1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non nga mỹ

22 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,44 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA MỸ Người

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA MỸ

Người thực hiện: Mai Thị Đào Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Mỹ SKKN lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2017

Trang 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2

1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 3

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4

3.1 Giải pháp tạo môi trường cho trẻ khám phá khoa học 4

a Tạo môi trường trong lớp 4

b Môi trường ngoài lớp 6

3.2 Nâng cao trình độ năng lực sư phạm 8

3.3 Tổ chức cho trẻ khám phá trong hoạt động chung. 8

3.4 Tăng cường cho trẻ quan sát vật thật, làm thí nghiệm 11

a Cho trẻ quan sát vật thật: 11

b Cho trẻ làm thí nghiệm, thực nghiệm: 12

3.5

Giải pháp dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ vật liệu thiên

nhiên để giúp trẻ hứng thú và khắc sâu kiến thức về thế

giới xung quanh

13

3.6 Tổ chức tích hợp các hoạt động khác giúp trẻ khám phá

3.7 Ứng công nghệ thông tin trong hoạt động khám phá 14

3.8 Giải pháp phối kết hợp với phụ huynh 15

4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động

giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 17

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Bác Hồ kính yêu đã nói:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người”[1]

Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc

dân, chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục Mầm Non có nhiệm vụ xây dựngnhững cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người.Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc chăm sócgiáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mọi người mà của toàn xã hội và cảdân tộc trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là tươnglai của nhân loại Để đặt nền móng vững chắc cho các chủ nhân tương lai củađất nước thì ngành học Mầm Non là bước khởi đầu và là nền móng của sựnghiệp giáo dục con người Chính vì vậy mà mục tiêu chung của giáo dục MầmNon là tiến hành giáo dục trẻ theo nhiều nội dung nhằm giúp trẻ phát triển toàndiện Một trong những nội dung hết sức cần thiết và quan trọng đó là lĩnh vựckhám phá khoa học

Hoạt động khám phá khoa học trong chương trình giáo dục mầm non baogồm các hoạt động: Tìm hiểu, thử nghiệm về thế giới xung quanh, làm thỏa mãnnhu cầu nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh Với đặc điểm của trẻ mầmnon thích tìm tòi, khám phá Hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động trẻyêu thích Qua đó giúp trẻ có nhiều kinh nghiệm sống, mạnh dạn, tự tin hơntrong cuộc sống, giao tiếp ứng xử, và các mối quan hệ Dần dần giúp trẻ pháttriển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, có ý thức tập thể, biết giúp đỡ mọi người xungquanh.[2]

Nếu như Văn học, Âm nhạc, Tạo hình trong trường mầm non là một môn

nghệ thuật, như là một nguồn sữa nuôi dưỡng đời sống tinh thần của trẻ, cổ vũtinh thần của các cháu bằng những lời ru ngọt ngào, những câu chuyện kể đầytính nhân văn thì “Khám phá khoa học” là một hoạt động thực sự hấp dẫn làmthỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở ra cho trẻ cánh cửa rộng lớn hơn Mộtcái nhìn hoàn toàn mới về con người và cuộc sống xung quanh trẻ, đưa trẻ đếnvới cuộc sống xung quanh là đưa trẻ đến với thế giới có biết bao điều kỳ diệu, ở

đó có trăng, sao, nắng, gió, chuyện ở ngoài thế gian “Vì sao lại thế, tại vì sao lạithế? sao không thế này, mà lại là thế kia? Đưa trẻ đến với thế giới xung quanhchính là chúng ta đã và đang dẫn trẻ đi những bước đầu tiên hành trình khámphá khoa học với muôn vàn những điều lý thú và mới lạ ở phía trước mà bất cứ

ai cũng muốn tìm hiểu, khám phá.[2]

Khám phá khoa học cũng góp phần giáo dục tính thẩm mỹ cho trẻ Qua đótrẻ biết yêu quý cái đẹp, biết tự làm một số công việc như chăm sóc vật nuôi,cây trồng, biết tự tạo ra cái đẹp, biết yêu lao động, và quý trọng các sản phẩmlao động Đồng thời qua các trò chơi khám phá khoa học trẻ được vận động mộtcách khoa học hợp lý, góp phần giúp trẻ phát triển cả về thể lực và nhân cách

Trang 4

Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động khám phá khoa học đối với

sự phát triển toàn diện của trẻ Nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sócgiáo dục trẻ tôi luôn quan tâm đến việc làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạtđộng khám phá khoa học để hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học đối với trẻ

Mầm Non Vì vậy tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá

khoa học cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Nga Mỹ” năm học 2016 - 2017.

