tiến vừa kế thừa
Chất lượng giáo dục và đào tạo vừa phụ thuộc vào hoạt động dạy củathầy nhưng cũng vừa phụ thuộc vào hoạt động học của trò, trong đó hoạt độnghọc của trò đóng vai trò rất quan trọng, vì chỉ khi các em tích cực chủ độngtiến hành các hoạt động nhận thức dưới sự tổ chức, điều khiển của thầy thìhoạt động dạy học mới hoàn thành mục đích của mình
Điều 5 Luật giáo dục 2005 quy định: phương pháp giáo dục phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồidưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê họctập và ý chí vươn lên
Như vậy có thể nói rằng trong hoạt động học tập của học sinh sinh viênthì khâu tự học là một vấn đề cốt lõi trong quá trình giảng dạy, giáo dục ở nhàtrường, đại học, cao đẳng và dạy nghề Vì thế tập thể sư phạm nhà trường cầnphải chú ý đặc biệt tới việc tự học của học sinh sinh viên
Trang 10Chúng ta đang bắt tay vào xây dựng một xã hội học tập, trong đó mỗingười chúng ta cần phải học tập và học tập suốt đời Vì vậy, các em học sinhcàng cần phải biết tự học, để có thể tiếp thu ngày càng sâu những kiến thứchọc trong nhà trường và cả sau này khi ra trường các em còn phải thườngxuyên tự học.
Mặc khác, trường đại học và cao đẳng và dạy nghề là môi trường hoàntoàn khác so với trường phổ thông, cho nên việc học sinh sinh viên tự học,
tự nghiên cứu dựa trên những kiến thức đã được thầy cô dạy và định hướngtrên lớp là chủ yếu Điều đó cũng có nghĩa là việc tự học, tự nghiên cứucủa học sinh sinh viên sẽ giúp cho chuyên môn của các em càng sâu rộng,vững chắc hơn
Hiện nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
và dạy nghề trên toàn quốc đang xây dựng mục tiêu chuyển hình thức đào tạo
từ lấy nội dung làm trung tâm sang lấy học sinh sinh viên làm trung tâm Do
đó, việc tự học của học sinh sinh viên lại trở nên cần thiết hơn cả, giúp chongười học chủ động hơn, làm chủ được quá trình học cũng như thời gian họccủa mình
1.2 Về thực tiễn
Trải qua 35 năm xây dựng và trưởng thành, từ trường Nghiệp vụ kinh tếxây dựng (thành lập năm 1977), trường Công nhân kỹ thuật xây dựng (thànhlập năm 1979); hợp nhất thành trường Công nhân và nghiệp vụ xây dựng(năm 1980), đổi tên thành trường Kỹ thuật nghiệp vụ xây dựng (năm 1989),nâng cấp lên trường Trung học Xây dựng (năm 2005) và đổi tên thành trườngTrung cấp Xây dựng (từ năm 2009 đến nay) Mặc dù có bề dày hơn 35 nămphát triển, nhà trường đã hoàn thành chức năng đào tạo nguồn nhân lực ngànhxây dựng, số lượng học sinh tốt nghiệp mỗi năm đã góp phần cung ứng lựclượng lao động cho thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trên cả nước
Trang 11Nhưng trong thực tế kinh nghiệm dạy cho học sinh hệ trung cấp chuyênnghiệp là vấn đề rất mới Việc hướng dẫn và quản lý hoạt động tự học, tựnghiên cứu cho học sinh đã được nhà trường đặt ra, song sự chuyển biếntrong cách học của học sinh còn chậm mặc dù nhà trường có nhiều sách thamkhảo, sách hướng dẫn ôn tập và tự học nhưng học sinh vẫn chưa quan tâmđúng mức đến việc rèn luyện kỹ năng tự học, tự củng cố, trau dồi kiến thức,các em vẫn chưa tin vào khả năng tự học của bản thân, vẫn chưa tin vào kếtquả tự học mà vẫn ỷ lại vào hoạt động giảng dạy của thầy cô Nguyên nhâncủa tình trạng này một phần lớn là do công tác quản lý dạy - học ở nhà trườngchưa được quan tâm đúng mức
Hiện nay lượng học sinh vào học các ngành: Xây dựng dân dụng và côngnghiệp, Thiết kế kiến trúc ngày càng đông, năm sau tăng hơn năm trước Nhàtrường đã là một địa chỉ đáng tin cậy của thành phố và đất nước Để nhàtrường không ngừng phát triển và phấn đấu trở thành trường cao đẳng trongtương lai thì công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh cần phải đượcđổi mới triệt để nhằm tạo cho học sinh năng lực tự học tự nghiên cứu Đó lànhững đòi hỏi bức bách từ thực tế của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quảgiáo dục, đào tạo hiện nay và trong tương lai
Đó là lý do để chúng tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý hoạt
động học tập của học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất các biệnpháp quản lý hoạt động học của học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thànhphố Hồ Chí Minh
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Trang 123.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh
trường Trung cấp Xây dựng
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh
trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được những biện pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thithì có thể nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập của học sinh qua đónâng cao chất lượng dạy học của trường Trung cấp Xây dựng Thành phố HồChí Minh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động học tập của học
sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
5.2 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý việc học tập của học sinh trường
Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường
Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động học tập của học sinh hệ Trung cấpchuyên nghiệp chính quy thuộc khoa Xây dựng từ năm học 2012 - 2013 đếnnăm học 2013 - 2014
Các nghiên cứu điều tra thăm dò ý kiến giáo viên, cán bộ viên chức đượcthực hiện trong toàn trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
nhưng điều tra về hoạt động học tập thì chỉ được thực hiện ở học sinh các khóa
từ năm học 2012 - 2013, 2013 - 2014 của khoa Xây dựng, ở những địa bàn nhấtđịnh (lớp học, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập), tùy theo nội dung giảng dạy(dạy lý thuyết, hướng dẫn thực hành, thực tập tay nghề)
7 Các phương pháp nghiên cứu
Trang 137.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu các văn bản có liên quanđến vấn đề nghiên cứu như: sách tài liệu về giáo dục, về quản lý giáo dục, vềcác quá trình dạy và học, tự học, tự nghiên cứu, các văn bản về chủ trương,đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các vănbản của ngành về dạy và học, quản lý học tập của học sinh, sinh viên nhằmxây dựng cơ sở lý luận đề tài
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu hỏi:
Mục đích: Thu thập ý kiến về hoạt động tự học của học sinh và quản lýhoạt động học của nhà trường
Các phiếu điều tra qua phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, cácphòng, khoa chức năng liên quan, các em học sinh đang học thuộc khoa Xâydựng từ các năm học 2012 - 2013, 2013 - 2014 về hoạt động học và nhữngbiện pháp được đề xuất
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học của học sinh hệ trungcấp chuyên nghiệp của nhà trường
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý số liệu thu được về mặt định lượng, ngoài ra còn dùng đểthăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
8 Đóng góp của luận văn
Trang 14học và có tính khả thi để nâng cao nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động họctập của học sinh qua đó nâng cao chất lượng dạy học của trường Trung cấpXây dựng Thành phố Hồ Chí Minh.
