Để tìm những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chấtlượng chăm sóc sức khỏe trẻ trong các trường mầm non, góp phần thực hiện tốt chương trình GDMN, tôi chọn đề tài: “Quản l
Trang 1HỒ THỊ AN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An, 2014
Trang 2HỒ THỊ AN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS: Nguyễn Thị Mỹ Trinh
Nghệ An, 2014
Trang 3Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Quản lý, nhữngngười thầy, người cô đã trang bị cho tôi tri thức và kinh nghiệm quý báu tronglĩnh vực khoa học quản lý giáo dục
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô ở Phòng Sau đại học, khoa Giáodục trường Đại học Vinh, Phòng giáo dục và đào tạo và các trường mầm nonthành phố Vinh, các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ tôi
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh đã tậntình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tác giả
Hồ Thị An
Trang 4Viết tắt Viết đầy đủ
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
PCGDMNTNT Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
Trang 5MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.2 Một số khái niệm cơ bản 7
1.2.1 Sức khỏe 7
1.2.2 Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non 8
1.2.3 Quản lý; Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non 9
1.3 Những vấn đề chung về hoạt đông chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non 13
1.3.1 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân 13
1.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi 14
1.3.3 Nội dung của hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi 14
1.3.4 Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non 14
1.4 Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 16
1.4.1 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 16
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 29
2.1 Giới thiệu về thành phố Vinh và tình hình giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố 29
Trang 62.1.3 Tình hình giáo dục mầm non của thành phố Vinh 31
2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng 33
2.2.1 Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 33
2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh 53
2.5.2 Hạn chế 53
2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 55
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 56
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 56
3.1.1 Đảm bảo tính mục đích 56
3.1.2 Đảm bảo tính khoa học 56
3.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả 56
3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 56
3.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 57
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ 5- 6 tuổi 57
3.2.2 Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe cho GVMN 60
3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống SDD, béo phì ở trẻ 5-6 tuổi 62
Trang 73.2.5 Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc sứckhỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non 683.2.5.1.Mục đích của biện pháp 683.2.6 Tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong côngtác chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 713.3 Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất 73KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 75KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 8Biểu 2.1 Kết quả theo dõi sức khỏe, tình trạng bệnh tật của trẻ 5 -6 tuổi trongcác trường mầm non thành phố Vinh 34Biểu 2.2: Biểu đồ đánh giá xếp loại mức độ kiến thức, thực hành của giáo viên 36Biểu 2.3: Biểu đồ đánh giá xếp loại mức độ kiến thức, thực hành của cha mẹ trẻ 37Biểu 2.4: Biểu đồ đánh giá việc phối hợp các nội dung giáo dục sức khỏe chotrẻ 5-6 tuổi theo hướng tích hợp chủ đề 38Biểu 2.5: Tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả thực hiện hình thức tổ chức cáchoạt động giáo dục sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên các trường mầmnon thành phố Vinh, Nghệ An 40Biểu 2.6 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầmnon, thành phố Vinh 42Biểu 2.7 Đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL, GV dạy lớp 5 tuổi ở trườngmầm non thành phố Vinh 43Biểu 2.8 Đánh giá thực trạng môi trường sống, an toàn ở trường mầm nonthành phố Vinh 45Bảng 2.9 Thực trạng về công tác y tế trong trường mầm non 48Bảng 2.10 Đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe chotrẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Vinh, 50Bảng 2.11 Đánh giá công tác quản lý kết quả chăm sóc sức khỏe trẻ 5-6 tuổi
ở các trường mầm non thành phố Vinh, 522Bảng 3.1 Đánh giá về tính cần thiết của một số biện pháp quản lý hoạt độngchăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non 733Bảng 3.2 Đánh giá về tính khả thi của một số biện pháp quản lý hoạt độngchăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non 74
Trang 9Mục tiêu chung phát triển GDMN đến năm 2020 là: “Nhanh chóng mởrộng phạm vi và nâng cao chất lượng CSGD trẻ 0-6 tuổi trên cơ sở xây dựngmột đội ngũ cán bộ, giáo viên am hiểu biết nghiệp vụ và tâm huyết với nghề,một hệ thống trường lớp được trang bị tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh, mộtmạng lưới phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ đến các gia đình, nhằm phát triểnthể lực, trí tuệ, tình cảm, rèn luyện thái độ đúng, thói quen tốt, đặt nền móngcho sự nghiệp giáo dục trẻ ở các bậc học tiếp theo”.
Trong những năm qua, vấn đề nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏecho trẻ luôn luôn là mục tiêu của cấp học mầm non Tuy nhiên, thực tế chothấy việc thực hiện mục tiêu đó gặp rất nhiều khó khăn nhiều bởi kinh phí đầu
tư cho giáo dục mầm non còn thấp, trình độ và năng lực của đội ngũ giáo viên
và cán bộ quản lý còn nhiều han chế Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngànhhọc mầm non hiện nay thiếu lượng Rất nhiều cơ sở giáo dục mầm non cònphải gắn với tiểu học để có phòng học Diện tích phòng học còn chật hẹp,công trình vệ sinh chưa liền kề, nguồn nước sạch chưa thực sự đủ và đảm bảo.Công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non mặc dầu đã đượcquan tâm nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, bếp
ăn chưa đảm bảo yêu cầu (bếp chật, gần lớp học, đồ dùng cụng cụ chưa đảm
Trang 10bảo) Một số trường còn nhiều điểm trường lẻ (có nơi lên tới 11 điểm trường)nên việc quản lý chỉ đạo công tác bán trú gặp nhiều khó khăn Người nấu ăncòn thuê khoán do đó việc theo dõi xuất, nhập thực phẩm, hợp đông thựcphẩm chưa chặt chẽ, chất lượng bữa ăn chưa đảm bảo, ảnh hưởng đến sứckhỏe trẻ Một số trường chưa có nhân viên y tế nên việc theo dõi sức khỏe vàtính biểu đồ cũng như chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ rất khó khăn, khôngthường xuyên và có nhiều sai sót….
