Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học theo hướng tích cực hóa nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thông vùng sâu tỉnh lâm đồng
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 155 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
155
Dung lượng
5,8 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH CAO ANH TUẤN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG SÂU TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn hóa học Mã số: 60140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ VĂN NĂM TP HỒ CHÍ MINH – 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Thầy giáo PGS.TS Lê Văn Năm – Khoa Hóa học trường Đại học Vinh, đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này - Thầy giáo PGS.TS Cao Cự Giác và Thầy giáo TS Nguyễn Văn Bời đã dành nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn - Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hóa học cùng các thầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học hóa học khoa Hóa học trường Đại học Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn này Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệu và các thầy, cô tổ Hóa các Trường THPT Lộc Thanh – Bảo Lộc, THPT Lộc Thành – Bảo Lâm, THPT Hòa Ninh – Di Linh - Lâm Đồng, các bạn lớp Cao học 20 LL và PPDH Hóa học - Đại học Vinh, các đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này Tp Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014 CAO ANH TUẤN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .1 1 Lý do chọn đề tài .1 2 Mục đích nghiên cứu .3 3 Nhiệm vụ nghiên cứu .3 4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 6 Giả thuyết khoa học 4 7 Những đóng góp của đề tài .4 Chương 1 - CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .6 1.1 Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học hoá học[10], [20],[26],[32],[35] 6 1.1.1 Tính tích cực nhận thức .6 1.1.1.1 Khái niệm tính tích cực 6 1.1.1.2 Tính tích cực nhận thức trong học tập .6 1.1.2 Những nét đặc trưng cơ bản của định hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh 8 1.1.3 Dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá nhận thức của học sinh 8 1.1.4 Ý nghĩa, mục tiêu của việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh 10 1.2 Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hoá học theo hướng tích cực hoá nhận thức của học sinh[12],[15],[26],[32],[49] 11 1.2.1 Một số PPDH theo hướng tích cực trong dạy học hoá học 11 1.2.1.1 Sử dụng thí nghiệm và phương tiện dạy học 11 1.2.1.2 Sử dụng dạy học nêu và giải quyết vấn đề .15 1.2.1.3 Sử dụng bài tập hoá học 16 1.2.1.4 Sử dụng một số phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tích cực 17 1.2.2 Một số hình thức dạy học theo hướng tích cực[15], [26],[27],[33] 19 1.2.2.1 Tổ chức dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm và thảo luận .19 1.2.2.2 Tổ chức giờ học hoá học theo quan điểm kiến tạo - tương tác .21 1.2.2.3 Tổ chức giờ học hoá học bằng sự đa dạng hoá các phương pháp 23 1.2.2.4 Tổ chức giờ học hoá học theo quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm 25 1.2.2.5 Điều kiện để áp dụng phương pháp và tổ chức dạy học theo hướng tích cực 27 1.3 Một số nội dung chỉ đạo đổi mới PPDH ở trường THPT[3],[5],[6],[40] .30 1.3.1 Khái niệm về chỉ đạo đổi mới PPDH ở trường THPT 30 1.3.2 Nội dung chỉ đạo