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động học tập của học sinh
trường Trung cấp chuyên nghiệp
Chương 2: Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học
sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động của học sinh trường
Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 1.1 Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở trong nước
Ngay sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ ChíMinh - vị lãnh tụ thiên tài và kính yêu của dân tộc Việt Nam đã rất quan tâm
đến việc học tập, rèn luyện và tự học Bác đã động viên toàn dân: “Phải tự
nguyện, tự giác xem công việc học tập là nhiệm vụ của người cách mạng,phải cố gắng hoàn thành cho được do đó mà tích cực, tự động hoàn thành kế
hoạch học tập” [39] Người còn chỉ rõ: “Về việc học phải lấy tự học làm cốt”.
[40]
Như vậy vấn đề học tập của học sinh đã được Bác Hồ quan tâm rất sớm
và sau đó được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu từ lâu trong lịch sử giáo dục vàvẫn còn là vấn đề nóng bỏng cho các nhà nghiên cứu giáo dục hiện tại vàtương lai
Quá trình học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin để tự biến đổimình, làm phong phú tri thức cho bản thân Trong điều kiện ngày nay, thôngtin là tài nguyên của sự học, trí tuệ con người trở thành tài nguyên quý giánhất của một quốc gia dân tộc Mặt bằng dân trí cao, cùng với những đỉnh caocủa trí tuệ là điều kiện tiên quyết để một quốc gia dân tộc thắng lợi trong cuộccạnh tranh khốc liệt mang tính toàn cầu hiện nay Dù ở bất kỳ xã hội nào, học
tập cũng luôn là hoạt động cơ bản của con người như Lênin đã dạy “Học!
Học nữa! Học mãi!” Vì vậy, nâng cao chất lượng học tập của học sinh là mụcđích là nhiệm vụ chủ yếu của các nhà trường hiện nay Quản lý hoạt động dạy
và học như thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề đang được cácnhà giáo dục và quản lý giáo dục quan tâm
Trang 16Đã có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều hội thảo, nhiều ý kiến chuyên gia
đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động học tập của người học ở nhiều khía cạnhkhác nhau Sau đây là một vài ví dụ:
Đối với giáo dục phổ thông, với quan điểm lấy người học làm trung tâm,
tác giả Nguyễn Kỳ trong tài liệu của mình đã đưa ra: Mô hình dạy học tíchcực, ông cho rằng chỉ có bằng cách này mới có thể thúc đẩy học sinh tự giáchọc tập [34] Để nâng cao chất lượng dạy và học nghề phổ thông, luận án tiến
sĩ của Phạm Văn Sơn đã cho rằng, không chỉ đổi mới cách dạy mà còn phảiđổi mới cách tổ chức buổi học thực hành nghề phổ thông theo quy trình 7bước nhằm tăng cường tính tự học của học sinh [45]
Đối với lĩnh vực giáo dục đại học, Nguyễn Cảnh Toàn đã đi sâu vào
nghiên cứu năng lực tự học của sinh viên trong nhiều năm, ông khẳng địnhchỉ có phát triển năng lực tự học của sinh viên thì mới giúp họ khám phá racái mới trong khoa học và trong sản xuất
Đối với lĩnh vực dạy nghề, Đặng Danh Ánh trong các công trình nghiên
cứu của mình cho rằng,hoạt động học tập của học sinh học nghề luôn luôngắn kết với quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động này có tính chất học tập– sản xuất
Để hoạt động học tập – sản xuất đạt hiệu quả cao cần phải áp dụngphương pháp dạy học mới – dạy học nêu vấn đề vì qua thực nghiệm tác giảnhận thấy phương pháp học tập truyền thống tạo ra lớp học sinh thực hiệnmáy móc các động tác sản xuất nên năng xuất lao động thấp, còn dạy học nêuvấn đề sẽ tạo ra thế hệ học sinh có tư duy kỹ thuật sáng tạo, năng lực tự giảiquyết tốt các tình huống khó khăn trong sản xuất, vì thế năng xuất lao độngcao [1],[2]
Còn trong lĩnh vực dạy nghề, nếu Nguyễn Viết Sự xây dựng các tình
huống có vấn đề cho môn hóa kỹ thuật thì Nguyễn Lý xây dựng các bài toán
Trang 17nêu vấn đề và các bài giảng nêu vấn đề cho môn cơ kỹ thuật, còn tình huống
có vấn đề trong môn điện kỹ thuật, rađiô kỹ thuật do Đặng Danh Ánh đảmnhận Công trình nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Hồ lại bàn về công tác quản lýtrường nghề – một vấn đề rộng hơn nhiều so với hoạt động học tập của họcsinh [26]
Tóm lại có nhiều yếu tố nâng cao hoạt động học tập của học sinh nhưngviệc đổi mới cách dạy và cách học có vai trò rất quan trọng
Từ nhiều góc độ, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu và phân tích hoạt độnghọc tập để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt độnghọc tập
Như vậy vấn đề học tập trong quá trình dạy học đã được nhiều tác giảquan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, các tác giả đã chỉ ra vaitrò, tầm quan trọng của hoạt động học tập, các kỹ năng tự học và một số biệnpháp tổ chức hoạt động học tập cho học sinh Tuy nhiên về vấn đề học tập củacác trường cao đẳng, đại học và dạy nghề ít được các tác giả quan tâm Dovậy, việc đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về học tập, biện pháp quản lý hoạtđộng học tập của học sinh, sinh viên là rất thiết thực Đặc biệt trường Trungcấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh với nhiệm vụ chủ yếu là đào tạonguồn nhân lực cho ngành xây dựng góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đấtnước thì chưa có công trình nghiên cứu nào Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề
tài: “Một số biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường
Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm không ngừng nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường
1.1.2 Các nghiên cứu ở ngoài nước
Trong lịch sử phát triển của giáo dục, học tập là vấn đề đã được quan tâmnghiên cứu từ lâu cả về lý luận và thực tiễn nhằm phát huy vai trò tích cực
Trang 18học tập của người học Song ở từng giai đoạn phát triển của lịch sử vấn đềhọc tập được đề cập tới dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ngay từ thời cổ đại, nhiều nhà giáo dục lỗi lạc đã nhận thấy vai trò quantrọng của sự học Khổng Tử (551 - 479 Tr CN) – Nhà giáo dục kiệt xuất thờiTrung Hoa cổ đại, trong cuộc đời dạy học của mình luôn quan tâm và coi
