BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐỖ THỊ MAI MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐỖ THỊ MAI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An, 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐỖ THỊ MAI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HOC HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG
Nghệ An, 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám hiệu và các thầy giáo, cô giáotrường Đại học Vinh đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn tôi trong quá trình họctập và nghiên cứu
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Thị Hường - người đã tận tình hướng dẫn khoa học và giúp
-đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, phòngGD&ĐT và các phòng chức năng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá; Bangiám hiệu, các đồng chí, đồng nghiệp các trường TH huyện Nông Cống đãđộng viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu, cảm ơn bạn bè, gia đình và người thân đã giúp đỡ, tạo điềukiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếusót, hạn chế nhất định Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chânthành của các nhà khoa học, các nhà quản lý thực tiễn và bạn đọc để luận vănđược hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, tháng 8 năm 2014
Tác giả
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu phạm vi nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Những đóng góp chính của luận văn 4
9 Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 6
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 7
1.2 Một số khái niệm cơ bản 9
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 9
1.2.2 Kỹ năng và kỹ năng sống 11
1.2.3 Giáo dục kỹ năng sống 12
1.2.4 Giải pháp và giải pháp QL công tác giáo dục KNS cho học sinh .13
1.3 Một số vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 14
1.3.1 Tầm quan trọng của công tác giáo dục KNS cho HS tiểu học 14
1.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ, giáo dục KNS cho học sinh tiểu học 15
1.3.3 Một số kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học 16
1.3.4 Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học 21
1.3.5 Các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 22
1.3.6 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 23
1.4 Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống ở trường tiểu học 24
1.4.1 Mục đích, yêu cầu của công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 24
Trang 51.4.2 Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 25
1.4.3 Phương pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 27
1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học 28
Kết luận chương 1 31
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NÔNG CỐNG TỈNH THANH HOÁ 32
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên KT-XH và tình hình giáo dục của Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa 32
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 32
Tổng số 33
2.1.2 Tình giáo dục trên địa bàn Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa 34
2.2 Thực trạng về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa 38
2.2.1 Thực trạng Kỹ năng sống của HS tiểu học huyện Nông Cống 38
2.2.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường Tiểu học Huyện Nông Cống 42
2.3 Thực trạng công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường Tiểu học Huyện Nông Cống, Tỉnh thanh Hóa 50
2.3.1 Nhận thức về tầm quan trọng của công tác GDKNS cho HSTH 50
2.3.2 Thực trạng về đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng quản lý GDKNS cho HS ở các trường tiểu học 51
2.3.3 Thực trạng quản lý công tác GDKNS ở trường tiểu học 53
2.3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng quản lý GDKNS cho HS trường tiểu học 55
2.4 Đánh giá chung về thực trạng 56
2.4.1 Ưu điểm và hạn chế 56
Kết luận chương 2 60
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HOÁ 61
Trang 63.1 Nguyên tắc xây dựng giải pháp 61
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 61
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 61
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 61
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 62
3.2 Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục KNS cho học sinh Tiểu học Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa 62
3.2.1 Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường về tầm quan trọng của công tác giáo dục KNS cho học sinh 62
3.2.2 Kế hoạch hóa công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và lồng ghép GDKNS trong hoạt động GDNGLL 68
3.2.3 Chỉ đạo công tác giáo dục kỹ nặng sống cho học sinh thông qua các môn học 74
3.2.4 Phát huy vai trò của Sao nhi Đồng, Đội TNTP Hồ Chí Minh và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học 79
3.2.5 Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình- nhà trường và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 82
3.2.6 Đổi mới việc đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng sống cho HS 86
3.3 Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 87
3.3.1 Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất 88
3.3.2 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất 89
Kết luận chương 3 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Cơ cấu dân số Nông Cống tại thời điểm tháng 12/2013 33 Bảng 2.2 Quy mô trường lớp cấp học( Từ năm 2008-2009 đến nay). 34 Bảng 2.3 Số HS của các cấp học (Đơn vị tính: HS 35
Bảng 2.4 Quy mô học sinh, CBGV- NV các trường TH huyện Nông Cống
Bảng 2.9 Môi trường cần thiết hướng dẫn kỹ năng sống cho học sinh 42 Bảng 2.10 Mức độ quan tâm đến công tác GD KNS cho HS tại các trường Tiểu học 43 Bảng 2.11 Các kỹ năng đã giáo dục cho HSTH ở huyện Nông Cống 44 Bảng 2.12 Các hình thức GD KNS cho HSTH ở huyện Nông Cống 46 Bảng 2.13 Mức độ HS ưa thích các hoạt động GDKNS do nhà trường, Đoàn, Đội tổ
Bảng 2.16 Thực trạng nhận thức của CB-GV về các yếu tố ảnh hưởng tới công tác
quản lý hoạt động GDKNS ở trường tiểu học.
52
Bảng 2.17 Các biện pháp quản lý công tác GDKNS cho HS ở các trường
Tiểu học huyện Nông Cống
53
Bảng 2.18 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý GDKNS cho HS hiện nay 55 Bảng 3.3.1 Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất 88 Bảng 3.3.2 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất 89
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
CBGV Cán bộ giáo viên
Trang 8CBGV - NV Cán bộ giáo viên - nhân viên
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
UNESCO Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp
quốcUNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
TN&XH Tự nhiên và xã hội
TNTP Thiếu niên tiền phong
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước ta diễn ra trong bối cảnh cả thếgiới đang thay đổi rất nhanh Hòa bình hợp tác và phát triển là xu thế lớn.Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúcđẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức Sự phát triểnkinh tế - xã hội trong bối cảnh đó đặt ra những yêu cầu mới đối với người laođộng, do đó cũng đặt ra những yêu cầu và thách thức mới cho sự nghiệp giáodục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI( 01/2011) tiếp tục khẳng định: " Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng caodân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọngphát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam Phát triểngiáo dục đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sáchhàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho sự phát triển".[17,tr77] "Giáo dục nước ta trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới
có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp Thời đại mà trong tác phẩm" Làn sóngthứ ba" Anvil Toffler đã lý giải: " những biến đổi sâu sắc diễn ra trên khắpthế giới, trong mọi lĩnh vực, từ đời sống kinh tế xã hội đến gia đình, tình yêu
và hạnh phúc của mỗi cá nhân" [1, tr2] Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vềgiáo dục đã trở thành xu thế tất yếu Cách mạng khoa học công nghệ, côngnghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh
mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền giáo dục trên thế giới Chiếnlược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 của nước ta đã khẳng định: Phấnđấu đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại; Chính trị - xã hội ổn định, dân chủ , kỷ cương, đồng thuận; đời sốngvật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trêntrường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển caohơn trong giai đoạn sau Chiến lược cũng đã xác định rõ một trong ban đột
Trang 10phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượngcao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắnkết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học,công nghệ Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơhội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sựnghiện phát triển giáo dục"
