1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung cấp xây dựng thành phố hồ chí minh

132 796 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Văn hoá tổ chức của nhà trường giúp đội ngũ cán bộ viên chức, ngườilao động, giáo viên và HS CBVC-NLĐ, GV và HS thấy rõ mục tiêu, địnhhướng và bản chất công việc mình làm, tích cực tạo r

Trang 1

NGUYỄN THỊ KIM THANH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC

Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 3

NGUYỄN THỊ KIM THANH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC

Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số : 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN QUỐC LÂM

NGHỆ AN, 2014

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập nghiên cứu và triển khai đề tài: “Một sốbiện pháp xây dựng văn hóa tổ chức ở Trường Trung cấp Xây dựng thànhphố Hồ Chí Minh” Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo nhà trường, Khoa Đào tạo sau đạihọc Trường Đại học Vinh, các thầy cô trực tiếp tham gia giảng dạy đã quantâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành khoá học

Đặc biệt, xin cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS PhanQuốc Lâm - người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi nghiên cứu vàhoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp, các thầy

cô giáo và học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đãtạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp tôi có những tài liệu để hoàn thành luận văn

Do thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả nghiên cứu có thể còn nhiều hạnchế và thiếu xót Tác giả kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý thêm củacác thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn trở nên hoàn thiệnhơn

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Thanh

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cảm ơn .1

Mục lục 2

Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn 6

Danh mục các bảng 7

Danh mục các hình vẽ 7

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Mục đích nghiên cứu 10

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 10

4 Giả thiết khoa học 10

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

6 Phương pháp nghiên cứu 11

7 Dự kiến đóng góp của luận văn 12

8 Cấu trúc luận văn 12

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13

1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 13

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước 13

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 13

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 15

1.2.1 Tổ chức 15

1.2.2 Văn hóa và văn hoá tổ chức 15

1.2.3 Xây dựng và xây dựng văn hoá tổ chức 18

1.2.4 Quản lý và quản lý xây dựng văn hoá tổ chức 19

1.2.5 Biện pháp và biện pháp xây dựng văn hoá tổ chức 20

Trang 7

1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC 231.3.1 Vai trò và mục tiêu của xây dựng văn hóa tổ chức 231.3.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức 26 1.3.3 Tầm quan trọng của văn hoá tổ chức nhà trường với chất lượng giáo dục 30 1.3.4 Vai trò của lãnh đạo trong việc xây dựng và phát triển văn hóa

tổ chức trong nhà trường 33 1.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ TỔ CHỨC

TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 34 1.4.1 Trường Trung cấp chuyên nghiệp và những thách thức

đối với nhà trường trong giai đoạn hiện nay 34 1.4.2 Văn hóa tổ chức ở trường Trung cấp chuyên nghiệp 35 1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa tổ chức

của trường Trung cấp chuyên nghiệp 37 Kết luận chương 1 44

TỔ CHỨC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH 452.1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG

TRUNG CẤP XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 45 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường 45 2.1.2 Phương hướng phát triển của nhà trường đến năm 2020 49 2.2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 52 2.2.1 Nhận thức của đội ngũ cán bộ viên chức – người lao động

và giáo viên về văn hóa tổ chức trong nhà trường 52 2.2.2 Nhận thức của đội ngũ cán bộ viên chức – người lao động,

giáo viên và học sinh đối với công tác xây dựng văn hóa tổ chức

Trang 8

của nhà trường 71

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 73

2.3.1 Các biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức ở trường Trung cấp Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh của đội ngũ lãnh đạo và bộ quản lý 73

2.3.2 Các biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức ở trường Trung cấp Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh của đội ngũ cán bộ viên chức – người lao động và giáo viên 76

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 78

2.4.1 Đánh giá chung về thực trạng 78

2.4.2 Nguyên nhân 79

Kết luận chương 2 80

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 81

3.1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 81

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 81

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 81

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 81

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 82

3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 82 3.2.1 Xây dựng văn hóa tổ chức nhà trường trên cơ sở chuyển đổi

Trang 9

cách tư duy của đội ngũ cán bộ viên chức – người lao động, giáo viên

và học sinh đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường 82

3.2.2 Định hướng nhận thức của đội ngũ cán bộ viên chức – người lao động, giáo viên và học sinh về văn hóa tổ chức trong nhà trường 85

3.2.3 Rà soát, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quản lý hành chính, các quy trình, thủ tục làm việc, hệ thống thông tin quản lý để xây dựng nề nếp hành chính và văn hóa quản lý 87