Tỷ lệ trẻ mắc bệnh, trẻ suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn tỉnh Nghệ
An năm học 2013-2014 còn cao, cụ thể: tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân:nhà trẻ: 5.2%; MG: 7,2%; Suy dinh dưỡng thể thấp còi: nhà trẻ: 7.7%; mẫugiáo:8.3%;
Thực tế hiện nay cho thấy GDMN đang đứng trước mâu thuẫn lớn giữayêu cầu vừa phát triển quy mô, vừa phải nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôidưỡng, giáo dục trẻ, trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu cònnhiều hạn chế Đó là mâu thuẩn trong quá trình phát triển Những thiếu sót chủquan, nhất là những yếu kém về quản lý đã làm cho mâu thuẫn thêm gay gắt
Để tìm những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chấtlượng chăm sóc sức khỏe trẻ trong các trường mầm non, góp phần thực hiện
tốt chương trình GDMN, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt độngchăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn thành phốVinh, tỉnh Nghệ An
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non
Trang 113.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trườngmầm non, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
4 Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao được chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6tuổi ở trường mầm non, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nếu đề xuất và thựchiện được một số biện pháp quản lý có tính khoa học và khả thi
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc sứckhỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của một số biện pháp quản lý
hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, thành phốVinh, tỉnh Nghệ An
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát thực trạng và thăm dò tính cần thiết, khả thi củacác biện pháp đề xuất ở một số trường mầm non, thành phố Vinh tỉnh Nghệ
An Đó là các trường mầm non Nghi Đức, Nghi Liên, Hưng Đông, Hoa Sen
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích- tổng hợp; Phân loại- hệ thống hoácác vấn đề lý luận có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài Bao gồm:
- Phương pháp điều tra bằng an két
- Phương pháp quan sát các hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ
Trang 12- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: hồ sơ quản lý hoạt độngchăm sóc sức khỏe trẻ trong các trường mầm non
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
6.3 Phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được
7 Đóng góp mới của luận văn
Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc sứckhỏe trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Làm rõ thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ 5-6 tuổi ởtrường mầm non, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Đề ra được một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ 5-6tuổi ở trường mầm non, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
8 Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc sức
khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho
trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của nền khoa học kỹ thuật, chấtlượng hoạt động giáo dục luôn đóng một vai trò chủ đạo, then chốt trong việcđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Để có được nguồn nhân lực chấtlượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, việc nâng cao chất lượnghoạt động giáo dục là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, trong đó bậc họcmầm non là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triểnnhân cách của mỗi con người Người ta ví “tâm hồn trẻ như một trang giấytrắng”, chúng ta vẽ lên đó như thế nào thì kết qủa sẽ như thế đó Trên báonhân dân số 5526 ngày 1/6/1969 có bài viết của Bác về thiếu niên, nhi đồngvới tựa đề: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng”Người đã khẳng định “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nướcnhà Vì vậy chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng,toàn dân” Thấm nhuần lời dạy của Bác chúng ta phải luôn quan tâm đến chấtlượng giáo dục trẻ ngay từ bậc học mầm non, bởi đó là cả một thế hệ củatương lai đất nước
Trang 14Trong những năm qua Đảng và nhà nước đã có nhiều cơ chế chính sách
hỗ trợ cho cấp học mầm non nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dụccho trẻ trong các trường mầm non, đặc biệt là độ tuổi từ 5-6 tuổi Thủ tướngChính phủ đã ban hành quyết định 239/QĐ-TTG ngày 09/02/2010 về việcPhê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-
2015 với mục tiêu chung là: Bảo đảm hầu hết trẻ 5 tuổi ở mọi vùng miềnđược đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học,nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lýsẵn sàng đi học, đảm bảo chất lượng để trẻ vào lớp 1
Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp Một là chuẩn bị toàn diện về mọi mặttrong đó việc chuẩn bị về thể lực được đặt lên hàng đầu, vì: thể lực là 1 trongcác mặt phát triển của học sinh, sự phát triển tốt về thể lực ảnh hưởng tích cựcđến sự phát triển toàn diện của người học
Chuẩn bị về thể lực cho trẻ, không đơn thuần là chuẩn bị về lượng: pháttriển về hình thái của cơ thể thông qua tăng trưởng về chiều cao, cân nặng cơthể mà còn là sự chuẩn bị về chất - chức năng của các cơ quan trong cơ thể:phát triển các tố chất mạnh, nhanh, khéo, bền, phát triển năng lực làm việccủa hệ thần kinh, các cơ quan, các giác quan bên trong và bên ngoài cơ thể
Để làm được điều đó, cần xây dựng và rèn luyện cho trẻ thích nghi vớichế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập một cách khoa học hợp lý cả
về thời gian cũng như phù hợp với đặc điểm riêng của từng trẻ
Từ năm 1995 trở lại đây vấn đề quản lý bậc học mầm non đã được nhiềunhà nghiên cứu quan tâm, nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác
Trang 15nhau đã được thực hiện: đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ, một số luận văn tiến
sỹ, thạc sỹ
Đề tài cấp Bộ: Những biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sócgiáo dục trẻ của trường mầm non (Phạm Thị Châu, trường Cao đẳng sư phạmnhà trẻ - Mẫu giáo TW1 năm 1995) đề tài đã đề cập một số biện pháp chỉ đạochuyên môn của Ban giám hiệu và các cấp quản lý nhằm góp phần nâng caochất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ Tuy vậy đề tài chưa chú ý tập trung cácbiện pháp có tính toàn diện mà Hiệu trưởng trường mầm non phải vận dụng
để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Nguyễn Thị Hoài An: "Biện pháp quản lý cơ sở mầm non Hà Nội nhằmnâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ" Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dụcnăm 1999 Công trình nghiên cứu này đề cập các biện pháp quản lý trường tưthục, một loại hình GDMN xuất hiện khá nhiều trong giai đoạn hiện nay
Trần Thị Kim Dung: “Một số biện quản lý chất lượng trường trọng điểmtrên địa bàn tỉnh Nghệ An” Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục năm 2003);
Đề tài đã chỉ ra được một số biện pháp quản lý chất lượng trường trọng điểmtrên địa bàn tỉnh Nghệ An nên chưa đi sâu nghiên cứu chất lượng giáo dục cáctrường mầm non
