Ví dụ minh họa việc sử dụng lý thuyết VSA trên TTCKVN

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT VSA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 60 - 71)

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG HIỆN ĐẠI (VSA) VÀ TÂM LÝ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

3.5. Ví dụ minh họa việc sử dụng lý thuyết VSA trên TTCKVN

Ta sẽ phân tích cổ phiếu VE9 trong khoảng thời gian từ đầu năm 2010 đến nay Ta quan sát biến động của chuỗi giá VE9 trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 03 đến nay. Giá VE9 ngày 01.03 là 9100VND, đến ngày 25.06 giá VE9 tăng lên xấp xỉ 63900VND tức tăng lên 6.5 lần. Trong khi đó, trong khoảng thời gian từ đầu năm 2010 đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam luôn lình xình trong xu hướng đi ngang. Sự tăng giá đột biến của VE9 khiến ta phải đặt nhiều câu hỏi đằng sau nó. Quan sát thêm khối lượng giao dịch trong khoảng thời gian này cùng với những nghiên cứu về VSA, ta cũng dự đoán được phần nào kịch bản của BBs đứng sau cổ phiếu này.

Sau đây ta sẽ phân tích biến động giá cổ phiếu VE9 theo 4 quá trình của VSA. Ta thấy cổ phiếu VE9 đi ngang trong khoảng thời gian 2 tháng đầu năm 2010 với biên độ biến động giá hẹp.

Nhìn vào đồ thị trên, ta thấy giá trong thời kì này luôn giao động trong một kênh kháng cự và hỗ trợ, biên độ giá trong phiên giao dịch hẹp và khối lượng giao dịch rất thấp.

Nhìn vào hình trên, ta thấy, trong quá trình tích lũy, BBs lặng lẽ gom cổ phiếu với mức giá rẻ và gom trong thời gian khá dài với khối lượng giao dịch trong các phiên rất thấp. Điều đó như đánh lừa NĐT nhỏ lẻ rằng cổ phiếu đang đi ngang, khó có thể tăng giá trong ngắn hạn. Khi đó, NĐT nhỏ lẻ trở nên sốt ruột với sự giao động này của cổ phiếu nên sẽ bán dần cổ phiếu đi. Trong quá trình này ta cũng thấy, khi giá chạm tới đường kháng cự (màu hồng) thì khối lượng giao dịch tăng lên, còn khi giá chạm tới đường hỗ trợ (màu xanh) thì khối lượng giao dịch giảm xuống thấp.

Trong quá trình này, ta thấy, tại phiên giao dịch ngày 22/04/2010 xuất hiện một downbar, giá đóng cửa ở mức giữa thân bar, vol lớn. Đây là dấu hiệu của Stopping Volume, nghĩa là, quá trình đi ngang của cổ phiếu có dấu hiệu tạm dừng.

Và tới phiên giao dịch ngày 29/04/2010 được coi là phiên breakout. Phiên giao dịch này xuất hiện một upbar với giá đóng của là mức giá cao nhất trong phiên và khối lượng không tăng đột biến. Ngay sau đó, VE9 bước vào những chuỗi ngày tăng giá mạnh. VE9 bắt đầu bước vào giai đoạn tăng giá.

Trong quá trình đẩy giá này, ta nhận thấy, khi giá cổ phiếu tăng thì đồng thời, khối lượng giao dịch cũng tăng lên. Điều này cũng có thể hiểu một cách đơn giản là khi thấy giá cổ phiếu tăng giá mạnh, NĐT nhỏ lẻ thấy lợi và đua nhau mua vào. Trong khi đó, BBs lặng lẽ thoát bớt hàng trong khoảng thời gian này. Ta để ý tới phiên giao dịch ngày 13/09/2010 với khối lượng giao dịch tăng đột biến và giá đóng cửa của cổ phiếu vẫn ở mức giá cao nhất. Điều này có thể được lý giải theo hai kịch bản như sau: Sau một quá trình tăng giá không mệt mỏi của cổ phiếu, NĐT nhỏ lẻ cảm thấy như mình đang bỏ lỡ một cơ hội lớn, vì thế tích cực mua vào tại phiên giao dịch này với kì vọng giá cổ phiếu sẽ tăng tiếp như những ngày trước đó. Vậy họ mua thì ai bán cho họ? Chính những BBs là người bán lại lượng cổ phiếu đã gom với giá rẻ lại cho họ. Điều này khiến chúng ta không khỏi thắc mắc vì sao lại như vậy? Có thể BBs trong trường hợp cảm thấy đủ với số lãi hiện có và muốn chốt lãi tạm thời để chuẩn bị chop những đợt tăng sau đó. Và khi này, giá cổ phiếu tăng từ 10100VND lên 17100VND. Đây là kịch bản một. Còn với kịch bản hai thì ngược lại, các BBs lại là người mua lại cổ phiếu đang tăng giá. Và chúng ta cũng không khỏi đặt câu hỏi khi BBs làm việc này. Tại sao họ không tiếp tục đẩy giá lên với lượng cổ phiếu gom trước đó mà lại mua một lượng cổ phiếu lớn khi giá đang tăng như vậy? Chúng ta nên nhớ lại, theo VSA, giá cổ phiếu tăng được khi lượng cung yếu hơn lượng cầu. Và có thể, ở đây BBs cũng muốn điều đó. BBs muốn tiếp tục đẩy giá cổ phiếu cao hơn nữa nhưng muốn chắc chắn về lượng cung cổ phiêu được mình kiểm soát nên tạo ra một phiên có khối lượng giao dịch tăng đột biến, giá đóng cửa tăng so với hôm trước