trọng mặt tích cực suy nghĩ của người học Ông từng dạy học trò: “Không
khao khát vì không muốn biết thì không gợi mở cho, không cảm thấy xấu hổ
vì không rõ thì không bày vẽ cho, vật có bốn góc bảo cho biết một góc màkhông suy ra được ba góc kia thì không dạy nữa” Trong việc học, ông đòi hỏihọc trò phải nghiên cứu, tìm tòi, phải biết kết hợp học với nghĩ, biết phát huynăng lực sáng tạo của bản thân trong quá trình học tập
Nhà sư phạm lỗi lạc Tiệp Khắc J.A Comenxky (1592 - 1670) - Ông tổ
của nền giáo dục cận đại, đã khẳng định: “Không có khát vọng học tập thì
không thể trở thành tài năng, cần phải làm thức tỉnh và duy trì khát vọng họctập trong học sinh”13,9
Đến thế kỷ XVIII - XIX, các nhà giáo dục nổi tiếng của thế giới như: J.JRutxô (1712 - 1778), J.H Petstalogi (1746 - 1872), A.L Dixtecvec (1790 -1886), K.Đ Uxinsky (1824 - 1890) trong các tác phẩm nghiên cứu của mình
đã khẳng định: Tự học tập giành lấy tri thức bằng con đường khám phá, tựtìm tòi, tự suy nghĩ là con đường quan trọng để chiếm lĩnh tri thức [19]
Trong những năm gần đây, các nước phương Tây nổi lên cuộc cách
mạng tìm phương pháp giáo dục mới trên cơ sở tiếp cận “Lấy người học làm
trung tâm” để làm sao phát huy hết năng lực nội sinh của người học Đại diện
cho tư tưởng này là J.Deway, ông cho rằng: “học sinh là mặt trời, xung quanh
nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục”[36]
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Học tập và hoạt động học tập
Trang 19Như vậy, mục đích học tập của nhân loại, của dân tộc, của cộng đồng và
của mỗi cá nhân là để biết, để làm, để chung sống và để tự khẳng định.
1.2.1.2 Hoạt động học tập
Hoạt động học tập có nhiều hình thức và hình thức chính thống là học tậptheo phương thức nhà trường dưới sự chỉ đạo của giáo viên Dù dưới hìnhthức nào người học cũng luôn là chủ thể của hoạt động học tập
Người học là chủ thể của hoạt động học tập, là chủ thể có ý thức chủđộng, tích cực sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện nhân cách Người họccũng là đối tượng giảng dạy và giáo dục của thầy giáo Người học quyết địnhchất lượng học tập của mình
Khẳng định vai trò tích cực chủ động của người học không có nghĩa là
bỏ qua vai trò hết sức quan trọng của người dạy và các lực lượng giáo dục
Trang 20khác trong đó phải đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người thầy thể hiện ởchức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh người học trong quá trình tiếpthu tri thức.
Quá trình học tập của người học có thể diễn ra dưới sự tác động trực tiếpcủa người giáo viên như diễn ra trong tiết học, giờ hướng dẫn thực hành, hoặcdưới sự tác động gián tiếp của giáo viên như việc tự học ở nhà của học sinh,sinh viên Khi có sự chỉ đạo của giáo viên hoạt động tự giác, tích cực, chủđộng nhận thức học tập của học sinh, sinh viên thể hiện ở các mặt:
- Tiếp nhận những nhiệm vụ, kế hoạch học tập do giáo viên đề ra
- Tiến hành thực hiện những hành động, thao tác nhận thức - học tậpnhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập được đề ra
- Tự điều chỉnh hoạt động nhận thức - học tập của mình dưới tác độngkiểm tra, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của bản thân
- Phân tích những kết quả hoạt động nhận thức - học tập dưới tác độngcủa giáo viên, từ đó cải tiến hoạt động học tập
Trường hợp quá trình hoạt động học tập thiếu sự chỉ đạo trực tiếp củagiáo viên hoạt động tự giác, tích cực, chủ động nhận thức học tập của họcsinh, sinh viên được thể hiện như sau:
- Tự lập kế hoạch, cụ thể hóa các nhiệm vụ học tập của mình
- Tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh tiến trình hoạt động học tậpcủa mình
- Tự phân tích các kết quả hoạt động nhận thức - học tập mà cải tiến hoạtđộng học tập của mình
1.2.2 Quản lý và quản lý hoạt động học tập
1.2.2.1 Quản lý
Trang 21Khoa học quản lý đã có một quá trình ra đời và phát triển, đến nay khoahọc quản lý đã trở thành một ngành khoa học độc lập, có vai trò tác dụng tolớn đối với sự phát triển của xã hội loài người.
Thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩathống nhất Nó được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nhữngcách tiếp cận khác nhau
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là
khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”.[43,24]
- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ
chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng) quản lý về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế…vv bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát
triển của đối tượng”.[18,7]
- Các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lý cho rằng: “Hoạt
động quản lý là hoạt động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức
nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [12,1].
- Theo Harold Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo
sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất Với tư cách thực hành thì cách
quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức tổ chức về quản lý là một khoa học”.
[24,33]
Trang 22- Theo F.F.Aunapu: “Quản lý là một khoa học và nghệ thuật tác động vào một hệ thống nhằm mục tiêu biến đổi hệ thống đó” [3,16].
- Theo P.Baranger: “Quản lý là sự cai trị một tổ chức bằng cách đặt ra
những mục tiêu và hoàn chỉnh mục tiêu cần phải đạt, là lựa chọn sử dụng các
phương tiện nhằm đạt được mục tiêu đã định” [23].
- Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: “Quản lý là phương thức tác
động có chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống bao gồm hệ các quy tắc ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm
duy trì tính trội hợp lý của cơ cấu và đưa cơ cấu sớm đạt mục tiêu ”[14,21].
Các nhà lý luận quản lý quốc tế như:
- W Taylor (1856 - 1951) người Mỹ: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”.
