1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí min

109 942 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 914 KB

Nội dung

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp,các ngành, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầmnon Quận 9 nói chung và cán bộ quản lý các trườ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số : 60.14.01.14

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

Kính thưa quí thầy cô!

Với tình cảm chân thành và lòng quí trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quí lãnh đạo, Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh và Trường Đại học Đại học Sài Gòn, Khoa sau Đại học; các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học giáo dục, các giảng viên đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cho đến khi hoàn thành khóa học

Ban lãnh đạo và các đồng chí Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 9 đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Hường, người đã rất tận tình, chu đáo, động viên khích lệ, trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.

Xin ghi nhận sự động viên, chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập của các bạn học viên Cao học - Chuyên ngành QLGD – khóa 20.

Mặc dù bản thân đã cố gắng, nhưng bản luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ của Quý Thầy Cô giáo.

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản 8

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 8

1.2.2 Quản lý trường mầm non 15

1.2.3 Hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ 15

1.2.4 Biện pháp, biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non 16

1.3 Một số vấn đề về hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non 16

1.3.1 Mục tiêu của hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non 16

1.3.2 Nội dung hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non 17

1.3.3 Phương pháp, hình thức chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non 18

1.3.4 Đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non 18

1.4 Quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập 19

1.4.1 Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của trường mầm non ngoài công lập 19

1.4.2 Đặc trưng của giáo dục mầm non 21

1.4.3 Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập 23

1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập 29

Kết luận chương 1 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - 39

GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 39

Trang 5

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của Quận 9, TP Hồ Chí

Minh 39

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 39

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 40

2.2 Thực trạng hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh 42

2.2.1 Quy mô học sinh, mạng lưới trường lớp mầm non ngoài công lập ở Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh 42

2.2.2 Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh 43

2.2.3 Thực trạng việc thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức chăm sóc -giáo dục trẻ 46

2.2.4 Tình hình cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh 47

2.2.5 Thực trạng chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh 48

2.3 Thực trạng công tác quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh 51

2.3.1 Thực trạng quản lý việc thực hiện mục tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ 51

2.3.2 Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung chăm sóc - giáo dục trẻ 52

2.3.3 Thực trạng quản lý việc thực hiện phương pháp, hình thức chăm sóc - giáo dục trẻ 53

2.3.4 Thực trạng quản lý việc đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục trẻ 54

2.3.5 Thực trạng việc thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của Hiệu trưởng mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh 55

2.4 Đánh giá chung về thực trạng 57

2.4.1 Ưu điểm 57

2.4.2 Những tồn tại chủ yếu 57

Kết luận chương 2 58

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 59

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 59

Trang 6

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 59

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 59

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 59

3.1.4 Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi 60

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh 60

3.2.1 Tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của đội ngũ giáo viên mầm non ngoài công lập ở Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh 60

3.2.2 Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của đội ngũ giáo viên 66

3.2.3 Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ 69

3.2.4 Thực hiện tốt chế độ chính sách, động viên khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên 73

3.2.5 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ 74

3.2.6 Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình xã hội trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ 76

3.3 Thăm dò về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất 79

3.3.1 Thăm dò về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 79

3.3.2 Kết quả thăm dò về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

1 Kết luận 84

2 Kiến nghị 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC

Trang 7

BGH : Ban giám hiệu

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ các chức năng quản lý 10

Bảng 2.1 Quy mô học sinh, mạng lưới trường lớp mầm non ngoài công lập ở Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh 42

Bảng 2.2 Thống kê số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên 43

Bảng 2.3 Thống kê tình hình đội ngũ cán bộ quản lý 44

Bảng 2.4 Mức độ thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức chăm sóc – giáo dục trẻ 46

Bảng 2.5 Thống kê cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh 47

Bảng 2.6 Chất lượng giáo dục trẻ nhà trẻ 48

Bảng 2.7 Chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 49

Bảng 2.8 Chất lượng nuôi dưỡng 50

Bảng 2.9 Mức độ thực hiện mục tiêu chăm sóc – giáo dục trẻ 51

Bảng 2.10 Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung chăm sóc - giáo dục trẻ 52

Bảng 2.11 Thực trạng quản lý việc thực hiện phương pháp, hình thức chăm sóc - giáo dục trẻ nhà trẻ 53

Bảng 2.12 Thực trạng quản lý việc thực hiện phương pháp, hình thức chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo 53

Bảng 2.13 Thực trạng quản lý việc đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục trẻ 54

Bảng 2.14 Bảng tổng hợp điều tra 55

Bảng 3.1 Bảng thăm dò ý kiến 80

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tại đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: "Pháttriển GD-ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người,yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.GDMN là bậc học đầu tiên của hệ thống GD quốc dân, có vai trò đặc biệtquan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhâncách con người Quản lý ngành học này là công việc hết sức khó khăn, nặng

nề và phức tạp, đòi hỏi người quản lý trước hết phải yêu nghề, có tâm huyếtvới nghề, yêu trẻ, phải hội tụ đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, nănglực quản lý, trình độ chuyên môn, vững vàng về chính trị để hoàn thànhnhiệm vụ được giao Quản lý giáo dục được đánh giá là khâu đột phá của đổimới giáo dục trong đó có cả giáo dục mầm non Nghị quyết Đại hội lần thứ

IX đã khẳng định “ Đổi mới cơ bản công tác quản lý giáo dục” coi đó là mộttrong những giải pháp để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dụcnước ta Trong quản lý giáo dục, vấn đề nâng cao chất lượng quản lý hoạtđộng chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, rất cần sự quantâm nghiên cứu và vận dụng

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp,các ngành, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầmnon Quận 9 nói chung và cán bộ quản lý các trường mầm non ngoài công lậpnói riêng có những đóng góp tích cực trong việc tổ chức, chỉ đạo, quản lý chấtlượng chăm sóc - giáo dục trẻ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận Songthực tế vẫn còn nhiều yếu kém bất cập trong quản lý giáo dục nhất là ở các

Trang 10

trường mầm non ngoài công lập Đấy chính một trong những nguyên nhânhạn chế sự phát triển bền vững của giáo dục mầm non Quận 9, Thành phố HồChí Minh.

Vì thế, để đáp ứng mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ thì vấn đề tìm biệnpháp quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục là yêu cầu cần thiết nhưng đếnnay cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này ở Quận 9, Thànhphố Hồ Chí Minh

Xuất phát từ cơ sở trên và qua thời gian học tập, qua thực tiễn trong

công tác quản lý giáo dục của mình, chúng tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biệnpháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động chămsóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thànhphố Hồ Chí Minh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ

ở các trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc

-giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố HồChí Minh

4 Giả thuyết khoa học

Hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầmnon ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được nâng cao nếunghiên cứu đề xuất và thực hiện những biện pháp có tính khoa học và tính khảthi, phù hợp với điều kiện của địa phương

Trang 11

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

5.2 Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố HồChí Minh

-5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dụctrẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh

6 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục giáodục trẻ của Ban giám hiệu các trường mầm non ngoài công lập ở Quận 9,Thành phố Hồ Chí Minh

7 Các phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Gồm các phương pháp như phân tích- tổng hợp, khái quát hóa các tài liệunhằm xác lập cơ sở lý luận của đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phưong pháp điều tra;

