Một vài dấu hiệu nhận biết thị trường

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT VSA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 43 - 51)

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG HIỆN ĐẠI (VSA) VÀ TÂM LÝ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

3.3.2.Một vài dấu hiệu nhận biết thị trường

Để có thể nhận biết được phần nào bước đi của BBs thông qua đồ thị giá và khối lượng, ta có một vài dấu hiệu để nhận biết đâu là đỉnh của thị trường, là đáy hay là những phiên kiểm tra lượng cung của thị trường.

Trước hết, ta cần hiểu qua về một vài khái niệm cơ bản của barchart và về giá đóng cửa:

- Upbar là một bar có giá đóng cửa ngày hôm nay cao hơn giá đóng cửa ngày hôm trước.

(Hình 3.12)

- Downbar là một bar có giá đóng cửa ngày hôm nay nay cao hơn so với giá đóng cửa ngày hôm trước.

(Hình 3.12)

- Spread là chênh lệch giữa giá cao nhất với giá thấp nhất trong phiên.

(Hình 3.13)

- Wide spread bar là một bar có spread hôm nay lớn hơn spread trung bình của những phiên trước đó 1.5 lần trở lên.

(Hình 3.14)

- Narrow spread bar là một bar có spread hôm nay nhỏ hơn spread trung bình của những phiên trước đó 0.8 lần.

(Hình 3.15)

- Upclose là giá đóng cửa ngày hôm nay ở gần mức cao nhất trong ngày (close nằm ở phía trên 70% chiều dài bar)

(Hình 3.15)

- Down close là giá đóng cửa hôm nay gần mức thấp nhất trong ngày (close nằm ở phía dưới 30% chiều dài bar)

(Hình 3.16)

- Mid close là giá đóng cửa nẳm ở khoảng giữa của bar (close nằm ở khoảng 30-70% chiều dài bar)

(Hình 3.17)

Tuy nhiên, trong một giai đoạn nào đó, khi một bar xuất hiện cùng với khối lượng quan sát được, ta cũng sẽ dự đoán được phần nào hành động của NĐT sau đó để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.

Sau đây, ta sẽ tìm hiểu một vài bar đặc biệt. 1. Upthrust bar:

Upthrust bar là một bar có spread lớn nhưng có giá đóng cửa gần với giá thấp nhất trong ngày, có khối lượng giao dịch lớn và xuất hiện trong Uptrend.

Vậy, đằng sau upthrust bar là gì? Độ tin cậy ra sao? Khối lượng giao dịch lớn và mức độ lớn như thế nào mới đủ tin cậy? Giá đóng cửa gần mức giá thấp nhất trong ngày hay đó chính là giá thấp nhất trong ngày?....

Một Upthrust bar với khối lượng lớn cho biết uptrend đã yếu đi rõ ràng. Khối lượng và spread càng lớn thì độ tin cậy càng lớn. Giá đóng cửa càng gần mức giá thấp nhất thì độ tin cậy càng cao, tốt nhất là giá đóng cửa chính là giá thấp nhất trong phiên. Nếu giá đóng cửa nằm ở phía giữa của bar thì có nghĩa là BBs không có đủ sức đánh cổ phiếu giảm, hiện tại đang có quá nhiều người sẵ sàng mua cổ phiếu. Nếu close hôm nay gần giá thấp nhất trong phiên, thì giá cao nhất hôm nay có lớn hơn giá cao nhất các phiên trước đó hay không? Và điều đó có ý nghĩa ra sao? Lý tưởng nhất của Upthrust bar là giá cao nhất hôm nay sẽ vượt giá cao nhất của những phiên trước đó. Điều này khiến cho các NĐT nhầm tưởng cổ phiếu tiếp tục break đỉnh trước đó để tăng giá và như vậy dính bẫy xả hàng của BBs. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng ta sẽ lại thấy một upthrust bar với khối lượng không lớn. Đây là Pseudo Upthrust. Tín hiệu này không cho tin cậy như Upthrust bar nhưng nó cũng cho ta thấy sự yếu đi của uptrend hiện tại.

Khi giá đã tạo một Upthrust bar thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đó? Điều chúng ta cần quan tâm đó là bar tiếp theo sẽ như thế nào. Nó sẽ cho chúng ta tín hiệu để quyết định làm gì sau đó.

•Nếu bar tiếp theo là một down bar. Điều này xác nhận trend hiện tại đã đc đảo chiều. tuy nhiên tại thời điểm này khối lượng giao dịch cũng giữ một vai trò quan trọng.

+Nếu khối lượng lớn thì NĐT nên bán toàn bộ cổ phiếu.

+Nếu khối lượng không lớn thì NDDT nên bình tĩnh và xem xét tiếp bar tiếp theo.

Ở đây, tín hiệu từ spread và vị trí của bar cũng rất quan trọng. Tín hiệu đảo chiều của càng mạnh khi bar này là một down bar với spread lớn, hay khi giá cao nhất của bar này gần với giá thấp nhất của upthrust bar. Nếu giá đóng cửa hôm nay nhỏ hơn giá đóng cửa hôm trước, nhưng giá đóng cửa hôm nay lớn hơn giá mở cửa, cùng với khối lượng giao dịch thấp thì tín hiệu đảo chiều cần phải xem xét lại . Và chúng ta cần chời đợi tín hiệu từ phiên giao dịch tiếp theo.