Năm học 2008- 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã phát động phongtrào" Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh" trong đó nổi bật là phong trào:"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã được triển khai trongtoàn ngành giáo dục, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, các đơn vịtrường học ngày càng chú trọng tới công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sốngcho học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông Để nâng cao chất lượng công tácgiáo dục toàn diện cho học sinh thì phải thực hiện đổi mới toàn diện, trong đóđổi mới công tác giáo dục kỹ năng sống là một tất yếu
Khi con người sinh ra không phải đã có thể thực hiện các công việc khácnhau trong cuộc sống mà thông qua quá trình hoạt động và lĩnh hội các trithức của xã hội loài người thì con người mới dần dần hình thành được ngônngữ, hoạt động, tri thức Với kỹ năng cũng vậy, trẻ em sinh ra không tựnhiên có được mà phải trãi qua các hoạt động hàng ngày để hình thành được
Kỹ năng sống cho bản thân để có Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý mâuthuẫn, kỹ năng ra quyết định Mà muốn có được những kỹ năng đó phải quaquá trình học hỏi, trải nghiệm của bản thân trẻ dưới sự hướng dẫn của ngườilớn Nếu có được những kỹ năng sống trẻ sẽ dần dần hình thành được nhữngthái độ tích cực và có được hành vi đúng đắn ngược lại, nếu thiếu những kỹnăng này trẻ sẽ ứng xử không lành mạnh trước những tình huống gặp phải.Chẳng hạn: hút thuốc, uống rượu bia, tụ tập đám bạn xấu để trộm cắp đánhnhau Kết quả là trẻ em đã mất đi cuộc sống an toàn, khỏe mạnh
Vì vậy, GDKNS cho mọi người nói chung và cho học sinh nói riêng trởthành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết và đặt ra cho ngành giáo dục nhiều
Trang 11thách thức mới Việc rèn luyện KNS cho học sinh là rất quan trọng, nhất làđối với các học sinh bậc Tiểu học- lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý
và dễ gặp phải những khó khăn, thử thách trước khi bước vào cuộc sống
Để nâng cao chất lượng của công tác GDKNS cho học sinh, phải thựchiện đổi mới toàn diện mà trong đó tất yếu phải có những giải pháp QL hoạtđộng này một cách có hiệu quả
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý công tácgiáo dục kỹ năng sống, nhưng việc nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và
đề xuất các giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinhTiểu học huyện nông Cống, tỉnh Thanh Hóa chưa có đề tài nào nghiên cứumột cách có hệ thống và mang tính khoa học
Chính vì những lí do này, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa” để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải phápquản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu họcHuyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở cáctrường Tiểu học Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì
có thể nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh ở các trường tiểu học Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa.\
Trang 125 Nhiệm vụ nghiên cứu phạm vi nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác giáo dục kỹnăng sống cho học sinh ở các trường tiểu học
5.2 Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh ở các trường tiểu học Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa
5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh ở các trường tiểu học Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa
6 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sốngcủa BGH các trường tiểu học Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Gồm các PP: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận vànhững kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước nhằm xác lập
cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập chứng cứ, thông tin thực tiễn đểxây dựng cơ sở của đề tài
Gồm các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra:
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Để phân tích và xử lý các số liệu điều tra về mặt định hướng nhằm địnhhướng các kết quả nghiên cứu
8 Những đóng góp chính của luận văn
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng sống, quản lýgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Trang 13Đề xuất hoàn thiện các giải pháp quản lý có tính khã thi, hiệu quả vềcông tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học, đặc biệt phù hợp vớitình hình cấp bách hiện nay và phù hợp với thực tiễn địa phương
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lụcnghiên cứu, luận văn gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý công tác giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh tiểu học
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh ở các trường tiểu học Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh ở các trường tiểu học Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Như chúng ta đã biết, kỹ năng sống và vấn đề giáo dục kỹ năng sống chocon người đã xuất hiện và được nhiều người quan tâm từ xa xưa như học ăn,học nói, học gói, học mở, học dăm ba chữ để làm người, học để đối nhân xửthế, học để đối phó với thiên nhiên Đó là những kỹ năng đơn giản nhất mangtính chất kinh nghiệm, phù hợp với đời sống và giai cấp của xã hội ở nhữngthời điểm khác nhau Nghiên cứu kỹ năng ở mức độ khái quát, đại diện chohướng nghiên cứu này có P.Ia Galperin, V.A Crutexki, P.V Petropxki…P.Ia Galperin trong các công trình nghiên cứu của mình chủ yếu đi sâu vàovấn đề hình thành tri thức và kỹ năng theo lý thuyết hình thành hành động trítuệ theo giai đoạn [2] Nghiên cứu kỹ năng ở mức độ cụ thể, các nhà nghiêncứu kỹ năng ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau như kỹ năng lao động gắnvới những tên tuổi các nhà tâm lý - giáo dục như V.V Tseburseva, TrầnTrọng Thủy, kỹ năng học tập gắn với G.X Cochiuc, N.A Menchinxcaia, HàThị Đức, Kỹ năng hoạt động sư phạm gắn với tên tuổi X.I Kixegops,Nguyễn Như An, Nguyễn Văn Hộ
Kỹ năng sống có chủ yếu trong các chương trình hành động củaUNESCO (Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc),WHO (Tổ chức Y tế thế giới), UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc) cũngnhư trong các chương trình hành động của các tổ chức xã hội trong và ngoàinước… Trong chương trình này chỉ giới thiệu những kỹ năng cơ bản như: Kỹnăng nhận thức và kỹ năng giao tiếp
Giáo dục kỹ năng sống (KNS) ở Campuchia được xem xét dưới góc độnăng lực sống của con người, kỹ năng làm việc vì vậy giáo dục KNS được
Trang 15triển khai theo hướng là giáo dục các kỹ năng cơ bản cho con người trongcuộc sống hàng ngày và kỹ năng nghề nghiệp
Giáo dục KNS ở Malaysia được xem xét và nghiên cứu dưới 3 góc độ: Các kỹ năng thao tác bằng tay, kỹ năng thương mại và đấu thầu, kỹ năngsống trong đời sống gia đình
Giáo dục KNS ở Lào được bắt đầu quan tâm từ năm 1997 với cách tiếpcận nội dung quan tâm đến giáo dục cách phòng chống HIV/AIDS được tíchhợp trong chương trình giáo dục chính quy Năm 2001, giáo dục KNS ở Làođược mở rộng sang các lĩnh vực như giáo dục dân số, giới tính, sức khoẻ sinhsản, vệ sinh cá nhân, giáo dục môi trường vv
Ở Ấn Độ: Giáo dục KNS cho học sinh được xem xét dưới góc độ giúpcho con người sống một cách lành mạnh về thể chất và tinh thần, nhằm pháttriển năng lực người Các KNS được khai thác giáo dục là các kỹ năng: Giảiquyết vấn đề, tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹnăng quan hệ liên nhân cách
Ở Bangladesh: Giáo dục KNS được khai thác dưới góc độ các kỹ nănghoạt động xã hội, kỹ năng phát triển, kỹ năng chuẩn bị cho tương lai v v…
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Từ năm học 2002 - 2003 ở Việt Nam đã thực hiện đổi mới giáo dục phổthông (Tiểu học và Trung học cơ sở) trong cả nước Trong chương trình Tiểuhọc đổi mới đã hướng đến giáo dục kỹ năng sống thông qua lồng ghép một sốmôn học có tiềm năng như: Giáo dục đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên - Xã hội(ở lớp 1 - 3) và môn Khoa học (ở lớp 4 - 5)[13] Kỹ năng sống được GDthông qua một số chủ đề: “Con người và sức khoẻ” Nhìn chung GD KNScho con người nói chung, cho học sinh nói riêng đã được các nước trên thếgiới và Việt Nam quan tâm khai thác, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau.Đối với Việt Nam đây là một vấn đề mới nên chưa có nhiều công trìnhnghiên cứu và cũng mới chỉ có sự tiếp cận trên một vài phương diện chủ yếu
là giáo dục sức khoẻ và giáo dục vệ sinh môi trường Chủ yếu là GD KNSvới sự hỗ trợ của UNICEF (2001 - 2005) nhằm hướng đến cuộc sống khoẻmạnh cho trẻ em và trẻ chưa thành niên trong và ngoài nhà trường ở một số
Trang 16dự án như: “Trường học nâng cao sức khoẻ” của Bộ Giáo dục và Đàotạo(GD&ĐT), Bộ y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO)[33].