3.2.4 Xây dựng các chuẩn mực đạo đức, chuẩn hành vi trong giao tiếp đối với đội ngũ cán bộ viên chức – người lao động, giáo viên và học sinh90 3.2.5 Tổ chức hiệu quả các hoạt động thi đua, phong trào nhằm tạo sự đoàn kết, gắn bó trong nhà trường 95

3.2.6 Xây dựng các hình mẫu tiên tiến trong công tác xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường 97

3.2.7 Tăng cường công tác hợp tác doanh nghiệp, liên kết đào tạo, tạo cơ hội học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng văn hóa tổ chức 99

3.3 THĂM DÒ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP .101 Tổng kết chương 3 104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105

1 Kết luận 105

2 Kiến nghị 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Danh mục các phòng chức năng của trường Trung cấp

Xây dựng TP.HCM 46Bảng 2.2: Danh mục các Khoa của trường Trung cấp Xây dựng TP.HCM 47Bảng 2.3: Thống kê quan niệm của đội ngũ CBQL, CBVC-NLĐ và

GV về văn hóa tổ chức nhà trường 54Bảng 2.4: Thống kê nhận thức của đội ngũ CBQL, CBVC-NLĐ và

GV về các biểu hiện văn hóa tổ chức nhà trường 56Bảng 2.5: Đánh giá của đội ngũ CBQL về hành vi thực hiện

nề nếp hành chính, nề nếp dạy học 59Bảng 2.6: Đánh giá của CBVC-NLĐ về hành vi thực hiện nề nếp làm việc 61Bảng 2.7: Đánh giá của GV về hành vi thực hiện nề nếp dạy học 63Bảng 2.8: Đánh giá của HS về hành vi thực hiện nề nếp học tập 67Bảng 2.9: Đánh giá mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường 70Bảng 2.10: Đánh giá mức độ nhận thức của CBQL, CBVC-NLĐ, GV

và HS về tầm quan trọng và mức độ thể hiện của việc xây dựng VHTC nhà trường 72Bảng 2.11: Đánh giá của CBVC-NLĐ và GV về các biện pháp của

đội ngũ lãnh đạo và CBQL để xây dựng VHTC ở trường Trung cấp Xây dựng TP HCM 75Bảng 2.12: Các biện pháp xây dựng VHTC của CBVC-NLĐ và GV 77Bảng 3.1: Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết, tính khả thi

của những biện pháp xây dựng VHTC ở trường Trung cấp Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh 101

Trang 12

1 Lý do chọn đề tài

Hơn 20 năm qua, Đảng ta đã nêu ra nhiều quan điểm về giáo dục và coiđầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạođiều kiện để giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế, xã hội.Tuy nhiên, nền giáo dục nước nhà vẫn chưa thực sự chuyển biến, tình trạngyếu kém, lạc hậu về giáo dục vẫn bộc lộ rõ nét và hiện nay đang là nỗi bứcxúc của cả xã hội và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự yếu kém, lạc hậu trongphát triển kinh tế, xã hội nói chung Thấy rõ sự cấp bách và bức xúc của vấn

đề này, Đại hội XI đã đặt vấn đề: đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: “Tạo chuyểnbiến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứngngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tậpcủa nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huytốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổquốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” “Đổi mới căn bản và toàndiện nền giáo dục không chỉ nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực con người

mà kết quả sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc chấn hưng đạo đức và vănhóa xã hội” [3]

Đại hội cũng đã xác định rõ mục tiêu cho từng cấp học Đối với giáo dụcnghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệmnghề nghiệp Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phươngthức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thựchành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trườnglao động trong nước và quốc tế

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, giữamột thế giới đầy biến động, nhiều cơ hội và nhiều thách thức, mỗi người Việt

Trang 13

Nam và cả dân tộc Việt Nam đang đối mặt với những yêu cầu gay gắt về chủquyền quốc gia, kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, quốc phòng, anninh… Việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam là nhiệm

vụ của toàn xã hội, nhưng nhà trường phải đóng vai trò tiên phong và nềntảng Đặc biệt đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp và trường dạynghề, nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, thì trong nộidung chất lượng đó cũng phải bao hàm hai yếu tố hồng và chuyên

Để thực hiện được nhiệm vụ và mục tiêu trên, đòi hỏi các cơ sở giáo dụcnói chung và các trường trung cấp chuyên nghiệp nói riêng phải thực hiệnmột cách đồng bộ nhiều nội dung để nâng cao chất lượng đào tạo của đơn vị,góp phần thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nướcnhà Trong đó xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường là một yếu tố vôcùng quan trọng vì văn hóa tổ chức là một công cụ quan trọng ảnh hưởng đếnnhận thức và hành vi của các thành viên trong tổ chức, là nhân tố trừu tượngbao trùm và ảnh hưởng sâu xa lên tất cả các vấn đề trong nhà trường