- A Fayol (1841 - 1925) người Pháp: “Quản lý là đưa xí nghiệp tới đích,
cố gắng sử dụng tốt khái niệm nêu trên, ta có thể thấy rõ bốn yếu tố của quản
lý: chủ thể quản lý, đối tượng bị quản lý (gọi tắt là đối tượng quản lý), khách
thể quản lý và mục tiêu quản lý Bốn yếu tố này tạo thành sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ khái niệm quản lý [32,38]
Chủ thể
quản lý
Đối tượng quản lý
Khách thể quản lý
Mục tiêu quản lý
Phương pháp QL
Phương pháp QL
Trang 23Từ những khái niệm quản lý nêu trên chúng ta có thể hiểu: Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa tổ chức vận hành và đạt mục tiêu đề ra
Quản lý có bốn chức năng cơ bản là kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểmtra
- Chức năng kế hoạch hóa:
Kế hoạch hóa trong quản lý là việc đưa toàn bộ hoạt động quản lý vàocông tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, biện pháp thực hiện và đảmbảo các nguồn lực để đạt tới các mục tiêu của tổ chức
Chức năng kế hoạch hóa là chức năng đầu tiên trong một quá trình quản
lý Nó có vai trò khởi đầu, định hướng cho toàn bộ hoạt động của tổ chức
Kế hoạch hóa sẽ giúp đưa ra các mục tiêu, làm cơ sở cho việc huy độngtối đa các nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó Giúp cho tổ chức đối phó kịpthời với những thay đổi trong nội bộ của tổ chức cũng như những ảnh hưởngtác động của môi trường bên ngoài đến tổ chức.Giúp cho việc kiểm tra được
dễ dàng vì kế hoạch được coi là một tiêu chuẩn kiểm tra quan trọng
- Chức năng tổ chức:
Chức năng tổ chức là quá trình tiếp nhận, phân phối và sắp xếp nguồnnhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt nhất mụctiêu đã đề ra
Tổ chức là chức năng thứ hai trong quá trình quản lý, giúp hiện thực hóamục tiêu của tổ chức, tạo ra sức mạnh mới cho tổ chức
Công tác tổ chức có hiệu quả sẽ giúp cho nhà quản lý có thể phối hợp,điều phối tốt hơn các nguồn nhân lực và vật lực Thành tựu của một tổ chứcphụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý biết sử dụng các nguồnlực này sao cho có hiệu quả và có kết quả
- Chức năng chỉ đạo:
Trang 24Là quá trình tác động, ảnh hưởng tới hành vi thái độ của những ngườikhác nhằm đạt được các mục tiêu với chất lượng cao.
Chỉ đạo là chức năng thứ ba trong một quá trình quản lý Chỉ đạo là cơ
sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện mục tiêu quản lý và góp phầntạo nên chất lượng và hiệu quả cao của các hoạt động
Chức năng chỉ đạo thể hiện tính nghệ thuật cao trong quản lý Để chỉ đạo
có hiệu quả người quản lý phải đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác.Phải hiểu kĩ con người, phải nắm được đặc điểm tâm lý cá nhân của mỗi conngười trong tổ chức và của tập thể đồng thời phải tìm cách gắn bó mọi ngườitrong tổ chức
- Chức năng kiểm tra:
Là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạttới mục tiêu của tổ chức đã đề ra Vì vậy, kiểm tra là một chức năng quantrọng của người quản lý nhằm thu nhận thông tin phản hồi về tình hình thựchiện các quyết định của nhà quản lý Từ đó, người quản lý mới biết được việcthực hiện đang gặp khó khăn ở chỗ nào, thiếu phương tiện, điều kiện gì để hỗtrợ hoặc điều chỉnh các chỉ đạo kịp thời, giúp đạt hiệu quả cao trong quản lý.Nếu thiếu kiểm tra hoặc không nắm vững các nguyên tắc kiểm tra, không
có phương pháp kiểm tra khoa học, hợp lý, công việc sẽ gặp nhiều khó khăn,thậm chí còn có thể gây bất ổn về mặt tâm lý đối với người trực tiếp thực hiệnnhiệm vụ do thiếu thông tin về yêu cầu của cấp trên Do đó, kết quả sẽ khôngcao
1.2.2.2 Quản lý hoạt động học tập
- Quản lý nhà trường
Nhà trường là một tổ chức giáo dục cơ sở nằm trong hệ thống giáo dụcquốc dân, trực tiếp làm công tác đào tạo, thực hiện việc giáo dục nhân cách
Trang 25con người XHCN cho thế hệ trẻ Quản lý nhà trường là một bộ phận của quản
lý giáo dục và quản lý nhà trường, về bản chất là quản lý con người
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý trường học là thực hiện đường lối giáodục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vậnhành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới môi trường giáo dục, môi trườngđào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”
Theo Giáo trình QLGD&QLNT, nhà xuất bản đại học Huế (2007), quản
lý nhà trường là quản lý vi mô, nó là một hệ thống con của quản lý vĩ mô.QLGD, QLNT có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, có tựgiác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức – sư phạm của chủ thể quản lýđến tập thể giáo viên và HS, đến lực lượng giáo dục trong và ngoài nhàtrường nhằm huy động họ cùng cộng tác phối hợp, tham gia vào mọi hoạtđộng của nhà trường nhằm làm cho quá trình vận hành tối ưu để dạt đượcmục tiêu dự kiến
Quản lý nhà trường bao gồm hai loại:
+ Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường:QLNT là những tác động quản lý của cơ quan quản lý giáo dục cấp trênnhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập của nhàtrường
Quản lý cũng gồm những chỉ dẫn, quy định của các thực thể bên ngoàinhà trường nhưng có liên quan đến nhà trường như cộng đồng được đại diệndưới hình thức Hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự phát triển của nhàtrường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triểnđó
+ Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường:
Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường bao gồmcác hoạt động:
Trang 26Quản lý giáo viên
Quản lý HS
Quản lý quá trình dạy học – giáo dục
Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường
Quản lý tài chính trường học
Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng
Quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường là một phương hướng cảitiến quản lý giáo dục theo hướng phân cấp quản lý nhà trường cho các chủ thểquản lý bên trong nhà trường với các quyền hạn vá trách nhiệm rộng hơn đểthực hiện nguyên tắc giải quyết vấn đề tại chỗ
Như vậy, quản lý nhà trường là quản lý hoạt động giáo dục của nhà giáo,hoạt động học tập và rèn luyện của người học, các nguồn lực đáp ứng yêu cầuhoạt động giáo dục của nhà trường Trong nhà trường, hoạt động quản lýđược thực hiện theo chế độ thủ trưởng Hiệu trưởng là người phụ trách caonhất và chịu trách nhiệm về các hoạt động trong nhà trường
Quản lý hoạt động học tập của học sinh
Quản lý hoạt động học tập của học sinh là một trong những nội dung chủyếu của quản lý nhà trường Thực chất quản lý học tập của học sinh, sinh viên
là hệ thống những tác động có ý thức của chủ thể quản lý trong nhà trườngđến quá trình nhận thức của học sinh
Theo PGS - TS Phạm Viết Vượng: “Quản lý hoạt động học tập là quản
lý học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập, là hệ thống những tác động có mục đích có kế hoạch giúp học sinh học tập tốt nhất, rèn luyện tu dưỡng tốt nhất Quản lý hoạt động học tập của học sinh bao hàm cả quản lý thời gian
và chất lượng học tập, quản lý tinh thần, thái độ và phương pháp học tập”.