Thuật ngữ kỹ năng sống bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổthông Việt Nam từ những năm 1995-1996, thông qua Dự án “Giáo dục kỹnăng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếuniên trong và ngoài nhà trường” do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc( UNICEF)phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ ViệtNam thực hiện
Sang giai đoạn 2 của chương trình mang tên: “Giáo dục sống khỏe mạnh
và kỹ năng sống” Ngoài hai lực lượng đã tham gia ở giai đoạn 1còn có 2 tổchức xã hội chính trị là Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
và Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam
Năm 2008, xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề GD KNS cho HStrong giai đoạn Việt Nam bước vào thời kì hội nhập và phát triển, Bộ GD -
ĐT đã ban hành Chỉ thị 40/CT-BGDĐT của Bộ trưởng BGDĐT về phát độngphong trào thi đua và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/07/2008 của Bộ
GD - ĐT về kế hoạch triển khai “Xây dựng trường học thân thiện – HS tíchcực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 Trong đó, rèn luyệnKNS cho HS là nội dung thứ ba trong 5 nội dung cơ bản của phong trào thiđua này [12]
Năm học 2010-2011 vừa qua, Bộ GD-ĐT có triển khai Kế hoạch453/KH-BGDĐT, ngày 30/07/2010 về công tác tập huấn và triển khai tíchhợp GD KNS trong các môn học và hoạt động GD ở TH, THCS và Trunghọc phổ thông trên toàn quốc [10] Cùng với việc triển khai các chương trìnhnêu trên, vấn đề KNS và GD KNS cho HS đã được quan tâm nghiên cứu.Những nghiên cứu trong giai đoạn này có xu hướng xác định những KNS cầnthiết ở các lĩnh vực hoạt động mà trẻ em tham gia và đề xuất các biện pháp đểhình thành những KNS này cho các em
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập vàphát triển, nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sốngcho thanh thiếu niên là cần thiết hơn bao giờ hết, nên đã có rất nhiều bài viết,nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này của các tác giả: PGS TS
Trang 17Nguyễn Thị Hường, Lê Công Phượng [21]; PGS TS Nguyễn Thanh Bình[8],Nguyễn Minh Sơn [28]; TS Lưu Thu Thuỷ, Đào Vân Vi, Lê Minh Châu [29],; TS Nguyễn An [3], [4] ;TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa,Bùi Thị Bích Hằng [23]; Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Vũ ThịSơn, [9]; TS Phan Quốc Việt [32]; Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí , [6];
Bộ GD&ĐT[15]; Nguyễn Dục Quang[25]; Huỳnh Văn Sơn [26]
Những năm gần đây, ở Việt Nam đã xuất hiện một số luận văn tiến sĩ,thạc sĩ về quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như:
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn TiếngViệt; của tác giả Nguyễn Bình Minh ( Vinh - 2011)
- Một số giải pháp quản lý công tác GD KNS cho học sinh ở các trườngTHPT huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình; tác giả Phạm Ngọ Hưng ( 2013).Mặc dù đã có các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ đã nghiên cứu về đề tài quản lýcông tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thuộc các tỉnh, Thànhphố, nhưng trên địa bàn huyện Nông Cống của tỉnh Thanh Hóa, hiện naychưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý công tác giáo dục KNS cho họcsinh Tiểu học Chính vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu về vấn đề này vớinguyện vọng góp một phần sức lực và tâm trí nhỏ bé của mình vào việc nângcao chất lượng giáo dục KNS cho học sinh ở các trường Tiểu học thuộchuyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục củahuyện nhà ngày càng phát triển mạnh hơn
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.1.1 Quản lý.
"Quản lý" là khái niệm rất chung, tổng quát Có nhiều quan niệm khácnhau về quản lý:
Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý là những tác động của chủ thể quản
lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các
Trang 18nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức một cách tối ưunhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [22, tr.8].
Theo tác giả Hà Sĩ Hồ: “QL là một quá trình tác động có định hướng, có
tổ chức, lựa chọn trong số tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tìnhtrạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượngđược ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” [19, tr.28]
Tóm lại, QL là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượngnhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình XH, hành vi hoạt động của conngười để đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà QL và phù hợp với quyluật khách quan
1.2.1.2 Giáo dục
Giáo dục theo nghĩa rộng là GD xã hội được coi là lĩnh vực hoạt độngcủa xã hội nhằm truyền đạt những kinh nghiệm của xã hội - lịch sử chuẩn bịcho thế hệ trẻ trở thành lực lượng tiếp nối sự phát triển xã hội kế thừa và pháttriển nền văn hóa của loài người và dân tộc
Giáo dục theo nghĩa hẹp là GD trong nhà trường, đó là quá trình tácđộng có tổ chức, có kế hoạch, có quy trình chặt chẽ nhằm mục đích cung cấpkiến thức, KN, hình thành thái độ, hành vi KNS cho thanh thiếu niên, xâydựng và phát triển nhân cách theo mô hình mà XH đương thời mong muốn
1.2.1.3 Quản lý giáo dục
Trang 19Trong nhà trường quản lý giáo dục được biểu hiện thông qua quản lýmục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, quản lý CSVC, trang thiết bị phục vụdạy và học, quản lý đội ngũ CB, GV, quản lý người học và chất lượng GD-
ĐT Tác giả Đặng Quốc Bảo khẳng định: “Quản lý giáo dục là hoạt độngđiều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạothế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [5, tr.51]
1.2.1.4 Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường phổ thông là những tác động có định hướng, có kếhoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt độngcủa nhà trường theo nguyên lý GD và tiến tới mục tiêu GD mà trọng tâm của
nó là đưa hoạt động dạy học tiến lên một trạng thái mới về chất
1.2.2 Kỹ năng và kỹ năng sống
1.2.2.1 Kỹ năng
Có nhiều quan điểm khác nhau, về vấn đề này
Theo L.Đ Lêvitôv, nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: Kỹ năng là sựthực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơnbằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến nhữngđiều kiện nhất định Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phảinắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiệnhành động có kết quả Ông còn nói thêm, con người có kỹ năng không chỉnắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế
A.U Pêtrôpxki: Kĩ năng là sự vận dụng tri thức đã có thể lựa chọn vàthực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt ra
Trang 20Theo quan điểm của K.K Platônôp: Kỹ năng là khả năng của con ngườithực hiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinhnghiệm cũ
Theo quan điểm của P.A Ruđic: Kỹ năng là động tác mà cơ sở của nó là
sự vận dụng thực tế các kiến thức đã tiếp thu được để đạt kết quả trong mộthình thức vận động cụ thể
Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả trithức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện nhữngnhiệm vụ tương ứng” [18]
Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng: KN là năng lực củacon người biết vận hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình
- Từ khái niệm trên cho thấy rằng:
+ Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng Tri thức ở đâybao gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động + KN là sự chuyển hoá tri thức thành năng lực hành động của cá nhân.+ Kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất địnhnhằm đạt được mục đích đã đặt ra
Ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: KN là năng lực thực hiệnmột hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụngnhững tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra
1.2.2.2 Kỹ năng sống.
Có nhiều cách hiểu, nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm KNS:
- Có quan niệm cho rằng: Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thâncủa mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xãhội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống
- Quan niệm khác lại cho rằng kỹ năng sống là những kỹ năng thiết thực
mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh
- Theo Tổ chức y tế thế giới, kỹ năng sống là khả năng thích nghi vàhành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả trước nhucầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày [33]
Trang 21- Có quan niệm cho rằng kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiệnđầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày
Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội KNS mangtính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân KNS còn mang tính xã hội vìtrong mỗi một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng, miền lạiđòi hỏi mỗi cá nhân có những KNS thích hợp Nó chịu ảnh hưởng của truyềnthống và văn hoá của gia đình, cộng đồng, dân tộc KNS cần thiết với conngười và hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn
đề của cuộc sống với mọi người xung quanh, mang lại cho mỗi cá nhân cuộcsống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ XH KNS được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trảinghiệm của bản thân, nó giúp cho mỗi cá nhân nâng cao năng lực ứng phótrong mọi tình huống căng thẳng mà mỗi người phải gặp hàng ngày