đổi mới PPDH ở trường THPT .30 1.3.3 Trách nhiệm của các chủ thể quản lý tham gia chỉ đạo đổi mới PPDH ở trường THPT 31 1.3.3.1 Trách nhiệm của hiệu trưởng 31 1.3.3.2 Trách nhiệm của tổ chuyên môn 32 1.3.3.3 Trách nhiệm của GV .32 1.4.1 Khảo sát thực tiễn quản lý dạy học hóa học ở các trường THPT vùng sâu tỉnh Lâm Đồng 33 1.4.1.1 Nội dung khảo sát 33 1.4.1.2 Phương pháp khảo sát 33 1.4.1.3 Phương pháp đánh giá 33 1.4.1.4 Thực trạng hoạt động quản lý dạy học hóa học ở các trường THPT vùng sâu tỉnh Lâm Đồng 33 1.4.2 Thực trạng của việc giảng dạy môn Hóa học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường THPT vùng sâu tỉnh Lâm Đồng .41 1.4.2.1 Nội dung khảo sát 41 1.4.2.2 Phương pháp khảo sát 42 1.4.2.3 Phương pháp đánh giá 42 1.4.2.4 Thực trạng dạy - học môn Hóa học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở các trường THPT vùng sâu tỉnh Lâm Đồng 42 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 51 Chương 2 - MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG SÂU TỈNH LÂM ĐỒNG 52 2.1 Nhóm các biện pháp về chỉ đạo và quản lý [3],[6],[9],[40] 52 2.1.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV về đổi mới PPDH theo hướng tích cực 52 2.1.2 Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên 53 2.1.3 Biện pháp 3: Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn .55 2.1.4 Biện pháp 4: Tổ chức thực hiện tốt phong trào dự giờ thăm lớp, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường 58 2.1.5 Biện pháp 5: Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá .60 2.1.6 Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đổi mới PPDH 61 2.2 Nhóm biện pháp vận dụng các hình thức tổ chức và PPDH theo hướng tích cực hóa nhận thức người học để xây dựng các hoạt động trên lớp[4],[12],[15],[49] 62 2.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giờ học theo hướng dạy học theo hoạt động .63 2.2.2 Biện pháp 2: Thiết kế một số bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong phần nguyên tố kim loại - Hoá học 12 THPT 65 2.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống bài tập phần hóa học nguyên tố kim loại (hóa học 12 THPT)[16],[38],[41],[43],[47] 86 2.2.3.1 Mục đích, ý nghĩa, hình thức và các yêu cầu cơ bản của bài tập hóa học ở trường phổ thông .86 2.2.3.2 Các dạng câu hỏi bài tập tổng hợp phần hoá học nguyên tố kim loại .88 2.2.2.3 Hệ thống bài tập (Trình bày ở phần phụ lục) 89 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 90 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 91 3 1 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp về chỉ đạo và quản lý 91 3.1.1 Mục đích khảo nghiệm 91 3.1.2 Đối tượng khảo nghiệm 91 3.1.3 Nội dung khảo nghiệm 91 3.1.4 Kết quả khảo nghiệm .91 3.2 Thực nghiệm sư phạm vận dụng các hình thức tổ chức và PPDH theo hướng tích cực hóa nhận thức người học để xây dựng các hoạt động trên lớp 93 3.2.1 Mục đích thực nghiệm 93 3.2.2 Đối tượng thực nghiệm 93 3.2.3 Lựa chọn các bài dạy thực nghiệm 93 3.2.4 Giáo viên thực nghiệm 93 3.2.5 Phương pháp thực nghiệm 94 3.2.6 Kết quả thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm 94 3.2.6.2 Kết quả thực nghiệm 95 3.2.7 Nhận xét 103 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 105 PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 PHẦN PHỤ LỤC 114 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ Học sinh Giáo