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;

+ Phưong pháp lấy ý kiến chuyên gia;

+ Phương pháp khảo nghiệm sư phạm

Các phương pháp này được sử dụng nhằm xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài

7.3 Phương pháp thống kê toán học: Nhằm xử lý số liệu thu được

8 Đóng góp của luận văn

8.1 Về mặt lý luận

Góp phần hệ thống hóa các khái niệm và một số vấn đề lý luận về quản

lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập nóichung và Quận 9 nói riêng

Trang 12

8.2 Về mặt thực tiễn

Khảo sát có hệ thống về thực trạng quản lý chất lượng chăm sóc - giáodục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập tại Quận 9, Thành phố Hồ ChíMinh Trên cơ sở đó, đề ra một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chấtlượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập trên địabàn của Quận 9

9 Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ

ở các trường mầm non ngoài công lập

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các

trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ

ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Quản lý là một hoạt động tất yếu khi có nhiều người làm việc với nhau

để thực hiện một công việc chung nhằm một mục tiêu chung, như vậy hoạtđộng quản lý ra đời khi xã hội loài người xuất hiện, tức là từ thời công xãnguyên thuỷ Với kỹ thuật quá thô sơ, bản thân con người phải dựa vào nhau

để sống, phải lao động tập thể, dùng sức mạnh tập thể để chinh phục thiênnhiêm, phục vụ con người, từ đó hình thành các thị tộc, bộ lạc và xuất hiệnchức năng quản lý ngay trong từng thị tộc, bộ lạc trong điều kiện xã hội chưaphân chia giai cấp và chưa có nhà nước Quản lý ra đời sớm như vậy nhưngkhoa học quản lý lại ra đời muộn hơn và thực sự trở thành môn khoa học cũngchỉ trong một vòng thế kỷ qua

Khi tìm hiểu về quản lý trường mầm non trên thế giới, có thể thấynghiên cứu về lĩnh vực này nở rộ ra vào những năm 90 ở Úc và ở Anh nhưcác tác phẩm của Hayden J (1996) về Quản lý trường mầmnon (Management of Early Childhood Services) - Wentwoerth Falls NSW,Social Sciences Press và tác phẩm cùng tên (Mannagement in Pre- Schools)

do Pre schools Leaming Alliance (PLA) ấn hành tại London năm 2000 Với

40 năm kinh nhgiệm, quyển sách của PLA đã giúp cho người lãnh đạo trườngmầm non có phương pháp quản lý nhà trường hiệu quả Bên cạnh đó, một sốnghiên cứu khác tìm hiểu rộng hơn đến vai trò của người lãnh đạo ở nhàtrường mầm non như nghiên cứu của Cushla Scrivens (1990) (Pro fessional

Trang 14

Lea dership in Early Childhood- the New Zealang Kinder garten Experinence); Stamopoulos E (2003) (Lead ership and Change Mana gement inEarly Childhood); và Rodd J.(2006) (Leadersship in Early Childhood).

Trong thời gian qua, nhiều nghiên cứu đã quan tâm đến việc tìm ra các biệnpháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của các trường Mầm non Từ

đó, họ đã đề xuất nhiều biện pháp quản lý đạt hiệu quả

V.A Xukhomlinxki đã tổng kết những thành công cũng như những thấtbại của 26 năm kinh nghiệm thực tiễn làm công tác quản lý chuyên mônnghiệp vụ của một Hiệu trưởng Cùng với nhiều tác giả khác ông đã nhấnmạnh đến sự phân công hợp lý, sự phối hơp chặt chẽ, sự thống nhất quản lýgiữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng để đạt được mục tiêu hoạt động chuyênmôn nghiệp vụ đã đề ra Các tác giả đều khẳng định vai trò lãnh đạo và quản

lý toàn diện của Hiệu trưởng Tuy nhiên, trong thực tế cùng tham gia quản lýcác hoạt động chăm sóc và giáo dục ở trường Mầm non còn có vai trò của cácPhó Hiệu trưởng, các tổ trưởng và các tổ chức đoàn thể Song làm thế nào đểhoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường Mầm non đạt hiệu quả caonhất, huy động được tốt nhất sức mạnh của tập thể? Đó là vấn đề mà các tácgiả đặt ra trong công trình nghiên cứu của mình Vì vậy, V.A Xukhomlinxkicũng như các tác giả khác đều chú trọng đến việc phân công hợp lý và cácbiện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển của KT-XH khoa học QLGD Việt Nam dầnhoàn thiện tiếp cận với thế giới Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu vềkhoa học quản lý của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, giảng viên đạihọc viết dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, phổ biến kinh nghiệm đãđược công bố Đó là các tác giả: Phạm Thành Nghị, Đặng Bá Lâm, Đặng HữuĐạo, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Chân, Nguyễn Bá Dương các công trình

Trang 15

nghiên cứu trên đã giải quyết được vấn đề lý luận cơ bản về khoa học quản lýnhư: Khái niệm quản lý, bản chất của hoạt động quản lý, các giai đoạn củahoạt động quản lý, đồng thời chỉ ra các phương pháp và nghệ thuật quản lý.Tuy nhiên, những thành tựu đó chỉ dừng lại ở việc lý luận là chủ yếu hoặctriển khai ứng dụng nhiều trong sản xuất, kinh doanh.

Đối với khoa học QLGD, quản lý nhà trường, vận dụng những thànhtựu khoa học quản lý nói chung, trong những năm vừa qua cũng đã đạt đượcnhững thành tựu quan trọng Nhiều công trình nghiên cứu, giáo trình, bàigiảng của các tác giả: Đặng Bá Lâm, Đặng Vũ Hoạt, Phạm Minh Hạc,Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Lân, Nguyễn Cảnh Toàn, Đặng Quốc Bảo, TháiDuy Tuyên, Hà Sỹ Hồ, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm MinhHùng, Thái Văn Thành đã đưa ra nhiều vấn đề QLGD, kinh nghiệm QLGD

từ thực tiễn của nền giáo dục Việt Nam

Đối với giáo dục mầm non, có một số tác giả nhấn mạnh vai trò củaquản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ trong quá trình thực hiện mục tiêugiáo dục Trong thực tế do tính chất nghề nghiệp mà hoạt động chăm sóc -giáo dục trẻ của các trường Mầm non rất phong phú và đa dạng Ngoài việcquản lý giáo viên tổ chức các hoạt động học, hoạt động chơi, quản lý việc tổchức và nuôi dạy trẻ một cách khoa học, hợp lý còn bao gồm cả công việcnhư tổ chức cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học giáodục Hay nói cách khác quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở trườngMầm non thực chất là quản lý quá trình lao động của người giáo viên

Quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường Mầm nonnhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, một vấn đềđược nhiều người quan tâm đã có một số nghiên cứu về vấn đề này như là các

đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành, cácluận văn cụ thể là:

Trang 16

- “Những biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lợng chăm sóc giáo dục trẻcủa trờng Mầm non” của tỏc giả Phạm Thị Châu.