1.2.3 Giáo dục kỹ năng sống.
Trong thực tiễn GD KNS được xem xét dưới 2 khía cạnh khác nhau:
- Như là một lĩnh vực học tập: như giáo dục sức khoẻ, HIV/AIDS Ởlĩnh vực này đã tồn tại cách tiếp cận kỹ năng sống từ khá lâu
- Như là một cách tiếp cận giúp giáo viên tiến hành giáo dục có chấtlượng xuyên suốt các lĩnh vực học tập
UNICEF, UNESCO cũng quan niệm rằng, giáo dục kỹ năng sốngkhông phải là lĩnh vực hay môn học, nhưng nó được áp dụng lồng vào nhữngkiến thức, giá trị và kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển của cá nhân
và học tập suốt đời
Như vậy, giáo dục kĩ năng sống được xem như là một cách tiếp cận giáodục nhằm mục đích giúp con người có những khả năng tâm lý xã hội đểtương tác với người khác và giải quyết những vấn đề, những tình huống củacuộc sống hàng ngày một cách có hiệu quả
1.2.4 Giải pháp và giải pháp QL công tác giáo dục KNS cho học sinh.
- Giải pháp: (Solution)
Trang 22Theo từ điển Tiếng Việt do NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minhxuất bản: “Giải pháp là cách giải quyết một vấn đề nào đó”[24, tr.265]
Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, từ điển bách khoa (2010)nêu: “Giải pháp là cách làm, cách giải quyết một số vấn đề cụ thể” [31]
Có thể nói “giải pháp” là những cách thức tác động nhằm thay đổi, mộtđối tượng, một vấn đề nhất định nào đó nhằm đạt mục đích hoạt động Giảipháp có tính phù hợp tương đối với đối tượng Giải pháp càng phù hợp thìvấn đề giải quyết càng hiệu quả và nhanh chóng Để đạt được điều đó thì cácgiải pháp đưa ra phải có cơ sở lý luận và thực tiễn tin cậy
- Giải pháp QL công tác GD KNS cho HS: Từ khái niệm về QL và giảipháp ta có thể coi “giải pháp quản lý” là hệ thống các cách thức tác động củachủ thể QL lên đối tượng QL nhằm đạt mục đích đề ra
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhà QL đề xuất các giải pháp
QL nhằm điều khiển một cách có hiệu quả hệ thống QL của mình
Giải pháp QL công tác GD KNS cho HS tiểu học là cách thức tác độngcủa hiệu trưởng đến đội ngũ cán bộ GV, các lực lượng giáo dục trong vàngoài nhà trường để đạt được mục tiêu GD KNS, góp phần nâng cao hiệu quảgiáo dục toàn diện cho HS tiểu học
1.3 Một số vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
1.3.1 Tầm quan trọng của công tác giáo dục KNS cho HS tiểu học
Trang 23Nhiều nghiên cứu đã cho phép đi đến kết luận là trong các yếu tố quyếtđịnh sự thành công của con người, KNS đóng góp một phần rất quan trọng(85%) Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là:kiến thức, KN và thái độ Hai yếu tố sau thuộc về KNS, có vai trò quyết địnhtrong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp
Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủhoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh Vì vậy, KNS sẽ là hànhtrang không thể thiếu Biết sống, làm việc, và thành đạt là ước mơ không quá
xa vời, là khao khát chính đáng của những ai biết trang bị cho mình nhữngKNS cần thiết và hữu ích
KNS giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi conngười để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành động theothói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực Cuộc đời là một hànhtrình mà bằng cấp chuyên môn giống như một bệ phóng, còn KNS chính làđộng lực đẩy con người vươn lên tầm cao thành đạt
Rèn luyện KNS là một quá trình lâu dài, bền bỉ Do đó, không phải vìKNS có tầm quan trọng lớn mà cố đưa vào chương trình giảng dạy Điều cầnthiết là làm cho mọi người ý thức được tầm quan trọng của KNS đê lồng vàocác môn học Giúp HS có những ứng phó thích hợp với môi trường sốngxung quanh, xử lý tốt các mối quan hệ hàng ngày với bạn bè, thầy cô giáo,gia đình và xã hội cũng như đối với môi trường tự nhiên
Trang 24- GD KNS giúp HS xác định rõ giá trị bản thân và khả năng sẵn sàngvượt qua những khó khăn trong cuộc sống, chuẩn bị cho HS tiểu học bướcvào cuộc sống mới một cách tự lập, tự tin và hướng tới thành công trongtương lai GD KNS đầy đủ sẽ giúp HS trở thành người công dân tương laigiàu lòng yêu nước, sẵn sàng cống hiến sức lực, tài năng của mình cho đấtnước, có đạo đức, hành vi xã hội tích cực.
1.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ, giáo dục KNS cho học sinh tiểu học
1.3.2.1 Mục tiêu công tác giáo dục KNS cho HSTH
Mục tiêu GD-ĐT đã được khẳng định trong Luật GD, trong đó nhấnmạnh mục tiêu GD phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trítuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngườiViệt Nam XHCN Yêu cầu về nội dung giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho
HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹnăng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thânthể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật Tuy nhiên, nội dunggiáo dục trong nhà trường tiểu học hiện nay còn xem trọng việc dạy chữ,chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục KNS cho HS.KNS chính là như cây cầu nối giúp cho con người vượt qua được nhữngbến bờ của thử thách, ứng phó với những thay đổi của cuộc sống hàng ngày
Trang 25Giáo dục KNS giúp cho các em phát triển kỹ năng cá nhân, kỹ năngnhóm, kỹ năng tập thể, xác định rõ giá trị của bản thân và tập thể, sống tự tin
và có trách nhiệm với chính mình và xã hội
Giáo dục KNS giúp cho các em có thể giải quyết tốt các nhiệm vụ học tập, rèn luyện đặt ra trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em tự chủ, tự tintrong cuộc sống Giúp các em có thể sống an toàn, khỏe mạnh trong một xãhội luôn luôn biến đổi
Chính những mục tiêu trên mà việc GD KNS cho HSTH có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống nói chung và chính bản thân các em nói riêng
1.3.2.2.Nhiệm vụ của công tác giáo dục kỹ năng sống cho HSTH
Giáo dục thế hệ trẻ không chỉ chú trọng“dạy chữ” mà còn phải quan tâmđúng mức đến nhiệm vụ “dạy người” Con người không chỉ có tri thức màcòn phải biết sống đúng, sống đẹp, sống có ích Đó chính là nhiệm vụ GDKNS cho học sinh mà nhà trường, gia đình và XH phải chung tay gánh vác.Với mục đích trang bị cho con người những hiểu biết và kinh nghiệmthực tế để trải nghiệm trong đời sống, từ trước đến nay GDKNS đã đượcnhiều quốc gia trên thế giới đưa vào trường học Ở Việt Nam, mục tiêu GDđang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang bị nhữngnăng lực cần thiết cho người học Vì thế có thể coi GDKNS là nhiệm vụ cấpthiết và không thể thiếu được đối với mỗi cá nhân, mỗi gia đình, trường học
và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay Điều đó cũng khẳng định thêm tầm
Trang 26quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa GDKNS vào trường học cùng với các bộmôn khoa học khác.