•Nếu bar tiếp theo là một Up bar (giá đóng cửa phiên hôm nay cao hơn phiên hôm qua) với giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa thì tín hiệu từ upthrust bar kia không có tác dụng và uptrend hiện tại vẫn tiếp tục.

(Hình 3.18)

2. No demand bar

No demand bar cũng là một bar chỉ báo trong VSA, chỉ ra rằng sự yếu đi của Uptrend. Một Nodemand bar lý tưởng là một Upbar, có spread nhỏ, giá đóng cửa ở gần mức giữa hoặc gần mức thấp nhất, khối lượng giao dịch nhỏ hơn khối lượng giao dịch của phiên giao dịch trước đó. No demand bar chỉ ra rằng không có hỗ trợ của BBs nữa, trong phiên giao dịch này chỉ có các NĐT nhỏ lẻ thực hiện việc mua bán cổ phiếu. Nó cho tín hiệu yếu đi của trend hiện tại nhưng không cho tín hiệu đảo chiều.

(Hình 3.19)

3. Effort without result

Sau khi đã thực hiện tích lũy cổ phiếu, BBs sẽ nỗ lực đẩy giá qua khỏi kênh giao dịch hiện tại trước khi bước vào giai đoạn tiếp theo là đẩy giá cổ phiếu lên. Nỗ lực này thể hiện bằng một upbar với spread lớn và giá đóng cửa cũng gần như là giá cao nhất trong phiên cùng với sự tăng mạnh của khối lượng. Nếu phiên này nỗ lực đẩy giá thành công thì cổ phiếu sau đó sẽ tăng giá. Tuy nhiên, có nhiều lần nỗ lực đẩy giá đó không thành công. Đó trở thành những phiên Effort without results.

Trong trường hợp đẩy giá không thành công, phiên giao dịch tiếp theo chúng ta sẽ thấy khối lượng giao dịch lớn, giá đóng cửa ở gần mức thấp nhất. Điều này được hiểu là trong phiên giao dịch này, lượng cung lớn được tung ra áp đảo lượng cầu và những nỗ lực đẩy giá lên bị thất bại. Trường hợp này thường gặp tại các mức hỗ trợ và kháng cự.

Vì thất bại trong lần nỗ lực đẩy giá đầu tiên, BBs sẽ tiếp tục chờ đợi đợt đẩy giá tiếp theo sau khi đã thu gom một lượng lớn cổ phiếu. Thường trong trường hợp thứ hai, đa phần các BBs sẽ thành công.

(Hình 3.20)

4. Testing for supply

Ở trên chúng ta đã xem xét qua những chỉ báo cho tín hiệu yếu đi của một uptrend. Và phần này ta sẽ xem xét những chỉ báo cho biết sức mạnh để tăng giá trong một downtrend.

Trong một quá trình đi xuống, BBs đã thu gom được đủ số lượng cổ phiếu, trước khi kéo giá cổ phiếu lên, họ thường kiểm tra xem lượng cung còn nhiều hay không? Hoặc trong một uptrend, nhiều khi họ cũng thử kiểm tra xem lượng cung còn nhiều hay không?

Trong chỉ báo này, chúng ta sẽ thấy giá cổ phiếu được đánh giảm mạnh xuống, nếu trong trường hợp giá quay lại mức cao nhất cùng với khối lượng thấp báo hiệu cung cạn kiệt. Trong trường hợp ngược lại khối lượng tăng mạnh, giá không tăng trở lại báo hiệu lượng cung còn nhiều và khả năng tăng giá tiếp theo là khó.

Tuy nhiên chỉ báo test cung này đứng một mình sẽ không cho tín hiệu hoàn toàn chính xác, mà cần xác định trong giai đoạn trước có những phiên nỗ lực đẩy giá mà có thành công hay không thành công, hoặc có những phiên giao dịch với chỉ báo Stopping volume hay không? Nếu trong thời gian gần đây ta có những phiên đẩy giá mà không thành công thì sau đó test cung thành công thì cổ phiếu sẽ có một chu kì tăng giá mới.

(Hình 3.21)

5. Stopping volume

Trong quá trình cổ phiếu đi xuống, chúng ta thấy một dowbar với với khối lượng lớn cùng với giá đóng cửa gần mức giá cao nhất. Đây là dấu hiệu của Stopping volume.

Dấu hiệu này cho biết BBs đã bắt đầu thu gom lại cổ phiếu. sau quá trình đi ngang tích lũy, cũng có thể cổ phiếu đã được thu gom từ trước thì sẽ đi vào một chu kì tăng giá. Khi dấu hiệu này xảy ra thì có nghĩa là chu kì giảm giá dài đã có dấu hiệu bắt đầu chấm dứt.

Một Stopping Volume lý tưởng là một down bar, khối lượng lớn cùng với giá đóng cửa gần mức giá cao nhất. Tuy nhiên thông thường ta chỉ có giá đóng cửa chỉ ở khoảng nửa trên của thân bar.

(Hình 3.22)

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT VSA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 43 - 51)