2 Mục đích nghiên cứu:

Trong công tác giáo dục trẻ Mầm Non thì việc cho trẻ khám phá khoa học

về thế giới xung quanh là không thể thiếu Trẻ sử dụng các giác quan để thunhận kiến thức, đồng thời phát triển các kỹ năng tư duy Khám phá khoa học vềthế giới xung quanh có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như là: Ngônngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực… Làm quen với môi trường xung quanh

là phương tiện để giao tiếp và bầy tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời làcông cụ của tư duy

3 Đối tượng nghiên cứu:

Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp Lá Non trườngMầm Non Nga Mỹ do tôi phụ trách

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp khảo sát thực tế

- Phương pháp thực hành trải nghiệm

- Phương pháp trực quan - minh họa

- Phương pháp dùng lời nói

- Phương pháp giáo dục bằng tình cảm khích lệ

- Phương pháp nêu gương

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Khám phá khoa học là một hoạt động học có chủ định trong chương trìnhgiáo dục mầm non Thông qua hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ nhận thức

về thế giới xung quanh, thu hút được sự chú ý của trẻ sẽ kích thích được khảnăng tư duy sáng tạo, góp phần tích cực phát triển lĩnh vực nhận thức cũng nhưphát triển toàn diện đối với trẻ

Khám phá khoa học với trẻ mầm non bao gồm tất cả các yêu tố của tựnhiên và xã hội bao quanh đứa trẻ, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết vớinhau và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của trẻ Vìvây, việc cho trẻ khám phá khoa học là vô cùng cần thiết và quan trọng.[3]

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) với cácđặc điểm cơ bản khác biệt so với các độ tuổi trước là:

- Trẻ ghi nhớ có chủ định và có khả năng tập trung tốt hơn, bền vững hơn

- Khả năng tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ

Ở tuổi này xuất hiện tư duy trực quan sơ đồ:

Trang 5

+ Trẻ đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng và có nhu cầutìm hiểu bản chất của chúng.

+ Trẻ đã bắt đầu lĩnh hội được tri thức ở trình độ khái quát cao và một sốkhái niệm sơ đẳng

+ Ở trẻ phát triển chức năng ký hiệu của ý thức

Tuy nhiên, trẻ đang ở bước đầu của quá trình tư duy trìu tượng nên rất dễnhàm chán và không hào hứng nếu như không được trực tiếp trải nghiệm vớithực tế để thỏa mãn các nhu cầu nhận thức của trẻ Trẻ “Chơi mà học, học bằngchơi” Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơhội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt độngmột cách vui vẻ Kết hợp giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân,chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp [4]

Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên là cần phải nắm vững phươngpháp giáo dục trẻ từng độ tuổi; tạo ra sự hứng thú để phát huy tính tích cực trongtrẻ, để trẻ vừa nắm được kiến thức, vừa hình thành rèn luyện những kỹ năng cầnthiết và phát huy được tính độc lập sáng tạo của trẻ

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

- Trường mầm non Nga Mỹ nằm ở trung tâm xã nên thuận tiện cho tất cả

các cháu đến trường Trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên yêu nghề mếntrẻ, có trình độ chuyên môn vũng vàng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc,giáo dục trẻ

- Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I, nên cơ sở vật chất trang thiết bị

cơ bản đầy đủ để thực hiện hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Trang thiết bị ởtrường luôn được đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Môi trường giáodục trong ngoài lớp đã được nhà trường quan tâm chỉ đạo xây dựng

- Trường đã tập trung ăn ngủ bán trú tại trường nên thuận tiện cho việc tíchhợp khám phá khoa học cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi

- Đa phần các bậc phụ huynh có nhận thức khá tốt về vai trò ý nghĩa củagiáo dục mầm non, có thái độ tích cực trong việc phối hợp giữa gia đình và nhàtrường trong việc thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ

Tôi luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía phụ huynh như: ủng hộnguyên vật liệu sẵn có tạo điều kiện cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi ở lớpđáp ứng nhu cầu giảng dạy Thường xuyên phối hợp với cô giáo để nắm bắt tìnhhình học tập của con em mình