1.3.3 Một số kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học
1.3.3.1 Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là khả năng tiếp xúc, trao đổi thông tin, mong muốn,suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc, là khả năng thể hiện các mối quan hệ tương tácgiữa người này với người khác về các vấn đề khác nhau Kỹ năng giao tiếpgiúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của mình, giúp ngườikhác hiểu mình hơn Thái độ thông cảm với người khác cũng góp phần giúp
họ giải quyết vấn đề mà họ gặp phải
Kỹ năng này nhằm giúp học sinh:
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày
- Có khả năng giao tiếp có hiệu quả
- Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác
- Biết thông cảm, chia sẻ với người khác khi họ gặp khó khăn
1.3.3.2 Kỹ năng tự nhận thức
Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản, nó giúp cá nhân hiểu rõ
về chính bản thân mình: đặc điểm, tính cách, sở thích, thói quen, thái độ, ýkiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ xãhội cũng như những điểm tích cực và hạn chế của bản thân Mỗi cá nhân đều
có bản sắc riêng, có những điểm mạnh, điểm yếu riêng Chúng ta ai cũng cónhững ưu điểm đáng tự hào và những nhược điểm cần cố gắng, hoàn thiệnthêm Vì vậy mỗi học sinh cần nhận biết và hiểu rõ bản thân, những tiềmnăng, tình cảm, những cảm xúc cũng như vị trí của các em trong cuộc sống,những mặt mạnh và mặt yếu của bản thân Khi các em càng nhận thức đượckhả năng của mình, các em càng có khả năng sử dụng các KNS một cách cóhiệu quả
1.3.3.3 Kỹ năng xác định giá trị
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối vớibản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động của bản thân
Trang 27trong cuộc sống Giá trị có thể là những chuẩn mực về niềm tin, đạo đức, tháiđộ của mỗi người, mỗi nhóm người, mỗi xã hội Mặc dù có một số chuẩnmực giá trị chung nhưng bản thân mỗi người đều có một hệ thống giá trịriêng Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, lứatuổi, theo kinh nghiệm sống và chịu ảnh hưởng từ giáo dục của gia đình, nhàtrường và xã hội.
Xác định giá trị đối với học sinh TH là đặc biệt quan trọng Nếu các emxác định điều gì là giá trị thì tự bản thân các em sẽ cố gắng làm theo, còn nếukhông thì khó có thể khuyên giải hay bắt các em làm theo
Kỹ năng này nhằm giúp HS:
- Hiểu rõ giá trị là những niềm tin, chính kiến, thái độ, định hướng chohoạt động và hành vi của mỗi người
- Thấy rõ được ý nghĩa của việc hình thành kỹ năng xác định giá trị chobản thân và biết tôn trọng giá trị của người khác
- Biết phân tích lợi hại, được mất của một hành vi cá nhân muốn thựchiện
1.3.3.4 Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chonphương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộcsống một cách kịp thời Trong một tình huống thường có nhiều sự lựa chọn
để giải quyết Mỗi người phải lựa chọn, để ra một quyết định nhưng đồngthời cũng phải ý thức được các tình huống có thể xảy ra do sự lựa chọn củamình Biết đánh giá kết quả của quyết định đưa ra., đạt được mục đích tronghọc tập, nơi làm việc và trong cuộc sống riêng tư của mình Tránh đượcnhững sai lầm mà có thể gây ảnh hưởng cho chính bản thân mình trong hiệntại và tương lai Trong thực tế chẳng có ai có quyết định đúng đắn ở tất cảmọi lúc Nhưng bằng việc phát triển kỹ năng ra quyết định, các em có thểlàm cho cơ hội thành công trong cuộc sống của mình
Kỹ năng này nhằm giúp HS:
- Luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán, tư duy sáng tạo, cân nhắc cái lợi,cái hại của từng vấn đề để cuối cùng có được quyết định đúng đắn
Trang 28- Nắm được các bước ra quyết định.
- Biết đánh giá quyết định đã đưa ra
1.3.3.5 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựachọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyếtvấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống Đứng trước một vấn đề cầngiải quyết chúng ta cần biết nhận diện đầy đủ vấn đề đang xảy ra, biết xácđịnh các nguyên nhân, xác định các phương án khác nhau nhằm giải quyếtvấn đề đó, biết phân tích và lựa chọn phương án tối ưu, phù hợp nhất với điềukiện, hoàn cảnh cụ thể của mình Mỗi người sẽ có cách giải quyết vấn đềkhác nhau, dẫn đến những kết quả khác nhau Do đó, sau khi thực hiệnphương án giải quyết vấn đề, chúng ta cần đánh giá kết quả thực hiện lựachọn đã có nhằm rút kinh nghiệm cho bản thân
1.3.3.6 Kỹ năng kiên định
- Kiên định là khả năng con người giữ vững được lập trường, quanđiểm, ý định, không dao động mặc dù gặp khó khăn, trở ngại Người kiênđịnh không phải là người bảo thủ, cứng nhắc, hiếu thắng hay phục tùng mà làngười luôn biết linh hoạt, mềm dẻo và tự tin khi đứng trước bất kì tình huống,vấn đề khó khăn nào đó trong cuộc sống
- Kỹ năng kiên định là kỹ năng thực hiện được những gì mình muốnhoặc từ chối bằng được những gì mình không muốn với sự tôn trọng, nó giúpchúng ta luôn biết dung hòa giữa quyền lợi và nhu cầu của bản thân vớiquyền lợi và nhu cầu của người khác Người có kỹ năng kiên định là ngườisống có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm
- Để có được kỹ năng kiên định chúng ta cần xác định được các giá trịcủa bản thân, đồng thời biết cách phối kết hợp tốt với các kỹ năng cơ bảnkhác như giao tiếp, kỹ năng tư duy có phê phán, kỹ năng ra quyết định và kỹnăng giải quyết vấn đề, kỹ năng từ chối
1.3.3.7 Kỹ năng hợp tác
Trang 29Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong mộtcông việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết camkết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm
Có kỹ năng hợp tác là một yêu cầu quan trọng đối với người công dântrong một xã hội hiện đại, mỗi người như một chi tiết của một cỗ máy lớn,phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động đơn lẻ
- Kỹ năng hợp tác còn giúp cá nhân sống hài hoà và tránh xung độttrong quan hệ với người khác
Để có được sự hợp tác hiệu quả, chúng ta cần vận dụng tốt nhiều kỹnăng sống khác như: tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, thể hiện sự cảmthông, đảm nhận trách nhiệm, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, kiên định,ứng phó với căng thẳng
1.3.3.8 Kỹ năng đặt mục tiêu
Mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới, muốn thực hiện ở mỗimột giai đoạn trong cuộc đời hay ở công việc nào đó Mục tiêu có thể là sựmong muốn hiểu biết (muốn biết về một cái gì đó), có thể là một hành vi(muốn làm được cái gì đó) hay có thể là một sự thay đổi về thái độ
KN đặt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bảnthân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó.Đặt mục tiêu là kỹ năng quan trọng giúp cá nhân có sự chuẩn bị sẵnsàng, định hướng tốt và biết xây dựng kế hoạch trong cuộc sống Kỹ năngđặt mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch và có khả năngthực hiện được mục tiêu của mình Kỹ năng đặt mục tiêu cần được vận dụngkết hợp với nhiều kỹ năng sống khác nhau như kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng
xác định giá trị, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
1.3.3.9 Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng
Tình huống gây căng thẳng là những sự việc, vấn đề gặp phải trong cuộcsống, trong mối quan hệ phức tạp giữa con người với con người, những thay đổicủa môi trường tự nhiên, tác động đến con người và gây ra cảm xúc mạnh, có
Trang 30khi là cảm xúc tiêu cực Khi một cá nhân có khả năng đương đầu với sự căngthẳng thì nó lại là một nhân tố tích cực, bởi vì chính những sức ép sẽ buộc cánhân phải tập trung vào công việc của mình và ứng phó một cách thích hợp Tuynhiên, sự căng thẳng còn có sức mạnh huỷ diệt cuộc sống cá nhân nếu nó quálớn và không giải toả nổi nếu thiếu kỹ năng ứng phó.