viên Giáo dục Trung học phổ thông Phương pháp dạy học hóa CHỮ VIẾT TẮT HS GV GD THPT PPDHHH học Phương pháp dạy học Phương tiện dạy học Nội dung dạy học Mục tiêu dạy học Điều kiện tiêu chuẩn Thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm Đối chứng Phương trình phản ứng PPDH PTDH NDDH MTDH đktc TNSP TN ĐC PTPƯ PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Nhằm thực hiện mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông được nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW, ban hành ngày 4/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”[1], Đảng ta đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”[1] Hơn bao giờ hết, thực tiễn phát triển của đất nước đang đòi hỏi ở ngành Giáo dục Việt Nam một bước chuyển mình từ nhận thức cho đến hành động Đổi mới PPDH đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng ở các cấp, bậc học nói chung cũng như cấp THPT nói riêng Đổi mới PPDH chỉ có kết quả khi đội ngũ CBQL, GV có đủ năng lực và sẵn sàng để đổi mới theo quan điểm tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS Đó là một tất yếu, là điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạt đến mục đích đã được hoạch định Một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay là sự phát triển kinh tế - văn hóa miền núi, vùng sâu, vùng xa "Phải làm thế nào để cho miền núi tiến kịp miền xuôi về các mặt, đó 1 là cơ sở ổn định về chính trị an ninh quốc phòng và kinh tế trên cả nước Vì vậy việc phát triển kinh tế miền núi là vấn đề rất cần thiết và cấp bách"[25] Giáo dục miền núi nói chung và giáo dục vùng sâu vùng xa tỉnh Lâm Đồng nói riêng với đặc điểm địa hình hiểm trở phức tạp, giao thông bị chia cắt, đi lại khó khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển, nhiều nơi đồng bào các dân tộc thiểu số còn tình trạng nghèo đói, đời sống văn hóa tinh thần nghèo nàn, cơ sở vật chất cho giáo dục còn thiếu thốn về số lượng và chất lượng Do vậy chất lượng dạy - học còn thấp kém so với miền xuôi Thực trạng dạy môn hóa học ở các trường phổ thông vùng sâu vùng xa tỉnh Lâm Đồng hiện nay là: thời gian học sinh hoạt động trong một tiết học còn quá ít, hình thức đơn điệu, chủ yếu là nghe giáo viên đọc và chép vào vở, học sinh ít được động não Hóa học là môn khoa học thực nghiệm nhưng việc thí nghiệm hóa học trên lớp quá ít ỏi, có nơi không có Cho nên học sinh ít hứng thú với môn học Trình độ tư duy vốn đã thấp lại càng kém, chưa có ý thức về giải quyết vấn đề trong học tập Trong những năm qua, Sở GDĐT tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên đề về đổi mới PPDH và đã chỉ đạo cụ thể về đổi mới PPDH ở các cấp, bậc học Tuy nhiên công tác chỉ đạo và thực hiện đổi mới PPDH ở các trường THPT còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, đặc biệt là một số biện pháp đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy ở các trường THPT vùng sâu còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở những trường này Có nhiều nguyên nhân, trước hết là ảnh hưởng của những quan niệm và cơ chế cũ, một bộ phận GV chưa nhận thức đúng ý nghĩa của đổi mới, vẫn còn thói quen DH thụ động, dạy "chay", ngại sử dụng thiết bị DH Bên cạnh đó còn tồn tại những vấn đề bất cập trong công tác quản lý giáo dục đào tạo ở các cấp, các địa phương và các đơn vị trường học Chính vì thế phong trào đổi mới PPDH chưa phát huy được tác