[54,206]
Trang 27Mục đích của việc quản lý hoạt động học tập là làm cho quá trình thựchiện các nhiệm vụ học tập của học sinh đạt tới kết quả mong muốn Trướchết, chủ thể quản lý phải theo dõi để nắm bắt được những biểu hiện tích cực
và tiêu cực trong nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc học tập,
về thái độ, động cơ, ý thức học tập…của học sinh nói chung và của từng họcsinh nói riêng để có biện pháp thúc đẩy, khuyến khích học sinh phát huy cácyếu tố tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực phấn đấu vươn lên đạt kết quả họctập và rèn luyện ngày càng cao
Mặc dù cùng được tuyển chọn vào học ở trường theo một tiêu chuẩnchung, nhưng các học sinh cùng lớp, cùng khóa cũng có những khác biệt vềkhía cạnh này hay khía cạnh khác trong nhân cách Những khác biệt đó làmcho quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như kết quả họctập, rèn luyện đạt được của các học sinh khác nhau Bên cạnh đó chính bảnthân học sinh có những biến đổi do tác động của giáo dục - đào tạo, môitrường học tập, xã hội làm cho sự cải biến nhân cách của họ trở lên đa dạng,phức tạp Do đó, quản lý hoạt động học tập của học sinh là nhằm:
- Theo dõi, tìm hiểu để nắm được được những biểu hiện tích cực và tiêucực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như những biếnđổi nhân cách của học sinh nói chung và của từng học sinh nói riêng
- Theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích học sinh phát huy các yếu tố tích cực,khắc phục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập, rènluyện ngày càng cao
1.2.3 Biện pháp và biện pháp quản lý hoạt động học tập
1.2.3.1 Biện pháp
Theo từ điển tiếng Việt thì “Biện pháp là cách làm, cách tiến hành, giảiquyết một vấn đề cụ thể”
Trang 28Trong giáo dục biện pháp là yếu tố hợp thành của các phương pháp, phụthuộc vào phương pháp nhưng trong tình huống cụ thể biện pháp và phươngpháp có thể chuyển hóa lẫn nhau Biện pháp được xây dựng dựa trên tính kếthừa, tính phù hợp, tính khả thi, tính thực tiễn và tính hiệu quả của các vấn đềcần giải quyết.
1.2.3.2 Biện pháp quản lý hoạt động học tập
Biện pháp quản lý là tổ hợp các phương pháp, các hình thức tiến hànhcủa chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết nhữngvấn đề cụ thể của quan hệ quản lý, làm cho hệ vận hành phát triển đạt đượcmục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và phù hợp với quy luật khách quan.Biện pháp quản lý hoạt động học tập: là tổ hợp các phương pháp, cáccách thức tiến hành của lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tácđộng đến toàn bộ quá trình tự học của học sinh nhằm thúc đẩy học sinh tựgiác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực củachính bản thân học sinh
1.3 Một số vấn đề về hoạt động học tập của học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp
1.3.1 Mục tiêu, nội dung, phương pháp và thời gian đào tạo của trường trung cấp chuyên nghiệp
1.3.1.1 Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiếnthức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâmnghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạođiều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặctiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh
Trang 29Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹnăng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tínhsáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch
vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo
Mục tiêu đào tạo là những yêu cầu về cải biến nhân cách của học sinh màquá trình đào tạo phải đạt được Mục tiêu đào tạo chính là mục đích của quátrình đào tạo, mục đích này sẽ quy định những tiêu chuẩn mà người học cầnđạt được trong quá trình đào tạo, đó là những quy định về tư tưởng chính trị,đạo đức tác phong về nội dung và phương pháp đào tạo, đồng thời là căn cứ
để kiểm tra, đánh giá chất lượng của quá trình đào tạo Mức độ đạt được cácyêu cầu của mục tiêu đào tạo, nói lên chất lượng đào tạo cao hay thấp và do
đó khi nói đến chất lượng đào tạo học sinh, chúng ta cần hiểu là chất lượng đóđược so với các yêu cầu của mục tiêu đào tạo nào Nếu mục tiêu đào tạo phảnánh đúng các yêu cầu của xã hội thì học sinh được đào tạo có chất lượng, saukhi ra trường sẽ có khả năng phục vụ với hiệu xuất và chất lượng cao Ngượclại thì mặc dù học sinh được đào tạo có chất lượng khả năng phục vụ xã hộicủa họ vẫn bị hạn chế [26]
Các trường trung cấp chuyên nghiệp là sự kế tục và phát triển sự nghiệpgiáo dục phổ thông, để vừa hình thành và hoàn thiện những nét tính cách chungcủa con người, ở từng học sinh, vừa đào tạo các em thành những người laođộng chuyên nghiệp có trình độ tay nghề nhất định để phục vụ xã hội Với sựphát triển của sản xuất và của khoa học kỹ thuật, dần dần sẽ phải thực hiện đàotạo nghề nghiệp cho tất cả mọi người lao động, làm việc ở bất cứ nơi nào, và ởbất cứ lĩnh vực nào thì tác dụng này ngày càng có nghĩa to lớn
Các trường trung cấp chuyên nghiệp là nơi đào tạo nguồn nhân lực để bổsung cho giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo xã hội Tác dụng này tuy là
Trang 30hiển nhiên nhưng không phải mọi người đã nhận thức được đầy đủ ý nghĩasâu xa và tầm quan trọng của nó.
Tóm lại công tác giáo dục nghề nghiệp trong trường trung cấp chuyênnghiệp là bộ phận quan trọng của cách mạng tư tưởng và văn hóa, khoa học
và kỹ thuật, là bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục quốc dân, là nguồn bổsung lực lượng cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệpcông nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.[26]
1.3.1.2 Nội dung đào tạo
Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện
kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo.