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵnsàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu củacuộc sống, là khả năng nhạn biết sự cẳng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậuquả của căng thẳng cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tíchcực khi bị cẳng thẳng Để có cách ứng phó tốt với các tình huống căng thẳngcần vận dụng các kỹ năng khác như kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ, suy nghĩ linh hoạt, thương thuyết
Kỹ năng này nhằm giúp học sinh: Biết được một số tình huống dễ gây
căng thẳng trong cuộc sống, cảm xúc thường có khi căng thẳng
Biết cách ứng phó tích cực khi ở trong tình huống căng thẳng
1.3.4 Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học
Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình [9], cách tiếp cận chính trong GDKNS cho HS đã được khái quát gồm :
1.3.4.1 Phương pháp động não: Động não là phương pháp giáo dục để cho
người học trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giảđịnh về một vấn đề nào đó Đây là một phương pháp để “lôi ra” một danhsách thông tin và ý tưởng
1.3.4.2 Phương pháp thảo luận nhóm: Thực chất của phương pháp này là
để học sinh tham gia trao đổi về một vấn đề nào đó theo nhóm Thảo luậnnhóm nhỏ được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho người học tham gia mộtcách chủ động vào quá trình học tập, nhằm tạo cơ hội cho người học tham giachia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề nào đó
1.3.4.3 Phương pháp đóng vai: Đây là phương pháp tổ chức cho người học
làm thử “đóng vai” để giải quyết chủ đề đã đưa ra Điểm mạnh của phươngpháp này là cách thức, là ứng xử, là đối thoại của nhân vật
Trang 311.3.4.4.Phương pháp trải nghiệm: là PP giáo viên tạo cơ hội, khơi gợi giúp
cho HS được hồi tưởng lại những gì mà các em đã trải qua trong cuộc sốnghoặc đặt các em trước nhiều tình huống để các em cùng các bạn trong nhómgiải quyết, thông qua thảo luận, trò chơi, sắm vai, vẽ tranh Các em đượcthực hành bài học trong những tình huống của cuộc sống, tự ra quyết định với
sự giúp sức của các thành viên cả nhóm theo hướng tích cực
1.3.4.5.Phương pháp nghiên cứu tình huống: là cách tổ chức đưa HS vào
một câu chuyện hay một tình huống, buộc HS phải nghiên cứu câu chuyện,
mô tả tình huống đã xảy ra trong thực tiễn cuộc sống hoặc trên băng hình.Qua đó giúp cho các em biết tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách hợp lí,hiệu quả
1.3.4.6.Phương pháp giải quyết vấn đề: là PP mà GV tổ chức đưa HS vào
các tình huống có vấn đề nhằm giúp HS xem xét, phân tích những vấn đề,tình huống cụ thể thường gặp phải trong đời sống hàng ngày và lựa chọn cácgiải quyết, xử lí vấn đề, tình huống đó một cách hiệu quả Đây là PP giúp GDKNS cho HS đạt hiệu quả ở nhiều mặt: tư duy, tình cảm, cách ứng xử
1.3.4.7.Phương pháp trò chơi: GV tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay
thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua mộttrò chơi nào đó PP này được tổ chức thông qua các trò chơi đóng vai, tròchơi vận động, trò chơi xây dựng nhóm, các trò chơi dân gian
1.3.4.8 Phương pháp dạy học theo dự án: là PP dạy học trong đó HS thực
hiện một nhiệm vụ học tập phức tạp, gắn với thực tiễn HS biết thực hành các
lí thuyết đã học để áp dụng vào thực tiễn Biết tự lập kế hoạch, thực hiện theo
kế hoạch và biết dựa vào kế hoạch để đánh giá kết quả
Để giúp cho quá trình vận dụng các PP nêu trên trong công tác GD KNStrong trường tiểu học, GV có thể phối hợp thêm một số kĩ thuật dạy học hiệnđại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS, như: Kĩ thuật “khăn phủbàn”; kĩ thuật “phòng tranh”; kĩ thuật “các mảnh ghép”; kĩ thuật “trình bàymột phút”; kĩ thuật động não; kĩ thuật “đọc hợp tác”; kĩ thuật “viết tích cực”;
kĩ thuật “hỏi chuyên gia”; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật chia nhóm
Trang 32Tuy nhiên, không có PP hoặc kĩ thuật dạy học nào là chìa khóa vạnnăng Vì mỗi PP, mỗi kĩ thuật dạy học đều có những ưu và nhược điểm Vìthế, tùy theo từng mục tiêu, nội dung của các loại hình hoạt động cụ thể vàtùy theo điều kiện thực tế của trường, lớp, tùy theo đối tượng HS, khônggian, thời gian mà GV lựa chọn và sử dụng các PP, các kĩ thuật dạy học saocho phù hợp để đạt hiệu quả.
1.3.5 Các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Trước yêu cầu cấp bách về việc đưa KNS vào chương trình GD họcđường, thời gian qua, Bộ GD - ĐT đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học vềviệc xây dựng chương trình GD KNS cho HS các cấp học Tổng kết thực tiễn
và kinh nghiệm của một số nước cho thấy có 3 hình thức thực hiện GD KNScho HS là:
- Xây dựng môn học về GD KNS đưa vào chương trình học tập của HS
- Lồng ghép các nội dung GD KNS vào các môn học có ưu thế và cáchoạt động GD khác
- Tích hợp GD KNS vào các môn học và các hoạt động GD trong đó cóhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.3.6 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
a) Mỗi học sinh tiểu học là một chỉnh thể, một thực thể hồn nhiên.
Những trẻ em bình thường ở lứa tuổi HS tiểu học có thể chất và tâm lýbình thường, hợp thành một chỉnh thể Cùng với thời gian, thể chất, tâm lýcủa trẻ em cũng hình thành và phát triển Trong tâm lý trẻ em, các quá trình,các thuộc tính, những nét tâm lý được hình thành thường bộc lộ ra rất hồnnhiên, chân thực Nét tính cách của học sinh tiểu học mới hoàn thành nênchưa ổn định Hành vi của trẻ mang tính xung đột cao và ý chí còn thấp Tínhcách điển hình của trẻ là hồn nhiên và cả tin, thích bắt chước hành vi củangười xung quanh Để đảm bảo được sự trọn vẹn như một chỉnh thể và tínhhồn nhiên của mỗi trẻ em, xã hội và người lớn cần nuôi dưỡng, GD các embằng thức ăn vật chất và tinh thần được chọn lọc cho phù hợp với trẻ, loại trừnhững chất độc hại để các em lớn lên và phát triển lành mạnh
b) Trong mỗi học sinh tiểu học tiềm tàng khả năng phát triển.
Trang 33Đa số trẻ em trong độ tuổi tiểu học có sự phát triển bình thường về thểchất và tâm lý, một bộ phận nhỏ thể lực còn yếu và một số ít trẻ em có tật.Nhìn chung, ở mỗi trẻ em đều tiềm tàng khả năng phát triển Nhu cầu nhậnthức của HS tiểu học đã phát triển khá rõ nét: từ nhu cầu tìm hiểu các sự vậthiện tượng riêng lẻ (lớp 1, 2) đến nhu cầu phát hiện những nguyên nhân, quyluật và các mối liên hệ, quan hệ (lớp 3, lớp 4, lớp 5).