- “Một số biểu hiện năng lực tổ chức của người Hiệu trưởng trường mầm non Hà Hội” của tỏc giả Nguyễn Thị Lộc

- “Thực trạng kớch thớch hứng thỳ trong quỏ trỡnh tổ chức cho trẻ tỡm hiểu mụi trường xung quanh” của tỏc giả Nguyễn Thị Thu Hạnh

Cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu trờn tập trung nghiờn cứu ở cấp độ tổng quỏthoặc gúc độ cụ thể của cụng tỏc quản lý của Hiệu trưởng trường Mầm non.Đồng thời, đề xuất cỏc biện phỏp trong việc xõy dựng, quản lý phỏt triển độingũ giỏo viờn phự hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, nhà trường,đơn vị mà tỏc giả đang cụng tỏc và nghiờn cứu, để từng bước củng cố, đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ này trở thành lực lượng chủ yếu, nhằm nõng cao hiệuquả trong sự nghiệp phỏt triển giỏo dục

Tuy nhiờn, những nghiờn cứu đi sõu về cụng tỏc quản lý hoạt độngchăm súc - giỏo dục trẻ, một trong những nội dung quản lý trọng tõm củangười Hiệu trưởng cũn ớt được quan tõm nghiờn cứu tại Quận 9, Thành phố

Hồ Chớ Minh Làm thế nào để quản lý cú hiệu quả hoạt động chăm súc giỏo dục trẻ ở cỏc trường Mầm non ngoài cụng lập trờn địa bàn Quận 9,Thành phố Hồ Chớ Minh ? Đõy là vấn đề chỳng tụi quan tõm nghiờn cứutrong luận văn này

-1.2 Một số khỏi niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý, quản lý giỏo dục, quản lý nhà trường

1.2.1.1 Quản lý

Từ khi xó hội loài người xuất hiện thỡ nhu cầu quản lý cũng được hỡnhthành như một tất yếu khỏch quan Quản lý đó xuất hiện từ lõu và ngày càngđược hoàn thiện cựng với lịch sử hỡnh thành và phỏt triển của loài người

Trang 17

Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại

và phát triển đều phải dựa vào các nỗ lực của cá nhân, của tổ chức, từ mộtnhóm nhỏ đến phạm vi rộng hơn ở tầm quốc gia, đều phải thừa nhận và chịu

sự quản lý nào đó Các Mác đã viết: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điềukhiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”

Quản lý là một trong những loại hình lao động hiệu quả nhất, quantrọng nhất trong các hoạt động của con người, làm cho hoạt động tổ chức và

xã hội ngày càng có hiệu quả cao Quản lý đúng tức là con người đã nhậnthức được quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn

Nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực hành đưa ra một số định nghĩa như sau:

- Quản lý là các hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua

sự nỗ lực của người khác

- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những ngườicộng sự khác nhau cùng chung một tổ chức

- Theo Các Mác: Quản lý là lao động để điều khiển lao động

- Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô (cũ): Quản lý là chức năng của hệthống có tổ chức với những bản chất khác nhau (kỹ thuật, sinh vật, xã hội)

Nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ sinh hoạt

- Định nghĩa hợp lý nhất, theo quan điểm của chúng tôi: Quản lý là tácđộng có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đếnkhách thể quản lý (người bị quản lý) trong một số chức năng nhằm làm cho tổchức vận hành và đạt được mục đích tổ chức

- Theo quan điểm hệ thống: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có địnhhướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quảcác tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điềukiện biến đổi của môi trường

Trang 18

- Lao động quản lý là một dạng lao động đặc biệt gắn với lao động tậpthể và kết quả của sự phân công lao động xã hội Nhưng lao động quản lý lại

có thể phân chia thành một hệ thống các dạng lao động xác định mà theo đóchủ thể quản lý có thể tác động vào đối tượng quản lý Các dạng lao động xácđịnh này được gọi là các chức năng quản lý Một số nghiên cứu cho thấy rằngtrong mọi quá trình quản lý, người cán bộ quản lý phải thực hiện các chứcnăng quản lý kế tiếp một cách lôgic, bắt đầu từ lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạothực hiện và cuối cùng là kiểm tra đánh giá Quá trình này được tiếp diễn mộtcách liên hoàn và được gọi là chu trình quản lý Có thể hiểu chu trình quản lýgồm các chức năng cơ bản sau:

- Lập kế hoạch

- Tổ chức thực hiện kế hoạch

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch

Tuy các chức năng kế tiếp nhau nhưng chúng thực hiện đan xen nhau,

hỗ trợ bổ sung cho nhau Trong chu trình quản lý, thông tin chiếm một vai tròquan trọng, nó là phương tiện không thể thiếu trong quá trình hoạt động quản

lý Mối liên hệ giữa các chức năng quản lý và vai trò thông tin trong chu trìnhquản lý thể hiện bằng sơ đồ:

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ các chức năng quản lý

Kế hoạch hóa

Thông tin QL

Chỉ đạo

Trang 19

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Hiện nay ở nước ta các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng: quản lý giáodục là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý nhằm đưa hoạtđộng sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn một cáchhiệu quả nhất Hay: “Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể hiểu là mộtchuỗi tác động hợp lý (có hệ thống, có mục đích, có kết quả) mang tính tổchức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đếnnhững lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùngcộng tác, phối hợp, tham gia mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quátrình này vận hành tối ưu với việc hoàn thành mục tiêu dự kiến”

Quản lý giáo dục còn được biểu hiện một cách cụ thể là quản lý một hệthống giáo dục, một trường học, một cơ sở giáo dục có thể là trung tâm hướngnghiệp dạy nghề, tập hợp các cơ sở giáo dục trên địa bàn… Theo Đặng QuốcBảo; quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là: “Hoạt động điều hành phối hợpcác lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầuphát triển xã hội"

Mạng lưới nhà trường là một bộ phận kết cấu hạ tầng xã hội, do đóquản lý giáo dục là quản lý một loại quá trình kinh tế - xã hội đặc biệt nhằmthực hiện đồng bộ hài hòa sự phân hóa và xã hội hóa để tái sản xuất sức laođộng có kỹ thuật, phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý giáo dục có thể được hiểu rõ hơn, theo Phạm Minh Hạc: “Quản

lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục củaĐảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hànhtheo nguyên lý giáo dục để tiến đến mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đốivới ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống tácđộng có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo

Trang 20

dục) nhằm làm cho hệ điều hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục củaĐảng, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam màtiêu điểm là hội tụ của quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ đưa giáo dục tớimục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất ”.

Chủ thể quản lý giáo dục xét theo ngành dọc chuyên môn là:

- Các cấp quản lý từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (là cơ quan thay mặt Nhànước quản lý), Sở Giáo dục và Đào tạo, đến Phòng Giáo dục và Đào tạo vàcuối cùng là Hiệu trưởng các Nhà trường - Chủ thể quản lý trực tiếp sự vậnhành trong hệ thống giáo dục

- Đối tượng của quản lý giáo dục là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhânviên trong hệ thống giáo dục quốc dân

Chủ thể quản lý giáo dục xét theo phân cấp quản lý theo địa bàn vàlãnh thổ là:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, SởGiáo dục và Đào tạo (là cơ quan thay mặt UBND các cấp quản lý NhàNước về GD&ĐT tại địa phương), đến phòng GD&ĐT và Hiệu trưởngcác Nhà trường

- Đối tượng của quản lý giáo dục là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhânviên trong hệ thống giáo dục của địa phương

- Chủ thể quản lý giáo dục trong phạm vi nhà trường là Hiệu trưởng.Đối tượng ở đây là cán bộ, giáo viên, nhân viên trong Nhà trường và mụcđích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp, phương tiện giáo dục, cơ sởvật chất và quản lý kết quả giáo dục

Để tăng cường tính hiệu quả của quản lý giáo dục, hiện nay Nhà nướcđang đẩy mạnh phân cấp quản lý trong giáo dục và đào tạo Luật giáo dụcnăm 2005 thể hiện rõ các nội dung này, nhất là đẩy mạnh phân cấp quản lýgiáo dục phổ thông cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quản lý Phân

Trang 21

cấp quản lý giáo dục là cần thiết, nhưng công tác quản lý giáo dục ở tất cả cáccấp đều nhằm mục đích tạo điều kiện tối ưu cho sự vận hành thuận lợi của các

cơ sở giáo dục để đạt đến chất lượng

Từ quan điểm trên ta nhận thấy: Bản chất của hoạt động quản lý giáodục là quản lý hệ thống giáo dục, là sự tác động có mục đích có hệ thống, có

kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý theo những quyluật khách quan nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống đạt đến chấtlượng mong muốn

1.2.1.3 Quản lý nhà trường

- Nhà trường

Nhà trường là một thiết chế riêng biệt của xã hội, thực hiện chức năngkiến tạo những kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhât địnhcủa xã hội đó Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo nói trên đạtđược các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy động và sựkiến tạo này đạt được một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội

Nhà trường là đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống GD quốc dân, là mộtthiết chế xã hội (có quy chế, quy tắc, luật lệ) là một tổ chức có bộ máy nhân

sự ở đó tiến hành quá trình GD&ĐT, trực tiếp thực hiện mục tiêu của GD.Nhà trường vừa là khách thể chính của các cấp QLGD từ Trung ương đến địaphương, vừa là một hệ thống độc lập tương đối trong xã hội

Có thể phân biệt nhà trường với các thể chế khác thông qua các dấuhiệu cơ bản sau: Ngoài tính mục đích, tính tổ chức, tính kế hoạch cao, tínhhiệu quả, tính biệt lập tương đối hay tính lý tưởng hóa các giá trị xã hội, tínhchuyên biệt cho từng đối tượng, hay tính phân biệt đối xử theo sự phát triểntâm lý và thể chất thì dấu hiệu đặc trưng nhất là đối tượng lao động trong hoạtđộng của nhà trường Đối tượng hoạt động dạy học là con người, là tri thức

Trang 22

Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối GDcủa Đảng theo phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hànhtheo nguyên lý GD của Đảng để tiến tới mục tiêu đào tạo đối với ngành GD,đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh”.

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường phổ thông là tập hợpnhững tác động tối ưu (công tác tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, canthiệp) của chủ thể quản lý lên tập thể Cán bộ, Giáo viên và Học sinh nhằm tậndụng nguồn lực dự trữ do nhà trường đầu tư, các lực lượng xã hội đóng góp

và vốn lao động tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhàtrường mà tiêu điểm hội tụ là đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mụctiêu và kế hoạch đào tạo đưa nhà trường tiến lên một trạng thái mới ”

Từ những định nghĩa trên, chúng thấy có những dấu hiệu đặc trưngchung, bản chất của QL trường học là hệ thống những tác động có mục đích,

có kế hoạch của chủ thể QL nhằm làm cho trường học vận hành theo đườnglối và nguyên lý GD của Đảng để thực hiện thắng lợi mục tiêu ĐT của ngành

GD giao phó cho nhà trường

Mục tiêu của GD ở các nhà trường là giúp cho HS phát triển toàn diện

về đạo đức, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhâncách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, thamgia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Trang 23

Vì vậy, QL nhà trường là phải QL toàn diện bao gồm: QL hành chánh,

QL nhân sự, tài chánh, CSVC, dạy học, giáo dục, kể cả các hoạt động ngoàigiờ lên lớp của học sinh

1.2.2 Quản lý trường mầm non

Giáo dục mầm non là một bộ phận và là nền tảng của hệ thống giáo dụcquốc dân, GDMN có vững chắc thì mới đảm bảo được nhiệm vụ xây dựngnền móng ban đầu cho GD phổ thông và sự hình thành nhân cách con người

Trường mầm non là một đơn vị của GDMN thuộc hệ thống giáo dụcquốc dân Việt Nam Quản lý trường Mầm non là quá trình tác động có mụcđích, có kế hoạch của Hiệu trưởng đến tập thể cán bộ giáo viên mầm non đểchính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhằm thựchiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học

Thực chất công tác quản lý nhà trường mầm non là quản lý quá trìnhchăm sóc - giáo dục trẻ, nhằm đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và

có hiệu quả Quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ gồm:

- Mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ

- Nội dung chăm sóc - giáo dục trẻ

- Phương pháp, phương tiện chăm sóc - giáo dục trẻ

- Giáo viên (lực lượng giáo dục)

- Trẻ em từ 0 đến 6 tuổi (đối tượng giáo dục)

- Kết quả chăm sóc - giáo dục trẻ

Các nhân tố của quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ có mối quan hệ gắn

bó với nhau, trong đó mục tiêu, nhiệm vụ CS - GD trẻ giữ vai trò định hướngcho sự vận động và phát triển của toàn bộ quá trình cho từng nhân tố

1.2.3 Hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ

- Theo từ điển Tiếng Việt [18]

+ Chăm sóc: là thường xuyên trông nom, săn sóc

Trang 24

+ Giáo dục: là dạy dỗ để phát triển khả năng về thể chất, tri thức và đạo lý.

- Chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non được hiểu là việc nuôi dưỡng, bảo

vệ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi và tổ chức các hoạt độnggiáo dục nhằm giúp trẻ em lứa tuổi này phát triển toàn diện theo yêu cầu cầu

để thực hiện một chủ trương nào đó

1.2.4.2 Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non

Biện pháp quản lý là cách làm, cách thức thực hiện tiến hành, giảiquyết một công việc, hoặc là phương pháp làm việc thực hiện một chủ trươngnào đó để đạt tới mục tiêu quản lý

Thông thường, các biện pháp quản lý giáo dục phải đảm bảo thực hiệncho được các chức năng: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá quátrình giáo dục Vì thế, khi đưa ra bất kì biện pháp quản lý giáo dục nào cũngcần phải quan tâm đúng mức đến hiệu quả của nó đối với công tác kế hoạchhóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá quá trình giáo dục

1.3 Một số vấn đề về hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non

1.3.1 Mục tiêu của hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non

- Giáo dục mầm non thực hiện nuôi dưỡng chăm sóc - giáo dục trẻ từ 3tháng đến 6 tuổi Nội dung GDMN phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức

và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa

Trang 25

các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dunggiáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ,chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống.

- Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôidưỡng, chăm sóc - giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh,nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biếtkính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quýanh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cáiđẹp; ham hiểu biết, thích đi học

1.3.2 Nội dung hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non

Hoạt động CS - GD trẻ bao gồm 2 hoạt động cơ bản với những nội dung

cụ thể sau đây:

a) Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi:

- Đảm bảo chế độ vệ sinh cho trẻ 3 tháng đến 6 tuổi: vệ sinh môi trường,

vệ sinh ăn uống; tổ chức chế độ sinh hoạt, luyện tập, nghỉ ngơi cho trẻ mộtcách khoa học

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo nhu cầu phát triển của cơ thể

- Bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

- Phòng và chữa các bệnh thường gặp cho trẻ mầm non

b) Hoạt động giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi:

- Tổ chức môi trường giáo dục phù hợp cho trẻ

- Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của trẻ em theo các lĩnh vực phát triển: nhận thức, thể chất,ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm - xã hội

Trang 26

Trong thực tiễn GDMN, để nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động

CS - GD trẻ thì hoạt động chăm sóc cần được tổ chức đan xen, hòa quyện vớihoạt động giáo dục trẻ

1.3.3 Phương pháp, hình thức chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non

- Phương pháp chủ yếu trong GDMN là thông qua các hoạt động vuichơi để giúp trẻ phát triển toàn diện: chú trọng việc nêu gương, động viên,khích lệ

- Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giaotiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn vớitrẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp,tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuậnlợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật vàvui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm - sinhlý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thíchnghi với nhà trẻ

- Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điềukiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanhdưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theophương châm “chơi mà học, học bằng chơi” Chú trọng đổi mới tổ chứcmôi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khámphá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ Kếthợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ýđặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp Tổ chứchợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợpvới độ tuổi của nhóm /lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứngthú của trẻ và với điều kiện thực tế

1.3.4 Đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non

Trang 27

Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ mộtcác hệ thống và phân tích đối chiếu với mục tiêu của chương trình giáo dụcmầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chămsóc, giáo dục trẻ.

1.4 Quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập

Quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non nói chung và quản

lý hoạt động chăm sóc - giáo dục ở các trường MN ngoài công lập nói riêngđều nằm trong hệ thống quản lý giáo dục Quản lý hoạt động chăm sóc - giáodục giúp cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục mầm non là “Phát triểngiáo dục mầm non phù hợp với điều kiện từng nơi”

1.4.1 Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của trường mầm non ngoài công lập

1.4.1.1 Vị trí của trường mầm non ngoài công lập

Giáo dục mầm non là bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân và là bậchọc đầu tiên có tầm quan trọng trong việc hình thành và phát triển mọi giá trịcủa mỗi người ở giai đoạn khởi đầu của đời người Hiện nay, giáo dục mầmnon bao gồm hệ thống nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non trên quy môtoàn quốc GDMN thực hiện nguyên tắc Nhà nước, xã hội và nhân dân cùnglàm Trong sự phát triển, các cơ sở giáo dục mầm non công lập đang trở nênquá tải trước sự gia tăng dân số của thành phố Để giải quyết sự thiếu hụt đốivới giáo dục mầm non này thì các trường mầm non ngoài công lập trong thờigian qua đã phát triển nhanh chóng, mạng lưới càng mở rộng đã góp phần rấtlớn trong việc huy động học sinh ra lớp, đầy mạnh công tác xã hội hoá giáodục Đến nay, GDMN tồn tại nhiều loại hình công lập, dân lập, tư thục với đủloại quy mô trường, lớp, nhóm lớp mầm non tư thục Với cách làm sáng tạo,phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội và điểm mạnh của từng vùng, miền cùngvới sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp, GDMN đã thực sự tạo

Trang 28

được niềm tin trong nhân dân thực sự đóng góp rất to lớn vào sự nghiệp giáodục chung của cả nước Vì vậy, giáo dục mầm non có vị trí rất quan trọngtrong sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo.

1.4.1.2 Mục tiêu của giáo dục mầm non

Điều 22, Luật GD 2005 nêu: “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ

em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tốđầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một”

Mục tiêu giáo dục Mầm non được cụ thể hóa trong chương trìnhGDMN ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Mục tiêu giáodục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ,hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớpmột, hình thành và phát triển trẻ em những chức năng tâm lý, năng lực vàphẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứatuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng choviệc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”

Mục tiêu của giáo dục của các trường mầm non ngoài công lập cũngnhư các trường công lập đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các mụctiêu như nhau để tất cả các trẻ em trên toàn quốc đều được hưởng thụ các chế

độ chăm sóc - giáo dục như nhau Nhưng bên cạnh đó tùy theo mô hình, đặctrưng của từng trường mà người quản lý đặt ra những mục tiêu để đáp ứngnhững nhu cầu của phụ huynh như: một số trường cam kết thực hiện sứ mệnh

đề ra là trang bị và đào tạo những giá trị căn bản để các bé có thể phát triển tốtnhất các năng lực và tố chất theo xu hướng hội nhập quốc tế Chương trìnhhọc được kết hợp linh hoạt giữa chương trình Đào tạo Bộ Giáo dục & Đào tạo

và chương trình giảng dạy mẫu giáo quốc tế phù hợp với từng lứa tuổi mầm

Trang 29

non giúp bé được trang bị đầy đủ kiến thức theo các chuẩn mực chung củagiáo dục Việt Nam cũng như các chuẩn mực Quốc tế.

Bên cạnh đó một số trường ưu tiên và chú trọng đến việc bồi dưỡngphát triển bộ môn tiếng Anh cho trẻ và các chương trình năng khiếu cho trẻ.Chương trình Anh ngữ do đội ngũ giáo viên nước ngoài kết hợp với đội ngũchuyên môn của nhà trường biên soạn phù hợp theo từng độ tuổi mầm non sẽgiúp trẻ được thường xuyên rèn luyện các kỹ năng một cách chuẩn xác nhất.Các chương trình năng khiếu (âm nhạc, vẽ, aerobic, bơi…) được khá nhiềutrường áp dụng linh hoạt, hài hòa để phát huy tối đa năng lực cá nhân từng bécũng như thu hút phụ huynh

1.4.1.3 Nhiệm vụ của giáo dục mầm non

Thực hiện nội dung giáo dục toàn diện và ngày càng nâng cao chấtlượng giáo dục trẻ theo mục tiêu, kế hoạch đào tạo

Tuyên truyền và hướng dẫn công tác nuôi dạy trẻ theo khoa học cho cácbậc cha mẹ trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ Phối hợp với các ban ngànhkhác trong xã hội quan tâm đến những trẻ em thiệt thòi, diện chính sách

Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc nuôi con khỏe, dạycon ngoan, đáp ứng nhu cầu xã hội “Dạy trẻ thành nhân trước khi thành tài”

1.4.2 Đặc trưng của giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non có những đặc trưng riêng so với các ngành học, bậchọc khác trong hệ thống giáo dục quốc dân Những nét đặc trưng đó được thểhiện như sau:

- Giáo dục mầm non thực hiện nuôi dưỡng chăm sóc - giáo dục trẻ từ 3tháng đến 6 tuổi và nội dung GDMN phải đảm bảo tính khoa học, tính vừasức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thônggiữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội

Trang 30

dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm củatrẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống.

- Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôidưỡng, chăm sóc - giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh,nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biếtkính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quýanh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cáiđẹp; ham hiểu biết, thích đi học

- Phương pháp chủ yếu trong GDMN là thông qua các hoạt động vuichơi để giúp trẻ phát triển toàn diện: chú trọng việc nêu gương, động viên,khích lệ

- Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giaotiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn vớitrẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp,tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuậnlợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật vàvui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm - sinhlý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thíchnghi với nhà trẻ

- Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiệncho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dướinhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phươngchâm “chơi mà học, học bằng chơi” Chú trọng đổi mới tổ chức môi trườnggiáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm

và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ Kết hợp hài hòa giữagiáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng củatừng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp Tổ chức hợp lý các hình thứchoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm

Trang 31

/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiệnthực tế

Giáo dục mầm non được sự quan tâm của toàn xã hội, là truyền thống tốtđẹp của dân tộc, của những người lớn dành cho trẻ dành cho trẻ tử 0 đến 6 tuổinhững gì tốt đẹp nhất Những năm đầu đời có ảnh hưởng quyết định đến sự pháttriển và học tập sau này của trẻ Những kinh nghiệm đầu đời tốt sẽ tạo nên sựkhác biệt đối với sự đánh gía trong tương lai của trẻ Trẻ nhỏ là những người học

tự nhiên và tích cực Trẻ thích: quan sát, thử nghiệm, tưởng tượng, khám phá,điều tra, thu thập thông tin và chia sẻ kiến thức Theo nhà giáo dục học vĩ đại XôViết Makarenco A.X đã từng nhận xét “Những cơ sở căn bản của việc giáo dục

đã được hình thành từ tuổi lên 5 Những điều kiện dạy trẻ trong thời kỳ đó chiếmtới 90% tiến trình giáo dục trẻ Về sau việc Giáo dục và Đào tạo con người vẫntiếp tục Nhưng lúc đó là lúc bắt đầu nếm quả, những nụ hoa thì đã được vuntrồng trong 5 năm đầu tiên”

Đứa trẻ có sự ham hiểu biết bắt đầu ngay từ năm tháng đầu tiên cùngvới sự phát triển sự hứng thú trong việc học và tiếp xúc với người khác sẽ có

sự khởi đầu vượt trội trong cuộc sống Chúng ta cần chuẩn bị cho trẻ một sựkhởi đầu tốt đẹp

Từ những vấn đề trên đòi hỏi những người làm công tác giáo dục mầmnon, cán bộ quản lý giáo dục mầm non nói chung và người Hiệu trưởng mầmnon nói riêng phải am hiểu một cách sâu sắc về kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ,

về nội dung, phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ, quản lý chương trình GDMN

và đặc biệt là hết lòng thương yêu trẻ

1.4.3 Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập

1.4.3.1 Quản lý chất lượng hoạt động chăm sóc (nuôi dưỡng, sức khoẻ

và bảo vệ) trẻ mầm non

a) Quản lý nội dung, chương trình chăm sóc trẻ MN:

Trang 32

Để đạt được mục tiêu đã định về phát triển thể chất, trẻ MN cần đượcchăm sóc, nuôi dưỡng đúng cách để trẻ phát triển cân đối, hài hoà Tạo cho trẻ

có cơ thể khoẻ mạnh là tiền đề cho sự phát triển tâm lý, nhận thức Nhằm đảmbảo sự phát triển thể chất của trẻ, Vụ GD Mầm non, Bộ GD&ĐT đã có quiđịnh về nội dung và cụ thể hóa bằng chương trình chăm sóc trẻ ở các độ tuổi

Để chỉ đạo tổ chức tốt quá trình nuôi trẻ, HT phải nắm vững nội dung, chươngtrình này và chỉ đạo thực hiện, kiểm tra theo dõi thường xuyên việc thực hiệnchương trình ở các lớp của trường mình Mặt khác phải tạo những điều kiệncần thiết về CSVC và trang thiết bị để GV và bảo mẫu có thể thực hiện tốtchương trình qui định

b) Quản lý, tổ chức hoạt động chăm sóc trẻ MN:

Để quá trình chăm sóc trẻ thực hiện được đúng nội dung, đúng chươngtrình đã qui định nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, HT phải quản lý đượcviệc thực hiện hoạt động này của các GV và bảo mẫu Công việc này baogồm nhiều việc cụ thể khác nhau nhưng đều thống nhất nội dung, chươngtrình qui định chung vận dụng vào điều kiện cụ thể của trường để xây dựngthiết kế được kế hoạch chăm sóc trẻ đảm bảo tính khoa học, khả thi và hiệuquả Đảm bảo việc tổ chức các chế độ ăn, ngủ phù hợp với từng độ tuổi.Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ phải đảm bảo nhu cầu năng lượng và chấtdinh dưỡng cần thiết Phải đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lý, tránh cáctai nạn về thể chất và tổn thương về tinh thần của trẻ Muốn vậy, chủ thểquản lý trường MN phải:

- Quản lý tốt việc trang bị và sử dụng hiệu quả các điều kiện để chămsóc sức khỏe, vệ sinh và đảm bảo an toàn cho trẻ Các đồ dùng, đồ chơi tronglớp, đồ chơi ngoài trời, toàn bộ môi trường nhà trường phải là môi trường antoàn với trẻ Bếp ăn được sắp xếp theo qui trình một chiều, đáp ứng đượcchuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 33

- Chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm ởmọi khâu của quá trình nuôi dưỡng, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻtrong ăn uống Các nguồn thực phẩm cho trẻ ăn cần có nguồn gốc rõ ràng,đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Quản lý, giám sát một cách thường xuyên hoạt động chăm sóc sức

khoẻ, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ an toàn cho trẻ Có các biện pháp phòng bệnhtheo mùa và phòng tránh tai nạn cho trẻ

- Tổ chức nghiêm túc chế độ kiểm tra định kỳ và không định kì việcchăm sóc trẻ về tất cả các mặt: vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, vệsinh cá nhân trẻ Đảm bảo môi trường nhà trường luôn sạch sẽ, đảm bảo vệsinh; giáo dục mọi người có ý thức giữ gìn vệ sinh

- Chỉ đạo GV thường xuyên rèn luyện cho trẻ những thói quen, kĩ năng vệsinh, sống khỏe mạnh

- Tổ chức đánh giá định kì sự phát triển thể chất của trẻ Xác địnhnhững trẻ có sự không bình thường trong sự phát triển về thể chất (suy dinhdưỡng, dư cân, béo phì), tìm kiếm nguyên nhân và yêu cầu giáo viên, bảomẫu có hướng khắc phục

- Chỉ đạo GV và bảo mẫu đề ra những biện pháp hợp lý trong việcchăm sóc những trẻ “cá biệt”: yếu - suy dinh dưỡng, lười ăn, ăn hay nôn; thừacân - béo phì, thèm ăn uống chất béo và ngọt; những bé hay bị dị ứng, hayđau ốm thường xuyên cần phải có sự chăm sóc đặc biệt của giáo viên

1.4.3.2 Quản lý chất lượng hoạt động giáo dục trẻ mầm non

Việc quản lý chất lượng hoạt động giáo dục trẻ được thực hiện bằngbốn nội dung chính:

a) Quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục:

Trang 34

- Nội dung giáo dục trẻ MN được cụ thể hóa bằng chương trình GD ởtừng độ tuổi do Bộ GD&ĐT ban hành, được thực hiện thống nhất trên phạm

vi cả nước

Thực hiện chương trình là thực hiện nội dung GD trẻ để đạt được mụctiêu đào tạo của trường MN Vì thế quản lý việc thực hiện nội dung chươngtrình GD trẻ là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của người HT trường MN

