Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạocác trường học tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bằng một sốgiải pháp, cụ thể: Tổ chức tập huấn cho đội ngũ
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.01.14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG
Nghệ An - 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, Tôi
đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ tận tình từ các cấp lãnh đạo, Quý thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để tôi hoàn tất đề tài nghiên cứu của mình
Một lần nữa, Tôi chân thành cảm ơn Ban giám Hiệu Đại Học Vinh, Đại học Sài Gòn, Khoa đào tạo Quản lý giáo dục và Hội đồng khoa học trường Đại học Vinh, Phòng giáo dục và đào tạo quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy giáo, cô giáo, đội ngũ cán bộ quản lý 5 trường Tiểu học Ngoài công lập Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh cùng đông đảo bạn đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi về cơ
sở thực tế, tham gia đóng góp những ý kiến quý báu cho việc nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Thị Hường - Người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ bản thân tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và viết luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, Tôi kính mong nhận được những lời chỉ dẫn của quý thầy giáo, cô giáo, ý kiến đóng góp trao đổi của các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Nghệ An, tháng 6 năm 2014
Tác giả
Phạm Thị Tuynh
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 9
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 9
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 10
1.2 Các khái niệm cơ bản 11
1.2.1 Kỹ năng và kỹ năng sống 11
1.2.2 Giáo dục và giáo dục kỹ năng sống 14
1.2.3 Quản lý và quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 15
1.2.4 Giải pháp và giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 16
1.3 Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập 18
1.3.1 Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập 18
1.3.2 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập 20
1.3.3 Các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học ngoài công lập 25
1.3.4 Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 30
1.4 Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập 33
1.4.1 Mục tiêu quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập 33
1.4.2 Nội dung quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập 33
1.4.3 Phương pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập 35
1.5 Các yếu tố chi phối đến công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập 37
1.5.1 Yếu tố giáo dục nhà trường 38
1.5.2 Yếu tố giáo dục gia đình 38
Trang 51.5.3 Yếu tố giáo dục xã hội 39
1.5.4 Yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh 39
Kết luận chương 1 40
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC NGOÀI CÔNG LẬP QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 41
2.1 Vài nét khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 41
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên 41
2.1.2 Kinh tế- xã hội 42
2.1.3 Giáo dục đào tạo quận Bình Thạnh 43
2.2 Thực trạng kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học các trường tiểu học ngoài công lập quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 49
2.2.1 Thực trạng kỹ năng sống của học sinh tiểu học ngoài công lập quận Bình Thạnh 49
2.2.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận Bình Thạnh 58
2.3 Thực trạng công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các trường tiểu học ngoài công lập quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện 67
2.3.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập 67
2.3.2 Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 68
2.3.3 Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục 70
2.4 Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân 71
2.4.1 Ưu điểm và hạn chế 71
2.4.2 Nguyên nhân của những yếu kém 72
Kết luận chương 2 74
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG 75
TIỂU HỌC NGOÀI CÔNG LẬP QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 75
3.1 Nguyên tắc xây dựng giải pháp 75
Trang 63.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 75
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 75
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 75
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 76
3.2 Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh 76
3.2.1 Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 76
3.2.2 Cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 84
3.2.3 Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học ngoài công lập 97
3.2.4 Tổ chức phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 101
3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và hiệu quả sử dụng đảm bảo cho việc giáo dục kỹ năng sống, đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá, thi đua khen thưởng 107
3.3 Mối liên hệ giữa các giải pháp 110
3.4 Thăm dò tính cầp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 111
3.4.1 Khái quát về khảo sát 111
3.4.2 Kết quả khảo sát 112
Kết luận chương 3 115
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 116
1 Kết luận 116
2 Kiến nghị 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC 1
Trang 8Bảng 2.1 Quy mô học sinh, cán bộ giáo viên THNCL quận Bình Thạnh 46
Bảng 2.2 Chất lượng GD toàn diện học sinh THNCL quận Bình Thạnh 46
Bảng 2.3 Phòng học 47
Bảng 2.4 Ý kiến của học sinh về sự cần thiết của giáo dục kỹ năng sống 52
Bảng 2.5 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thiếu kỹ năng sống của học sinh 55
Bảng 2.6 Mức độ nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THNCL quận Bình Thạnh về tầm quan trọng của công tác GD kỹ năng sống trong trường THNCL hiện nay 59
Bảng 2.7 Mức độ thực hiện công tác giáo dục KNS cho học sinh THNCL quận Bình Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh 59
Bảng 2.8 Ý kiến đánh giá về nhận thức của cán bộ, giáo viên về các nội dung GD kỹ năng sống cho học sinh THNCL 60
Bảng 2.9 Ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện của cán bộ, giáo viên về các nội dung GD kỹ năng sống cho học sinh THNCL 61
Bảng 2.10 Nhận thức của học sinh THNCL quận Bình Thạnh về tính hiệu quả của các hình thức GD kỹ năng sống nhà trường đã áp dụng 65
Bảng 2.11 Các kế hoạch giáo dục kỹ năng sống 66
Bảng 2.12 Thực trạng chỉ đạo quản lý GDKNS cho học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường 67
Bảng 2.13 Sự phối hợp giữa cán bộ quản lý với các lực lượng giáo dục 69
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả đánh giá tính cần thiết của các giải pháp quản lý công tác GDKNS cho học sinh THNCL quận Bình Thạnh 112
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả đánh giá tính khả thi của các giải pháp quản lý công tác GDKNS cho học sinh THNCL quận Bình Thạnh 113
Trang 9Chúng ta đã thực hiện thành công chặng đường đầu của công cuộc đổimới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân cónhiều thay đổi tích cực, sức mạnh quốc gia về mọi mặt được tăng cường, độclập, tự chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của củaViệt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, tạo tiền đề để nước ta tiếp tụcphát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn mới Đối với giáo dục vàđào tạo cũng đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng: nâng cao dântrí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Quá trình toàn cầu hóa cùng với
cơ chế thị trường hiện nay đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sốngkinh tế xã hội đất nước, trong đó có giáo dục.Bên cạnh những mặt tích cựccủa quá trình toàn cầu hóa và cơ chế thị trường mang lại thì nó cũng bộc lộnhững mặt hạn chế, tồn tại.Một trong những biểu hiện quan trọng là các giátrị truyền thống trong xã hội đang bị xói mòn, tệ nạn xã hội đang len lỏi, xâmnhập vào nhà trường.Đó cũng chính là nỗi lo và gánh nặng của các gia đình,nhà trường và xã hội