Hiện nay, các gia đình đều sinh ít con, con cái trở thành tài sản quý giá,hiếm hoi nên hầu hết các gia đình đều chăm lo cho con cái Và với nhịp độphát triển kinh tế xã hội như hiện nay, chất lượng cuộc sống ngày càng đượcnâng cao hơn trước đây nên HS tiểu học có những điểm trội hơn như:
- HSTH hiện nay phát triển thể lực hơn thế hệ trước cùng tuổi được tiếpcận sớm với các phương tiện hiện đại, thông minh hơn, hiểu biết rộng hơn,nhanh nhẹn, tháo vát và năng động hơn, nhu cầu tự khẳng định mình, có nănglực hoạt động thực tiễn, sáng tạo và có sự phát triển tâm lý tốt hơn thế hệtrước cùng tuổi
- HS tiểu học hiện nay có yêu cầu cao hơn về phẩm chất của người thầy,người lớn và bạn bè
c) Mỗi học sinh tiểu học là một nhân cách đang hình thành.
Trẻ em đang ở độ tuổi HS tiểu học là thực thể, chỉnh thể trọn vẹn nhưngchưa định hình, chưa hoàn thiện mà là thực thể đang lớn lên, đang phát triển
Về mặt tâm lý, các quá trình, các thuộc tính tâm lý cũng phát triển khôngđồng đều, chưa hoàn thiện, chưa hài hòa HS tiểu học rất dễ xúc cảm, xúcđộng và rất khó kìm hãm xúc cảm của mình Tình cảm của học sinh tiểu họccòn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc
Ba đặc điểm cơ bản trên tạo cho HS tiểu học có tính chất dễ tiếp thu sựnuôi dưỡng, sự giáo dục, dễ thích nghi với điều kiện sống và học tập HS tiểuhọc phát triển theo hướng hình thành nhân cách, định hình và hoàn thiện dầncon người mình theo hướng mục tiêu giáo dục Do đó để nghiên cứu thựchiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học có hiệu quả, chúng tacần chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này, đặc biệt các HS cá biệt để
có biện pháp GD phù hợp
Trang 34Do vậy, công tác GDKNS cho HS ở lứa tuổi TH cần có sự phối hợp cáclực lượng GD, tạo nên sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình, xã hội đểhình thành và phát triển nhân cách cho HS phù hợp với nhu cầu hiện nay.
1.4 Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống ở trường tiểu học
1.4.1 Mục đích, yêu cầu của công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho HS trong nhà trường Tiểu học là
tổ hợp những cách thức, con đường của chủ thể quản lý tác động vào kháchthể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo dự kiến Thực chất củacác phương pháp quản lý giáo dục là tổ hợp các tác động có ý thức, có mụcđích, có kế hoạch đến nhận thức, tình cảm, hành vi của đối tượng làm thúcđẩy, kích thích họ thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao
Mục tiêu của quản lý giáo dục KNS cho HS là làm cho quá trình GD vậnhành một cách đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng GD toàn diện cho
HS Quá trình này bao gồm:
+ Về nhận thức: Giúp các lực lượng giáo dục có được nhận thức đúngđắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong
xã hội hiện nay
+ Về thái độ, tình cảm: Giúp mọi người có thái độ đúng và điều chỉnhhành vi của bản thân, biết ứng phó trước những tình huống căng thẳng trongquá trình giao tiếp
+ Về hành vi: Hướng mọi người tích cực tham gia vào các hoạt độngtập thể, hoạt động XH và tích cực tham gia quản lý GD kỹ năng sống cho HS.Tóm lại, mục tiêu quản lý công tác giáo dục KNS cho HS Tiểu học làlàm cho quá trình giáo dục tác động đến HS đúng hướng, thu hút đông đảocác lực lượng tham gia giáo dục KNS cho HS Trên cơ sở đó nhà trườngtrang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về tư tưởng đạo đức, lối sốngđúng đắn, kiến thức pháp luật, hiểu biết về văn hoá XH, khả năng ứng phó,giao tiếp và biết cách làm chủ bản thân “Nâng cao nhận thức chính trị, hiểu
rõ các yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước Nắm vững những quan
Trang 35điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triểncon người toàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi mới của nước nhà, có nhânsinh quan trong sáng, có quan điểm rõ ràng về lối sống, thích ứng với nhữngyêu cầu của giai đoạn mới.”
1.4.2 Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
1.4.2.1 Xác định mục tiêu giáo dục KNS cho HS tiểu học.
Một là: Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phùhợp Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏnhững hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạtđộng hàng ngày
Hai là: Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện rèn luyện KNS
1.4.2.2 Xác định hệ thống KNS phù hợp với HS tiểu học
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng nhận thức, kỹ năng kiênđịnh, kỹ năng từ chối, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác
1.4.2.3 Chỉ đạo công tác lập kế hoạch QLGD kỹ năng sống
Đây là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống kế hoạch quản lýtrường học Như vậy khi lập kế hoạch người cán bộ quản lý cần phải chú ý:
Kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GD kỹ năng sốngvới mục tiêu GD chung trong trường phổ thông, phối hợp hữu cơ với kếhoạch dạy học trên lớp Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng,thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý HS để đạt hiệu quả GD cao
- Thành lập ban chỉ đạo cụ thể, để theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giáviệc thực hiện kế hoạch, cụ thể:
+ Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm
+ Kế hoạch hoạt động theo các môn học trong chương trình
+ Kế hoạch hoạt động theo các mặt của hoạt động xã hội
Trang 36Các kế hoạch phải đảm bảo tính vừa phải, tính bao quát, tính cụ thể, tínhkhả thi.