Đó là việc người HT bằng các tác động quản lý đảm bảo xây dựng và thựchiện được kế hoạch giáo dục của nhà trường một cách hợp lý trên cơ sởchương trình giáo dục qui định

Để thực hiện tốt việc quản lý hoạt động CS - GD trẻ, người HT trường

MN cần nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết sâu, rộng trên nhiềulĩnh vực CS - GD trẻ và thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về khoahọc GDMN, đồng thời nắm vững các chủ trương đường lối của Đảng, Nhànước và của ngành về bậc học, biết vận dụng sáng tạo nội dung, chương trìnhchung vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, của trường mình Đây là vấn đềquan trọng nhất, và khó thực hiện để đáp ứng được yêu cầu đổi mới củachương trình GDMN mới hiện nay

- Đây cũng là công việc quản lý công tác giảng dạy, công tác chủ

nhiệm lớp, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên; công tác bồi

dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũgiáo viên HT phải chỉ đạo thực hiện và quan tâm tạo điều kiện để GV thựchiện đầy đủ các nội dung được quy định trong chế độ sinh hoạt của trẻ HTcần có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất vào các thời điểmkhác nhau về tình hình thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ của GV để kịp thờiuốn nắn những lệch lạc, thiếu sót Nội dung chương trình phải được cụ thểhóa, điều chỉnh để đảm bảo được tính vừa sức, phù hợp với sự phát triển củatừng bé, phát huy được tính tích cực học tập ở trẻ

Trang 35

Việc nắm vững và quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt mục tiêu chương trình

GD trẻ vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu đối với CBQL cũng như GV để nângcao chất lượng của các trường mầm non

b) Quản lý phương pháp giáo dục:

Nội dung, chương trình giáo dục trẻ chỉ phát huy được hiệu quả khingười GV có được phương pháp giáo dục thích hợp Vì vậy, việc quản lýphương pháp giáo dục là rất quan trọng Các phương pháp chủ yếu được sửdụng trong GDMN hiện nay là:

- Các phương pháp thực hành, trải nghiệm:

Là nhóm phương pháp hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi Sử dụngcác đồ vật dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích và nội dung giáo dục Trẻcùng làm theo và thao tác với đồ vật như: sờ mó, cầm nắm Sử dụng các yếu

tố chơi, các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động, mở rộng hiểu biết

về môi trường xung quanh và phát triển ngôn ngữ

- Các phương pháp trực quan:

Là dùng các phương tiện trực quan như đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh,phim ảnh, hành động mẫu cho trẻ quan sát, nói và làm theo, rèn luyện sự nhạycảm của các giác quan nghe, nhìn, ngửi, sờ, nếm

- Các phương pháp dùng lời:

Là nhóm phương pháp dùng lời nói để kể diễn cảm, đặt câu hỏi gợi mởđược sử dụng phù hợp cùng với các cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích trẻtập nói và giao tiếp với đồ vật, với người xung quanh, tạo tình huống thíchhợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẻ những cảm xúc với người khác bằng hànhđộng cụ thể

Việc sử dụng phương pháp chỉ đạt được hiệu quả khi nó phù hợp vớinội dung giáo dục, lứa tuổi và đặc điểm cá nhân trẻ Vì vậy, người HT phải

Trang 36

định hướng, kiểm tra và đánh giá một cách thường xuyên việc lựa chọn và sửdụng các phương pháp giáo dục.

c) Quản lý tổ chức hoạt động giáo dục:

Mức độ đạt tới mục tiêu giáo dục, thực hiện nội dung, chương trình đã

đề ra và việc sử dụng phương pháp dạy học hợp lý được thể hiện trong quátrình người giáo viên, bảo mẫu tổ chức quá trình giáo dục trẻ Vì vậy, mộttrong những nội dung quản lý quan trọng của HT trường MN là quản lý quátrình tổ chức hoạt động giáo dục Đây là công việc thường xuyên, lâu dài vàtoàn diện bao gồm những nội dung cơ bản:

- Quản lý việc lập kế hoạch giáo dục trẻ gồm kế hoạch năm học, kếhoạch từng tháng, tuần, kế hoạch bài học để đảm bảo kế hoạch phải được xâydựng trên cơ sở mục tiêu, nội dung, chương trình, phù hợp với tình hình cụthể của trường, lớp và đặc điểm, trình độ phát triển của trẻ Trong đó, kếhoạch tổ chức hoạt động học (hoạt động chính) đóng vai trò quan trọng

- Quản lý việc thực hiện kế hoạch giáo dục (tổ chức hoạt động giáodục); đó là việc kiểm tra thường xuyên để theo dõi việc thực hiện kế hoạchgiáo dục đã đề ra Trong đó cần đặc biệt chú ý đến việc tự kiểm tra, đánh giáviệc thực hiện và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế Trên

cơ sở kiểm tra, chủ thể quản lý có những chỉ đạo cần thiết và kịp thời để thựchiện được mục tiêu

- Đánh giá việc thực hiện kế hoạch để xác nhận kết quả việc thực hiện

kế hoạch, đặc biệt là việc thực hiện mục tiêu đã đề ra Việc đánh giá có ýnghĩa quan trọng vì nó là cơ sở để điều chỉnh kế hoạch, bố trí lao động và tạođộng lực cho giáo viên, bảo mẫu và trẻ trong quá trình giáo dục tiếp theo

Trang 37

Ở một số trường MN ngoài công lập hiện nay, ngoài việc thực hiệnnhững nội dung giáo dục mà Bộ GD&ĐT qui định còn có một nội dung quantrọng nhằm đáp ứng nhu cầu của một số khá đông phụ huynh - đó là dạyngoại ngữ, các môn năng khiếu khác cho trẻ Để thực hiện tốt nội dung này,nhà quản lý phải xây dựng được một kế hoạch hợp lý để vừa thực hiện đượcchương trình chuẩn qui định, vừa có thời gian cần thiết để dạy ngoại ngữ vànăng khiếu cho trẻ Đây là một công việc khá khó khăn vì phải đảm bảo thờilượng và chất lượng giáo dục theo qui định, vừa lựa chọn nội dung, phươngpháp và có kế hoạch dạy học sao cho hợp lý và hiệu quả, phải phối hợp đượchoạt động nhịp nhàng giữa GV ngoại ngữ, GV năng khiếu và giáo viên MN.

d) Chỉ đạo đánh giá sản phẩm giáo dục theo định kì

Đây là công việc cuối cùng nhưng cũng là công việc xác nhận về mặtđịnh lượng chất lượng của hoạt động CS - GD trẻ Để xác nhận đúng kết quảhoạt động của GV và bảo mẫu, cần chỉ đạo, tổ chức để việc đánh giá đượckhách quan và khoa học, phải loại trừ được các yếu tố chủ quan ra khỏi kếtquả đánh giá Điều cần lưu ý là, sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ MNkhông đi theo đường thẳng mà thường đi theo đường hình sin với những thời

kì trẻ phát triển nhanh chóng đan xen với những thời kì phát triển một cáchchậm chạp, thậm chí có thể có sự thụt lùi Vì vậy, để đánh giá chất lượng hoạtđộng CS - GD trẻ phải tập hợp được các dữ liệu đánh giá trong một thời giandài mới thấy được sự phát triển thực sự của trẻ Mặt khác, vì các trẻ phát triểnkhông đều và trong lớp có sự khác nhau về tháng, giới tính nên trong mỗi thờiđiểm đều có trẻ phát triển nhanh và chậm hơn về các mặt