dụng, chất lượng giáo dục chưa được nâng cao Xuất phát từ vấn đề đã nêu ở trên, qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý của bản thân kết hợp với những kiến thức được trang bị trong khoá học, với mong muốn góp phần vào việc tìm các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn hóa học cho học sinh vùng sâu, vùng xa tỉnh Lâm Đồng, tôi mạnh dạn đề xuất trình bày đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa 2 học theo hướng tích cực hóa nhận thức của học sinh ở các trường THPT vùng sâu tỉnh Lâm Đồng” làm nội dung nghiên cứu luận văn 2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng DH và quản lý hoạt động DH ở các trường THPT vùng sâu tỉnh Lâm Đồng, đề tài có mục đích đề xuất các biện pháp chỉ đạo và thực hiện đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học theo định hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS Vận dụng một số PPDH theo hướng tích cực hoá nhận thức HS vào giảng dạy phần hoá học nguyên tố kim loại lớp 12 Cơ bản, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy học, các PPDH, hình thức tổ chức dạy học môn hoá học theo hướng tích cực 3.2 Điều tra thực trạng quản lý hoạt động dạy học, thực trạng việc dạy và học hóa học ở các trường THPT trên địa bàn vùng sâu tỉnh Lâm Đồng 3.3 Đề xuất một số biện pháp về quản lý, tổ chức và thực hiện đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Hóa học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh gắn với thiết kế 3.4 Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp nêu trên theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong dạy học hóa học ở các trường THPT vùng sâu tỉnh Lâm Đồng 4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học trường THPT 4.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp về quản lý, tổ chức dạy học và vận dụng PPDH Hóa học để dạy học phần kim loại lớp 12 THPT theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Phân tích, tổng hợp khái quát hóa các công trình nghiên cứu có liên quan đến lí luận DH và quản lý hoạt động chuyên môn theo định hướng đổi mới PPDH ở các trường THPT 3 - Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành Giáo dục Đào tạo có liên quan đến công tác QLGD, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động đổi mới PPDH - Nghiên cứu mục tiêu, cấu trúc, nội dung, chuẩn kiến thức và kĩ năng phần hoá học nguyên tố kim loại lớp 12 THPT 5.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.1 Phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động chuyên môn của các trường THPT thông qua tham dự buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ, thăm lớp 5.2.2 Phương pháp điều tra Xây dựng các phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh nhằm thu thập ý kiến tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy học và hoạt động chỉ đạo đổi mới PPDH 5.2.3 Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà QLGD, nhằm thu thập các thông tin cần thiết 5.3 Phương pháp xử lí thông tin Sử dụng phương pháp toán thống kê, phần mềm tin học để xử lý các số liệu thu được qua điều tra và khảo nghiệm 6 Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được hệ thống biện pháp chỉ đạo, quản lý và sử dụng PPDH môn hóa học đồng bộ theo định hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, phù hợp với thực tế của địa phương, của đơn vị sẽ nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn hóa học nói chung và phần hóa kim loại lớp 12 Cơ bản nói riêng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục 7 Những đóng góp của đề tài - Cung cấp lý luận về khoa học quản lý dạy học và những yêu cầu chung của đổi mới PPDH - Đánh giá thực trạng quản lý và dạy học hóa học tại các trường THPT vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lâm Đồng 4 0 3Cl2 + 2Fe t → 2FeCl3 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O hoặc: 2CO2 + Ca(OH)2 Ca(HCO3)2 c Cho riêng từng khí tác dụng với dd NaOH 2NO2 + 2NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O hoặc SO2 + NaOH NaHSO3 CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O hoặc CO2 + NaOH NaHCO3 Câu 29 Thuốc thử cần dùng là: dung dịch HCl - Dùng dung dịch HCl nhận biết được Ca(HCO3)2, có sủi bọt khí - Dùng dung dịch Ca(HCO3)2 nhận biết được Ca(OH)2, có hiện tượng kết tủa - Dung dịch còn lại là: CaCl2 Câu 30 Có 6 trường hợp xảy ra phản ứng 3NaOH + AlCl3 3NaCl + Al(OH)3 hoặc 4NaOH + AlCl3 3NaCl + NaAlO2 + 2H2O NaOH + HCl NaCl + H2O 3NaOH + FeCl3 Fe(OH)3 + 3NaCl AlCl3 + 3NaAlO2 + 6H2O 4Al(OH)3 + 3NaCl HCl + NaAlO2 + H2O NaCl + Al(OH)3 hoặc 4HCl + NaAlO2 AlCl3 + NaCl + 2H2O 3NaAlO2 + FeCl3 + 6H2O 3Al(OH)3 + Fe(OH)3 + 3NaCl II CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG Bài 1 Các hỗn hợp sau đều có tỷ lệ mol 1:1 Hỗn hợp không tan hết trong nước là: A Na, Al B Na2O, Al C Na2O, Al2O3 D Na, Al2O3 Bài 2 Cho 6,84 gam muối Al2(SO4)3 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch xút thu được 1,56 gam kết tủa Nồng độ mol/l của dd xút có thể là: A 0,24M; 0,56M B 0,24M; 0,65M C 0,42M; 0,56M D 0,26M; 0,60M 135 Bài 3 Khi cho 10,8 gam bột nhôm vào 500 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch A Thêm vào dung dịch A một thể tích dung dịch HCl 2M là V (ml) thì thu được kết tủa, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi cân được 15,3 gam Giá trị của V là: A 200 ml hoặc 300 ml B 200 ml hoặc 400 ml C 150 ml hoặc 300 ml D 50 ml hoặc 200 ml Bài 4 Cho 11,2 gam Fe vào 550 ml dung dịch HNO 3 2M thì thấy có 4,48 lít khí NO thoát ra Thêm từ từ dung dịch NaAlO 2 1M vào đến khi thu được lượng kết tủa là 74,55 thì ngừng Thể tích dung dịch NaAlO2 đã dùng là: A 956 ml B 681 ml C 900 ml D 750 ml Bài 5 Trộn 600 ml dung dịch FeCl 3 0,5M với 500 ml dung dịch Na 2S 0,3M Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì lượng kết tủa thu được là: A 10,7 g B 32,1 g C 4,8 g D 22,4 g Bài 6 Khi cho 22,4 gam sắt vào dung dịch có chứa 153 gam AgNO 3 thì thu được dung dịch X và chất rắn Y Thêm từ từ dung dịch H 2SO4 loãng vào X thì thu được V lít khí không màu hoá nâu ngoài không khí (đktc) Giá trị của V là: A 20,16 lít B 0 lít C 2,24 lít D 6,72 lít Bài 7 Chia 38,1 gam FeCl2 thành 2 phần, phần 2 có khối lượng gấp 3 lần phần 1 Đem phần 1 phản ứng hết với dung dịch KMnO4 dư, trong môi trường H2SO4 loãng dư, thu lấy khí thoát ra Đem toàn bộ khí này phản ứng hết với phần 2, sau phản ứng thu được m gam chất rắn Giá trị của m là: A 28,575 B 33,900 C 24,375 D 29,640 Bài 8 Cho 4,9 gam kim loại kiềm M vào một cốc nước Sau một thời gian lượng khí thoát ra đã vượt quá 7,5 lít (đktc) Kim loại kiềm M là: A Li B Na C K D Rb Bài 9 Để oxi hóa hoàn toàn 1,08 gam kim loại M cần một lượng vừa đủ là 0,672 lít O2 (đktc) Hỏi kim loại M có thể tác dụng được với tất cả những chất nào dưới