Nguyễn Thị Đào: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộquản lý các trường Mầm non huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” Luận vănthạc sỹ khoa học giáo dục năm 2012
Lê Thị Quỳnh Trâm: “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ởcác trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” Luận vănthạc sỹ khoa học giáo dục năm 2013
Qua đó chúng ta thấy các công trình nghiên cứu về quản lý chăm sóc sứckhỏe cho trẻ ở các trường MN hầu như chưa được đề cập đến Đặc biệt là cácbiện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường mầmnon trên địa bàn Thành phố Vinh
Trang 161.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Sức khỏe
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới sức khỏe được hiểu theonghĩa rộng: Sức khỏe là trạng thái thoải mái đầy đủ của con người về thể chất,tinh thần và xã hội
Như vậy, có thể hiểu khái niệm sức khỏe có 3 yếu tố: thể chất, tinh thần
và xã hội, cả 3 mặt tạo thành một thể thống nhất, tác động qua lại với nhau vàcùng quan trọng như nhau
Trang 17Theo nghĩa hẹp: sức khỏe hay sự khỏe mạnh chỉ mức độ hoạt động ổnđịnh và hài hòa của các cơ quan trong cơ thể Ví dụ: một người được coi là cósức khỏe khi các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường Với cách hiểunày sức khỏe liên quan đến sự phát triển thể chất của cá nhân nhiều hơn Tuynhiên, thực tế không loại trừ ảnh hưởng của tinh thần và xã hội của cá nhânlên thể chất của họ Ví dụ: người bị căng thẳng thần kinh thì thường bị đau dạdày…
1.2.2 Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mầm non chủ yếu là làm công tác phát hiện
và phòng ngừa bệnh cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ, nuôi dưỡng và tổ chứcrèn luyện sức khỏe sao cho cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển hài hòa, cânđối về cân nặng và chiều cao đáp ứng yêu cầu của độ tuổi
Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non diễn ra hàng ngày trongtrường mầm non nhằm đạt mục tiêu chung là trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơthể phát triển hài hòa cân đối, biểu hiện là cuối mỗi độ tuổi phải đạt đượcnhững yêu cầu tối thiểu về tình trạng sức khỏe, cân nặng và chiều cao theo lứatuổi, tiến lên thực hiện các yêu cầu chuẩn, phòng chống suy dinh dưỡng vàbéo phì
Hoạt động chăm sóc sức khỏe bao gồm các hoạt động như: Khám sứckhỏe định kỳ; Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao theolứa tuổi; Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì; Phòng tránh các bệnh thườnggặp; Theo dõi tiêm chủng Đây là những hoạt động nhằm chăm sóc sức khỏecho trẻ, phát hiện ra những vấn đề về bệnh tật để kịp thời can thiệp, đồng thời
Trang 18tập cho trẻ một số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày và tạo chotrẻ trạng thái sảng khoái, vui vẻ.
1.2.3 Quản lý; Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non
Có rất nhiều quan niệm về quản lý:
- Quản lý là cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra theo góc độ tổchức
- Theo góc độ điều khiển thì quản lý là lái, là điều khiển, điều chỉnh
- Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thểquản lý lên đối tượng quản lý nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của conngười trong quá trình sản xuất để đạt được mục đích đã định
Quản lý là một hoạt động thiết yếu, đảm bảo phối hợp nỗ lực hoạt độngcủa cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
- Theo Bách khoa toàn thư (Liên Xô cũ): “Quản lý là chức năng của
những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau, nó bảo toàn cấutrúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động Quản lý bao gồm nhữngcông việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác thực hiện công việc
và đạt được mục đích”
- Theo Từ điển Tiếng Việt 1998: “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo
những yêu cầu nhất định”
- Henri Fayol (người Pháp), người đặt nền móng cho lý luận tổ chức cổ
điển: “Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”
Trang 19- Theo Taylor F.W (người Mỹ), “Quản lý là biết được chính xác điều
bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành côngviệc một cách tốt và rẻ nhất”
Vậy, quản lý là hệ thống các tác động có định hướng của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý trong mỗi tổ chức nhằm làm cho tổ chức hoạt động
và đạt được mục tiêu đặt ra
Quản lý là sự tác động, điều khiển, chỉ huy, hướng dẫn các quá trình xãhội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt được mục đích đề ra Quản
lý còn là một quá trình tác động có mục đích vào hệ thống nhằm làm thay đổi
hệ thống, thông qua các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đểthực hiện hoạt động quản lý
Xét dưới góc độ hoạt động thì quản lý có 4 chức năng cơ bản:
- Chức năng lập kế hoạch:
Dự kiến các hoạt động của một quá trình, một giai đoạn hoạt động hợp
lý và các điều kiện, những tình huống dự báo sẽ xảy ra và biện pháp giảiquyết các tình huống đó
- Chức năng tổ chức:
Sự phân công, phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức để thực hiệncác mục tiêu đặt ra Do có chức năng này mà chủ thể quản lý có thể phối hợp,phân phối tốt nhất các nguồn lực hiện có Hiệu quả đạt được nhiều hay ít,thành công hay thất bại phụ thuộc nhiều vào năng lực và phong cách của chủthể quản lý, phụ thuộc vào việc sử dụng, huy động các nguồn lực cũng nhưtạo động lực và khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân trong tổ chức
- Chức năng chỉ đạo:
Là sự chỉ huy, hướng dẫn, tác động để bộ máy hoạt động, đây chính làquá trình tác động của chủ thể quản lý, sau khi kế hoạch đã được thiết lập, cơcấu của tổ chức đã được hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng Thực hiệntốt chức năng này người quản lý phải biết phối hợp, gắn kết giữa các thành
Trang 20viên lại với nhau, có hình thức, phương pháp động viên khích lệ để họ hoànthành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức, xong trongquá trình hoạt động có điều chỉnh và thúc đẩy.
- Chức năng kiểm tra:
Đây là chức năng cơ bản và rất quan trọng của quản lý, lãnh đạo màkhông kiểm tra thì coi như không lãnh đạo Kiểm tra nhằm nắm tình hình hoạtđộng của bộ máy, từ đó điều chỉnh hoạt động của bộ máy theo mong muốncủa nhà lãnh đạo để đạt được mục tiêu của tổ chức
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý
1.2.3.2 Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non
Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non là hệ thống các tácđộng có hướng đích của Hiệu trưởng trường mầm non đến hoạt động chămsóc sức khỏe cho trẻ mầm non trong nhà trường, nhằm thực hiện được mụctiêu giáo dục mầm non
Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non là quản lý cáchoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong nhà trường bao gồm: khám sứckhỏe định kỳ; Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao theolứa tuổi; Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì; Phòng tránh các bệnh thường
Kế hoạch
Chỉ đạo
Kiểm tra
Trang 21gặp; Theo dõi tiêm chủng Đồng thời, quản lý các hoạt động của giáo viêntrong việc hình thành cho trẻ một số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hằngngày và tạo cho trẻ trạng thái sảng khoái, vui vẻ.
Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm nonchính là thực hiện thành công 4 chức năng cơ bản sau:
- Lập kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non
- Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ
1.2.4 Biện pháp; Biện pháp quản lý
Biện pháp là cách thức, là con đường, là phương tiện mang tính điềukiện, do con người sáng tạo ra, nó có thể được sử dụng để tiến hành một hoạtđộng hướng đích nào đó nhằm đem lại hiệu quả cho người sử dụng
Biện pháp quản lý là tổ hợp các phương pháp tiến hành của chủ thể quản
lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu quản lý Các biệnpháp quản lý phải có mục tiêu xác định rõ ràng, cụ thể, có cơ sở khoa học vàtính thực tiễn, biện pháp có tính khả thi và đạt được mục tiêu đề ra
Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ là những cáchthức cụ thể để tác động đến hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ của đội ngũgiáo viên trong trường mầm non nhằm đạt được mục tiêu quản lý chuyên môncủa nhà trường đề ra Người hiệu trưởng phải có các biện pháp quản lý mangtính đồng bộ thì mới đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong nhàtrường
1.3 Những vấn đề chung về hoạt đông chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5
- 6 tuổi ở trường mầm non
Trang 221.3.1 Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
Điều 3 - Điều lệ trường MN [5, tr.2] quy định các loại hình của trường
MN, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập:
Trường MN, trường mẫu giáo (sau đây gọi chung là nhà trường), nhàtrẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình: công lập,dân lập và tư thục
Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhànước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho cácnhiệm vụ chi thường xuyên Trường mầm non công lập, Ban giám hiệu do Ủyban nhân dân quận chỉ định và bổ nhiệm theo đề bạt của Phòng GD&ĐT cấpquận (huyện) Lực lượng CBQL, giáo viên, nhân viên đều do nhà nước điềuphối và họ hưởng lương từ ngân sách của nhà nước Đội ngũ này được gọi lànhân sự trong định biên Về trang thiết bị và cơ sở vật chất của nhà trườngđều thuộc sở hữu của nhà nước Ban giám hiệu chỉ là người thay mặt nhànước quản lý về hoạt động giáo dục chứ không được phép sang tên haychuyển nhượng cho bất kỳ ai làm chủ
Về mặt chuyên môn, trường MN công lập chịu sự chỉ đạo trực tiếp củaPhòng GD&ĐT huyện, thành phố, thị xã Chương trình GDMN do BộGD&ĐT biên soạn Ban giám hiệu từng trường có trách nhiệm triển khai vàchỉ đạo thực hiện Cấp quản lý trực tiếp về chuyên môn của trường mầm non
là Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, thị xã
1.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi
Mục tiêu: Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6
tuổi, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, đảm bảo tốt sứckhỏe để trẻ vào học lớp Một
Trang 23Nhiệm vụ của hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi là:
Tổ chức tốt hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ 5-6 tuổi, đảm bảo thực hiệnnghiêm túc các chế độ sinh hoạt ăn, ngủ, học tập, vui chơi của trẻ Chăm sóc tốtbữa ăn cho trẻ nhất là trong giai đoạn hiện nay các trường đang thực hiệnchuyên đề “ Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non” đảmbảo cung cấp đủ lượng Kilocalo trong ngày theo quy định, đảm bảo các điềukiện vệ sinh, an toàn cho trẻ phòng chống SDD, thừa cân, béo phì, suy dinhdưỡng chiều cao, thực hiện đầy đủ các nội dung y tế học đường quy định
Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ 5-6 tuổi, thực hiện nghiêm túc chế độtài chính, hồ sơ sổ sách, đảm bảo công khai tài chính hàng ngày
1.3.3 Nội dung của hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi
Hoạt động chăm sóc sức khỏe có các nội dung sau đây:
- Theo dõi tình trạng thể lực sức khoẻ của trẻ để phát hiện sớm trẻ mắcbệnh, có nguy cơ suy dinh dưỡng và đề phòng suy dinh dưỡng
- Thực hiện phối hợp các nội dung giáo dục sức khoẻ cho trẻ 5-6 tuổitrong trường mầm non: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống,bảo vệ và giữ gìn sức khỏe
- Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hànhchăm sóc sức khoẻ cho trẻ của cán bộ, giáo viên và cha mẹ các em
1.3.4 Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non
a) Các nhóm phương pháp giáo dục:
- Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm
+ Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ sử dụng vàphối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối vớicác đồ vật, đồ chơi (cầm, nắm, sờ, đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâuvào nhau, ) để phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tư duy
Trang 24+ Phương pháp dùng trò chơi: sử dụng các loại trò chơi với các yếu tốchơi phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giảiquyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra.
+ Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thểnhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyếtvấn đề đặt ra
+ Phương pháp luyện tập: Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác,lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức
và kỹ năng đã được thu nhận
- Nhóm phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh
tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ.
- Nhóm phương pháp dùng lời nói
Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện,giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suynghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sựkiện bằng lời nói Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần vớikinh nghiệm sống của trẻ
- Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ
Phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp đểkhuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ
vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động
- Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá
Trang 25Nêu gương: Sử dụng các hình thức khen chê phù hợp, đúng lúc, đúngchỗ Biểu dương trẻ là chính nhưng không lạm dụng.
Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của ngườilớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ Từ đó đưa ra nhậnxét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể Không sử dụngcác hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ
b) Hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Tổ chức trong các hoạt động có chủ đích và các hoạt động trong ngàycủa trẻ
- Tổ chức thông qua các hình thức tuyên truyền với phụ huynh và toàn
xã hội: qua họp phụ huynh, góc tuyên truyền của nhà trường và các nhóm lớp,các hoạt động lễ hội
- Tổ chức các hoạt động kiểm tra sức khỏe cho trẻ
1.4 Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
1.4.1 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
Song song với công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho trẻ nói chung
và trẻ 5-6 tuổi nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các cơ sởgiáo dục mầm non Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triểntoàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầutiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một Để trẻ phát triển cânđối, khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời cần phải có một chế độdinh dưỡng hợp lý
Thời gian hoạt động, ăn, ngủ của trẻ ở trường mầm non chiếm tỷ lệkhá lớn so với thời gian trong ngày Vì vậy, cùng với gia đình, trường mầm
Trang 26non có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ.Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên nuôidưỡng, chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non cần có những kiếnthức cơ bản về dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ lứa tuổi mầm non
Trẻ em đến trường mầm non với những độ tuổi khác nhau nên nhàtrường phải tổ chức các chế độ ăn phù hợp với từng độ tuổi
Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ phải đảm bảo nhu cầu năng lượng vàcác chất dinh dưỡng cần thiết ở tỷ lệ cân đối, hợp lý: đạm, mỡ, đường, vi tamin, muối khoáng
Do đặc điểm cơ thể trẻ từ 0-6 tuổi còn rất non nớt, khả năng đề khángkém nên đòi hỏi công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe luôn đặt lên vị trí hàngđầu trong hệ thống các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.Đây cũng là một nội dung quản lý quan trọng của cán bộ quản lý trường mầmnon
Sức khỏe của trẻ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện sống Đặc biệttrường mầm non là nơi tập trung đông trẻ nên công tác vệ sinh phòng bệnhcần được quan tâm đúng mức
Nhà trường cần tổ chức cân đo định kỳ, theo dõi sự phát triển thể lựccủa trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng Kết hợp với y tế địa phương kiểm tra sứckhỏe cho trẻ mỗi năm 2-3 lần Nếu phát hiện trẻ bị bệnh cần trao đổi với giađình để kịp thời điều trị theo chỉ định của y tế
Quản lý tiêm chủng đúng lịch cho 100% số trẻ trong trường Theo dõisức khỏe của trẻ sau mỗi lần tiêm chủng Tổ chức tuyên truyền hướng dẫnkiến thức chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong các bậc cha mẹ
Kết hợp chặt chẽ với gia đình chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và phòngbệnh theo mùa cho trẻ Chỉ đạo chặt chẽ công tác đảm bảo an toàn tuyệt đốicho trẻ
Trang 27Bồi dưỡng giáo viên biết sử dụng các phương tiện, các biện pháp nhằmgiáo dục trẻ có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, tổ chức các hoạt động rènluyện thể chất nhằm nâng cao khả năng thích ứng với sự thay đổi thườngxuyên của môi trường.
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
1.4.2.1 Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Kế hoạch là một chức năng quan trọng của công tác quản lý trườngmầm non Chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyếtđịnh chất lượng hiệu quả của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ Trên cơ sởphương hướng nhiệm vụ năm học của ngành, tình hình cụ thể của trường hiệutrưởng hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và kếhoạch của nhóm lớp, giúp họ biết xác định mục tiêu, nhiệm vụ đúng đắn, đề
ra các biện pháp rõ ràng, hợp lý và các điều kiện để đạt được mục tiêu đề ra
Kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi được xây dựng dựa trên
cơ sở kết quả thực hiện các mặt chăm sóc sức khỏe trẻ độ tuổi này của nămhọc trước và những nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới do Bộ, Sở, Thànhphố , phòng giáo dục trực thuộc quản lý triển khai hướng dẫn (chung với kếhoạch thực hiện các mặt công tác của cả năm học của trường) có tham khảobàn bạc với phó hiệu trưởng phụ trách khâu chăm sóc nuôi dưỡng và chăm sóc
sức khỏe trẻ Kế hoạch phải nêu được những công việc cụ thể của từng nội
dung phải quản lý, các biện pháp tiến hành, các yêu cầu, mức độ phải đạt Tức
là xác định trước mình phải làm gì? Khi nào làm? Đạt mức độ nào? Ai làm?
Kế hoạch này sẽ được cụ thể hóa và chi tiết hóa chung với kế hoạchgiáo dục của trường, thể hiện được những định mức cụ thể, lượng giá đượcnhững nhiệm vụ được giao đặc biệt phải xây dựng một hệ thống biện pháp để
Trang 28trước đạt được ở mức độ nào? cụ thể phải phân loại sức khỏe trẻ, mức Kcalo
đạt năm học trước là bao nhiêu có cân đối không? Tình hình cơ sở vật chất,trình độ đội ngũ
Đề ra mục tiêu phải đạt vào cuối năm học, dựa vào kết quả phân loạitình hình sức khỏe trẻ ở trên để nêu các vấn đề cụ thể cần giải quyết, định rachỉ tiêu, các chỉ tiêu này phải căn cứ trên các điều kiện phụ trợ, đảm bảo chỉtiêu có tính khả thi, tránh đề ra các chỉ tiêu quá sức hoặc trong các điều kiệnhoạt động quá khó khăn
b) Quy trình xây dựng kế hoạch của chăm sóc chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi
Bước 1: Xây dựng kế hoạch
Hiệu trưởng phải cung cấp đầy đủ tài liệu, văn bản, chỉ đạo liên quanđến công tác chăm sóc sức khỏe trẻ để phó hiệu trưởng nắm, hiệu trưởngnghiên cứu kỹ những phần liên quan đến nhiệm vụ của khâu chăm sóc sứckhỏe trẻ, điều tra cơ bản về tình hình giáo viên, về cơ sở vật chất, tổng hợpthông tin xử lý
Bước 2: Phó hiệu trưởng viết dự thảo kế hoạch, tham khảo ý kiến chỉ
đạo của Hiệu trưởng, các thành viên, các bộ phận có liên quan
Bước 3: Thông qua dự thảo, tổ chức thảo luận nhằm thống nhất mục
đích chương trình hành động, biện pháp và các chỉ tiêu đề ra
Bước 4: Hiệu trưởng duyệt kế hoạch của tổ, chỉ đạo bổ sung những
điều cần thiết Sau khi Hiệu trưởng duyệt xong kế hoạch của khâu chăm sócsức khỏe rồi trên cơ sở đó từng thành viên trong các bộ phận tiến hành xây
Trang 29Riêng với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng cũng phải có kế hoạch cánhân ghi rõ những việc mà mình trực tiếp làm, những việc nào mà mình chỉđạo người khác làm, các biện pháp để nắm và theo dõi được các bộ phận thựchiện công tác thế nào
1.4.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe trẻ của giáo viên mầm non
a) Triển khai kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổitrong toàn trường và Hội cha, mẹ trẻ
Muốn kế hoạch được vận hành tốt theo đúng kế hoạch đề ra, hiệutrưởng phải làm thế nào cho mọi người thông suốt được kế hoạch, phải có sựthống nhất về kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ, các mục tiêu cần đạtvào cuối năm hay từng thời điểm, không phải kế hoạch hoạt động chăm sócsức khỏe chỉ có các bộ phận trực tiếp biết đến mà các thành viên khác trong
trường cũng phải thông suốt Hiệu trưởng phải biết và làm thế nào để phối
hợp được các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng quan tâm đến côngtác chăm sóc sức khỏe trẻ, muốn làm được điều này thì trong kế hoạch hiệutrưởng phải đề ra được các yêu cầu cần phối hợp giữa các lực lượng, nhất làhuy động được sự hợp tác của hội cha mẹ học sinh về cả vật chất và chất
Trang 30Đảm bảo sự nhịp nhàng liên tục giữa các khâu trong dây chuyền hoạtđộng Tránh chồng chéo cùng một người mà phân công một lúc nhiều hoặctắc nghẽn ở một bộ phận nào đó làm ảnh hưởng đến khâu khác và cả dâychuyền hoạt động đến khi phải ngưng trệ Kịp thời bổ sung người thay thế nếu
có nhân sự ở bộ phận nào vắng
1.4.2.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi
Chỉ đạo về thực chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và
sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy độngmọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm bảo đảm chomọi hoạt động của nhà trường diễn ra trong kỷ cương, trật tự
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong trường mầm non là hoạt động thườngxuyên, liên tục và được tiến hành trong suốt cả năm học Đối với Hiệu trưởngphải tổ chức chỉ đạo trên tất cả các mặt hoạt động của nhà trường
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch (chẳng hạn kế hoạch nămhọc), chúng ta phải xây dựng các kế hoạch tác nghiệp (cho quý, tháng, tuần,ngày), cụ thể hóa các hoạt động để đạt được các mục tiêu đã đề ra
Nội dung của việc chỉ đạo bao gồm:
Chỉ huy, ra các quyết định làm cho hoạt động nhà trường diễn ra thuậnlợi theo đúng kế hoạch và đạt được mục tiêu mong muốn
Trang 31Động viên, khích lệ mọi người khi họ gặp khó khăn, có sự khen thưởngbằng vật chất nếu thấy cần thiết.