- Lớp với tổng số cháu 25 cháu, trong đó 11 cháu nữ, 14 cháu nam, đại đa

số các cháu trong lớp ngoan ngoãn, mạnh dạn, nghe lời cô giáo

- Tuy nhiên môi trường giáo dục xây dựng chưa đạt hiệu quả môi trườngmở; đồ dùng, đồ chơi chưa mang tính động để gây hứng thú cho trẻ và kíchthích trẻ tìm tòi khám phá Các điều kiện để tổ chức các hoạt động thí nghiệmtrải nghiệm còn hạn chế

- Nga Mỹ là một xã phần lớn các bậc phụ huynh làm nông nghiệp và làm ởhai công ty may nên chưa có điều kiện và thời gian để chăm sóc, quan tâm đếncon em mình

Trang 6

- Cùng một độ tuổi nhưng cháu thì sinh đầu năm cháu thì sinh cuối nămnên nhận thức của mỗi trẻ khác nhau chưa được đồng đều nên việc giảng dạy cónhiều bất lợi, khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức đến cho trẻ.

- Đồ dùng, đồ chơi chưa đa dạng về chủng loại, màu sắc, hầu hết là đồdùng, đồ chơi tự làm nên tính thẩm mỹ và khoa học chưa cao

Từ thực trạng trên, để thực hiện mục tiêu của đề tài nghiên cứu và chuẩn bị

cho việc tổ chức thực hiện: “Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa

học cho trẻ 5-6 tuổi” Tôi đã tiến hành khảo sát ban đầu

* Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm (Tháng 9/2017)

T

T Nội dung đánh giá

Tổng số

1 Trẻ có khả năng tìm tòi,khám phá đối tượng. 25 6 24% 7 28% 7 28% 5 20%

2 Phân nhóm, phân loạitheo dấu hiệu rõ nét. 25 6 24% 7 28% 7 28% 5 20%

3 Suy luận, giải thíchđược mối liên hệ đơn

giản của hiện tượng sự

tổ chức được các hoạt động khám phá cho trẻ đạt hiệu quả Và tôi mạnh dạn đưa

ra một số biện pháp để tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, cụ thểnhư sau:

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

3.1 Giải pháp tạo môi trường cho trẻ khám phá khoa học

Môi trường giáo dục tại trường lớp là một trong những điều kiện quantrọng để tổ chức hoạt động cho trẻ học tập vui chơi nói chung và hoạt độngkhám phá khoa học nói riêng Nhận thức được điều đó và căn cứ vào nội dungyêu cầu từng chủ đề, Tôi đã quan tâm đặc biệt để xây dựng môi trường tác độngđến hoạt động khám phá khoa học ở mỗi chủ đề cụ thể Bao gồm môi trườngtrong lớp, môi trường ngoài lớp

a) Tạo môi trường trong lớp

* Xây dựng môi trường trong lớp theo chủ đề

Với mục tiêu xây dựng môi trường trong lớp phục vụ cho hoạt động khámphá khoa học, tôi xây dựng lồng ghép trong xây dựng môi trường giáo dục

Trang 7

chung Nhưng để phục vụ riêng cho hoạt động khám phá khoa học, tôi đã quantâm xây dựng môi trường mở và đặc biệt là chuẩn bị môi trường cho trẻ đượctrải nghiệm sau các hoạt động khám phá khoa học cụ thể Sưu tầm và làm đồdùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động khám phá, tận dụng các nguyên vật liệusẵn có làm nguyên vật liệu cho trẻ thực nghiệm trải nghiệm để trẻ được làm, tạo

sự hứng thú và phát triển ở trẻ tư duy lôgic tính kiên nhẫn…

bị các loại giấy màu, đất nặn để trẻ nặn, cắt dán cây, rau, quả mà trẻ vừa tìmhiểu, trong giờ học

- Xây dựng các góc trong lớp: tôi cũng trang trí bằng hình ảnh các loại hoa,các loại cây, rau, quả làm tiêu đề các góc, để toát lên chủ đề

* Xây dựng góc khám phá khoa học: Tôi quan tâm đến xây dựng góc khám

phá khoa học trong lớp Nội dung của góc phù hợp với nội dung hoạt động tìmhiểu khám phá cụ thể theo chủ đề Thường xuyên thay đổi để tạo sự mới lạ thuhút sự chú ý của trẻ Đồ chơi tại góc cũng được thay đổi theo nội dung chủ đề,

để thuận tiện cho trẻ trải nghiệm các hoạt động

Ví dụ: Chủ đề thế giới thực vật:

Trang 8

Ở góc khám phá khoa học, tôi chuẩn bị bông hoa cúc thật để trẻ được tìmhiểu khám phá trong giờ hoạt động học tôi cho trẻ cùng quan sát, sờ, nhận xét vềnhững điều được trải nghiệm qua bông hoa

Hình ảnh 2: Cô hướng dẫn trẻ thực hành, trải nghiệm với bông hoa cúc.