Nội dung đào tạo là nội dung của sự chuyển biến nhân cách trên cácmặt chính trị - đạo đức, văn hóa - kỹ thuật nghề nghiệp và sức khỏe, là nộidung của sự chuyển biến về phẩm chất và năng lực nhằm thực hiện các yêucầu của mục tiêu đào tạo [26] Do đó việc xác định nội dung đào tạo mộtmặt phải tuân theo các nguyên tắc sư phạm mặt khác phải luôn bám sát cácyêu cầu của mục tiêu đào tạo Tuy vậy mục tiêu đào tạo không quy định mộtcách đơn trị hệ thống các nội dung đào tạo, có nghĩa là có thể có nhiều hệthống nội dung đào tạo khác nhau, nhằm thực hiện cùng một mục tiêu đàotạo, trong đó mỗi hệ thống có những ưu và nhược điểm nhất định Cần lựachọn được những hệ thống nội dung nào có nhiều ưu điểm hơn, tức là hệthống nội dung tối ưu
Trong thực tế hệ thống các nội dung đào tạo được thể hiện trong cácchương trình môn học, ngành học do các cơ quan quản lý đào tạo xây dựng vàgiao cho các trường thực hiện [26]
1.3.1.3 Phương pháp đào tạo của trường trung cấp chuyên nghiệp
Trang 31Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thựchành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề vàphát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc.
Phương pháp đào tạo là cách thức mà các trường trung cấp chuyênnghiệp và các giáo viên tác động lên nhân cách của học sinh để làm chuyểnbiến theo những nội dung và mục đích nhất định, nhằm thực hiện được cácyêu cầu của mục tiêu đào tạo với chất lượng cao
Phương pháp đào tạo trong các trường trung cấp chuyên nghiệp bao gồmcác phương pháp giảng dạy các môn học lý thuyết, phương pháp hướng dẫnhọc sinh rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và phương pháp giáo dục học sinh vềphẩm chất đạo đức Khi nói về hoạt động của giáo viên để thực hiện từng loạinội dung đào tạo (lý thuyết, thực hành) người ta không dùng thuật ngữphương pháp đào tạo mà nói là phương pháp giảng dạy, hướng dẫn, giáodục Khi nói đến những phương pháp chung để tác động lên nhân cách haymột bộ phận lớn của nhân cách thì người ta thường nói đến phương pháp đàotạo Chẳng hạn kết hợp thực tập với sản xuất ra của cải vật chất là phươngpháp đào tạo quan trọng trong các trường, vì với phương pháp này các trường
có thể tác động và gây ra sự chuyển biến trên nhiều mặt nhân cách của họcsinh [26]
1.3.1.4 Thời gian đào tạo của trường trung cấp chuyên nghiệp
Thời gian đào tạo của trường trung cấp chuyên nghiệp theo điều 32 LuậtGiáo dục 2005 quy định: "Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện
từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từmột đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp,
từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ caođẳng"
Trang 32Theo quy định trên thì các em học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở thì
sẽ được đào tạo từ 3 đến 4 năm Với các em tốt nghiệp trung học phổ thôngthì sẽ được đào tạo với thời gian từ 1 đến 2 năm
Các trường trung cấp chuyên nghiệp có thể đào tạo nghề với thời giandưới 1 năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối vớiđào tạo nghề trình độ trung cấp chuyên nghiệp
1.3.2 Đặc điểm chung của các trường trung cấp chuyên nghiệp
1.3.2.1 Mục tiêu đào tạo trong các trường trung cấp chuyên nghiệp phải là
và xã hội, tác động giáo dục đào tạo của nhà trường Tình hình này làm cho kếtquả đào tạo không đồng đều ở mọi học sinh và việc đánh giá kết quả hoạt độngđào tạo của nhà trường cũng có nhiều khó khăn
Đặc điểm này là đặc điểm chung cho tất cả các trường trung cấp chuyênnghiệp [26]
1.3.2.2 Nội dung đào tạo trong các trường trung cấp chuyên nghiệp phải toàn diện và đầy đủ
Yêu cầu này đặt ra cho các trường trung cấp chuyên nghiệp nhiệm vụphải tổ chức một cách khoa học quá trình giảng dạy - giáo dục đầy đủ cácmặt: chính trị và đạo đức, văn hóa và kỹ thuật, rèn luyện tay nghề, bồi dưỡngsức khỏe Trong đó việc rèn luyện tay nghề là yêu cầu chính Để tổ chức rèn
Trang 33luyện tay nghề cho học sinh nhà trường phải có cơ sở thực hành cần thiết như(trạm, xưởng thực tập, phòng thí nghiệm, phòng thực hành nghiệp vụ ) phải
có tổ chức và phương pháp giảng dạy phù hợp với từng ngành nghề Về giảngdạy lý thuyết nhà trường cần coi trọng vì nó tạo cơ sở cho việc đào tạo thựchành, đồng thời góp phần tạo ra năng lực sáng tạo ở học sinh.[26]
1.3.2.3 Hoạt động đào tạo trong các trường trung cấp chuyên nghiệp phải quán triệt đầy đủ nguyên lý giáo dục của Đảng
Đó là các nguyên lý kết hợp thực tập với sản xuất và thực tập sản xuấttrong các cơ sở sản xuất ở trong và ngoài trường Hoạt động sản xuất ở trongtrường phải nhằm phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo là chính, nhưng không phải
vì thế mà có thể tiến hành một cách tùy tiện, trái lại phải tuân theo những quyluật nhất định, quy luật của sản xuất, trong đó quy luật giáo dục giữ vai tròchủ đạo
1.3.3 Hoạt động học tập của học sinh trong các trường trung cấp chuyên nghiệp
Hoạt động học tập của học sinh trong trường trung cấp chuyên nghiệp cóđầy đủ những đặc điểm và bản chất của quá trình học tập nói chung là:
- Đối tượng của hoạt động học tập là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảotương ứng Người học phải chiếm lĩnh được hệ thống kiến thức trong chươngtrình học tập để sử dụng chúng trong thực tiễn cuộc sống
- Mục đích của hoạt động học tập hướng vào làm thay đổi chính chủ thểcủa hoạt động
Song bên cạnh đó nó cũng có những đặc điểm riêng, đó là:
- Hoạt động học tập của học sinh trong trường trung cấp chuyên nghiệpluôn luôn gắn kết với sản xuất kinh doanh và khoa học công nghệ [2] đồngthời nó diễn ra trong điều kiện có kế hoạch, phụ thuộc vào nội dung, chươngtrình, mục tiêu, phương thức và thời hạn nhất định
Trang 34- Hoạt động học tập của học sinh trong trường trung cấp chuyên nghiệpđặc biệt hệ dạy nghề không chỉ ở trên lớp, ở nhà mà chủ yếu là ở xưởngtrường vì phần lớn tỉ lệ thực hành rèn luyện tay nghề ở nhiều nghề chiếmkhoảng từ 50% đến 70% tổng thời gian đào tạo.