Theo dõi, giám sát, điều chỉnh và sữa chữa (nếu có)
Hỗ trợ kịp thời cho giáo viên trong quá trình thực hiện kế hoạch
Để giáo viên thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ đạt kết quả thì Hiệutrưởng cần có sự chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ mộtcách bài bản Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện kế hoạch chăm sóc sứckhỏe theo phân phối thời gian của năm học, theo chỉ đạo của các cơ quan cóliên quan: Sở y tế, trung tâm chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em Trong quá trìnhchỉ đạo việc thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ, Hiệu trưởng phải
là người nắm vững nhất Chương trình chăm sóc giáo dục, nội dung từng côngviệc, người thực hiện và thời gian thực hiện đặc điểm tình hình chung củatừng nhóm lớp
Thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ ở trường mầm non giữvai trò quyết định chất lượng giáo dục mầm non.Vì thế Hiệu trưởng cần tìmmọi biện pháp tác động trực tiếp đến chất lượng thực hiện hoạt động chămsóc sức khỏe của giáo viên, xây dựng các tiêu chuẩn để quản lý các hoạt độngchăm sóc sức khỏe trẻ dựa trên những quy định của ngành và điều kiện cụ thểcủa nhà trường
1.4.2.4 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe
Trang 32thức và năng lực tự kiểm tra công việc của chính bản thân mỗi cán bộ giáoviên Trong trường mầm non kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáodục rất quan trọng Bao gồm các nội dung sau:
- Kiểm tra hoạt động của giáo viên: Yêu cầu đi sâu vào các nội dungcông việc và việc thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục giúp họ làm tốt côngviệc chăm sóc, giáo dục trẻ, đồng thời xây dựng được không khí sư phạm,thực hiện mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ Công tác tiến hành kiểm tra đólà: Kiểm tra kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ; Kiểm tra kế hoạch quản lýnhóm lớp; Kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục
+ Kiểm tra kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi giáo viên, là kiểmtra giáo án soạn bài lên lớp của giáo viên từ đó đánh giá kế hoạch đó có đạtđược mục tiêu độ tuổi, nội dung chương trình cũng như mức độ phù hợp vớichủ đề và khả năng nhận thức của trẻ như thế nào?
+ Kiểm tra kế hoạch quản lý nhóm lớp tức là kiểm tra các nội dungcông tác quản lý nhóm lớp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục trẻ mà giáo viên
đề ra
+ Kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục có đúng với
kế hoạch dự kiến, có cắt xén, bỏ nội dung chương trình hay không, quá trìnhtriển khai các hoạt động như thế nào, sử dụng các biện pháp và hình thức tổchức giáo dục trẻ ? khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của trẻ đạt đượcmức độ nào? Từ đó có thể đánh giá hoạt động giáo dục mà giáo viên thựchiện
b) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non.
Chính là đánh giá, khảo sát trẻ qua từng giai đoạn từng kỳ của năm học
Sở dĩ người Hiệu trưởng phải quản lý kết quả hoạt động giáo dục, vì nó giúpcho người Hiệu trưởng nắm được chất lượng thực tế của đơn vị, đối chiếu vớimục tiêu kế hoạch đặt ra của đơn vị, cũng như mục tiêu chương trình từ đó có
Trang 33các biện pháp quản lý kịp thời để điều chỉnh kết quả hoạt động giáo dục nhằmđạt được mục tiêu đề ra.
Ở trường mầm non, mỗi độ tuổi có các chuẩn quy định trong từng lĩnhvực phải đạt được, các nhà trường thường tổ chức khảo sát, đánh giá chấtlượng giáo dục 3 lần/ năm gồm: đầu năm, giữa năm và cuối năm Riêng vớitrẻ 5 tuổi được đánh giá theo bộ chuẩn phát triển gồm 120 chỉ số, trên 4 lĩnhvực và 28 chuẩn để nắm được mức độ hiểu biết cũng như các chuẩn của trẻđạt được trong từng giai đoạn từ đó có các biện pháp giáo dục thích hợptương ứng với mỗi trẻ
Để làm tốt công tác này ngay từ đầu năm ban giám hiệu nhà trườngphải hướng dẫn cụ thể các nội dung, chỉ đạo giáo viên năm rõ các chuẩn, mụctiêu chương trình của từng độ tuổi và kết quả mong đợi, xây dựng các biểubảng đánh giá trẻ theo từng độ tuổi để giáo viên nắm chắc, giao chỉ tiêu cụ thểcho từng lớp, từng tổ chuyên môn và cá nhân mỗi giáo viên từ đó khuyến khíchgiáo viên phát huy tối đa các biện pháp giáo dục nhằm kích thích khả năng tíchcực hoạt động của trẻ giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội các nội dung giáo dục để đạtđược mục tiêu chương trình đề ra
Để đảm bảo điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục của giáo viên,hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhóm, lớp kiểm tra các điềukiện cơ sở vật chất- kỹ thuật, đồng thời có kế hoạch mua sắm những thiết bịthiếu và đề ra những quy định quản lý sử dụng thiết bị dạy học có hiện có
1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ.