nhưng lại là một phiên giảm giá trong phiên. Và lúc này, bên bán có thể lại là những NĐT nhỏ lẻ. Họ chốt lời khi cổ phiếu đã tăng giá trong một vài phiên. Họ thấy rằng, khối lượng giao dịch tăng lên, giá cổ phiếu giảm trong phiên, tâm lý hoang mang nghĩ rằng mọi người đều đang bán cổ phiếu ra và họ cũng phải làm vậy. Đây là một điểm yếu của NĐT nhỏ lẻ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đó là tâm lý bầy đàn. Hai kịch bản được đưa ra trong phiên giao dịch đặc biệt này. Để kiểm chứng, chúng ta chờ những phiên giao dịch tiếp theo đó.

Phiên giao dịch sau đó giá cổ phiếu lại tiếp tục tăng và khối lượng giao dịch cũng giảm. BBs đã yên tâm một phần về lượng cổ phiếu của mình có thể điều khiển được lượng cung. Còn các NĐT nhỏ lẻ thấy cổ phiếu bắt đầu tăng giá, tâm lý hoang mang không biết rằng cổ phiếu lại tăng hay là giảm. Họ chờ đợi những phiên sau đó.

Quan sát những phiên giao dịch sau đó ta nhận thấy, khối lượng giao dịch cũng đã giảm, giá cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng với giá đóng cửa là mức giá cao nhất trong ngày nhưng hầu hết là những phiên giao dịch với spread lớn. Điều này có nghĩa là, trong phiên giao dịch, BBs cố tạo ra những giá thấp để những NĐT nhỏ đang hoang mang không biết nên mua hay nên bán, thấy cổ phiếu giảm so với phiên hôm trước thì sẽ sợ hãi phiên sau có lẽ sẽ giảm tiếp mà bán ra. Cứ như vậy, các BBs lặng lẽ gom hàng mà các NĐT nhỏ lẻ vẫn nghĩ rằng, cổ phiếu VE9 đã hết thời kì tăng giá và đang chuẩn bị giảm giá.

Nhưng ngay sau đó, cổ phiếu VE9 mất thanh khoản trên thị trường. khối lượng giao dịch trong một phiên cực thấp, việc mua bán là rất khó khăn. Lúc này, BBs vẫn cứ giữ hàng của mình để giảm mạnh thanh khoản, tăng cầu VE9 trên thị trường và bình tĩnh chờ giá tăng hưởng lợi. Còn các NĐT nhỏ lẻ thấy giá VE9 ngày một tăng, khối lượng giao dịch thấp nên càng tin rằng giá sẽ phải tăng mạnh hơn nữa. Vì thế họ tìm mọi cách để mua vào. Giá VE9 trong những phiên giao dịch này luôn trần từ đầu phiên.

Nhưng đến một ngày, khối lượng giao dịch bỗng tăng vọt lên, spread lớn, giá đóng cửa vẫn ở mức cao nhất trong phiên. Đây là dấu hiệu BBs đang dần thoát hàng. Phiên giao dịch cần chú ý đó là hai phiên ngày 17/06 và 23/06. Lúc này, khi cổ phiếu đã tăng giá mạnh trong một khoảng thời gian khá dài, BBs cũng đã thu được lợi nhuận lớn từ việc tăng giá này, họ bắt đầu xả hàng, tăng cung trên thị trường. Họ bán cổ phiếu đang nắm giữ ra. Và đương nhiên, những NĐT nhỏ lẻ, những người đang kì vọng giá cổ phiếu sẽ tăng mạnh hơn nữa và hi vọng sẽ mua được cổ phiếu. Họ cố gắng mua cổ phiếu bằng mọi cách. Vì vậy, trong những phiên giao dịch này, giá cổ phiếu vẫn luôn trần nhưng khối lượng giao dịch tăng lên khá nhiều so với một vài ngày trước đó. BBs cứ âm thầm thoát hàng còn NĐT nhỏ lẻ thì mua vào ồ ạt với kì vọng giá sẽ tiếp tục tăng.