- Tương tự, các chủ đề khác cũng vậy Khi chuẩn bị sang một chủ đề mới,tôi đều quan tâm lên kế hoạch về xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với chủ

đề

b Môi trường ngoài lớp

Ngay từ đầu năm học, đầu mỗi chủ đề tôi hệ thống hóa các yêu cầu môitrường cần phải đáp ứng để phục vụ cho hoạt động khám phá khoa học của trẻtrong chủ đề đó

Tận dụng sân, vườn trường tạo nên góc cho trẻ thực nghiệm các hoạt độngnhư: Thực nghiệm sự phát triển của cây, tạo góc thí nghiệm vật chìm nổi, chơivới nước, với cát…khám phá theo dõi sự thay đổi của cây cối trong trường…Khi dạo chơi ngoài trời, trẻ có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trườngthiên nhiên và môi trường xã hội Các sự vật hiện tượng mà trẻ được tiếp xúcvừa phong phú, đa dạng vừa phản ánh sinh động các mối quan hệ và quan hệtrong thực tiễn nên chúng rất có giá trị đối với việc cho trẻ khám phá môi trườngxung quanh Vì vậy, việc tổ chức hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ tiếp cận các sựvật, hiện tượng xung quanh một cách có hiệu quả thông qua việc tiếp xúc vớithiên nhiên và xã hội trong hoạt động ngoài trời góp phần hình thành cho trẻnhững biểu tượng ban đầu chân thực về thế giới khách quan, giúp trẻ tích lũykiến thức và ứng dụng chúng vào thực tiễn, phát triển và rèn luyện cho trẻ các

Trang 9

kỹ năng nhận thức như quan sát, so sánh, phán đoán, đo lường, ngoài ra cho trẻhoạt động ngoài trời còn giúp trẻ tăng cường sức khỏe và thể lực cho trẻ thôngqua việc tiếp xúc với phong cảnh đẹp thiên nhiên, hít thở bầu không khí tronglành và những vận động tích cực của trẻ trong một không gian rộng và thoángđãng.

Không chỉ thế tôi còn tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để tổ chứccác buổi tham quan, dạo chơi để trẻ được tìm hiểu một cách thực tế môi trườngngoài lớp

Đồng thời tôi luôn tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ đựơc tiếp cận với thế giớixung quanh ngoài lớp học như: Khuôn viên trường, đài tưởng niệm các anhhùng liệt sỹ, trạm y tế ,trường tiểu học, các khu trang trại mô hình VAC

Ví dụ: Ở đề tài “Làm quen với một số loại hoa” tôi cho trẻ được khám phá

trực tiếp các loại hoa ở khuôn viên trường và 1 số vườn hoa ở gần trường

Hình ảnh 3: Trẻ quan sát vườn hoa

Với đề tài “Làm quen với một số loại rau” tôi kết hợp với nhà trường cho

trẻ đi thăm quan mô hình vườn rau sạch tại địa phương…

Qua việc tạo môi trường cho trẻ khám phá khoa học mà tôi đã tổ chức thựchiện, đã đem lại cho trẻ sự hứng thú cao trong hoạt động học tập nói chung vàhoạt động khám phá khoa học nói riêng Từ sự hứng thú đó trẻ đã tiếp thu đượckiến thức kỹ năng dễ dàng trẻ nhớ lâu, nhớ sâu và có hệ thống

Kết quả: Năm học 2016 – 2017 tôi đã xây dựng môi trường theo hướng

mở theo 10 chủ đề trong năm học và phù hợp với chủ đề thực hiện trong năm

Trang 10

3.2 Nâng cao trình độ năng lực sư phạm.

Khám phá khoa học cho trẻ mầm non không nhất thiết phải là một quá

trình khám phá hoàn chỉnh các khái niệm khoa học Bản thân khoa học khôngphải là một hoạt động, nhưng nó là cách thức để thực hiện các hoạt động và nókhông nhất thiết phải tách riêng ra khỏi sinh hoạt hàng ngày của trẻ mà nó có thểlồng ghép vào rất nhiều hoạt động khác nhau Yêu cầu giáo viên cần phải cókiến thức cơ bản, chính xác về các vấn đề Với mong muốn nâng cao chất lượnghoạt động cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh có hiệu quảtrước tiên bản thân tôi phải luôn tích cực hoạt động, nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ và năng lực công tác của bản thân, nắm vững và vận dụng linhhoạt phương pháp hình thức tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động, nắm vững kiếnthức kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả

Nắm vững yêu cầu của giáo dục mầm non, tự nghiên cứu tài liệu, sách báo,tập san, tạp chí mầm non, qua chương trình bồi dưỡng thường xuyên, thu thậpthêm thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng về kỹ năng tổ chức hoạtđộng khám phá khoa học có hiệu quả ở trẻ lứa tuổi mầm non và học hỏi quađồng nghiệp của mình, tham gia dự giờ các hoạt động cho trẻ khám phá khoahọc của đồng nghiệp, từ đó đúc rút kinh nghiệm cho bản thân Tham gia các lớphọc chuyên đề do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức Đặc biệt là qua việcthực hiện chuyên đề: Mầm non mới “Lĩnh vực phát triển nhận thức” đây là mộtchuyên đề trọng tâm quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, khi thựchiện chuyên đề tôi nghiên cứu kỹ tài liệu chuyên đề giáo dục mầm non mới, ápdụng phương pháp dạy lấy trẻ làm trung tâm vào quá trình dạy học của mình, Từ

đó bản thân đã rút được kinh nghiệm và vận dụng một cách phù hợp và sáng tạo

ở lứa tuổi mình đang chủ nhiệm

Tôi nhận thấy rằng hoạt động cho trẻ khám phá khoa học về môi trườngxung quanh có tầm quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt trí tuệ,đạo đức, thẫm mỹ, thể lực và lao động

Kết quả: Bản thân đã nắm vững kiến thức, kỹ năng và tổ chức tốt các hoạt

động khám khá khoa học đạt hiệu quả cao

3.3 Tổ chức cho trẻ khám phá trong hoạt động chung.

Hoạt động chung là hoạt động chính để giúp trẻ khám phá khoa học Tổchức hoạt động hiệu quả là hết sức cần thiết Đây là nội dung bắt buộc trongchương trình phải thực hiện theo chương trình mầm non mới, để trẻ đến với hoạtđộng khám phá khoa học một cách nhẹ nhàng, thoải mái mà vẫn phát huy đượctích tích cực trong hoạt động trải nghiệm

Điều đầu tiên đối với bản thân phải thực hiện tốt các nội dung đề tài đượcgợi ý trong kế hoạch thực hiện của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theochương trình mầm non do Bộ Giáo Dục ban hành

Vì vậy tôi luôn có thủ thuật để tạo sự chú ý cho trẻ trong suốt quá trình tổchức một hoạt động học cụ thể cho trẻ Gây ấn tượng cho trẻ vào hoạt động

Trang 11

Khi trẻ đã hứng thú vào hoạt động thì trong suốt quá trình tổ chức hoạt độngcũng cần phải duy trì các hình thức để trẻ tham gia một cách tích cực nhất Đây

là một hoạt động không phải dễ thực hiện Vì vậy tôi luôn có tâm huyết, tư duy

để tìm tòi sáng tạo các hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ một cách hấp dẫnnhất Nhận thức sâu sắc đặc điểm “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học” tôi đã luôn

tư duy tìm ra các hình thức tổ chức cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi,giao lưu; các hình thức giới thiệu mang tính kích thích tính tò mò của trẻ

Để thu hút, lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực, chủ độngtôi chọn lựa thay đổi các hình thức tổ chức học phù hợp, hấp dẫn như tổ chức hộithi:

Ví dụ: Chủ đề Nghề Nghiệp - Hoạt động khám phá tìm hiểu một số nghề

truyền thống ở địa phương Tôi lại tổ chức cho trẻ dưới hình thức hội thi “Nhànông đua tài”…

Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật “Tìm hiểu khám phá một số con vật nuôi

trong gia đình” Tôi đặt tên là “các con vật đáng yêu” với các phần như sau:+ Phần 1: Bé thể hiện tài năng (qua việc trình diễn thời trang, chào hỏi giớithiệu về các con vật)