1.4.3.1 Đội ngũ giáo viên mầm non
Giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, vìthế quản lý đội ngũ giáo viên mầm non là một nhiệm vụ được đặt lên hàngđầu Để làm tốt công tác này, người Hiệu trưởng cần quản lý tốt số lượng vàchất lượng đội ngũ giáo viên
Trang 34Để quản lý tốt về số lượng đội ngũ giáo viên thì hàng năm, ngay từ đầunăm học hiệu trưởng cần thống kê số lượng đội ngũ giáo viên của trườngmình Có kế hoạch phát triển số lượng giáo viên để đảm bảo định biên giáoviên trên lớp theo đúng quy định
Để quản lý tốt về chất lượng đội ngũ giáo viên thì Hiệu trưởng cầnquản lý tốt một số nội dung:
- Quản lý tốt hồ sơ công chức, nắm được trình độ, năng lực của cá nhânmỗi đồng chí giáo viên, cập nhật kịp thời những thay đổi về trình độ đào tạochuyên môn, nghiệp vụ, kết quả đánh giá qua các kỳ kiểm tra, thanh tra, hộithi theo dõi và nắm được quá trình phấn đấu, cống hiến của mỗi đồng chígiáo viên
- Quản lý các nội dung bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ baogồm những mặt: Bồi dưỡng chính trị tư tưởng, bồi dưỡng trình độ chuyênmôn, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng thực hiện chuyên đề Để thực hiện cáchoạt động bồi dưỡng nêu trên, Hiệu trưởng phải có kế hoạch chỉ đạo, bố tríthời gian, nhân lực cân đối hợp lý để giáo viên đi học tập nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ mà không ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáodục trẻ hàng ngày, có kế hoạch chỉ đạo chuyên sâu từng vấn đề và tập trungvào những vấn đề khó, vấn đề còn hạn chế của nhiều giáo viên hoặc vấn đềmới theo chỉ đạo của ngành, giúp cho giáo viên nắm vững những vấn đề lýluận và có kỹ năng thực hành chuyên đề tốt Về hình thức tổ chức, tổ chứccho giáo viên tham quan học tập kinh nghiệm các trường tiên tiến điển hìnhtrong tỉnh hoặc các trường ngoài địa phương, tổ chức trao đổi tọa đàm, nghecác ý kiến tư vấn của chuyên gia Hiệu trưởng cũng cần quan tâm tạo điềukiện về thời gian và kinh phí để động viên giáo viên, luôn phát huy phongtrào nâng cao tự học, tự bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ củamình
Trang 35- Quản lý giờ giấc, ý thức chấp hành nội quy, quy chế chuyên môn củađơn vị đặt ra đối với mỗi giáo viên Quản lý việc thực hiện chế độ sinh hoạtmột ngày của trẻ, kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, hồ sơ quản lý trẻ
Tóm lại, làm tốt công tác quản lý đội ngũ giáo viên, tức là đã gián tiếpquản lý chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, nhằm đạt được mục tiêu chất lượnggiáo dục trẻ đề ra
1.4.3.2 Cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ
Mục tiêu: Tạo điều kiện đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ bántrú, đồ chơi, đồ dùng dạy học, tài liệu chuyên môn nhằm giúp giáo viên nângcao hiệu quả thực hiện chương trình cũng như hiệu quả giáo dục
Để làm tốt mặt công tác này người Hiệu trưởng phải nắm được cácnhóm cơ sở vật chất, trang thiết bị bao gồm: phòng học, các phòng chức năng;thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu, học liệu phục vụ hoạt độngchăm sóc, giáo dục trẻ trong từng nhóm lớp cũng như trong toàn trường; Nắmvững những nội dung cơ bản của quản lý CSVC và TBDH là:
- Thường xuyên có kế hoạch bổ sung, mua sắm trang thiết bị phục vụgiáo dục sức khỏe: đồ dùng cho giáo dục sức khoẻ: bộ đồ chơi đóng vai bác
sĩ, bộ đồ nấu Tranh ảnh, chuyện, câu đố phục vụ giảng dạy
- Duy trì bảo quản CSVC và TBDH của từng nhóm lớp và của toàntrường
Trang 36Vệ sinh an toàn thực phẩm: quản lý công tác mua bán, giao nhận thựcphẩm đảm bảo đúng quy trình, có hợp đồng mua bán Quan tâm đến vấn đềbảo quản thực phẩm sử dụng thực phẩm tươi sống, lưu khẩu phần ăn Tủ lạnh
để bảo quản thực phẩm
1.4.3.3.Hoạt động của công tác y tế trong nhà trường
Hoạt động y tể trong các cơ sở giáo dục mầm non nhằm đảm bảo antoàn, vệ sinh, phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, giúp trẻ em pháttriển về thể chất
Theo quy chế Bộ GD&ĐT, mỗi trường mầm non phải có 01 nhân viênlàm công tác y tế và có trình độ chuyên môn từ trung cấp y trở lên; mỗitrường mầm non phải có phòng y tế với diện tích từ 12m2 trở lên, có các dụng
cụ y tế sơ cứu ban đầu, một số thuốc thông thường do y tế địa phương hướngdẫn Nhưng thực tế ngành mầm non hiện nay trên cả nước 80% cơ sở GDMNchưa có cán bộ y tế, những nơi có phòng y tế thì còn ghép với phòng kế toánhoặc văn thư, tủ thuốc không đảm bảo: thiếu các danh mục thuốc theo quyđịnh, thuốc quá thời hạn sử dụng ảnh hưởng lớn đến việc chăm sóc sức khỏe
và an toàn cho trẻ trong trường mầm non
- Quản lý việc theo dõi và kết quả khám sức khỏe định kỳ của cán bộ y tế
Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi.Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì Phòng tránh các bệnh thường gặp.Theo dõi tiêm chủng
Trang 37- Quản lý công tác xây dựng kế hoạch hoạt động y tế của từng năm học,làm tốt công tác tuyên truyền phòng tránh các bệnh theo mùa và dịch bệnhmới nổi.