Văn hoá tổ chức của nhà trường giúp đội ngũ cán bộ viên chức, ngườilao động, giáo viên và HS (CBVC-NLĐ, GV và HS) thấy rõ mục tiêu, địnhhướng và bản chất công việc mình làm, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốtđẹp giữa các các thành viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và HS, tạođộng lực cho hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục phát triển, góp phầnlàm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường Do đó, chất lượng văn hóa

tổ chức, văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục hiện nay đang là mộttrong những vấn đề mà những người làm công tác quản lý giáo dục rất quantâm Văn hóa tổ chức của nhà trường còn là yếu tố rất quan trọng để rèn luyệnnhân cách và giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước trởthành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cáchtốt, có đủ tri thức để trở thành những công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp

Trang 14

xây dựng đất nước Vì vậy, xây dựng văn hóa tổ chức của nhà trường là vấn

đề mang tính cấp bách và thiết thực đối với từng nhà trường, vì nếu họcđường mà thiếu văn hóa thì không thể làm tốt được chức năng chuyển tảinhững giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ

Tại trường Trung cấp xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, công tác xâydựng văn hóa tổ chức đã được thực hiện song cơ sở lý luận, nội dung triểnkhai và cách thức tổ chức thực hiện trong thời gian qua chưa được đầu tưnghiên cứu và chưa đem lại hiệu quả cho sự phát triển chung của nhà trường

Vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài:“ Một số biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức ở trường Trung cấp Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp xâydựng văn hóa tổ chức tại trường Trung cấp Xây dựng thành phố Hồ Chí Minhnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4 Giả thiết khoa học

Nếu đề xuất được các biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức một cách khảthi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của trường Trung cấp Xây dựngthành phố Hồ Chí Minh về mọi mặt

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

Trang 15

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận các vấn đề xây dựng văn hóa tổ chức củatrường Trung cấp chuyên nghiệp.

5.2 Nghiên cứu thực trạng môi trường văn hóa và công tác xây dựng văn hóa

tổ chức tại trường Trung cấp Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh

5.3 Đề xuất một số biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức tại trường Trung cấpXây dựng thành phố Hồ Chí Minh

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận, tổng hợp và phân tích tài liệu:

Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu lý thuyết về công tác quản

lý giáo dục nói chung và công tác xây dựng văn hoá tổ chức trường Trung cấpchuyên nghiệp nói riêng nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc đề ra các giảipháp xây dựng văn hóa tổ chức của nhà trường

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát sư phạm để thu thập thêm thông tin thực tế về đốitượng nghiên cứu

- Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn để khảo sát thực trạng về văn hóa tổchức; về nhận thức và nhu cầu của đội ngũ cán bộ viên chức, người lao động,giáo viên và HS đối với việc xây dựng văn hóa tổ chức của nhà trường

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để đề xuất các biện pháp xây dựngvăn hóa tổ chức

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục từ các tài liệu liênquan đến công tác xây dựng văn hóa tổ chức, xây dựng văn hóa nhà trường từ

đó đúc rút các kinh nghiệm để đưa ra các biện pháp xây dựng văn hóa tổ chứcmột cách có hiệu quả

6.3.Phương pháp thống kê toán để xử lý các số liệu thu được về mặt địnhlượng

Trang 16

7 Dự kiến đóng góp của luận văn

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương l: Cơ sở lý luận về xây dựng văn hoá tổ chức ở Trường trung cấp

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC

Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa nhà trường và công tác xây dựng vănhóa nhà trường là một vấn đề cấp thiết, được nhiều nhà quản lý quan tâm vàthu hút sự nghiên cứu của nhiều tổ chức, nhiều nhà khoa học trong và ngoàinước Đã có những thành tựu nổi bật về nội dung nghiên cứu này

Ở các nước ngoài có các công trình nghiên cứu và bài viết về văn hoá tổchức và văn hóa nhà trường tiêu biểu của các tác giả như: Brenda Bertrand,Transformation Within Organizational Culture: The Gap Between Paper andReality (Bản dịch - Sự chuyển đổi trong văn hóa tổ chức: khoảng cách giữa

lí thuyết và thực tiễn)

Nghiên cứu gần đây của GS Trương Yên Minh - Học viện Giáo dụcNIE, Singapore (2007) chỉ rõ 8 giá trị xếp thứ hạng cao trong giá trị văn hóanhà trường và nội dung của xây dựng văn hóa nhà trường, vai trò của hiệutrưởng nhà trường, vai trò của giáo viên, học sinh trong việc xây dựng vàphát triển VHNT