đây: A HCl, CuSO4, AlCl3 B HCl, NaNO3 C NaOH, MgSO4, CuSO4 D HCl, NaOH, CuSO4 136 Bài 10 Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,4M và H2SO4 0,1M với 400 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 nồng độ x mol/l thu được kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12 Hãy chọn giá trị đúng của x A 0,05125M B 0,05208M C 0,03125M D 0,03208M Bài 11 Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là: A 1,59 B 1,17 C 1,71 D 1,95 Bài 12 Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe 2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ) Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là: A 6,81 gam B 4,81 gam C 3,81 gam D 5,81 gam Bài 13 Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH) 2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21% Kim loại M là: A Cu B Zn C Fe D Mg Bài 14 Cho 2,24 lít CO2 (đktc) hấp thụ vào 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X Dung dịch X có giá trị pH như sau: A 7 D pH có thể >7 hoặc CM (NaOH) = 0,06:0,25 = 0,24M TH2: Sau phản ứng thu được NaAlO2 và Al(OH)3 thì số mol NaOH = 3.0,02 + 4.(0,02.2-0,02) = 0,14 mol => CM (NaOH) = 0,14:0,25 = 0,56M Chọn đáp án: A Bài 3 Kết tủa thu được là Al(OH)3, khi nung thu được Al2O3 ; n Al( OH )3 = 2.n Al2O3 = 2 15,3 = 0,3 mol, nAl = 0,4 mol; nNaOH = 0,5 mol 102 TH1: Các chất sau phản ứng thu được là: NaCl; NaAlO2; Al(OH)3 ta có: nNaAlO = 0,4 - 0,3 = 0,1 ; 2 nHCl = nNaCl = 0,5 - 0,1 = 0,4 => V = 1000.0,4/2 = 200 ml TH2: Các chất sau phản ứng thu được là: NaCl; AlCl3; Al(OH)3 ta có: nAlCl = 0,4 - 0,3 = 0,1 ; 3 nHCl = nNaCl + 3 nAlCl = 0,5 + 0,1.3 = 0,8 => V = 1000.0,8/2 = 400 ml 3 Chọn đáp án : B Bài 4 nFe = 0,2 mol; nHNO = 1,1 mol; nNO = 0,2 mol 3 Sau phản ứng dung dịch thu được có Fe(NO3)3: 0,2 mol; HNO3 dư: 1,1 - 0,2 - 0,2.3 = 0,3 mol; 140 Khi cho NaAlO2 vào có các phản ứng: HNO3 + NaAlO2 + H2O NaNO3 + Al(OH)3 Khi phản ứng hết HNO3 thì lượng kết tủa thu được là: 0,3.78 = 23,4 gam Tiếp tục có phản ứng: 3NaAlO2 + Fe(NO3)3 + 6H2O 3Al(OH)3 + Fe(OH)3 + 3NaNO3 n NaAlO2 = 0,3 + 3 74,55 − 23,4 = 0,75 => V = 750 ml 3.78 + 107 Chọn đáp án: D Bài 5 nFeCl = 0,6.0,5 = 0,3; nNa S = 0,5.0,3 = 0,15 mol 3 2 Phản ứng xảy ra: 2FeCl3 + Na2S 2FeCl2 + 2NaCl + S Các chất tham gia phản ứng vừa đủ theo phương trình => khối lượng kết tủa là: 32.0,15 = 4,8 gam Chọn đáp án: C 22,4 153 3 − Bài 6 Theo bảo toàn e thì: V = 56 170 22,4 = 2,24 lít 3 Chọn đáp án: C Bài 7 nFeCl = 0,3 mol, số mol ở phần 1 là: 0,3/4 = 0,075 2 Theo bảo toàn nguyên tố thì khối lượng chất rắn là: 38,1 - 0,075.56 = 33,9 g Chọn đáp án: B Bài 8 Số mol M > 7,5.2/22,4 => M < 4,9/0,67 => M < 7,3 => M là Li Chọn đáp án: A Bài 9 M = 1,08.22,4.n = 9n => n = 3 và M = 27 => M là Al; Al phản ứng được với 0,672.4 tất cả các chất trong phương án D Bài 10 Trong dung dịch axit có: nH = 0,1(0,4+0,1.2)=0,06 + Dung dịch thu được có pH = 12 => [OH-] = 0,01 => nOH dư = 0,01.0,5 = 0,005 − => nOH trong dung dịch bazơ là 0,005+0,06 = 0,065 − => x = 0,065 − 0,4.0,1 = 0,03125 0,4.2 141 Chọn đáp án: C Bài 11 nAl2 ( SO4 )3 = 0,2.0,1 = 0,02 mol Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì nOH = 3 nAl = 0,02.2.3 = 0,12 mol − 3+ => m = (0,12 − 0,3.0,1.2 − 0,3.0,1).39 = 1,17gam Chọn đáp án B Bài 12 nH 2 SO4 = 0,5.0,1 = 0,05 mol => Khối lượng muối khan là: 2,81+ (96.0,05-16.0,05) = 6,81 gam Chọn đáp án : A Bài 13 Giả sử M(OH)2 