- Phương pháp học tập của học sinh trong trường trung cấp chuyênnghiệp là phương pháp nhận thức rất gần gũi với phương pháp nhận thứcchung của loài người, đồng thời còn là phương pháp rèn luyện để hình thành
hệ thống kỹ năng thực hành và phát triển tư duy kỹ thuật, năng lực sáng tạo
kỹ thuật
- Hoạt động học tập của học sinh trong trường trung cấp chuyên nghiệpmang tính độc lập, trí tuệ, trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động tập thể,hoạt động thực tiễn, hoạt động tự rèn luyện của học sinh trong đó yếu tố quyếtđịnh kết quả học tập của học sinh chính là động cơ học tập
1.4 Một số vấn đề về quản lý hoạt động học tập học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp
1.4.1 Nội dung quản lý hoạt động học tập của học sinh
Quản lý hoạt động học tập trong nhà trường không chỉ trang bị cho ngườihọc những kiến thức kỹ xảo, kỹ năng mà loài người đã tích lũy được qua bàigiảng của thầy mà còn tác động trực tiếp vào người học giúp họ tự làm giàuthêm hiểu biết, tự mình rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống vànghề nghiệp tương lai
Để hoạt động học tập của học sinh tiến triển tốt trong công tác quản lýcần thực hiện các nội dung sau:
- Xây dựng nhận thức về ý nghĩa của việc học tập cho học sinh
Căn cứ vào thực tế của từng trường để giải quyết những vấn đề cụ thểriêng, những yêu cầu phổ biến cần chú ý là từng bước xây dựng nhận thứchọc tập cho học sinh từ thấp đến cao, từ gần đến xa Những yêu cầu về giáo
Trang 35dục tinh thần thái độ học tập cho học sinh được cụ thể hóa trong nội quy họctập để học sinh rèn luyện thường xuyên thành thói quen tự giác và phải có sựthống nhất yêu cầu, biện pháp giáo dục tinh thần, thái độ học tập trong tất cảhọc sinh từ các giờ lên lớp đến các hoạt động khác Giáo viên chủ nhiệm, giáoviên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong toàn trường cần phối hợpchặt chẽ thống nhất sự giáo dục Xây dựng và thực hiện những nề nếp họctập, truyền thống học tập của nhà trường, đề ra những quy định thống nhất vềhoạt động học tập, xây dựng tác phong học tập tốt cho học sinh, ngăn ngừanhững hành vi sai trái Vấn đề này có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả họctập và phát triển nhân cách của học sinh.
Như vậy, quản lý việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh
- Quản lý phương pháp học tập
Phương pháp học tập phải phù hợp với nội dung học tập Các phươngpháp học tập có những đặc điểm chung mà người học cần tập trung nghiêncứu, thực hiện Đó là các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, trừutượng hóa, khái quát hóa, quy nạp, diễn dịch, sơ đồ, bản vẽ, ký hiệu…Tuynhiên, bên cạnh các phương pháp học chung còn có các phương pháp học đặcthù tùy theo từng môn học Chẳng hạn phương pháp học dựa theo quan điểm
Trang 36giao tiếp tích cực khi học ngoại ngữ, phương pháp rèn luyện kỹ năng trongthực hành nghề, …
Người học cần lựa chọn và xác định cho mình phương pháp học tập phùhợp Người học phải tự vượt khó, phải quyết tâm thực hiện đúng kế hoạchhọc tập từng ngày, từng tháng; phải tranh thủ sự giúp đỡ của giáo viên, bạn bècùng các phương tiện hỗ trợ học tập để học tập đạt kết quả tốt
Quản lý phương pháp học tập nhằm hướng cho học sinh có phương pháphọc tập hài hòa, phù hợp với nội dung học tập, với điều kiện và năng lực họctập của mỗi học sinh
- Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ giúp cho học sinh xác định nhữngviệc đã thực hiện và chưa thực hiện nâng cao trách nhiệm của mình đối vớihoạt động học tập Đó là kiểm tra tình hình thực hiện nề nếp học tập, tinhthần, thái độ học tập, sự chuyên cần Đánh giá kết quả học tập các môn họccủa học sinh: điểm số, tình hình kiểm tra, nhận xét của giáo viên về tinh thần,thái độ học tập đối với môn học của học sinh Kiểm tra các hoạt động trongtháng có thực hiện đúng chương trình, kế hoạch học tập hay không Phát hiệncác sai lệch giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập
Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâuquan trọng của quản lý để đo lường kết quả thực hiện kế hoạch và điều chỉnhsai lệch nếu có để đạt được kết quả mong muốn Tuy nhiên, công việc này làkhó khăn đòi hỏi người quản lý phải kết hợp nhiều yếu tố, có hình thức linhhoạt thì mới đánh giá đúng kết quả học tập của người học
- Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động học tập
Nhằm thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, người quản lý phải thực hiệnquản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động học tập của học sinh ở các mặtsau:
Trang 37+ Quản lý cơ sở vật chất đảm bảo cho việc ăn, ở học tập trên lớp, tự học,sinh hoạt tập thể của học sinh.
+ Quản lý trang thiết bị hỗ trợ dạy - học
+ Quản lý giáo trình, tài liệu tham khảo, các phương tiện kỹ thuật phục
vụ dạy - học
Các nội dung quản lý trên đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ,thống nhất được thể hiện bằng kế hoạch, nội quy, quy định về giảng dạy vàhọc tập trong toàn trường
1.4.2 Quản lý hoạt động học tập của học sinh theo chức năng quản lý 1.4.2.1 Kế hoạch hóa hoạt động học tập của học sinh
Kế hoạch hóa là một trong những chức năng đầu tiên cơ bản giúp các nhàquản lý xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức vàcác con đường, biện pháp cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó
Căn cứ nhiệm vụ Bộ giáo dục đào tạo và Sở Xây dựng Thành phố HồChí Minh giao đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể về tiềm năng, nguồn lựccủa mình, nhà trường lập kế hoạch đào tạo cho năm học gồm: Mục tiêu tổngquát, mục tiêu cụ thể, thời lượng và tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo, mứchuy động về tài lực, vật lực,…Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường, cáckhoa lập kế hoạch dạy học chi tiết được lưu ở bộ phận mình, ở phòng Đào tạo
và Ban Giám hiệu để giám sát, kiểm tra việc thực hiện
Các loại kế hoạch bao gồm:
- Kế hoạch giảng dạy và học tập khóa học
- Kế hoạch giảng dạy và học tập năm học
- Kế hoạch giảng dạy và học tập học kỳ
Trong đó kế hoạch giảng dạy và học tập khóa học là văn bản gốc, căn cứvào đó nhà trường triển khai quá trình đào tạo một khóa học Trong đó bao gồmmục tiêu đào tạo, nội dung giảng dạy và học tập được thể hiện qua những môn
Trang 38học và quỹ thời gian cho một loại hình đào tạo nhất định Kế hoạch giảng dạy vàhọc tập mà lãnh đạo trường đã duyệt, phải coi đó là pháp lệnh của trường màthầy và trò phải thực hiện nghiêm túc.
