CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG HIỆN ĐẠI (VSA) VÀ TÂM LÝ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
3.2.1. Các khái niệm về khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch (gọi tắt là khối lượng) là một trong những công cụ quan trọng trong PTKT để: Xác định hướng di chuyển của đường giá, đánh giá mức độ tham gia của các nhà đầu tư. Việc phân tích khối lượng giao dịch là một công việc cần thiết vì chức năng cơ bản nhất của phương pháp phân tích khối lượng là nhằm khẳng định các tín hiệu về giá cả. Việc dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai không chỉ đơn thuần dựa vào sự biến động giá mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó không thể thiếu được khối lượng giao dịch hàng ngày. Khi lựa chọn cổ phiếu để đầu tư, khối lượng giao dịch hàng ngày là mục tiêu đầu tiên để xem xét nhu cầu về loại cổ phiếu đó. Khối lượng giao dịch được tính chung cho toàn thị trường và cũng được tính riêng cho từng loại cổ phiếu.
Chúng ta đều biết rằng: “Quan hệ cung cầu xác định giá cả trên thị trường”. Khi cả hai bên mua bán đều có thái độ tích cực với xu hướng thị trường thì khối lượng sẽ tăng khi giá chuyển động theo xu hướng và sẽ giảm khi giá vận động ngược chiều xu hướng.
Có thể tìm hiểu quan hệ cung cầu liên quan tới khối lượng giao dịch theo các hình thái thị trường cụ thể như sau:
Thị trường đóng băng, không giao dịch hoặc giao dịch với khối lượng rất nhỏ.
• Có người mua – không ai bán (cầu lớn hơn cung):
Khối lượng mua vào lớn nhưng lượng bán ra không có hoặc rất nhỏ khiến cho khối lượng giao dịch thành công thấp.
• Có người bán – không ai mua (cung lớn hơn cầu):
Khối lượng bán ra lớn nhưng không có lượng mua vào hoặc rất nhỏ khiến cho khối lượng giao dịch thành công cũng thấp.
• Có người mua, người bán (cung cầu cân bằng):
Khối lượng giao dịch thành công rất lớn.
Tóm tắt:
(Hình3.1)
Còn đối với VSA, khối lượng giao dịch được chia làm ba nấc:
•Khối lượng giao dịch rất cao nếu KLGD hôm nay > 3 lần KLGD trung bình trong 30 phiên.
•Khối lượng giao dịch cao nếu KLGD hôm nay > 1.5 lần KLGD trung bình trong 30 phiên.
•Khối lượng giao dịch thấp nếu KLGD hôm nay < 0.7 lần KLGD trung bình trong 30 phiên.
Nói tóm lại, KLGD chỉ ra các hành động mua bán trong một giai đoạn nào đó.
Việc xét KLGD phải so sang trong một giai đoạn nhất định.
Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch và xu hướng của thị trường cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhay. Thị trường có ba xu hướng chính: có xu hướng gồm xu hướng đi lên và xu hướng đi xuống, không có xu hướng (sẽ được trình bày kĩ hơn ở phần sau). Và ở mỗi thị trường, KLGD lại mang ý nghĩa khác nhau và cho những dấu hiệu khác nhau.
Thị trường không có xu hướng:
Dù khối lượng giao dịch lớn hay nhỏ cũng rất khó xác định được xu hướng thị trường. khi đó cần theo dõi chặt chẽ mọi biến động của thị trường đồng thời kết hợp với các phương pháp PTKT khác.
Thị trường có xu hướng:
·Khi giá cả tăng giảm kèm theo khối lượng lớn: đường giá được xác định ·Khi giá tăng giảm với khối lượng nhỏ: đường giá di chuyển quá yếu hoặc chưa rõ ràng
• Tầm quan trọng của khối lượng khi phân tích hướng đi của đường giá:
Khi khối lượng tăng đột ngột và đủ lâu đồng thời giá cũng tăng – giảm đột ngột thường dẫn tới hai trạng thái trái ngược nhau:
• Nếu giá tăng và khối lượng tăng:
Thị trường đang ở trạng thái tăng nhưng sau đó sẽ giảm vì bên mua đã mua đủ trong khi không ai bán.
• Nếu giá giảm và khối lượng tăng:
Mọi người đều không muốn giữ cổ phiếu, đồng loạt bán ra khiến cho bên bán áp đảo bên mua.
• Khối lượng xác nhận tương quan mua bán:
-Khi giá cả biến động có xu hướng, có thể căn cứ vào khối lượng phán đoán xem ai làm chủ thị trường:
• Nếu giá cả tăng và khối lượng tăng:
Bên mua làm chủ thị trường. xu hướng tăng giá tiếp tục
• Nếu giá cả giảm và khối lượng tăng:
Bên bán làm chủ thị trường. Xu hướng giảm giá tiếp tục.