Và tới phiên giao dịch ngày 25/06, giá cổ phiếu vẫn tăng so với phiên ngày hôm trước, nhưng spread lại lớn và khối lượng cũng tăng. Đây có thể được coi là phiên giao dịch có Upthrust bar. Khi này giá VE9 là 63900VND.

BBs tạo ra giá cao hơn với mục đích để NĐT nhỏ lẻ nghĩ rằng, cổ phiếu đã break vượt đỉnh, mua vào và dính bẫy. Họ sẽ là những người cuối cùng mua cổ phiếu với giá cao nhất. Điều này được kiểm chứng ngay trong những phiên giao dịch sau đó. Chuỗi này giảm giá và đi ngang của VE9. Giá VE9 liên tục lao dốc mà không bao giờ trở lại được tới mức giá 63900VND. BBs đã thành công trong việc đẩy giá này. Và nạn nhân hứng chịu chính là những NĐT nhỏ lẻ.

Một điều chú ý trong phân tích quá trình làm giá của VE9 là chúng ta muôn bám sát khối lượng giao dịch của cổ phiếu. Như phần trên ta đã định nghĩa về khối lượng giao dịch, khối lượng giao dịch cao, khối lượng giao dịch thấp. Và trong việc phân tích này, ta cũng luôn theo dõi sát xao các tỷ lệ để biết được khối lượng giao dịch cổ phiếu là cao hay thấp.

Với số liệu về khối lượng giao dịch của VE9 kết hợp cùng phần mềm Eviews, ta có chuỗi MA(30) và MA(20) của khối lượng VE9 như sau

Ngày Close Vol_VE9 MA20 Tỷ lệ MA30 Tỷ lệ

1/3/2010 15.9 100 7585 0.013184 14893.33 0.006714 Quá trìnhtích lũy 2/3/2010 15.6 3100 6425 0.48249 11496.67 0.269643 3/3/2010 15.5 14800 7015 2.109.765 10350 1.429.952 4/3/2010 16.3 32800 8325 393.994 10986.67 2.985.436 5/3/2010 17 57600 10965 5.253.078 12130 4.748.557 8/3/2010 18 80400 14235 5.648.051 13586.67 5.917.565 9/3/2010 18.2 14100 14560 0.968407 13580 1.038.292 10/3/2010 17.5 16100 15345 1.049.202 13850 1.162.455 11/3/2010 17.5 15100 15790 0.956301 13406.67 1.126.305 12/3/2010 17.8 17700 15820 1.118.837 13880 1.275.216 15/03/2010 17.9 21000 16820 1.248.514 14146.67 1.484.448 16/03/2010 16.8 12300 17060 0.720985 13680 0.899123 17/03/2010 16.3 4700 16880 0.278436 13736.67 0.34215 18/03/2010 16.7 5300 17135 0.309308 13693.33 0.38705 19/03/2010 16.9 4500 17335 0.25959 13683.33 0.328867 22/03/2010 17.3 4000 16895 0.236756 13316.67 0.300375 23/03/2010 16.7 4900 16595 0.29527 13226.67 0.370464 24/03/2010 16.8 2900 16335 0.177533 13310 0.217881 25/03/2010 16.3 9400 16545 0.568147 13416.67 0.700621 26/03/2010 15.8 10900 16585 0.65722 13210 0.825132 29/03/2010 15.8 3000 16730 0.179319 13276.67 0.22596 30/03/2010 15.6 15300 17340 0.882353 13536.67 1.130.263 31/03/2010 15.7 2500 16725 0.149477 13343.33 0.18736 1/4/2010 16 26100 16390 1.592.434 14206.67 1.837.165 2/4/2010 15.9 3500 13685 0.255754 14306.67 0.244641 5/4/2010 15.7 4800 9905 0.484604 14040 0.34188 6/4/2010 15.2 15900 9995 1.590.795 14206.67 1.119.193 7/4/2010 16.1 16700 10025 1.665.835 14493.33 1.152.254

