CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG HIỆN ĐẠI (VSA) VÀ TÂM LÝ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
3.4.2.2. Tâm lý ẩn chưa đằng sau mức chống đỡ và mức kháng cự.
Chúng ta sẽ chia những người tham gia thị trường thành 3 nhóm: thành phần mua, thành phần bán và thành phần không tham gia thịt trường. Thành phần mua là những nhà giao dịch sẵn sàng để mua, thành phần bán là những người sẵn sàng tham gia thị trường, còn những người không tham gia là những người đứng ngoài hoặc vẫn đang phân vân lưỡng lự chưa biết nên vào bên nào.
Chúng ta giả định rằng thị trường dịch chuyển lên cao so với một vùng chống đỡ nơi mà giá đang dao động một vài lần. Thành phần mua (những người mua gần vùng hỗ trợ) vui mừng, nhưng hối tiếc là đã không mua nhiều hơn. Nếu thị trường hạ
xuống một ít gần vùng hỗ trợ lần nữa, họ có thể tăng vị thế mua của mình. Những người ở thành phần bên bán bây giờ nhận ra (hoặc hoài nghi mạnh mẽ) rằng họ đang đứng nhầm bên của thị trường. Thị trường dịch chuyển càng xa vùng chống đỡ sẽ có tác động rất lớn đến quyết định đó. Những người bán đang hy vọng và cầu nguyện cho một sự giảm giá thoáng chốc trở lại vùng mà nơi họ đã bán để họ có thể thoát ra khỏi vị thế chính nơi mà họ tham gia vào (điểm hòa vốn).
Ở vị trí ranh giới có thể chia thành 2 nhóm – những người không bao giờ có một vị thế và những người, vì lý do này lý do khác, đã từ bỏ vị thế mua nắm giữ trước đó trong vùng hỗ trợ. Dĩ nhiên, nhóm thứ hai bản thân họ thấy điên rồ do việc từ bỏ vị thế mua của họ lâu dài và đang hy vọng về một cơ hội nào khác để phục hồi lại vị thế mua đó gần nơi họ đã bán chúng.
Nhóm cuối cùng, nhóm đã không tham gia thị trường, bây giờ nhận thấy rằng, giá đang đi lên cao hơn và quyết định tham gia vào thị trường ở bên mua trên cơ hội mua tốt tiếp tho. Tất cả bốn nhóm đã quyết định mua ở cùng trũng tiếp theo. Tất cả họ có một quyền lợi được bảo đảm trong vùng hô trợ ở dưới thị trường này. Đương nhiên, nếu giá giảm gần mức chống đỡ, hồi phục lại việc mua bởi tất cả bốn nhóm sẽ là nguyên nhân để kéo giá lên.
Càng nhiều gao dịch hơn diễn ra trong vung chống đỡ, nó càng trở nên quan trọng hơn bởi vì nhiều người tham gia hơn có quyền lợi được bảo đảm trong vùng này. Số lượng giao dịch trong vùng hỗ trợ hoặc kháng cự định sẵn có thể được quyết định theo ba cách: lượng thời gian trải qua, khối lượng giao dịch, và giao dịch gần nhất xảy ra như thế nào.
(Hình 3.28)
Khoảng thời gian mà giá trong vùng hỗ trợ và kháng cự càng dài, thì vùng này càng trở nên có ý nghĩa. Ví dụ, nếu giá giao dịch kéo dài ba tuần trong một vùng dày đặt những giao dịch trước khi dịch chuyển lên cao hơn, vùng hỗ trợ này sẽ có một ý nghĩa hơn trong trường hợp chỉ xảy ra giao dịch ba ngày.
Khối lượng giao dịch là một cách khác để đo lường tầm quan trọng của vùng kháng cự và hỗ trợ. Nếu mức hỗ trợ được hình thành trên một khối lượng giao dịch lớn,, điều nay chỉ ra rằng, một khối lượng lớn hàng hóa được thay đổi người nắm giữ và sẽ đánh dấu rằng mức chỗng đỡ là quan trọng hơn trường hợp nếu rất ít giao dịch diễn ra. Đồ thị hình và điểm đo lường hoạt động giao dịch trong ngày đặc biệt hữu dụng trong việc xác định những mức giá mà ở đó hầu hết các giao dịch diễn ra, do vậy, đó là nơi mà vùng chống đỡ và kháng cự sẽ có khả năng nhất để thực hiện chức năng của mình.
Cách thứ ba để quyết định mức ý nghĩa của vùng hỗ trợ và kháng cự là giao dịch gần nhất diễn ra như thế nào. Bởi vì chúng ta đang bàn về sự phản ứng của những nhà giao dịch đối với sự dịch chuyển của thị trường và với vị thế mà họ đã tham gia hoặc không tham gia, điều đó cung cấp một lý lẽ rằng, hoạt động giao dịch gần đây càng nhiều, nó càng trở nên có ý nghĩa.
Bây giờ, chúng ta nhìn lại các đồ thị trước và tưởng tượng, thay cho việc giá dịch chuyển lên bằng giá dịch chuyển xuống. Khi giá đi lên, phản ứng kết hợp với những người tham gia thị trường đã gây ra phản ứng phía dưới để đáp ứng việc mua bán thêm 9do đó tạo ra một mức chống đỡ mới). Tuy nhiên, nếu giá bắt đầu rớt và giao động dưới vùng hỗ trợ trước đó, sự phản ứng sẽ ngược lại. Tất cả những người mua trong vùng chống đỡ bây giời nhận ra rằng họ đã sai lầm. Với những nhà giao dịch hợp đồng giao sau, nhà môi giới của họ bây giờ đang điên cuồng với các khoản ký quỹ bổ sung lớn hơn. Bởi vì tính chất bầy đàn cao của các nhà giao dịch hợp đồng giao sau, nên những nhà giao dịch không thể ngồi yên với những khoản lỗ kéo dài. Họ phải bỏ thêm vào khoản tiền ký quỹ hoặc chấm dứt vị thế lỗ của họ.
Điều tạo nên mức hỗ trợ trước đó trong vị trí đầu tiên chính là ưu thế của những lệnh mua dưới mức thị trường đã trở thành những lệnh bán trên thị trường. Mức chống đỡ trở thành mức kháng cự. Và vùng chống đỡ trước đây ngày càng quan trọng, có nghĩa là vùng mà càng gần đây càng nhiều giao dịch diễn ra, thì bây giờ nó càng có nhiều tiềm năng trở thành vùng kháng cự. Tất cả những nhân tố tạo nên mức hỗ trợ bởi ba nhóm người tham gia thị trường – người mua, người bán và người thờ ơ
với thị trường – bây giờ sẽ thực hiện chức năng đặt một mức trần trên những mức giá phục hồi giá sau đó.
(Hình 3.29)