Khái niệm đường kháng cự và hỗ trợ

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT VSA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG HIỆN ĐẠI (VSA) VÀ TÂM LÝ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

3.4.2.1.Khái niệm đường kháng cự và hỗ trợ

Các đáy hoặc những mức thoái lùi được gọi là hỗ trợ (hay còn gọi là chống đỡ). Thuật ngữ này bản thân cũng nó đã tự giải thích và ngụ í rằng mức hỗ trợ là mức hoặc vùng trên đồ thị dưới thị trường nơi sức mua mạnh hơn áp lực bán. Kết quả, sự gairm giá là không vững và tăng giá trở lại. Mức hỗ trợ luôn được xác định bở một mức thoái lùi trước đó. Hành động giá tại các điểm 1, 3, 5 (hình….) như là mức hỗ trợ vì người mua hỗ trợ ngăn không cho giá giảm thấp hơn nữa.

(Hình 3.27)

Mức kháng cự thì trái ngược với mức hỗ trợ và thể hiện mức giá hoặc vùng trên thị trường nơi mà sực mua và sự giảm giá trở lại. Thông thường tại mức kháng cự người mua dành quyền kiểm soát giá và ngăn không cho giá tăng cao hơn nữa. Mức kháng cự luôn được xác định với một đỉnh trước đó. Trong hình…. , điểm 2, 4 và 6 là mức kháng cự.

Trong một xu hướng lên giá, mức kháng cự thể hiện sự tạm dừng trong xu hướng đó và thông thường được vượt qua vài điểm. Trong xu hướng giảm giá, mức hỗ trợ là không đủ mạnh để dừng sự giảm giá lâu dài nhưng tại đó ta có thể để kiểm tra tạm thời.

Để một xu hướng đi lên tiếp tục, mỗi mức thoái lùi (mức hỗ trợ) phải cao hơn mức thoái lùi trước đó. Mỗi lức cao phục hồi (mức kháng cự) phải cao hơn mức kháng cự trước đó. Nếu vùng lõm hiệu chỉnh một xu hướng tăng đang đi xuống đến mức thấp nhất trước đó, điều này có thể là một cảnh báo sớm rằng xu hướng tăng sắp kết thúc hoặc ít nhất là dịch chuyển từ xu hướng tăng sang xu hướng dịch chuyển ngang. Nếu mức chống đỡ bị phá vỡ, thì một sự đảo ngược xu hướng tăng thành xu hướng đảo có thể xảy ra.

Mỗi lần một đỉnh kháng cự trước đó được kiểm nghiệm, thì xu hướng đi lên đang trong giai đoạn nguy kịch nhất. Việc không vượt qua được đỉnh trước đó trong xu hướng đi lên, hoặc khi giá vượt khỏi mức hỗ trợ trước đó trong xu hướng đi xuống luôn là cảnh báo đầu tiên rằng xu hướng hiện tại đang thay đổi.

Vậy, mức kháng cự và mức hỗ trợ đảo ngược vai trò của chúng như thế nào? Trong một chừng mực nào đó, chúng ta vừa định nghĩa mức hỗ trợ là mức đáy trước kia và mức kháng cự là mức đỉnh trước đó. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn đúng. Điều đó dẫn chúng ta đến một khía cạnh thú vị hơn và ít được biết đến, đó là cự đảo ngược của hỗ trợ và kháng cự. Bất cứ khi nào một mức chống đỡ hoặc xâm nhập một lượng đáng kể, chúng đảo vai trò cho nhau và trở nên ngược lại. Nói cách khác, mức hỗ trợ trở thành mức kháng cự, còn mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ.

(Hình 3.28)

Để hiểu vì sao lại có điều đó xảy ra, chúng ta sẽ tìm hiểu về tâm lý ẩn chứa đằng sau sự hình thành các mức chống cự và kháng cự.

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT VSA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 55 - 57)