8/4/2010 17.2 19900 10265 1.938.626 14983.33 1.328.1439/4/2010 16.8 16300 10195 1.598.823 15190 1.073.074 9/4/2010 16.8 16300 10195 1.598.823 15190 1.073.074 12/4/2010 15.9 16300 9960 1.636.546 15730 1.036.236 13/04/2010 15.8 3100 9500 0.326316 15730 0.197076 14/04/2010 15.9 2900 9410 0.308183 15333.33 0.18913 15/04/2010 16.2 12500 9770 1.279.427 14656.67 0.852854 16/04/2010 16.4 12100 10150 1.192.118 13140 0.920852 19/04/2010 16.6 36500 11775 3.099.788 11676.67 3.125.891 20/04/2010 17.7 48000 13930 34.458 12806.67 3.748.047 21/04/2010 18.4 51500 16360 3.147.922 13986.67 3.682.077 22/04/2010 19.3 57400 18760 3.059.701 15396.67 3.728.079 26/04/2010 18 18900 19160 0.98643 15436.67 1.224.357 27/04/2010 17.6 13200 19670 0.671073 15176.67 0.869756 28/04/2010 17.7 15000 19655 0.763165 15266.67 0.982533 29/04/2010 18.7 75200 23290 3.228.854 17616.67 4.268.684 Phiên breakout 4/5/2010 20 89400 26455 3.379.323 20420 4.378.061 Quá trình đẩy giá 5/5/2010 21.3 55000 29030 1.894.592 22103.33 2.488.313 6/5/2010 22.7 13500 29465 0.458171 22420 0.602141 7/5/2010 24.2 72300 32285 223.943 24666.67 2.931.081 10/5/2010 25.8 71000 35000 2.028.571 26936.67 2.635.812 11/5/2010 27.6 51700 36590 1.412.954 28346.67 1.823.847 12/5/2010 29.5 478900 59720 8.019.089 43946.67 108.973 13/05/2010 31.5 366400 77225 4.744.578 56060 6.535.854 14/05/2010 31.2 175300 85835 204.229 61393.33 2.855.359 17/05/2010 33.2 123600 91870 1.345.379 65430 1.889.042 18/05/2010 31.8 128100 97650 1.311.828 68830 1.861.107 19/05/2010 33.1 282700 111180 2.542.724 78136.67 361.802 20/05/2010 35 163800 117545 1.393.509 83436.67 1.963.166 21/05/2010 37.2 158600 123075 1.288.645 88193.33 1.798.322 24/05/2010 39.8 57400 123370 0.465267 89550 0.640983 25/05/2010 42.5 109400 125970 0.868461 92533.33 1.182.277 26/05/2010 42.7 181000 134075 1.349.991 98023.33 1.846.499 27/05/2010 40.3 237800 145305 1.636.558 105406.7 2.256.024 28/05/2010 42.5 183400 153725 119.304 111416.7 1.646.073 31/05/2010 40 234600 161695 145.088 119140 1.969.112 1/6/2010 41.6 368500 175650 2.097.922 131006.7 2.812.833 2/6/2010 41 195500 182675 1.070.207 137120 1.425.758

3/6/2010 39.4 286600 196330 1.459.787 145456.7 1.970.3464/6/2010 41.5 276200 206525 1.337.368 153063.3 1.804.482 4/6/2010 41.5 276200 206525 1.337.368 153063.3 1.804.482 7/6/2010 25.6 9100 203430 0.044733 151650 0.060007 8/6/2010 27.3 100 200850 0.000498 149740 0.000668 9/6/2010 29.2 3000 177055 0.016944 149210 0.020106 10/6/2010 31.2 2500 158860 0.015737 148853.3 0.016795 11/6/2010 33.3 5700 150380 0.037904 148543.3 0.038373 14/06/2010 35.6 225300 155465 1.449.201 153546.7 1.467.306 15/06/2010 38 5600 149340 0.037498 150753.3 0.037147 16/06/2010 40.6 5200 135465 0.038386 149093.3 0.034877 17/06/2010 43.3 338300 144190 234.621 159920 2.115.433 18/06/2010 46.3 104700 141495 0.739955 161000 0.650311 21/06/2010 49.5 121900 144720 0.842316 162696.7 0.749247 22/06/2010 52.9 20900 140295 0.148972 161670 0.129276 23/06/2010 56.1 188900 140690 1.342.668 152003.3 1.242.736 24/06/2010 60 80400 132820 0.605331 142470 0.564329 25/06/2010 63.7 400300 143665 2.786.343 149970 2.669.201 Phiên xuất hiện Upthrust bar

Theo bảng trên, ta thấy tại những phiên giao dịch với khối lượng giao dịch cao, theo đúng như lý thuyết, tỷ lệ luôn xấp xỉ 3 lần, những phiên giao dịch được coi có khối lượng giao dịch thấp cũng xấp xỉ 0.7 lần. Ở đây, ta quan sát lý thuyết với MA30 và MA20 cho khối lượng giao dịch và thấy rằng, trên cả hai lựa chọn, lý thuyết VSA vẫn có giá trị ứng dụng.

Đưa số liệu vào phần mềm Amibroker, ta có hình vẽ toàn diện về quá trình làm giá của VE9 như sau (sử dụng MA20 cho khối lượng giao dịch)

Như vậy, thông qua VE9 ta thấy được tính ứng dụng của lý thuyết VSA trên TTCKVN. Ta sẽ tiếp tục kiểm định tính đúng đắn của lý thuyết trong chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT VSA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w