- Quản lý CSVC của phòng y tế, các thiết bị tối thiểu phục vụ công tác
y tế: tủ thuốc, cân, các dụng cụ y tế, biểu bảng tuyên truyền
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Để nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục, người quản lýphải quan tâm đến phát triển về số lượng, chất lượng của đội ngũ CBQL,GVMN; Tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ các hoạt động chăm sóc,giáo dục trong nhà trường; Đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch huy động số lượng trẻ;Quản lý sát sao quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục; Quản lý kết quảhoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
Để làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe chotrẻ ở trường mầm non đề tài đã nêu ra và phân tích một số khái niệm liên quannhư: Quản lý, quản lý giáo dục đồng thời dựa vào mục tiêu, yêu cầu, nhiệm
vụ của GDMN trong giai đoạn hiện nay để phân tích một cách sâu sắc và toàndiện những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe ởtrường mầm non Song bên cạnh đó, để có thể đề xuất các biện pháp quản lý
có cơ sở khoa học cần phải nghiên cứu cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt độngchăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Vinh, tỉnhNghệ An tại chương 2
Trang 38CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON, THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN 2.1 Giới thiệu về thành phố Vinh và tình hình giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố
2.1.1 Đặc điểm địa lý dân số
Thành phố Vinh nằm bên bờ sông Lam, ở vị trí Đông nam Tỉnh NghệAn; Tọa độ địa lý từ 18038’50” đến 18043’38” vĩ độ Bắc đến 105049’50” kinh
độ Đông Bắc giáp huyện Nghi Lộc - Nam giáp huyện Nghi Xuân Tỉnh HàTĩnh - Tây giáp huyện Hưng Nguyên - Đông giáp Thị xã Cửa Lò Diện tích104,96 km2; Dân số 310.000 người; cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Bắc;cách Thành phố Hồ Chí Minh 1424 km; cách trung tâm kinh tế miền Trung làthành phố Đà Nẵng 472 km về phía Nam; cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400
km về phía Tây
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòngcủa tỉnh Nghệ An, có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội.Chính vì vậy, ngày 30 tháng 9 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệtQuyết định số 239/2005/QĐ-TTg Đề án phát triển Thành phố Vinh, TỉnhNghệ An trở thành trung tâm kinh tế văn hoá vùng Bắc Trung Bộ Nhiệm vụ
và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Vinh trong giaiđoạn đến năm 2020 đảm bảo được chức năng:
- Đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về pháttriển kinh tế của Tỉnh và của vùng Bắc Trung Bộ
Trang 39- Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và trọng điểm về khoa học - côngnghệ, văn hoá - thể thao và y tế của vùng.
- Trung tâm công nghiệp của vùng đối với sự phát triển công nghiệpchung của vùng Bắc Trung bộ
- Trung tâm thương mại, du lịch và các dịch vụ khác có tác động mạnhtrên phạm vi vùng Bắc Trung Bộ
- Đầu mối giao thông, cửa vào - ra quan trọng của Bắc Trung Bộ, cảnước và quốc tế
Với những chức năng trên, các quan điểm phát triển đối với Thành phốVinh, yêu cầu đối với Thành phố Vinh phải có tầm nhìn xa, hướng tới vănminh hiện đại, phải giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá và
đô thị hoá đối với tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ Vinh có nguồn nhânlực, vị trí địa lý và là đô thị lớn của vùng, gắn với yêu cầu phát triển của TỉnhNghệ An và vùng Bắc Trung Bộ Vì vậy phát triển kinh tế của thành phố Vinh
có điều kiện để phát triển hòa nhập và hợp tác kinh tế quốc tế với quan điểmkhai thác nội lực với việc tập trung đầu tư của Tỉnh, Trung ương để xây dựngcác công trình quy mô vùng và thu hút đầu tư từ các tỉnh, thành phố lớn vànước ngoài Gắn phát triển kinh tế với chỉnh trang, mở rộng đô thị và pháttriển kết cấu hạ tầng Gắn phát triển kinh tế với phát triển các lĩnh vực xã hội
và đào tạo nguồn nhân lực, coi nguồn nhân lực là lợi thế so sánh chủ yếu đểphát triển các ngành và lĩnh vực Phát triển kinh tế song song với phát triển xãhội và bảo vệ môi trường sinh thái, lấy hiệu quả kinh tế, kết hợp với đảm bảo
an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội
Công tác thu hút đầu tư được quan tâm đúng mức Chủ động và thayđổi phương thức tiếp cận để vận động, tạo điều kiện cho các nhà đàu tư vàotìm hiểu và tiếp xúc đầu tư trên địa bàn Phát triển mối quan hệ đối ngoại vớicác thành phố trong và ngoài nước 72 dự án đước cấp phép đầu tư với tổng
số vốn đăng ký đạt 9.147 tỷ đồng Triển khai thực hiện dự án cải tạo nâng cấp
Trang 40hệ thống thoát nước với tổng vốn đầu tư 13,6 triệu EURO, dự án khu liên hợp
xử lý chất thải rắn với quy mô 53 ha, tổng vốn đầu tư 3 triệu EURO và 2,5triệu USD, dự án phát triển đô thị Vinh bằng nguồn vốn WB với tổng vốn đầu
tư 125 triệu USD và nhiều dự án khác…
Thu ngân sách trên địa bàn đạt 2050/chỉ tiêu 1900-2000, tăng bình quân26,2 tỷ đồng, đảm bảo các khoản chi thường xuyên kịp thời, đúng quy định
Thực hiện đề án “Phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh
tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ
nay đến năm 2025, thành phố Vinh sẽ mở rộng địa giới hành chính để có diệntích 250 km² Sau khi mở rộng, diện tích của thành phố Vinh sẽ bao gồmthành phố Vinh hiện nay và toàn bộ diện tích thị xã Cửa Lò, phần phía Namhuyện Nghi Lộc, phía Bắc huyện Hưng Nguyên Ranh giới thành phố mới sẽ
là là phía Bắc là đường Nam Cấm, phía Tây là đường tránh Vinh, phía Nam làsông Lam và phía Đông là biển Đông
2.1.3 Tình hình giáo dục mầm non của thành phố Vinh
Về quy mô phát triển:
- Số trường: 45 (27 công lập, 18 NCL) tăng 01 trường tư thục so vớinăm học 2012-2013 ( Tăng trường Tuổi Thơ và Ánh Dương, giảm trường AnBình) Số nhóm lớp tư thục: 75
- Số trẻ đến học ở tất cả các loại hình trường lớp: 17.062 (tăng so vớinăm học trước)
- Số lớp mẫu giáo 5 tuổi: 131 Số trẻ 5 tuổi đến trường: 5.332 cháu(tăng 67 cháu so với năm học trước) Nguyên nhân tăng cháu trong các trường
do có thêm các trường và các nhóm tư thục mới mở
Trên cơ sở các chỉ tiêu chung của ngành giáo dục thành phố và báo cáotổng kết năm học của các đơn vị trường mầm non thì mầm non thành phốVinh đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản và ốn định về mạng lưới trường,