Hiện nay, chúng ta đang hàng ngày phải đối diện với vấn đề bạo lựchọc đường, tệ nạn xã hội học đường, những hành vi cư xử thiếu văn hóa với
Trang 10bạn bè, với người lớn, với môi trường tự nhiên của học sinh nói chung vàcủa học sinh tiểu học nói riêng Học sinh tiểu học phần lớn là ngoan, biếtvâng lời cô giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra Tuynhiên đánh giá một cách khách quan mà nói học sinh hiện nay rất nhạy cảm,rất dễ thích ứng với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội: hiện tượng nói tục,các hành vi thiếu văn hoá vẫn còn Đặc biệt học sinh không biết áp dụng kiếnthức đã học vào thực tế Chẳng hạn học sinh lớp 2 vừa được học bài “Giữ trật
tự vệ sinh nơi công cộng” nhưng lại rất mất trật tự trong giờ học hoặc vất rácbừa bãi ở sân trường Học sinh vừa được học bài “Lễ phép vâng lời thầy côgiáo’’ nhưng lại chỉ chào hỏi thầy cô giáo dạy mình hoặc không biết cảm ơn,xin lỗi khi được người khác giúp hay làm điều gì đó không phải Một trongnhững nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này chính là do các emthiếu kỹ năng sống, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trườngchưa thực sự được coi trọng và mang lại hiệu quả do những hạn chế về mặtnội dung, hình thức và PP giáo dục
1.2 Về mặt thực tiễn
Trong xu thế hội nhập hiện nay của đất nước, Sự cạnh tranh của cơ chếthị trường có mặt tích cực là thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, song lại làmảnh đất tốt cho tư tưởng cơ hội, thực dụng, vụ lợi, phát triển chủ nghĩa cánhân ích kỷ coi đồng tiền là trên hết dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức xã hội
từ người lớn đến trẻ em, đến mọi mặt của đời sống xã hội cụ thể là: Trong giađình: một số cha mẹ học sinh thiếu gương mẫu, ông bà cha mẹ, chửi mắng lẫnnhau, một số gia đình còn khoán trắng bỏ mặc cho nhà trường và xã hội, thậmchí còn quá nuông chiều con cái, dẫn đến một số học sinh vô lễ với ngườitrên, nhiều em không vâng lời ông bà, bố mẹ, lười lao động, lười học, trộmcắp… Trong giao tiếp nói năng thô lỗ, cục cằn Ngoài xã hội: Hiện tượng tiêucực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh, một số tụ điểm chiếu phim ảnh băng
Trang 11hình có nội dung đồi truỵ ảnh hưởng lớn đến hành vi đạo đức của các em Vìvậy, giáo dục kỹ năng sống cho mọi người nói chung và cho học sinh nóiriêng trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết và đặt ra cho ngành giáo dụcnhiều thách thức mới.
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống hiện nay với đối tượng là học sinhtiểu học tưởng chừng như rất đơn giản nhưng trên thực tế thì lại rất khó khăn
và phức tạp Có ý kiến cho rằng vấn đề này không mới nhưng điều quan trọng
và có ý nghĩa hơn là khẳng định vai trò, trách nhiệm của nhà trường trongviệc kết hợp dạy chữ với dạy người cho học sinh Giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh tiểu học không phải chỉ giới hạn trong một thời gian ngắn hay mộtbậc học, mà là một quá trình xuyên suốt, lâu dài, không có giới hạn Hiện nay,ngay cả đội ngũ giáo viên cũng không biết phải giáo dục kỹ năng sống nhưthế nào, bắt đầu từ đâu và thậm chí ngay cả chính bản thân người giáo viêncũng chưa thấu hiểu thế nào là rèn kỹ năng sống Mặc dù Bộ Giáo dục và đàotạo đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậctiểu học, đồng thời Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã
mở các lớp tập huấn cho đội ngũ cốt cán và phát động nhiều phong trào,nhưng kết quả thì chúng ta đã đạt được những gì? Hiệu quả giáo dục ra sao?Các em học sinh thể hiện kỹ năng sống của mình đạt được ở mức độ nào?…cho đến nay vẫn chưa có một minh chứng cụ thể nào cả Giáo dục kỹ năngsống không phải là một môn học cụ thể như Tiếng Việt hay Toán mà là mộtquá trình giáo dục kết hợp từ thực tiễn cuộc sống đến các môn tâm lý học,giáo dục học Nó không có một phương pháp hay một hình thức giảng dạy cụthể mà phải tùy thuộc vào từng tình huống, từng hoàn cảnh cụ thể để giáo dụccác em Bản thân người giáo viên ngoài việc tuân thủ theo những cái chungnhư: thực hiện giảng dạy tích hợp kỹ năng sống theo hướng dẫn chỉ đạo của
Bộ, Sở, tổ chức các hoạt động thi đua;… còn phải có ý thức tự tôi rèn, điều
Trang 12chỉnh các giá trị sống; phải thể hiện tốt những kỹ năng sống ngay từ chính bảnthân mình; phải là tấm gương cho các em học tập và noi theo
Do vậy việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh rất quan trọng, nhất làđối với các học sinh bậc tiểu học Đây cũng là một nội dung thiết thực trongchiến lược giáo dục toàn diện Năm 2001, thông qua dự án “Giáo dục sốngkhỏe mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên”, với sáng kiến và sự hỗ trợcủa Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, chúng ta đã thực hiện tươngđối bài bản việc giáo dục kỹ năng sống Ngay từ đầu năm học 2010 - 2011,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định đưa kỹ năng sống vào giảng dạy đạitrà cho tất cả các cấp học Trong năm học mới 2013 - 2014 Bộ cũng đã có chỉthị tăng cường nội dung giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh, bên cạnh cácnội dung như giáo dục đạo đức, pháp luật, an toàn giao thông đã đề ra từ cácnăm học trước
Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạocác trường học tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bằng một sốgiải pháp, cụ thể: Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cốt cán của các trường; đẩymạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực”; mỗi thầy cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dụcđạo đức, nhân cách cho học sinh; giáo viên các trường học không chỉ nângcao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đếnđời sống, tâm tư tình cảm của học sinh; các trường cần tăng cường trao đổithông tin với gia đình một cách thường xuyên; cần có sự kết hợp chặt chẽgiữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dụchọc sinh trong và ngoài nhà trường
Để nâng cao chất lượng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh, phải thực hiện đổi mới toàn diện mà trong đó tất yếu phải có những giảipháp quản lý hoạt động này một cách có hiệu quả
Trang 13Quận Bình Thạnh là một trong những quận lớn của thành phố Hồ ChíMinh là nơi tập trung nhiều trường tiểu học công lập, ngoài công lập lớn &nhỏ và cũng đang phải đối diện với một thực tế đó là vấn đề giáo dục kỹ năngsống chưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạnhiện nay, đối với các nhá quản lý hiện nay cũng rất là nan giải Nếu nhưkhông hiểu rõ đối tượng mình đang quản lý từ giáo viên đến học sinh, khôngtìm hiểu kỹ thực trạng của địa bàn nơi mình đang quản lý thì sẽ dẫn đến mộtkết quả không như mong muốn Một mặt, nhà quản lý cũng cần phải nghiêncứu để tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt độngdạy học, các phong trào hoạt động ngoại khóa, hoạt động đoàn thể sao chothật phong phú, đa dạng; quan trọng nhất là phải mang tính thiết thực và thậtgần gũi với các em Làm sao để các em có thể vận dụng được các kỹ năngsống ở mọi lúc, mọi nơi và hình thành được ý thức sống đẹp- sống đúng- sống
vì mình và vì mọi người Đồng thời, nhà quản lý cũng cần phải có những giảipháp giúp cho đội ngũ giáo viên hiểu và thấy rõ được tầm quan trọng của việcgiáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh ở lứa tuổi tiểu học
Chính vì những lí do này, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là:
“Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học ngoài công lập quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh” Tác giả luận văn mong muốn được góp phần tháo gỡ những khó khăn
trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập tạiquận Bình Thạnh hiện nay, giúp cho công tác giáo dục trong các nhà trườngphát huy được hiệu quả hơn trong thực tế