1.4.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động học tập của học sinh
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động học tập của học sinh bao gồm việcchọn lọc, sắp xếp cán bộ, xây dựng các điều kiện tổ chức - sư phạm, cơ sở vậtchất và các điều kiện khác của lao động sư phạm Hiệu trưởng cần phân định
rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân đồng thời phải tranhthủ được sự lãnh đạo hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch của các cấp chínhquyền, đoàn thể…
Tổ chức một cách có khoa học hoạt động của Ban Giám hiệu, các khoa,phòng chức năng, tổ bộ môn, tập thể giáo viên, cán bộ viên chức… có ý nghĩaquan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác dạy học và giáo dục Tổchức hoạt động trường Trung cấp chuyên nghiệp một cách khoa học là phảitạo khả năng cho việc đặt nề nếp và hợp lý hóa lao động quản lý của Hiệutrưởng Tạo điều kiện tối ưu cho giáo viên, đảm bảo có hiệu suất cao nhấttrong khi tiết kiệm bằng mọi cách phương tiện, vật chất, thời gian, sức lực củacán bộ, giáo viên
Trong quá trình tổ chức hoạt động của trường, việc xây dựng một thờikhóa biểu hợp lý giúp giáo viên và học sinh có một thói quen lao động khoahọc cũng không kém phần quan trọng
Việc tổ chức đúng đắn quá trình dạy - học phải đảm bảo tính liên tục vàthời gian thực hiện chương trình, áp dụng các hình thức và phương pháp có hiệuquả của các giờ học, hình thành nhịp điệu và tính kế thừa trong công tác
Tổ chức một cách khoa học quá trình lao động sư phạm trong nhà trườngcần chú ý đến chất lượng của các bài học trên lớp, dưới xưởng thực hành vàcác giờ học ngoại khóa Bên cạnh đó không thể không chú ý phát huy tích
Trang 39cực, năng động của đội ngũ giáo viên, tính tự lực nhận thức, ham hiểu biết,tinh thần tự giác học tập, lao động của học sinh; động viên khích lệ kịp thời,tận dụng được khả năng vốn có ở mỗi người Các hoạt động khác như: diễnđàn thanh niên, các cuộc gặp gỡ giữa giáo viên, học sinh với các nhà khoahọc, các hội nghị sáng kiến cải tiến, các cuộc thi học sinh giỏi, hội giảng giáoviên, …có tác dụng thiết thực, tạo niềm say mê, hứng thú phát huy nhận thức,năng lực của cả giáo viên và học sinh.
Các sinh hoạt đoàn thể được tổ chức một cách hợp lý để hỗ trợ đắc lực chohoạt động chủ đạo, cũng cần được Hiệu trưởng quan tâm Việc phối hợp hoạtđộng của giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm, việc liên kết, lôi cuốnphụ huynh tham gia vào công tác giáo dục của nhà trường cũng là những mắtxích trong chuỗi hoạt động sư phạm của nhà trường
1.4.2.3 Điều hành hoạt động học tập của học sinh
Hiệu trưởng phải thường xuyên nắm chắc vai trò chỉ đạo, điều hành củamình, xử lý thông tin chính xác, kịp thời, chỉ đạo mọi hoạt động một cáchđúng đắn, kiên quyết để quá trình quản lý đạt hiệu quả cao
Hiệu trưởng ra các quyết định quản lý cần thiết để chỉ đạo, điều hành kếhoạch và mọi hoạt động của nhà trường Duy trì sự phối hợp giữa các bộ phậnlàm cho toàn bộ hệ thống hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng Thường xuyêngiám sát các hoạt động trong nhà trường nhất là hoạt động giảng dạy của giáoviên và hoạt động học tập của học sinh Ban Giám hiệu thiết lập các kênhthông tin quản lý nắm bắt, nghiên cứu và khai thác có hiệu quả các kênhthông tin, tham mưu cho Hiệu trưởng ra các quyết định quản lý nhằm canthiệp, điều chỉnh đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp.Khi điều hành thực hiện kế hoạch, Hiệu trưởng phải lường trước những khókhăn, có khả năng ứng phó nhanh, xử lý linh hoạt kịp thời với những tình huốngxảy ra và tìm được biện pháp tối ưu nhất để khắc phục sự đi lệch hướng
Trang 40Luôn phát huy dân chủ ở cơ sở, quyền làm chủ, tính tích cực sáng tạocủa cán bộ, giáo viên, viên chức và học sinh trong nhà trường, tạo môi trườnglành mạnh, đoàn kết, gắn bó từ đó phát huy nội lực, đóng góp nhiều nhất cho
sự nghiệp giáo dục
1.4.2.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh
Kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh chính là kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là đánh giá mức độ hoàn thành cácmục tiêu đề ra cho học sinh sau một giai đoạn học tập, các mục tiêu này thểhiện ở từng môn học cụ thể Đánh giá kết quả học tập là xác định mức độ nắmđược kiến thức, năng lực thực hiện các kỹ năng, kỹ xảo của học sinh so vớiyêu cầu của chương trình đề ra
Kết quả của việc đánh giá được thể hiện chủ yếu bằng điểm số theothang điểm đã được quy định, ngoài ra việc đánh giá thể hiện bằng lời nhậnxét của giáo viên
Kiểm tra là quá trình giáo viên thu thập thông tin về kết quả học tập củahọc sinh Các thông tin này giúp cho giáo viên kiểm soát được quá trình dạyhọc, phân loại và giúp đỡ học sinh Những thông tin thu thập được so sánhvới chuẩn mực nhất định
Kiểm tra và đánh giá là hai quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau Kiểmtra là để đánh giá, đánh giá dựa trên cơ sở của kiểm tra
Trong trường trung cấp chuyên nghiệp thường sử dụng ba dạng kiểm tra
cơ bản, đó là: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra hết môn học Giáo viên thường sử dụng các phương pháp kiểm tra như: kiểm tra vấnđáp, kiểm tra viết, kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra thực hành
Các phương pháp kiểm tra rất phong phú, cần phải lựa chọn các phươngpháp kiểm tra cho phù hợp với mục tiêu đánh giá