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Ở nước ta, cho đến nay, đa số những nghiên cứu quản lý trường họcthường dành cho những vấn đề chính sách, quản lý nhân sự, quản lýchương trình giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục và xã hội trong nhàtrường, quản lý tài chính, v.v Quản lý nhà trường dưới quan điểm của tiếpcận văn hóa tổ chức thực sự là một vấn đề mới Có rất ít tác giả quan tâm và

đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về việc xây dựng văn hoá tổ chứcnhà trường Một số cuốn sách hoặc bài viết gần đây mới chỉ đề cập tới

Trang 18

những khía cạnh nhất định của công tác xây dựng văn hoá học đường, môitrường văn hoá cơ sở, chẳng hạn:

-Văn Đức Thanh, Xây dựng môi trường văn hoá cơ sở, Nhà xuấtbản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001

-Nguyễn Thị Kim Ngân (2011), Văn hóa giao tiếp trong nhà trường,Nhà xuất bản Đại học sư phạm TP HCM

-Hoàng Thị Nhị Hà, Xây dựng môi trường và chuẩn mực văn hóa giaotiếp sư phạm đặc trưng

Gần đây có một số công trình nghiên cứu của sinh viên và học viên caohọc về vấn đề văn hoá nhà trường dưới các góc độ khai thác khác nhau:

Nguyễn Thị Ngát (2008) trong việc xây dựng văn hoá chia sẻ ở Trườngđại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, khảo sát trên đối tượng là sinh viênchuyên ngành Tâm lý - Giáo dục và khai thác về vấn đề văn hoá chia sẻtrong học tập của sinh viên

Tác giả Lê Thị Ngoãn (2009), với đề tài luận văn tốt nghiệp về xâydựng văn hoá nhà trường ở trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định đã làm

rõ cơ sở lý luận và thực trạng xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Caođẳng chuyên nghiệp

Tác giả Lê Hồng Sinh (2012), có công trình nghiên cứu với đề tài vềxây dựng văn hoá tổ chức ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Đào tạocán bộ tỉnh Quảng Ninh đã nêu lên vai trò văn hoá tổ chức đối với quá trìnhhình thành và phát triển nhân cách người học và tạo điều kiện thuận lợi trongviệc hỗ trợ công tác giảng dạy của giáo viên

Nhìn chung, các công trình trên chỉ mới chuyên sâu vào các nội dungtrong các nhà trường nói chung, chưa đề cập đến công tác xây dựng VHTCriêng ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp

Trang 19

Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài này với hy vọng để làm sáng tỏ

cơ sở lý luận về xây dựng VHTC ở trường TCCN đồng thời đề xuất nhữngbiện pháp thực hiện công tác xây dựng VHTC nhà trường có hiệu quả, gópphần xây dựng một môi trường công tác tích cực nhằm thực hiện tốt mụctiêu đào tạo của Trường Trung cấp Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh tronggiai đoạn phát triển hiện nay

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Tổ chức

Khi quan niệm về tổ chức có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đứng dướimỗi góc độ tiếp cận, người ta lại có những định nghĩa khác nhau về tổ chức Dưới góc độ Triết học, tổ chức là cơ cấu tồn tại của sự vật, là thuộc tínhcủa bản thân sự vật Tổ chức khi vận hành tỏ ra kém hiệu quả người ta chủyếu tập trung đổi mới cơ cấu tổ chức dẫn đến sự sát nhập, chia tách

Dưới góc độ Tâm lý học, tổ chức là một nhóm chính thức của cá nhânhoặc là những hệ thống tương tác xử lý thông tin và đưa ra quyết định

Xét về mặt xã hội, tổ chức là một cơ cấu do con người tạo ra Theo địnhnghĩa thông thường thì tổ chức là một khái niệm vừa được áp dụng đối vớinhững hiện tượng về cơ cấu, vừa được áp dụng đối với những hiện tượng vềvăn hóa Đó là sự sắp đặt mang tính tổng thể, toàn bộ, một sự phối hợp củanhiều nhân tố trong một phạm vị nhất định Trong phạm vi đó, sự sắp đặt vàphối hợp các nhân tố sẽ tạo nên một đơn vị có thể phân biệt được Đơn vịnày có tính chất đặc thù, khác với tính chất của những nhân tố cấu thành nó[21]

1.2.2 Văn hóa và văn hoá tổ chức

1.2.2.1 Khái niệm “ Văn hóa”

Văn hóa là một từ cổ trong tiếng Pháp, xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷXIII có nguồn gốc từ tiếng Latinh (cultura) Từ VH được khai sinh trong tiếng

Trang 20

Pháp, rồi truyền bá sang tiếng Anh (culture), tiếng Đức dưới hình thức vaymượn ngôn ngữ Nghĩa gốc của nó là “vun trồng, chăm sóc” sau đó còn cóthêm ý nghĩa ẩn dụ là “hình thành, GD tinh thần”.