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải phápquản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu họcngoài công lập, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 143 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trườngtiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
ở các trường tiểu học ngoài công lập, quận Bình Thạnh, Thành phố HồChí Minh
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được một số giải pháp quản lý có cơ sở khoa học và cótính khả thi thì có thể nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục kỹnăng sống cho học sinh ở các trường tiểu học NCL quận Bình Thạnh,thành phố Hồ Chí Minh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh tiểu học NCL
5.2 Khảo sát và phân tích thực trạng công tác giáo dục kỹ năngsống cho học sinh ở các trường tiểu học NCL, quận Bình Thạnh, Thànhphố Hồ Chí Minh
5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năngsống cho học sinh ở các trường tiểu học NCL, quận Bình Thạnh, thànhphố Hồ Chí Minh
6 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số giải pháp quản lý công tác giáo dục
kỹ năng sống của Hiệu trưởng ở 05 trường tiểu học NCL, quận Bình Thạnh,
Trang 15thành phố Hồ Chí Minh: Trường Tiểu học Quốc tế Á Châu, Trường Tiểu họcTrí Đức, Trường Tiểu học Việt Mỹ, Trường Tiểu học Ngôi nhà Thông Thái
và Trường Tiểu học Việt Úc
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu liên quan đến đề tàinghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
• Phương pháp điều tra bằng ankét
• Phỏng vấn trực tiếp
• Phương pháp quan sát: nhằm thu thập thông tin về các vấn đềnghiên cứu
• Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, khảo nghiệm sư phạm
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý số liệu thu được
8 Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng sống, quản lýgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh
- Đề xuất hoàn thiện các giải pháp quản lý có tính khả thi, hiệu quả vềcông tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học NCL, đặc biệt phù hợpvới tình hình cấp bách hiện nay và phù hợp với thực tiễn ở địa phương
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết thúc và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương:
Trang 16- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
- Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học NCL, quận Bình Thạnh, Thànhphố Hồ Chí Minh
- Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh ở các trường tiểu học NCL, quận Bình Thạnh, Thành phố HồChí Minh
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, có rất nhiều các công trình nghiên cứu về kỹ năng sống
và giáo dục kỹ năng sống Ngoài một số công trình nghiên cứu về kỹ năngsống của cá nhân như: Dorrothy I Ansell and Joan M Morse - 1994 (CreativeLife Skill Activities); Darlene Manix - 1995 (Life Skills Activities forSecondary Students with Special Needs); Botvin - 2001 (Life skills training:fact sheet)… Còn có nhiều các công trình nghiên cứu được thực hiện bởi các
tổ chức quốc tế: UNICEF, WHO, UNESCO Có thể kể ra một vài công trìnhnghiên cứu tiêu biểu như:
• Life skills Education in schools (WHO, 1997)
• Skills for Health (WHO, 2001)
• Life Skills in Non- Formal Education: A Review (UNESCO, 2001) Năm 1979, tiến sĩ người Mỹ là Gilbert Botvin đã công bố một chươngtrình đào tạo kỹ năng sống có hiệu quả cao cho thanh thiếu niên từ lớp 7 đếnlớp 9 Sau đó, chương trình này đã được triển khai trong nhiều trường họckhác nhau và đã thu được nhiều kết quả ấn tượng
Với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như: UNICEF, UNESCO,UNFPA, WHO chương trình giáo dục kĩ năng sống đã được phát triển rộngkhắp trên phạm vi toàn cầu Các tổ chức này đã mở những cuộc hội thảo,cung cấp vật liệu, đồng thời phối hợp với nhau để đẩy mạnh hoạt động giáodục kĩ năng sống trong thanh thiếu niên Chương trình này đã được thức hiện
và phát triển mạnh trong khu vực Mỹ Latinh và Caribe, khu vực Nam Phi vàBotswana, khu vực Châu Á
Trang 18Tại khu vực Châu Á, được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt làUNICEF, UNESCO, UNFPA, các chương trình giáo dục kỹ năng sống đãđược triển khai rộng khắp ở cả Nam Á (Bangladesh, Bhutan, Nepal, SriLanka), Đông Á (Trung Quốc), Trung Á (Mông Cổ), Đông Nam Á(Cambodia, Indonesia, Laos, Myanmar, Philippines, Thailand, Đông Timor
và Việt Nam)
Tại khu vực Đông Nam Á, các chương trình giáo dục dựa trên kỹ năngsống xuất hiện trên các quốc gia chủ yếu vào 5 năm cuối của thể kỉ XX(Thailand- 1996; Indonesia- 1997; Philippines- 2001; Laos- 1998; Myanmar-1998; Cambodia- 2001) Dựa trên các cách tiếp cận khác nhau qua từng vấn
đề cụ thể, các quốc gia đã từng bước triển khai để đưa giáo dục kỹ năng sốngvào trong và ngoài nhà trường
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Năm 1996, thuật ngữ “kỹ năng sống” bắt đầu được biết đến ở Việt Namqua chương trình của UNICEF “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe vàphòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” docác chuyên gia Australia tập huấn
Năm 2003, hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống doUNESCO” tài trợ được tổ chức
Năm 2005, có một số tài liệu, đề tài nghiên cứu được triển khai liênquan đến giáo dục kỹ năng sống trong các trường trung học cơ sở và trunghọc phổ thông như: Dự án VIE 01/10 do UNFPA tài trợ “Giáo dục dân số vàsức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khóa trong nhàtrường”; đề tài cấp Bộ “Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh trung họcphổ thông”, do Viện Nghiên cứu sư phạm, trường Đại học Sư phạm Hà Nộitriển khai
Bên cạnh những nghiên cứu liên quan đến giáo dục kỹ năng sống tronggiáo dục phổ thông, còn có một số tài liệu nghiên cứu khác đề cập đến giáo
Trang 19dục kỹ năng sống trong giáo dục thường xuyên Tiêu biểu là một số dự án hợptác giữa Viện chiến lược và Chương trình giáo dục với văn phòng UNESCO
Hà Nội: “Giáo dục kỹ năng sống ở trung tâm học tập cộng đồng” (2005);
“Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” (2006)
Trong hệ thống giáo dục ở nước ta, mặc dù vấn đề giáo dục kỹ năngsống cho học sinh đã được nghiên cứu và bước đầu triển khai trong hệ thốnggiáo dục không chính quy cách đây hơn 10 năm, nhưng đến nay, việc triểnkhai để đưa giáo dục kỹ năng sống vào các môn học trong các trường phổthông vẫn hạn chế Hầu hết giáo viên và học sinh vẫn còn xa lạ với các thuậtngữ cũng như những vấn đề cơ bản liên quan đến kỹ năng sống và giáo dục
kỹ năng sống.Việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào dạy ở nhà trường mới chỉđược tiến hành ở một số trường học tư nhân, còn trong hệ thống các trườnghọc công lập hầu như vẫn chưa có
Mặc dù việc triển khai giáo dục kỹ năng sống chưa được tiến hành mộtcách hệ thống và rộng rãi trong các nhà trường nhưng nó lại đang là vấn đềđược nhiều các tổ chức ngoài tư nhân ở nước ta quan tâm.Các trung tâm giáodục kỹ năng sống được ra đời và tổ chức ở nhiều nơi (đặc biệt là ở các thànhphố lớn), một số nhà chùa cũng tham gia tổ chức giảng dạy để giáo dục kỹnăng sống cho học sinh Tuy nhiên hiện chưa có công trình nào nghiên cứu vềgiáo dục kỹ năng sống ở các trường ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Kỹ năng và kỹ năng sống
1.2.1.1 Kỹ năng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng Những định nghĩanày thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân củamỗi người:
- A.G.Covaliop: kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợpvới mục đích và điều kiện của hành động
Trang 20- A.V.Petrovxki: kỹ năng là sự vận dụng những tri thức, kỹ xảo đã có
để lựa chọn thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mụcđích đề ra
- Bùi Văn Huệ: kỹ năng là khả năng vận dụng tri thức, khái niệm, địnhnghĩa, định luật vào thực tiễn