1.4.2.4 Tổ chức, chỉ đạo hoạt động GD kỹ năng sống
- Thành lập ban chỉ đạo
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên
- Tổ chức tốt các hoạt động theo qui mô lớn, phối hợp với các lực lượnggiáo dục khác trong việc GD kỹ năng sống cho học sinh
- Giúp chủ nhiệm lớp, chi đoàn học sinh tiến hành hoạt động ở đơn vịmình có hiệu quả
- Kiểm tra, đánh giá các hoạt động
- Xây dựng, củng cố đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thành lực lượng giáodục KNS nòng cốt
- Chỉ đạo GD kỹ năng sống thông qua các môn học, đặc biệt môn Văn,Giáo dục công dân…
- Chỉ đạo GD kỹ năng sống thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Kiểm tra đánh giá hoạt động GD kỹ năng sống cho học sinh
- Xây dựng được tiêu chí kiểm tra ,đánh giá
- Tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp thời và có những điềuchỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra
1.4.3 Phương pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
1.4.3.1 Phương pháp hành chính
Là phương pháp tác động trực tiếp của hệ QL đến hệ bị QL Phương phápnày có tính mệnh lệnh, bắt buộc và tính kế hoạch rõ ràng Ở trường tiểu học,phương pháp tổ chức hành chính được thể hiện qua các Nghị quyết của hội đồng
GD, hội nghị cán bộ công chức, nghị quyết chi bộ Đảng, công đoàn, Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh, các quyết định của Hiệu trường Đây là phương pháp cơ bản nhấttrong công tác QL nói chung và QL công tác GDKNS nói riêng
Trang 371.4.3.2 Phương pháp kinh tế
Là phương pháp tác động một cách gián tiếp tới đối tượng QL bằng cơ chếkích thích lao động thông qua lợi ích vật chất để họ tích cực tham gia công việccủa nhà trường Bản chất của PP kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa ivệc thực hiệntrách nhiệm nghĩa vụ của người cán bộ GV, HS ghi trong Điều lệ trường tiểu học[14], quy chế chuyên môn, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế thi đua
Phương pháp kinh tế thường được kết hợp với phương pháp tổ chức hành chính Hai phương pháp này luôn bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau Ngàynay, trong bối cảnh cơ chế thị trường, việc vận dụng phương pháp kinh tếphải thận trọng để một mặt khuyến khích tính tích cực lao động của cán bộgiáo viên, mặt khác vẫn đảm bảo uy tín sư phạm của giáo viên và tập thểnhà trường
-1.4.3.3 Phương pháp Giáo dục thuyết phục
Là hình thức chủ thể quản lý tác động đến nhận thức của đối tượngquản lý thông qua sinh hoạt, học tập chính trị, tư tưởng Phương pháp nàythường được sử dụng đần dần trong suốt quá trình, tập trung tác động vòa
tư tưởng, tinh thần nên tuy không tạo ra hiệu quả nhanh tức thời nhưng nólại góp phần hình thành sự tự ý thức của khách thể quản lý, làm cho mọihoạt động được thực hiện một cách tự giác, thoải mái
1.4.3.4 Phương pháp tâm lý - xã hội
Là cách thức tạo ra những tác động vào đối tượng quản lý bằng nhữngyêu cầu do người lãnh đạo đề ra thành nghĩa vụ tự giác bên trong, thành nhucầu của người thực hiện Phương pháp này thể hiện tính nhân văn trong hoạtđộng quản lý Nhiệm vụ của phương pháp này là động viên tinh thần chủđộng, tích cực, tự giác và tạo ra bầu không khí cởi mở, tin cậy, giúp đỡ lẫnnhau hoàn thành nhiệm vụ Phương pháp tâm lý - xã hội bao gồm các phươngpháp: giáo dục, thuyết phục, động viên, tạo dư luận xã hội…Phương phápnày thể hiện tính dân chủ trong hoạt động quản lý, phát huy quyền làm chủ
Trang 38tập thể và mọi tiềm năng của mỗi thành viên trong tổ chức Vận dụng thànhcông phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của tổ chức
và hoạt động GD kỹ năng sống cho học sinh Tuy nhiên, hiệu quả củaphương pháp này còn phụ thuộc vào nghệ thuật của người quản lý
Trong 4 phương pháp này, phương pháp hành chính và phương phápkinh tế mang tính chất bắt buộc mọi người thực hiện nhiệm vụ của mình, 2phương pháp còn lại là phương pháp giáo dục thuyết phục và phương pháptâm lý xã hội tác động chủ yếu vào đời sống tư tưởng, tinh thần, gây nênnhững tác động chậm nhưng sâu sắc bền vững Do vậy, nhiệm vụ của nhàquản lý giáo dục là phải áp dụng những PP này một cách linh hoạt, mềm dẻo
và có cách phối hợp chúng với nhau thật nhuần nhuyễn, chặt chẽ để phù hợpvới đặc điểm đối tượng và đặc thù lĩnh vực quản lý nhằm mang lại hiệu quảquản lý tốt nhất
1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
Bản chất của con người là sự tổng hòa của các yếu tố tự nhiên và xã hội
Kỹ năng sống của mỗi con người mang bản chất xã hội cho nên sự hìnhthành, phát triển KNS của mỗi cá nhân bao giờ cũng chịu sự chi phối tổnghợp các yếu tố như: yếu tố giáo dục nhà trường, yêu tố giáo dục gia đình,
yếu tố giáo dục xã hội và bản thân tự giáo dục của bản thân
Yếu tố giáo dục nhà trường
Giáo dục nhà trường là hoạt động giáo dục trong các trường lớp thuộc hệthống giáo dục quốc dân theo mục đích, nội dung, phương pháp có chọn lọctrên cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định Giáo dục nhà trường được tiếnhành có tổ chức, tác động trực tiếp, có hệ thống đến sự hình thành và pháttriển của nhân cách Thông qua giáo dục nhà trường, mỗi cá nhân được bồidưỡng phẩm chất đạo đức, kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành cần thiết,đáp ứng yêu cầu trình độ phát triển của xã hội trong từng giai đoạn
Trang 39Nhà trường là một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ, làyếu tố quan trọng nhất trong quá trình GD kỹ năng sống cho HS Với hệthống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo,các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại, đặc biệt là với một độingũ CB, GV được đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổ chức lớp làyếu tố có tính chất quyết định hoạt động GD KNS cho học sinh
Yếu tố giáo dục gia đình
Gia đình là cơ sở đầu tiên, có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn đối với quátrình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người Vì vậy, mỗi ngườiluôn hướng về gia đình để tìm sự bao bọc, chia sẻ
Trong gia đình, cha mẹ là những người đầu tiên dạy dỗ, truyền đạt chocon cái những phẩm chất nhân cách cơ bản, tạo nền tảng cho quá trình pháttriển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mĩ…đáp ứng yêu cầu pháttriển của xã hội Đây là điều có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và pháttriển của các em trong xã hội hiện đại Tuy vậy, giáo dục gia đình vẫn khôngthể thay thế hoàn toàn giáo dục của nhà trường
Nền kinh tế thị trường hiện nay đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộđời sống vật chất và tinh thần của gia đình Các tệ nạn xã hội tạo ra nhiềuthách thức và khó khăn trong việc lựa chọn các giá trị chân, thiện, mĩ tronggiáo dục gia đình Mặt khác, giáo dục gia đình chịu ảnh hưởng lớn của điềukiện kinh tế, tiện nghi, nếp sống, nghề nghiệp của cha mẹ…đặc biệt là mốiquan hệ gắn bó, gần gũi giữa cha mẹ và con cái Vì vậy, cha mẹ phải lànhững tấm gương về đạo đức cho các em học tập Cha mẹ cũng phải uốnnắn, răn dạy con em từ lời ăn, tiếng nói đến cách ứng xử trong đời sốngthường ngày Để từ đó xây dựng, hình thành trong các em thói quen ứng xử
có văn hóa ngay từ trong gia đình Cha mẹ cũng cần dành thời gian để tìmhiểu những tâm tư, nguyện vọng của con, gần gũi và chia sẻ với con nhữngđiều con cảm thấy vướng mắc, khó khăn, tiếp thêm cho con sức mạnh vàbản lĩnh để ứng phó với các tình huống, vấn đề nảy sinh trong cuộc sống
Trang 40Yếu tố giáo dục xã hội
Địa bàn dân cư nơi HS cư trú, các cơ quan, ban, ngành ảnh hưởng rấtlớn đến việc GD kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh TH nóiriêng Môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, văn minh là điều kiện thuậnlợi cho GD kỹ năng sống và hình thành nhân cách HS Vì vậy, cần phải có sựphối hợp, thống nhất giữa nhà trường, gia đình và XH Sự phối hợp này tạo ramôi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục học sinh có hiệu quả
Yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh
Tự giáo dục là một bộ phận của quá trình giáo dục, là hoạt động có ý thức, mục đích của mỗi cá nhân để tự hoàn thiện những phẩm chất nhân cáchbản thân theo định hướng giá trị xác định Nhu cầu tự giáo dục nảy sinh theotừng giai đoạn phát triển của cá nhân Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, nhu cầu
tự giáo dục chưa có, các em chưa tự ý thức được những giá trị mà các em cho
là hữu ích với cuộc sống như: rèn luyện thân thể, tập thói quen tốt…mà ở lứatuổi này các em đang phụ thuộc rất nhiều vào người lớn, vào thầy cô giáo ,cha mẹ Vì vậy Trường học là nơi để các em tiếp nhận kỹ năng sống một cáctốt nhất và hiệu quả nhất
Kết luận chương 1
GDKNS cho thế hệ trẻ là công tác hết sức quan trọng và cấp thiết hiệnnay Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi lứa tuổi HS tiểu học, việc GD KNS càng trởnên đặc biệt cần thiết bởi vì ở lứa tuổi này, nhân cách HS chưa phát triển trọnvẹn, hay bắt chước, dễ bị lôi kéo nếu không được giáo dục thường xuyên