có số mol là 1 mol => nH 2 SO4 = 1 mol => Khối lượng dung dịch sau khi phản ứng là: M + 34 + 98.100/20 = M + 524 Dung dịch thu được có: C% MSO = 4 M + 96 27,21 = => M = 64 M + 524 100 M là Cu Chọn phương án A Bài 14 nCO2 = 0,1 mol; nNaOH = 0,2 mol => tạo dung dịch chỉ chứa muối Na2CO3 => dung dịch có môi trường kiềm pH > 7 Chọn đáp án B Bài 15 Theo bảo toàn e thì: VO = 2 19,2 22,4 = 3,36 l 64.2 Chọn đáp án: B Bài 16 nBa = 0,1 mol => nBa (OH )2 = 0,1; nFeSO4 = 0,2 mol => Tạo ra 0,1 mol BaSO4 và 0,1 mol Fe(OH)2 => Khối lượng kết tủa là: 0,1.233 + 0,1.90 = 32,3 gam Chọn đáp án: C Bài 17 9,1.22,4 − 60 2,24 = 15,5 => hai kim loại là Li và Na M= 2 Chọn phương án A Bài 18 nAl ( SO ) = 0,01 mol ; 2 4 3 TH1: Sau phản ứng có 0,01 mol Al(OH)3 và Al2(SO4)3 dư 142 => mNa = 0,03.23=0,69 gam TH2: Sau phản ứng có 0,01 mol Al(OH)3 và 0,01 mol NaAlO2 => mNa = (0,01.3+0,01.4).23 = 1,61 gam Chọn đáp án: B Bài 19 nA = 2V1 V2 = n OH − ; nCO2 = 22,4 22,4 1 Biện luận: k = n OH− n CO2 = 2V1.22,4 2V1 = 22,4.V2 V2 - Nếu k > 2 hay V1 > V2 thì dung dịch thu được có A2CO3 và AOH dư - Nếu k = 2 hay V1 = V2 thì dung dịch thu được chỉ có A2CO3 - Nếu 1 < k < 2 hay 0,5.V2 < V1 < V2 thì dung dịch thu được có A2CO3 và AHCO3 - Nếu k ≤ 1 hay V1 ≤ 0,5.V2 thì dung dịch thu được có AHCO3 2 a Giả sử số mol H2 = 3 mol thì số mol CO2 là 5 mol ; V1 = 3.22,4 = 67,2 nAOH = 6 mol => nA CO = 1 mol và AHCO3 = 4 mol 2 3 => m1 = m2 - 60.1 - 61.4 = m2 - 304 = m2 - 304.V1/67,2 b m1 = 4,42 - 304.0,672/67,2 = 1,38 g => MA = (1,38.22,4)/(2.0,672) = 23 => A là Na Bài 20 nH = 0,06 - 0,045 = 0,015 mol 2 Gọi số mol H2S là x ; SO2 là y ta có: x + y = 0,045 => x = 0,005; y = 0,04 34x + 64 y = 23.2.0,06 − 0,015.2 = 2,73 Gọi a,b,c lần lượt là số mol Al, số mol R và khối lượng mol của R Ta có : 27a + b.c = 1,71 3a + 2b = 0,015.2 + 0,005.8 + 0,04.2 = 0,15 => a = 0,01 ; b = 0,06 ; c = 24 34b + b.c = 3,48 R là Mg ; mAl = 27.0,01 = 0,27 gam ; mMg = 0,06.24 = 1,44 gam Bài 21 M hh = 2,59 = 37 => Hai khí đó là: NO (M=30) và N2O (M = 44) 0,07 Sử dụng sơ đồ đường chéo ta tính được nNO = nN2O = 0,035 mol 143 Gọi số mol Al là x; số mol Mg là y ta có: 27 x + 24 y = 4,44 x=0,02 ; y = 0,1625 3x + 2 y = 0,035.3 + 0,035.8 = 0,385 Khối lượng : mAl = 0,54 g ; mMg = 3,9 gam Bài 22 nOH = 2 nH = 0,01 mol => pH = 12 − Bài 23 2 0,1 < nH = 0,2 < 0,25 nên sau phản ứng thu được khí CO2; HCO3- dư + => nCO = 0,2 - 0,1 = 0,1 mol => V = 2,24 lít 2 Bài 24 7,3 gam hỗn hợp có: nNa = 2[7,3/(23.2+27)] = 0,2 mol; nAl = 0,1 mol => Dung dịch B chứa NaOH 0,1 mol và NaAlO2 0,1 mol nH + = 0,25 mol => 0,2 < nH + < 0,1+0,1.4 nên sản phẩm thu được có Na +; Al3+; Al(OH)3 ; NO3− ; Cl=> nAl (OH ) = [0,1 - (0,25 - 0,2)/3].78 = 1,3 gam 3 Bài 25 nAl = nFe = 0,1 mol; chất rắn A gồm 3 kim loại là Ag, Cu,Fe dư; n Fe dư = nH = 0,05 mol Gọi số mol Ag+ là x; số mol Cu2+ là y ta có 108x + 64 y = 28 => x = 0,2 ; y = 0,1 x + 2 y = 0,1.3 + (0,1 − 0,05).2 = 0,4 => CM ( AgNO ) = 2M ; CM [Cu ( NO 3 3 )2 ] = 1M Bài 26 nX = 0,8.0,5 - 0,1 = 0,3 mol Gọi số mol Na2CO3 là x; số mol K2CO3 là y ta có: 106 x + 138 y = 35 => x = 0,2 ; y = 0,1 x + y = 0,3 Khối lượng Na2CO3 là : 0,2.106 = 21,2 gam; K2CO3 = 13,8 gam mCaCO = (0,3-0,1).100 = 20 gam 3 Bài 27 Các phương trình phản ứng: CO32− + H + → HCO3− HCO3− + H + → CO2 + H 2O - nH + = 0,1.1,5 = 0,15 mol; nCO2 = 0,045 mol => nNa2CO3 = 0,15 - 0,045 = 0,105 nKHCO = 29,55/197 - 0,105 = 0,09 mol 3 144 2 a = 20,13 gam - Các phương trình phản ứng: HCO3− + H + → CO2 + H 2O CO32− + 2 H + → CO2 + H 2O Gọi thể tích dung dịch A phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1,5 M là V: => 2nNa2CO3 + nKHCO3 = nHCl => 0,105.V.2/0,4 + 0,09.V/0,4 = 0,15 => V = 0,2 => VCO2 = [0,105.0,2/0,4 + 0,09.0,2/0,4].22,4 = 2,184 lít Bài 28 nOH = 0,5; nBa = 0,15; − 2+ nBaCO3 = 0,12 < 0,15 2 => n CO 3 − = 0,12 TH1: nCO = 0,12 => V = 2,688 l 2 TH2: nCO = 0,12 + (0,5 - 0,12) = 0,38 => V = 8,512 (l) 2 Bài 29 n Fe 3 O 4 = 11,48 8,1 2 − 3 = 0,125 => nCuO = 45 - 0,125.232 = 16 gam 22,4 27 => %CuO = 35,56% Bài 30 Giả sử không cho Mg vào thì khối lượng chất rắn thu được sau khi nung là: 0,05.160 + 0,1.80 = 16 gam Khi thay 1 mol CuO bằng 1 mol MgO thì khối lượng cuối giảm 40 gam Khi thay 0,1 mol CuO bằng 0,1 mol MgO thì khối lượng cuối giảm 4 gam => Khối lượng còn 16 - 4 = 12 gam > 10 gam Khi thay 0,5 mol Fe2O3 bằng 1 mol MgO thì khối lượng giảm 40 gam Vậy 0,05 2 gam => m = (0,1 + 0,05).24 = 3,6 gam Bài 31 Giả sử 16,82 gam bột sắt oxit là Fe 2O3 thì lượng Al phản ứng dư => với sắt oxit là chất nào thì Al vẫn dư, sau phản ứng nhiệt nhôm ta thu được hỗn hợp gồm Fe, Al2O3 và Al dư Khi tác dụng với HCl loãng thì thu được dung dịch chứa AlCl 3, FeCl2 và H2 Theo bảo toàn e thì: 145 6, 75 6, 776 3 − 2 2 = 0, 0725 => Msắt oxit = 16,82/0,0725 = 232 => công nsắt oxit = 22, 4 ÷ 27 thức của sắt oxit là: Fe3O4 Bài 32 nH 2 = 6,776/22,4 = 0,33 < 0,4.2/2 => axit dư; Al phản ứng hết Trong hỗn hợp A có nAl = 0,33.2/3 = 0,22 mol => mAl = 0,22.27 = 5,94 gam => Trong dung dịch B có CM ( AlCl ) = 0,22/0,4 = 0,55 M 3 CM ( HCl ) = (0,4.2 - 0,33.2)/0,4 = 0,35 M Khi nung có phản ứng: 2Al + 3S Al2S3 nS = (6,6375-0,11.27)/32 = 0,1146 mol Theo phản ứng trên thì Al còn dư Khi cho hỗn hợp phản ứng với dung dịch HCl thì lượng HCl phản ứng tương đương với cho 6,6375 gam hỗn hợp đầu phản ứng: => nồng độ các chất trong dung dịch E và dung dịch B là như nhau Hỗn hợp khí có H2 và H2S khi qua CuO dư nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thì các chất thu được là H2O, SO2 và Cu => mH 2O = 0,33.18/2 = 2,97 gam mSO 2 = 0,1146.64 = 7,3344 gam mCu = (0,33/2 + 0,1146.2).64 = 25,2288 gam 146 Phụ lục 4 Một số trang trình chiếu 147 Khóa nước mạ crom Thạch nhũ Tượng đồng 148 Đá vôi Tượng thạch cao Thạch cao dạng bột làm nguyên liệu T/c hoùa hoïc cuûa oxit, hidroxit Oxit Hidroxit H/c Cr(II): tính khöû CrO Cr2+ Cr(OH)2 Tính bazô H/c Cr(III): tính khöû, tính oxi hoùa 2 CrO4 − Muoái Cr2O3 Cr3+ Cr(OH)3 Löôõng tính CrO42- 2− 7 Cr2O H/c Cr(VI): tính oxi hoùa H2CrO4 CrO3 H2Cr2O7 Cr2O72- Sơ đồ tổng hợp tính chất và chuyển hoá của các hợp chất của crom 149 Tính axit ... HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HĨA NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG VÙNG SÂU TỈNH LÂM ĐỒNG 52 2.1 Nhóm biện pháp đạo quản lý [3],[6],[9],[40] 52 2.1.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận. .. xa tỉnh Lâm Đồng, tơi mạnh dạn đề xuất trình bày đề tài: ? ?Một số biện pháp nâng cao hiệu dạy học môn Hóa học theo hướng tích cực hóa nhận thức học sinh trường THPT vùng sâu tỉnh Lâm Đồng? ?? làm nội... học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức học sinh trường THPT vùng sâu tỉnh Lâm Đồng 42 TIỂU KẾT CHƯƠNG 51 Chương - MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MƠN HĨA HỌC