- Lưu Xuân Mới: kỹ năng là sự biểu hiện kết quả hành động trên cơ sởkiến thức đã có Kỹ năng là tri thức trong hành động
- Từ điển Tiếng Việt: kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thứcthu được vào thực tế
Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hìnhthànhkhi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn Kỹ năng học được do quátrình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó Kỹ năngluôn có chủ đích và định hướng rõ ràng
1.2.1.2 Kỹ năng sống
Thuật ngữ kỹ năng sống (Life skills) là khái niệm được sử dụng rộngrãi trong nhiều lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội.Thuật ngữ này xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi trên thế giới Việc
sử dụng thuật ngữ này có ở tất cả các loại nước: phát triển, đang phát triển, cóthu nhập cao, trung bình, thấp và các vùng giáo dục cho mọi người
Có nhiều cách hiểu, nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm kỹnăng sống:
- Có quan niệm cho rằng: Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thâncủa mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội,khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống
- Quan niệm khác lại cho rằng kỹ năng sống là những kỹ năng thiếtthực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh
Trang 21- Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để cóhành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử một cách cóhiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Theo UNESCO “KNS là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hộicần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả”
KNS gắn với bốn trụ cột giáo dục: học để biết, học để làm, học để cùng
chung sống và học để khẳng định mình.
- Theo UNICEFF thì KNS là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội vàgiao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giaotiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thânnhằm giúp cho học có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả
Phân tích các quan niệm trên cho thấy: Quan niệm của WHO nhấnmạnh đến khả năng của cá nhân có thể duy trì trạng thái tinh thần và biết thíchnghi tích cực khi tương tác với người khác và với môi trường của mình Quanniệm này mang tính khái quát nhưng chưa thể hiện rõ các kỹ năng cụ thể, mặc
dù khi phân tích sâu thì thấy tương đối gần với nội hàm KNS theo quan niệmcủa UNESCO Quan niệm của UNESCO là quan niệm rất chi tiết, cụ thể, cónhấn mạnh thêm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ.Còn quan niệmcủa UNICEF nhấn mạnh rằng kỹ năng không hình thành, tồn tại một cách độclập mà hình thành, tồn tại trong mối tương tác mật thiết có sự cân bằng vớikiến thức và thái độ Kỹ năng mà một người có được phần lớn có được cũngnhờ có kiến thức (ví dụ: muốn có kỹ năng thương lượng phải biết nội dungthương lượng) Việc đề cập thái độ cũng là một góc nhìn hữu ích vì thái độ cótác động mạnh mẽ đến kỹ năng (ví dụ: thái độ kỳ thị khó làm cho một ngườithực hiện tốt kỹ năng biết thể hiện sự tôn trọng với người khác)
Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy KNS bao gồm một loạt các
kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người.Bản chấtcủa KNS là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá
Trang 22nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiểu quả Nói cách khác,
“Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xửphù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trướccác tình huống
1.2.2 Giáo dục và giáo dục kỹ năng sống
1.2.2.1 Giáo dục
Có nhiều định nghĩa về giáo dục
- Từ điển Larousse định nghĩa giáo dục là hoạt động đào tạo, huấnluyện về tri thức song song với việc thực hàng đạo đức
- Các giáo trình cơ bản của giáo dục Việt Nam định nghĩa “Giáo dục làhiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinhnghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người”
- Tự điển giáo dục Việt Nam định nghĩa như sau: “Giáo dục là nhằmtruyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồidưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và pháttriển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bịcho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội
Vậy có thể hiểu giáo dục là quá trình truyền thụ kinh nghiệm lịch
sử-xã hội của thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theoyêu cầu của xã hội
1.2.2.2 Giáo dục kỹ năng sống
Trong thực tiễn giáo dục kỹ năng sống được xem xét dưới 2 khía cạnhkhác nhau:
- Như là một lĩnh vực học tập: như giáo dục sức khoẻ, HIV/AIDS Ở
lĩnh vực này đã tồn tại cách tiếp cận kỹ năng sống từ khá lâu
- Như là một cách tiếp cận giúp giáo viên tiến hành giáo dục có chấtlượng xuyên suốt các lĩnh vực học tập
Trang 23UNICEF, UNESCO cũng quan niệm rằng, giáo dục kỹ năng sốngkhông phải là lĩnh vực hay môn học, nhưng nó được áp dụng lồng vào nhữngkiến thức, giá trị và kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển của cá nhân
và học tập suốt đời
Hiện nay, đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa KNSvào nhà trường, trong đó có nhiều nước đã đưa vào chương trình chính khoá ởTiểu học và Trung học Việc giáo dục KNS cho HS ở các nước được thựchiện dưới các hình thức: KNS là một môn học riêng biệt; KNS được tích hợpvào một vài môn học chính; KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả cácmôn học trong chương trình Chẳng hạn:
- Malawi, Cambodia: Kỹ năng sống trở thành một môn học riêng biệt
- Sudan: Kỹ năng sống được lồng ghép vào giáo dục công dân
- Myanmar: Có các chủ đề giáo dục kỹ năng sống trong chương trìnhgiảng dạy: sức khoẻ và vệ sinh cá nhân, sự phát triển thể chất, sức khoẻ tâmthần, phòng tránh các bệnh như tiêu chảy, rối loạn do thiếu iốt, lao phổi, sốtrét, ma tuý, HIV/AIDS, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng truyền thông và tựdiễn đạt, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng xử lý cảm xúc, khuyến khíchlòng tự trọng
Như vậy, giáo dục kỹ năng sống cho HS trong các trường phổ thông làrất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt Nó không thể thiếu trong giáo dụcchính quy và không chính quy
1.2.3 Quản lý và quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
1.2.3.1 Quản lý
Theo Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức,
có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lênkhách thể (đối tượng) về các mặt chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế bằngmột hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp
Trang 24và các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện phát triển củađối tượng
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý
là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằmđạt được mục tiêu của tổ chức”
W.Taylor cho rằng: "Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn ngườikhác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và
rẻ nhất”
- Theo từ điển Tiếng Việt do trung tâm Từ điển ngôn ngữ Hà Nội xuấtbản năm 1992, quản lý có nghĩa là:
+ Trông coi và gìn giữ theo những yêu cầu nhất định
+ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.Quản lý là quá trình duy trì hệ ổn định để phát triển và tạo ra sự pháttriển trong thế ổn định
Chúng ta có thể thống nhất với định nghĩa khái quát như sau: Quản lý
là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượngquản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra
1.2.3.2 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học chính làquản lý kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, sựphối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêucác nhiệm vụ giáo dục rèn luyện kỹ năng sống ở học sinh
1.2.4 Giải pháp và giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
1.2.4.1 Giải pháp
Theo Từ điển tiếng Việt, giải pháp là cách giải quyết một vấn đềnào đó
Trang 25Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì: “Giải pháp là cáchlàm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”.