-Mặt khác, có thể căn cứ vào khối lượng để phát hiện bên chi phối thị trường không còn quan tâm tới xu hướng giá cả:
• Nếu giá cả tăng và khối lượng giảm:
Người mua không còn quan tâm tới thị trường khiến cho xu hướng tăng đã tới lúc suy giảm
• Nếu giá cả giảm và khối lượng giảm:
Người bán không còn quan tâm tới thị trường và xu hướng xuống giá sẽ sớm chấm dứt.
( Hình 3.2)
Tiếp đến, ta xem xét mối quan hệ của KLGD với sự biến động giá. Khi giá cả ổn định:
•Khi giá cả ổn định với khối lượng lớn:
- Bên chi phối thị trường mất dần khả năng chi phối.
- Người mua bắt đầu mua tại điểm kết thúc xu hướng xuống
- Người bán bắt đầu bán mạnh tại điểm kết thúc giá lên Những động thái trên khiến cho thị trường sẽ đảo chiều.
•Khi giá cả ổn định với khối lượng nhỏ:
- Cả hai bên mua bán đều không tích cực giao dịch - Xu hướng thị trường sẽ tiếp diễn
Khi giá cả biến động:
•Giá cả không bao giờ tăng giảm một cách tính cờ:
- Giá tăng khi có một lượng mua lớn, thường thấy:
+Khối lượng tăng và giá tăng theo: các tổ chức lớn đang tích cực mua vào.
+Khối lượng tăng và giá giảm: các tổ chức bán ra.
+Nếu khối lượng rất nhỏ: chứng tỏ người bán đông hơn người mua. Vì vậy khối lượng giao dịch khi giá lên thường lớn hơn lượng giao dịch khi giá xuống.
•Khi khối lượng tăng và giá cũng tăng:
Hiện tượng này không báo hiệu thị trường sẽ đảo chiều
•Khi khối lượng thấp kèm theo giá tăng nhẹ:
Thị trường thường đảo ngược xu hướng khiến giá giảm.
•Khi giá cả tăng với khối lượng nhỏ:
- Hàng hóa khan hiếm.
- Khi có đủ điều kiện bán, bên bán sẽ bán ra và bên mua cũng sẽ mua vào khiến cho lượng giao dịch lớn.
- Tới khi bên mua ngừng mua (vì giá đã khá cao) làm cho lượng giao dịch thành công không thể tăng đột biến.
•Khi giá cả giảm với khối lượng nhỏ:
- Hàng hóa bị rẻ.
- Khi đủ điều kiện mua, người mua bắt đầu mua vào nên lượng giao dịch cao khiến cho tốc độ giảm giá chậm lại hoặc giá sẽ tăng.
- Tới khi bên bán ngừng bán (sợ bản thân bị hớ) làm cho lượng cung giảm khiến cho lượng giao dịch thành công cũng không thể tăng đột biến được.
•Khi khối lượng và giá cả tăng giảm đột ngột:
- Nếu khối lượng tăng đột ngột: Phải tìm hiểu kỹ thị trường mạnh hay yếu. - Nếu giá cả đột ngột tăng mạnh
Khi giá cả đột ngột tăng mạnh kèm theo khối lượng lớn hơn rất nhiều so với mức trung bình thì giá thường tiếp tục biến động theo hướng đó. Sau một thời gian tăng sẽ có một ngày khối lượng đạt tới đỉnh điểm. Sau đó, giá sẽ đổi chiều, đi xuống vì khối lượng không còn đủ lớn để giá tiếp tục theo hướng cũ.
Tóm tắt:
(Hình 3.3)
Ngoài ra còn rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch. Cụ thể như:
•Khối lượng giao dịch của chính công ty phát hành:
Hiện tượng mua lại cổ phiếu của chính các công ty phát hành (khoảng 10%) có ảnh hưởng tích cực.
-Giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành nên lợi tức tăng -Giá cổ phiếu sẽ tăng
•Công ty phát hành thêm cổ phiếu:
Thường có ảnh hưởng tiêu cực: -Cổ phiếu bị “pha loãng”
-Giá cổ phiếu sẽ giảm (theo một tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào số lượng phát hành thêm).
•Hiện tượng mua bán trong nội bộ công ty:
- Mua: hứa hẹn tiềm năng phát triển trong tương lai
- Bán: chúng ta nên xem xét và tìm hiểu thêm về sức mạnh của cổ phiếu tất nhiên chưa phải là tín hiệu để bán ra.