1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập

1.4.4.1 Tổ chức và quản lý trường mầm non

Trang 38

1) Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệtrường mầm non:

a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (Hội đồng trườngđối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục,Hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác trong nhà trường);

b) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng;

c) Có các tổ chức chính trị - xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam, Côngđoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác

2) Nhà trường có số điểm trường, số lớp, số lượng trẻ theo quy địnhcủa Điều lệ trường mầm non:

a) Có không quá 07 điểm trường và được đặt tại trung tâm khu dân cư;b) Có số lượng trẻ và số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định;c) Trẻ được phân chia theo độ tuổi, được tổ chức bán trú và học 2buổi/ ngày

3) Nhà trường chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dụccác cấp; thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành giáo dục và địa phươngphát động:

a) Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật củaNhà nước liên quan đến giáo dục mầm non;

b) Chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền địaphương; sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ báo cáo với

cơ quan quản lý giáo dục cấp trên;

c) Thường xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thi đua theo hướngdẫn của ngành và quy định của Nhà nước

4) Nhà trường thực hiện công tác quản lý chuyên môn theo quy địnhcủa Bộ GD&ĐT:

Trang 39

a) Có kế hoạch hoạt động của trường theo tuần, tháng, năm học;

b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch

CS - GD trẻ và các hoạt động giáo dục khác; thực hiện quản lý chuyên môn,kiểm tra nội bộ theo quy định;

c) Có đủ hồ sơ, sổ sách và được lưu trữ theo quy định

5) Nhà trường thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo các quy định củaNhà nước:

a) Có đầy đủ hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính,tài sản liên quan đến trường mầm non và có quy chế chi tiêu nội bộ;

b) Lập dự toán, thực hiện thu, chi, quyết toán và báo cáo tài chính,kiểm kê tài sản theo quy định;

c) Thực hiện quản lý, lưu trữ hồ sơ, chứng từ; thực hiện công khai tàichính và kiểm tra tài chính theo quy định

6) Nhà trường chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ và cho cán

bộ, giáo viên, nhân viên:

a) Tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất hai lần/ năm học (vào hai họckỳ) đối với trẻ; ít nhất một lần/ năm học đối với cán bộ, GV và nhân viên;

b) Thường xuyên giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường cho trẻ;c) Thường xuyên tổ chức vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường vàthực hiện các hoạt động khác về y tế trường học

7) Nhà trường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho trẻ và chocán bộ, giáo viên, nhân viên:

a) Có phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường;

b) Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích, phòng chốngcháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;

c) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhânviên của nhà trường

Trang 40

8) Nhà trường tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợpvới điều kiện địa phương:

a) Có nội dung hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi theo từng tháng,từng năm học và thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả;

b) Mỗi năm học tổ chức ít nhất một lần cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi thamquan địa danh, di tích lịch sử, văn hoá địa phương hoặc mời nghệ nhân ở địaphương hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian;

c) Phổ biến, hướng dẫn cho trẻ các trò chơi dân gian, các bài ca dao,đồng dao, bài hát dân ca phù hợp

9) Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng của nhà trường thực hiện tốtnhiệm vụ theo quy định của Điều lệ trường mầm non:

a) Có kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học; sinhhoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần;

b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của nhàtrường; quản lý tốt tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị, tài sản, tài chính, hồ sơcủa tổ và của nhà trường;

c) Đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viêntrong tổ

1.4.4.2 Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường

1) Hiệu trưởng, phó HT đạt các yêu cầu theo quy định của Điều lệtrường mầm non và có đủ năng lực để triển khai các hoạt động CS - GD trẻ:

a) Hiệu trưởng, phó HT có thời gian công tác liên tục trong giáo dụcmầm non ít nhất là 5 năm đối với HT và 3 năm đối với phó HT; có bằngTrung cấp sư phạm mầm non trở lên, đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản

lý giáo dục;

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ GD-ĐT (2001), Chiến lược GDMN từ năm 1998 đến năm 2020, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược GDMN từ năm 1998 đến năm 2020
Tác giả: Bộ GD-ĐT
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2001
2. Bộ GD-ĐT (2002), Một số văn bản về GDMN trong thời kỳ đổi mới, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số văn bản về GDMN trong thời kỳ đổi mới
Tác giả: Bộ GD-ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
3. Bộ GD-ĐT (2008), Điều lệ trường mầm non, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường mầm non
Tác giả: Bộ GD-ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
10. Bùi Minh Hiền (2006) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo, Quản lý Giáo dục, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Giáo dục
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm
11. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2002 ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 12. Hoàng Phê (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2002" ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/200112. Hoàng Phê (2010), "Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2002 ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 12. Hoàng Phê
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
Năm: 2010
18. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển Tường giải và liên tưởng tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tường giải và liên tưởng tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Đạm
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1999
19. Ngô Công Hoàn (chủ biên) - Trịnh Dân - Đinh Văn Vang (1996), Tâm lý học và Giáo dục học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học và Giáo dục học
Tác giả: Ngô Công Hoàn (chủ biên) - Trịnh Dân - Đinh Văn Vang
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1996
20. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học, Nxb GD, Hà Nội Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục đại cương II, NXB Giáo dục, Hà Nội 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học", Nxb GD, Hà Nội Đặng Vũ Hoạt (1987), "Giáo dục đại cương II
Tác giả: Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học, Nxb GD, Hà Nội Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1987
21. F.Taylo (1856 - 1915) Lý thuyết về Tâm lý học quản lý, Tâm lý học.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết về Tâm lý học quản lý
22. Từ điển giáo dục học(2001)- Nhà xuất bản từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giáo dục học(
Tác giả: Từ điển giáo dục học
Nhà XB: Nhà xuất bản từ điển Bách khoa
Năm: 2001
23. V.A.Xukhomlinxki (1984), Một số kinh nghiệm lãnh đạo của Hiệu trưởng trường Phổ thông, (Hoàng Tâm Sơn lược dịch), tủ sách CBQL và nghiệp vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Một số kinh nghiệm lãnh đạo của Hiệu trưởng trường Phổ thông
Tác giả: V.A.Xukhomlinxki
Năm: 1984
26. Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Viện ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2004
4. Bộ GD-ĐT (2008), Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ GD- ĐT ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp GV mầm non Khác
5. Bộ GD-ĐT (2011), Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD trường mầm non Khác
6. Bộ GD-ĐT (2011), Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/04/2011 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non Khác
8. Bộ GD&ĐT Viện Chiến lược và chương trình Giáo dục,Trung tâm nghiên cứu và phát triển chương trình GDMN - Vụ GDMN (tháng 7/2006), Dự thảo chương trình giáo dục mầm non Khác
13. Luật Giáo dục 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 Khác
14. Mai Công Khanh (2009), Bài giảng QLGD và quản lý nhà trường Khác
15. Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020 Khác
16. Nguyễn Ngọc Quang (1989) trường CBQL TW1, Hà Nội, Khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w