Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực chuyên mơn cho đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học theo hướng tích cực hóa nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thông vùng sâu tỉnh lâm đồng (Trang 59)

7. Những đĩng gĩp của đề tài

2.1.2.Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực chuyên mơn cho đội ngũ giáo viên

2.1.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ và năng lực đổi mới PPDH cho cán bộ quản lý, GV. Qua đĩ giúp họ nắm vững kiến thức mơn học, hăng hái tích cực thực hiện và vận động mọi người cùng thực hiện đổi mới để đạt được mục tiêu đã đề ra.

2.1.2.2. Nội dung bồi dưỡng

Tập trung bồi dưỡng cho GV về kiến thức và kỹ năng: * Về kiến thức:

- Bồi dưỡng kiến thức khoa học bộ mơn, chương trình mơn học của cấp học, mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong mơn học, chuẩn kiến thức kỹ năng của mơn học.

- Kiến thức về sử dụng thiết bị DH, cơng nghệ thơng tin. Đây là điều kiện khơng thể thiếu được cho việc triển khai đổi mới PPDH hướng vào các hoạt động tích cực, chủ động của HS, các phương tiện DH sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhĩm. Thơng qua đĩ giúp HS cĩ kỹ năng tự học, tự tìm tịi nghiên cứu.

- Kiến thức về sử dụng các PPDH tích cực như PPDH nhĩm, PPDH nêu vấn đề, các kỹ thuật DH, ... chủ yếu là bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng các PPDH vào dạy học hĩa học.

- Các phương pháp kiểm tra, đánh giá thúc đẩy ý thức tự học cho HS. * Về kỹ năng:

- Kỹ năng lập kế hoạch DH mơn học theo yêu cầu đổi mới: kỹ năng xác định mục đích, yêu cầu của bài dạy trên cả 3 phương diện: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Kỹ năng lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức DH phù hợp với từng bài dạy và đối tượng HS.

- Kỹ năng DH (kỹ năng sử dụng phương tiện và thiết bị DH; kỹ năng tổ chức các hoạt động học tập của HS; kỹ năng giải quyết các tình huống trong DH; kỹ năng đánh giá kết quả học tập của HS).

- Kỹ năng GD HS; kỹ năng nghiên cứu khoa học và một số kỹ năng mềm (giao tiếp, ứng xử, giải quyết xung đột, ...).

2.1.2.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng cần đánh giá đúng thực trạng trình độ, năng lực chuyên mơn của từng GV, tổ chức thu thập thơng tin về nhu cầu bồi dưỡng của GV. Trên cơ sở tổng hợp, phân loại nhu cầu, hiệu trưởng cùng các tổ trưởng chuyên mơn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng gắn với nội dung bồi dưỡng thường xuyên sao cho phù hợp.

Để triển khai kế hoạch bồi dưỡng chuyên mơn, nghiệp vụ một cách cĩ hiệu quả, nhà trường cần xây dựng đội ngũ GV cốt cán đi tham dự các lớp bồi dưỡng do cấp trên tổ chức. Qua đội ngũ này tổ chức bồi dưỡng tại tổ, nhĩm theo kế hoạch do tổ chuyên mơn xây dựng.

Đối với những chuyên đề khĩ thực hiện như bồi dưỡng sử dụng thiết bị DH mới, bồi dưỡng HS giỏi,... nhà trường cĩ thể mời GV cốt cán bộ mơn cấp tỉnh, các chuyên gia, cán bộ phụ trách thí nghiệm của cơng ty sách thiết bị đến trường để trao đổi về chuyên mơn, tiến hành tổ chức thực hành thiết bị DH ngay tại trường hoặc cho GV tham quan các trường cĩ phịng thực hành thí nghiệm, cĩ GV thao tác thuần thục các thiết bị thí nghiệm để từ đĩ nâng cao sự hiểu biết, kỹ năng thực hành cho GV.

Đối với các chuyên đề bồi dưỡng cho GV sử dụng các PPDH tích cực, các kỹ thuật DH phát huy tính tích cực nhận thức của HS, nhà trường mời GV dạy giỏi ở trường điển hình tiên tiến trong phong trào đổi mới PPDH như GV ở trường THPT Bảo Lộc, THPT Trần Phú về dạy các bài mẫu, bài thực hành,... tiếp đĩ cần trao đổi với họ về cách soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp theo định hướng đổi mới. Qua đĩ mỗi GV cĩ thể học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

Song song với các giải pháp trên cần chú ý tổ chức tốt phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV nhằm biến quá trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ chuyên mơn thành quá trình tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV.

Tạo điều kiện, khuyến khích GV chủ động nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ sư phạm bằng các hình thức học tập đa dạng. Cụ thể như thơng qua tham khảo các tài liệu trên những trang web chính thống hoặc tự nghiên cứu sách tham khảo. Đầu tư thời gian vào soạn giáo án, tự bồi dưỡng năng lực thực hành, kỹ năng sử dụng các thiết bị DH, các PPDH tích cực.

Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường, tổ, nhĩm chuyên mơn xác định cho từng thành viên nội dung phải bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên mơn, hiệu quả giờ dạy. Chỉ rõ những việc cần làm trước mắt, lâu dài, những yêu cầu tự bồi dưỡng phải đạt được trong một học kỳ, một năm học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học theo hướng tích cực hóa nhận thức của học sinh ở các trường trung học phổ thông vùng sâu tỉnh lâm đồng (Trang 59)