+ Phần 2: Bé khám phá

+ Phần 3: Bé cùng trổ tài

Phần 1: Trình diễn thời trang của các con vật đi xung quanh lớp để tất cả

mọi trẻ cùng được chiêm ngưỡng, để chuẩn bị tốt cho phần này tôi chuẩn bị đồdùng, trang phục về con vật thật kỹ lưỡng với bộ trang phục được may từ các loạivải vụn, phù hợp với từng con vật như: Con mèo mặc trang phục màu vàng Con

gà trống mặc trang phục nhiều màu sắc,… Vì thế khi màn trình diễn bắt đầu đãtạo sự hứng thú cho trẻ tham gia vào giờ học một cách tích cực và thích thú

Phần 2: Phần khám phá: Ở phần này đòi hỏi sự tập trung chú ý vào hoạt

động tích cực của trẻ với hình thức sử dụng phương pháp dạy học tích cực lấytrẻ làm trung tâm, khi khám phá đến con vật nào thì tôi cho trẻ đóng vai và trẻ tựgiới thiệu về mình và yêu cầu bạn khác nhận xét về hình dáng, đặc điểm riêngkhả năng và hiểu biết của trẻ cứ như vậy để trẻ tự giao lưu trao đổi với nhau côchỉ là người hướng lái, gợi mở

Với từng đề tài cụ thể tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic,

để đàm thoại với trẻ, hoặc những câu hỏi để trẻ đối thoại với nhau vv để pháthuy tính tích cực và chủ động của trẻ

+ Tôi là Chú Gà Trống xin chào tất cả các bạn (Chúng cháu chào chú GàTrống); Tôi là Gà Trống, các bạn có nhận xét gì về tôi? Các bạn hãy kể về tôiđi?

Giúp trẻ tích cực hơn trong hoạt động khám phá trải nghiệm thì nội dungcâu hỏi còn phụ thuộc vào mục đích việc khám phá, vào nhiệm vụ cụ thể củamỗi hoạt động khám phá

Để kích thích trẻ hứng thú, tính tò mò của trẻ cần sử dụng câu hỏi nêu vấn

đề Đó là những câu hỏi về đặc điểm, dấu hiệu của sự vật, hiện tượng mà trẻchưa biết rõ

Ngày đăng: 14/10/2017, 08:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng khảo sát thực trạng trên, chúng ta thấy kết quả thu được qua các hoạt động khám phá ở trẻ trong lớp là rất thấp, tỷ lệ khá, giỏi chưa cao, vẫn còn tỷ lệ chưa đạt - Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non nga mỹ
ua bảng khảo sát thực trạng trên, chúng ta thấy kết quả thu được qua các hoạt động khám phá ở trẻ trong lớp là rất thấp, tỷ lệ khá, giỏi chưa cao, vẫn còn tỷ lệ chưa đạt (Trang 6)
Hình ảnh 1: Xây dựng mảng chủ đề chính chủ đề thế giới thực vật. - Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non nga mỹ
nh ảnh 1: Xây dựng mảng chủ đề chính chủ đề thế giới thực vật (Trang 7)
Hình ảnh 2: Cô hướng dẫn trẻ thực hành, trải nghiệm với bông hoa cúc. - Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non nga mỹ
nh ảnh 2: Cô hướng dẫn trẻ thực hành, trải nghiệm với bông hoa cúc (Trang 8)
Hình ảnh 3: Trẻ quan sát vườn hoa - Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non nga mỹ
nh ảnh 3: Trẻ quan sát vườn hoa (Trang 9)
Hình ảnh 4: Trẻ đang chơi với cát. - Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non nga mỹ
nh ảnh 4: Trẻ đang chơi với cát (Trang 13)
Hình ảnh 5: Trẻ quan sát quá trình ngưng tụ của nước. - Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non nga mỹ
nh ảnh 5: Trẻ quan sát quá trình ngưng tụ của nước (Trang 14)
trẻ bật qua các vòng lên gắn lô tô sự phát triển của cây. Tôi thấy bằng hình thức lồng ghép nhẹ nhàng như vậy trẻ rất là hứng thú vào giờ học. - Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non nga mỹ
tr ẻ bật qua các vòng lên gắn lô tô sự phát triển của cây. Tôi thấy bằng hình thức lồng ghép nhẹ nhàng như vậy trẻ rất là hứng thú vào giờ học (Trang 16)
Nhờ việc áp dụng các hình thức vào thực hiện “Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Nga Mỹ’’:  tôi thấy đã đạt được những kết quả sau: - Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non nga mỹ
h ờ việc áp dụng các hình thức vào thực hiện “Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Nga Mỹ’’: tôi thấy đã đạt được những kết quả sau: (Trang 18)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w