Như vậy, nói đến giải pháp là chúng ta nói đến những cách thức tácđộng nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng tháinhất định để đạt được mục đích hoạt động Giải pháp càng thích hợp, càng tối
ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra và càngthu được hiệu quả cao Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rằng để có đượcnhững giải pháp như vậy thì cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thựctiễn đáng tin cậy
Một giải pháp theo đúng khái niệm của nó là phải khả thi (về lý thuyết),rồi phải được thực thi, chuyển thành một hình thái trực quan cảm tính trongthực tiễn cuộc sống
1.2.4.2 Giải pháp quản lý công tác GD KNS cho học sinh
Giải pháp quản lý là hệ thống các cách tổ chức, điều khiển hoạt độngcủa một nhóm (hay nhiều nhóm xã hội) cùng nhau thực hiện những mục đích
và nhiệm vụ chung
Từ đó, đề xuất các giải pháp quản lý thực chất là đưa ra các cách thức
tổ chức, điều khiển có hiệu quả hoạt động của một nhóm (hệ thống, quá trình)nào đó Tuy nhiên, các cách thức tổ chức, điều khiển này phải dựa trên bảnchất, chức năng, yêu cầu của hoạt động quản lý
Giải pháp quản lý công tác giáo dục KNS cho học sinh tiểu học là cáchthức tác động của chủ thể quản lý đến đội ngũ cán bộ giáo viên, các lực lượnggiáo dục trong và ngoài nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục KNS, gópphần nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh
Nhà trường luôn xác định, không chỉ chú trọng dạy kiến thức văn hóacho học sinh mà còn dạy các em cách sống, cách tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội Nhà trường thường xuyên
Trang 26phối hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh, đề ra “Quy chế phối hợp giáo dụchọc sinh”, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong quản lý,giáo dục các em Nếu có hiện tượng các em học sinh bỏ học không lý do, nhàtrường có thông báo ngay với gia đình, tìm hiểu nguyên nhân và cùng giađình thuyết phục các em đi học trở lại Nhà trường còn xây dựng quy tắc ứng
xử giữa giáo viên và học sinh trên cơ sở lấy ý kiến dân chủ của học sinh toàntrường, tạo cho các em sự tự giác, nghiêm túc trong thực hiện các quy tắcchung, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, giúp học sinh pháttriển toàn diện
Vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinhphải được đặc biệt coi trọng Trước hết, các bậc cha mẹ phải là những tấmgương về đạo đức cho các em học tập Cha mẹ cũng phải uốn nắn, răn dạycon em từ lời ăn, tiếng nói đến cách ứng xử trong đời sống thường ngày Để
từ đó xây dựng, hình thành trong các em thói quen ứng xử có văn hóa ngay từtrong gia đình Các gia đình còn phải liên hệ, phối hợp chặt chẽ với nhàtrường trong việc quản lý giờ giấc, theo sát hoạt động, hướng các em đếnnhững hoạt động lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội, giáo dục các em trở thànhnhững con người có lý tưởng, hoài bão phấn đấu vươn lên
1.3 Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập
1.3.1 Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập
1.3.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của các trường tiểu học NCL
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệtrẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yêu tố tích cực và tiêu cực,luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu vớinhiều vấn đề tâm lý xã hội phức tạp, những khó khăn, thách thức… Vì vậy
Trang 27mục tiêu, nhiệm vụ của các trường tiểu học NCL là đào tạo thế hệ trẻ: Tự tin Năng động - Sáng tạo, có đủ tri thức khoa học ngang bằng với các học sinh ởcác quốc gia phát triển, có vốn hiểu biết sâu sắc về các giá trị văn hóa truyềnthống dân tộc, có kỹ năng sống thực tế, có nhân sinh quan đúng đắn, có ý thứctrách nhiệm của công dân toàn cầu và có đủ bản lĩnh, tự tin để hội nhập vớinền giáo dục thế giới; Đào tạo những mầm non trí thức có tư duy sáng tạo, thểchất khỏe mạnh và phẩm chất đạo đức cần thiết để tham gia đóng góp trí tuệ,tình yêu thương và khả năng lãnh đạo của mình cho một xã hội phát triển vàkhông ngừng biến động.
-1.3.1.2 Mục tiêu của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học NCL nhằm các mụctiêu sau:
- Giúp học sinh trong nhận thức về bản thân, xã hội, làm chủ bản thân,làm chủ các mối quan hệ xã hội và ra quyết định một cách có trách nhiệm vớibản thân và với những người xung quanh;
- Biết lễ phép với người lớn, biết trân trọng những hành động yêuthương từ cha mẹ và những người xung quanh;
- Biết cách thể hiện tình yêu thương không chỉ với mọi người mà cònvới thiên nhiên;
- Trang bị cho học sinh khả năng làm chủ việc học và khả năng giaotiếp một cách hòa hợp với bạn bè, thầy cô để tự tin học tốt ở môi trường tiểuhọc và mạnh dạn hơn trong các hoạt động ngoài cuộc sống;
- Giúp HS biết cách “phòng vệ” và tự chủ trước những yếu tố có ảnhhưởng không tốt mà các em thường gặp ở giai đoạn tiểu học (sự lôi kéo hoặc
sự cô lập từ bạn bè củng trang lứa, áp lực học tập căng thẳng );
Trang 28- Trang bị cho các em những kỹ năng như tư duy giải quyết vấn đề, tưduy sáng tạo, biết làm chung với người khác, biết nỗ lực để đạt được thànhquả, biết phát huy những điểm mạnh của riêng mình.
- Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệbản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội
Đối với học sinh tiểu học, việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong họctập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành vàphát triển nhân cách sau này Giáo dục KNS được thực hiện trong gia đình,trong nhà trường và cộng đồng Người tổ chức giáo dục KNS có thể là bố mẹ,
là thầy cô, là bạn cùng học hay các thành viên cộng đồng Trong nhà trường,giáo dục KNS được thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động lao động,hoạt động đoàn thể, xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạtđộng giáo dục khác
1.3.2 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập
1.3.2.1 Một số đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học có liên quan đến đề tài
Tâm lý lứa tuổi trẻ học tiểu học, lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi là giai đoạn
mà các nhà chuyên môn gọi là Troisième Enfance Đây là lứa tuổi mà những
ai thật sự muốn dấn thân trở thành người cộng tác mật thiết với gia đình các
em để chăm lo việc giáo dục cho các em, nhất là cha mẹ và các thầy cô giáo,rất cần quan tâm tìm hiểu
Đây cũng là lứa tuổi đầu tiên đến trường, trở thành học sinh và có hoạtđộng chủ đạo Trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học thực hiện bước chuyển từhoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo sang học tập là hoạt động chủ đạo
Là hoạt động lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là chính nó, hoạt động họctập có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của
Trang 29học sinh tiểu học Cùng với cuộc sống nhà trường, hoạt động học tập đemđến cho trẻ nhiều điều mà trước đây trẻ chưa bao giờ có được hoặc khôngthể tiếp cận được Từ đó, cùng với sự phát triển về thể chất dựa trên nhữngthành tựu phát triển tâm lý đã đạt được của giai đoạn trước, trẻ sẽ tạo lập nênnhững cái mới trong đời sống tâm lý của mình, mà trước hết là tính chủđịnh, kỹ năng làm việc trí óc, sự phản tỉnh- những cấu tạo tâm lý mới đặctrưng cho lứa tuổi này Ngoài ra, nhà trường và hoạt động học tập cũng đặt
ra cho trẻ những đòi hỏi mới của cuộc sống Trẻ không chỉ phải tự lập lấy vịtrí của mình trong môi trường “trung lập về tình cảm”, mà còn phải thíchứng với những bó buộc không tránh khỏi và chấp nhận việc một người lớnngoài gia đình (thầy, cô giáo) sẽ đóng vai trò hàng đầu trong cuộc sống củatrẻ Trẻ chẳng những phải có ý thức và có thái độ trách nhiệm trong việcthực hiện các nhiệm vụ của mình, đặc biệt là nhiệm vụ học tập và biết điềukhiển hành vi của mình một cách có chủ định, đồng thời phải có khả năngthiết lập,vận hành cùng một lúc các mối quan hệ với các đối tượng khácnhau và mang các tính chất khác nhau
Đặc điểm tính cách, tâm lý, nhận thức riêng, tuy nhiên yếu tố giađình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của các emtrong tương lai nếu không có sự giáo dục đúng đắn để nhận thức đúng hành
vi của mình
Giai đoạn tiểu học là giai đoạn mang tính chất nền tảng và then chốtnhất trong quá trình phát triển của trẻ em Đây cũng là lúc trẻ bắt đầu cónhững tương tác xã hội bên ngoài gia đình và nảy sinh những cảm xúc phứctạp hơn Có thể ví von những trải nghiệm của trẻ ở tuổi tiểu học như nhữngviên gạch đầu tiên xây nên tương lai của trẻ Trong đó, ba năng lực quantrọng nhất mà trẻ cần được trang bị ở giai đoạn này là: làm chủ bản thân, làmchủ việc học và khả năng giao tiếp một cách hòa hợp với những người xung
Trang 30quanh Bên cạnh đó, khả năng “phòng vệ” và tự chủ một cách phù hợp trướcnhững yếu tố có ảnh hưởng không tốt mà trẻ thường gặp phải ở giai đoạn nàynhư sự lôi kéo hoặc sự cô lấp từ bạn bè cùng trang lứa, áp lực học tập căngthẳng cũng là một yếu tố rất quan trọng mà trẻ cần có.
Dù ở cấp độ nào thì học sinh tiểu học cũng là nhân vật trung tâm, làlinh hồn của trường tiểu học Ở đấy, trẻ đang từng ngày, từng giờ tự hìnhthành cho mình những năng lực của người ở trình độ sơ đẳng cơ bản, như sửdụng tiếng mẹ đẻ, năng lực tính toán, đặc biệt là năng lực làm việc trí óc -năng lực tạo ra các năng lực khác Cùng với các năng lực trên là sự hình thànhtình cảm, thái độ và cách cư xử phù hợp với dân tộc và văn minh nhân loạihiện đại Học sinh tiểu học ngày nay là những chủ thể đang trở thành chínhmình bằng hoạt động của mình dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người lớntheo phương pháp nhà trường hiện đại
1.3.2.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ngoài công lập
+ Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội Có thể nóiKNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ,hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh Người có KNS phù hợp sẽ luônvững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đềmột cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống,luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình Ngược lại, người thiếuKNS thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống Ví dụ: Người không
có kỹ năng ra quyết định sẽ dễ mắc sai lầm hoặc chậm trễ trong việc đưa raquyết định và phải trả giá cho quyết định sai lầm của mình; người không có
kỹ năng ứng phó với căng thẳng sẽ hay bị căng thẳng hơn những người khác
và thường có cách ứng phó tiêu cực khi bị căng thẳng, làm ảnh hưởng khôngtốt đến sức khỏe, học tập, công việc,… của bản thân Hoặc người không có kỹ
Trang 31năng giao tiếp sẽ khó khăn hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹpvới mọi người xung quanh, sẽ khó khăn hơn trong hợp tác cùng làm việc, giảiquyết những nhiệm vụ chung,…
Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, KNS còn góp phần thúcđẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các cần đề xã hội và bảo vệquyền con người Việc thiếu KNS của cá nhân là một nguyên nhân làm nảysinh nhiều vấn đề xã hội như: nghiện rượu, nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc,
… Việc giáo dục KNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực,giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vần đề xã hội Giáodục KNS còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người,quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và Quốc tế
Đối với trẻ chưa thành niên, giáo dục kĩ năng sống có tầm quan trọngđặc biệt, bởi lẽ:
Ở lứa tuổi này trẻ phát triển rất nhanh chóng về tâm sinh lý Bên cạnh
sự phát triển nhanh chóng về thể chất, thì óc tò mò, xu thế thích những cáimới lạ, thích được tự khẳng định mình, thích làm người lớn, dễ hành động bộtphát, nhu cầu giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi cũng phát triển Do thiếukinh nghiệm sống và suy nghĩ còn nông cạn, cảm tính nên các em có thể ứngphó không lành mạnh trước những áp lực trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt
là áp lực tiêu cực từ bạn bè và người xấu như: sa vào các tệ nạn xã hội, phạmpháp, tự vẫn, hoặc có những hành vi bạo lực với người khác
+ Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ Các emchính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyếtđịnh, sự phát triển của đất nước trong những năm tới Nếu không có KNS, các
em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộngđồng và đất nước
Trang 32Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biếtsâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động… Đặcbiệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, học sinhTHNCL phần lớn con gia đình trung lưu, khá giả, thậm chí là con của các đạigia rất được nuông chiều, thừa vật chất, hơn nữa các em được học trong môitrường tư thục ít nhiều cũng được bảo bọc, ít chịu những áp lực của cuộcsống, ít phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêucực Nếu không được giáo dục KNS, nếu thiếu KNS các em dễ bị lôi kéo vàocác hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỷ, lai căng, thực dụng, dễ bịphát triển lệch lạc về nhân cách Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiệntượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian vừa quanhư: nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa,… chính là
do các em thiếu những KNS cần thiết như: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng
từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng thươnglượng, kỹ năng giao tiếp,…
Vì vậy, việc giáo dục KNS cho học sinh tiểu học NCL là rất cần thiết,giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộngđồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tìnhhuống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè vàmọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh
+ Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổthông Đảng đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sựphát triển xã hội Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện,
do vậy cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông
Trang 33nói riêng Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các Nghịquyết của Đảng và Quốc hội, trong Luật Giáo dục năm 2005.
Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
đã khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáodục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình
độ giáo dục phổthông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới
Văn kiện Đại hội Đại biểu lần XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ranhiệm vụ: tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung,phương pháp dạy học.cũng như bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI màUNESCO đưa ra thực chất cũng là tiếp cận kỹ năng sống, nêu lên những vấn
đề chủ chốt mà mỗi cá nhân cần được trang bị để có một cuộc sống tốt đẹp cả
về vật chất và tinh thần, đó là: “Học để biết, học để làm, học để làm người vàhọc để chung sống”
Tóm lại, từ những lý do đã trình bày ở trên có thể khẳng định việc giáodục KNS cho học sinh trong các trường tiểu học nói chung và tiểu học NCLnói riêng là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng
1.3.3 Các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học ngoài công lập
Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm Quốc tế và thực trạng giáo dụcKNS ở Việt Nam những năm qua, các nhà nghiên cứu và học đã đề xuất nộidung giáo dục KNS cho học sinh tiểu học bao gồm các KNS cơ bản, cần thiếtnhư sau:
*KN tự nhận thức: là khả năng và những cách thức con người sử dụng
để nhận biết, hiểu được, đánh giá được về bản thân: điểm mạnh, điểm yếu,
Trang 34khả năng, tính cách, sở thích, mong muốn…Từ đó, giúp cho con người có thểnhìn vào chiều sâu nội tâm và các giá trị tinh thần, tình cảm, đạo đức để hiểuđược nhu cầu, mục tiêu, khát vọng của chính mình, hiểu được bản thân trongquan hệ với người khác và với thế giới xung quanh
*KN xác định giá trị: là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị
của bản thân mình và giúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhậnrằng người khác có những giá trị và niềm tin khác
*KN kiểm soát cảm xúc: là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc
của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúcđối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh vàthể hiện cảm xúc một cách phù hợp
*KN ứng phó với căng thẳng: là khả năng, cách thức con người nhận
biết, xử lí một cách tích cực, hiệu quả những thay đổi, những tình huống gây
ra căng thẳng cho bản thân, để bản thân trở lại trạng thái cân bằng, hài hòa cả
về thể chất và tinh thần
*KN tìm kiếm sự hỗ trợ: là khả năng nhận biết được nhu cầu cần giúp
đỡ, biết địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy; biết tìm đến các địa chỉ đó và bày tỏ nhucầu cần giúp đỡ một cách phù hợp để có được những lời khuyên, sự can thiệpcần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình; đồng thời
là cơ hội để chúng ta chia sẻ, giãi bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳngtâm lí do bị dồn nén cảm xúc
*KN thể hiện sự tự tin: là có niềm tin vào bản thân, tự hài lòng với bản
thân, tin rằng mình có thể trở thành người có ích và tích cực, có niềm tin vàotương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ
*KN giao tiếp: là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình
thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn
Trang 35hóa, đồng thời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bấtđồng quan điểm
*KN lắng nghe tích cực: là biết tập trung sự chú ý và thể hiện sự quan
tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ,điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vộiđánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp
*KN thấu cảm: là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn
cảnh khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những ngườirất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của ngườikhác và cảm thông với hoàn cảnh và nhu cầu của họ
*KN thương lượng: là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải
thích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất vềcách suy nghĩ, cách làm hoặc một vấn đề nào đó
*KN giải quyết mâu thuẫn: là khả năng con người nhận thức được
nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái
độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên
và giải quyết quan hệ giữa các bên một cách hòa bình
*KN hợp tác: là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam
kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm
*KN tư duy phê phán: là khả năng phân tích một cách khách quan và
toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng,… xảy ra Kĩ năng tư duy phê phánrất cần thiết để con người có thể đưa ra được những quyết định, những hànhđộng phù hợp
*KN tư duy sáng tạo: là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo
một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổchức mới, là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm ýtưởng, quan điểm, sự việc độc lập trong suy nghĩ
Trang 36*KN ra quyết định: là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn
phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộcsống một cách kịp thời
*KN giải quyết vấn đề: là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa
chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyếtvấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống
*KN kiên định: là khả năng con người nhận thức được những gì mình
muốn có, lí do dẫn đến sự mong muốn đó và tiến hành các bước cần thiết đểđạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hòa đượcgiữa quyền, nhu cầu của mình và quyền nhu cầu của người khác Kiên định sẽgiúp chúng ta bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyếtđịnh của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những ngườixung quanh
*KN đảm nhận trách nhiệm: là khả năng con người thể hiện sự tự
tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên kháctrong nhóm
*KN đặt mục tiêu: là khả năng con người biết đề ra mục tiêu cho bản
thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó
*KN quản lí thời gian: là khả năng con người sắp xếp các công việc
theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trongmột thời gian nhất định
*KN tìm kiếm và xử lí thông tin: là khả năng con người có thể có được
những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác và kịp thời
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổthông tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là những kỹ năng được vậndụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người khác và giảiquyết hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống Việc hình
Trang 37thành những kỹ năng này không loại bỏ mà ngược lại phải gắn kết và songhành với việc hình thành các kỹ năng học tập (study skills) như: đọc, viết, tínhtoán, máy tính,…
Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dụcquốc dân, phải thực hiện chức năng kép vừa dạy chữ vừa dạy làm người chocác em, nghĩa là vừa trang bị cho các em có kiến thức để hòa nhập, để tiếp tụchọc lên đồng thời vừa hình thành nhân cách, đạo đức cho các em để các em
có thể sống, và phát triển được trong xã hội luôn biến động như hiện nay
Giáo dục KNS trong trường tiểu học cho tới nay chưa được quy định làmục tiêu giáo dục ở mức cần thiết, nên không được biên soạn thành một mônhọc độc lập hoặc một lĩnh vực học tập cụ thể mà được tiếp cận thông qua việcthể hiện những nội dung dạy học KNS tích hợp trong tất cả các môn học, đặcbiệt chú ý đến các môn học tiềm năng như môn Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội(lớp 1, 2, 3), Khoa học (lớp 4, 5), và trong hoạt động ngoài giờ lên lớp
Những KNS cơ bản được biên soạn lồng ghép trong các bài học ở sáchgiáo khoa tiểu học nhằm đạt mục tiêu cụ thể là sau khi được tham gia vàochương trình giáo dục ở trường tiểu học, học sinh có khả năng:
- Hiểu được các quy tắc giao tiếp chung như: chào hỏi, cảm ơn, xinlỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị; biết cách ứng xử phù hợp, bày tỏ sự cảmthông, chia sẻ, giúp đỡ,… với một số đối tượng gần gũi, quen thuộc vớicác em như: thầy cô giáo, bạn bè, người thân trong gia đình, hoặc vớinhững đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, người già, người có hoàncảnh khó khăn, người nước ngoài…
- Tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân để xác định được mặt mạnh, mặtyếu của mình; nhận biết được sự thay đổi về tâm lý và sinh lý của bản thânkhi bước vào tuổi vị thành niên để có thái độ, hành vi đúng đắn, như khônghoảng hốt, lo sợ khi có sự thay đổi về sinh lý, có ý thức giữ vệ sinh ở tuổi dậy
Trang 38thì, có lẽ sống lành mạnh về thể chất và tinh thần; hiểu rõ vị trí của mìnhtrong các mối quan hệ ở nhà, ở trường, ngoài xã hội thông qua các hoạt độnggiao tiếp hằng ngày với các thầy cô giáo, bạn bè, người thân và những ngườixung quanh.
- Biết cách tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân liên quan đếncác vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh Tựbảo vệ để tránh bị xâm hại tình dục và đảm bảo sinh hoạt an toàn ở nhà, ởtrường, ở nơi công cộng
- Kiên quyết giữ vững lập trường và nói lời từ chối trước những lời mờimọc sử dụng chất gây nghiện; rủ rê tham gia vào các hoạt động tiêu cựccủa người xấu hoặc sự lôi kéo chơi bời, bỏ học của bạn bè chưa ngoan; kiênquyết không tham gia vào những việc làm, hành vi mang tính tiêu cực
- Học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí phù hợp để có tâm trạng thoảimái, lành mạnh phòng tránh những tình huống căng thẳng không cần thiết;đồng thời xác định rõ những mối quan hệ giữa bản thân với các đối tượngxung quanh để có thể chia sẻ, tâm sự, tìm kiếm sự giúp đỡ của người đáng tincậy, và tìm ra các giải pháp tối ưu khi gặp các tình huống căng thẳng trongcuộc sống
Có khả năng quyết định đúng nên và không nên làm gì để bảo vệ sứckhỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; để bảo vệ môi trường; để phòngtránh bị xâm hại
1.3.4 Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
* Phương pháp cùng tham gia:
HS cùng tham gia các hoạt động học tập để cùng tìm ra nguồn thông tinthích hợp phục vụ cho việc tự phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học.Trong phương pháp này, HS sẽ được tham gia vào các hoạt động học tập do
GV thiết kế dựa trên mục tiêu, nội dung, tính chất của chủ đề GD, căn cứ vào
Trang 39trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp học, nhà trường Điềuquan trọng là HS tham gia các hoạt động học tập một cách tự tin, thoải mái,với tinh thần làm chủ Muốn vậy, GV cần xây dựng bầu không khí cởi mở,thân thiện, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau trong lớp học; cần tăng cường khenngợi, động viên, khích lệ HS, tuyệt đối tránh thái độ phê phán, coi thường ýkiến của HS.
* Phương pháp trải nghiệm:
Là phương pháp GV tạo cơ hội cho HS được hồi tưởng lại những gì
mà các em đã trải qua trong cuộc sống hoặc đặt các em trước nhiều tìnhhuống để giải quyết theo nhóm, thông qua thảo luận, trò chơi, sắm vai, vẽtranh… Qua đó các em được thực hành bài học trong những tình huống củacuộc sống, tự quyết định với sự giúp sức của nhóm theo hướng tích cực
* Phương pháp làm việc theo nhóm:
Làm việc theo nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HScủa một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng không gian giớihạn, trong khoảng thời gian cụ thể Mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụhọc tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhómsau đó được thành viên của nhóm trình bày và được đánh giá trước toàn lớp
* Phương pháp nghiên cứu tình huống:
Là tổ chức cho người học nghiên cứu một câu chuyện, mô tả một tìnhhuống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống hoặc trên băng hình; từ đó giúp HStìm ra cách giải quyết vấn đề một cách hợp lí, hiệu quả
* Phương pháp giải quyết vấn đề:
Là phương pháp giúp HS xem xét, phân tích những vấn đề, tình huống
cụ thể thường gặp phải trong đời sống hàng ngày và xác định cách giải quyết,
xử lí vấn đề, tình huống đó một cách có hiệu quả Đây là phương pháp giúpgiáo dục KNS cho HS đạt hiệu quả ở nhiều mặt: tư duy, tình cảm, ứng xử…
Trang 40* Phương pháp đóng vai:
Là tổ chức cho HS thực hành,“làm thử” một số cách ứng xử nào đótrong một tình huống giả định Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩsâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các emvừa thực hiện hoặc quan sát được
HS với HS, giữa HS với GV từ đó phát huy vai tối đa được vai trò chủ động,tích cực của HS
* Phương pháp dạy học theo dự án:
Là phương pháp dạy học trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tậpphức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kếhoạch, thực hiện và đánh giá kết quả Hình thức làm việc chủ yếu là theonhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được
Trong quá trình vận dụng các phương pháp trên để giáo dục KNScho HS, GV có thể sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực để phát huytính tích cực, chủ động của HS như: kĩ thuật “khăn trải bàn”, kĩ thuật
“phòng tranh”, kĩ thuật “các mảnh ghép”, kĩ thuật “trình bày một phút”, kĩthuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật “đọc hợp tác”, kĩ thuật
“viết tích cực”, kĩ thuật “hỏi chuyên gia”, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giaonhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi,…