Trong tiếng Việt, từ văn hóa có rất nhiều nghĩa Văn hóa được dùng theonghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống Theo nghĩa chuyên biệt để chỉtrình độ phát triển của một giai đoạn Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóabao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng,phong tục, lối sống

Cho đến nay, khi nói đến văn hóa có rất nhiều khái niệm và nhiều cáchtiếp cận khác nhau Vì vậy, rất khó hình dung hay đưa ra một khái niệm vănhóa nào là chính xác nhất

Năm 2002, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp QuốcUNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đềcập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức

và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứađựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệthống giá trị, truyền thống và đức tin”

Dưới góc độ tâm lý học thì văn hóa là quá trình thích nghi với môitrường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người Dưới góc độ của xã hội học thì văn hoá là sản phẩm của con người, làquan niệm về cuộc sống, tổ chức cuộc sống và là toàn bộ cách ứng xử của conngười trong cuộc sống đó Văn hoá chính là điểm hội tụ sáng nhất, là tinh hoacủa trí tuệ loài người

Có thể nói rằng, văn hóa được dùng để chỉ thuộc tính tồn tại trong sựvật, hiện tượng và những hoạt động của sự sống có liên quan đến con người,nói chính xác hơn là liên quan đến tính xã hội của con người Bất kể sự vật,

Trang 21

hiện tượng và quá trình vận động thuộc về vật chất hay tư duy, những gì cótác động đến hoạt động của con người cũng đều liên quan đến văn hóa

Như vậy, nói đến văn hóa là nói đến những giá trị vật chất, tinh thần docon người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn ra trong lịch

sử Văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và

xã hội Văn hóa thể hiện trình độ phát triển của xã hội, những quan niệm vềđạo lý nhân sinh, thẩm mỹ, tôn giáo, lối sống của một dân tộc và đấu ấn đặctrưng ở mỗi người trong cộng đồng Văn hóa được truyền từ thế hệ này sangthế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Sự phát triển văn hóa không mangtính ngẫu nhiên, đột biến, mà trong quá trình vận động nó phải được phát triểnmột cách tuần tự từ thấp đến cao Có thể nói văn hóa đồng nghĩa với cuộcsống và sự phát triển Con người sản sinh ra văn hóa, trưởng thành từ văn hóa,tắm mình trong môi trường văn hóa và nắm chắc tương lai bằng văn hóa

1.2.2.2 Văn hóa tổ chức

Thuật ngữ “văn hóa tổ chức” (organisational culture) xuất hiện lần đầutiên trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960 Hiện nay có rất nhiều địnhnghĩa về văn hóa tổ chức, trong đó có một số đã được công bố và sử dụng phổbiến như:

- Theo Tunstall (1983): Văn hóa tổ chức có thể được mô tả như một tậphợp chung các tín ngưỡng, thông lệ, hệ thống giá trị, quy chuẩn hành vi ứng

xử và cách thức hoạt động riêng của từng tổ chức Các mặt đó quy định môhình hoạt động của tổ chức và cách ứng xử của các thành viên trong tổ chứcđó

- Theo Farmar (1990): Văn hóa tổ chức được hiểu là tổng của các quanniệm, niềm tin, giá trị - những yếu tố mà các thành viên của tổ chức chia sẻ,chuyển tải thông qua: "Làm cái gì ? Làm như thế nào ? và Ai làm ?"

Trang 22

- Văn hoá tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thóiquen có khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, manglại cho tổ chức một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thayđổi theo thời gian (Michel Amiel, Prancis Bonnet, Joseph Jacobs – 1993).Chủ đề về văn hóa tổ chức đã được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứuthuộc các lĩnh vực khác nhau, từ lĩnh vực học thuật như xã hội học và nhânchủng học cũng như các ngành ứng dụng như khoa học quản lý Mặc dùkhông thể đưa ra một định nghĩa cho phù hợp với tất cả các lĩnh vực, song từnhững định nghĩa trên có thể hiểu văn hóa tổ chức là hệ thống những giá trị,những niềm tin, những quy phạm được chia sẻ bởi các thành viên trong tổchức và hướng dẫn hành vi của những người lao động trong tổ chức Văn hóacủa tổ chức được xem là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tổ chức chứkhông phải trong một cá nhân Vì vậy, các cá nhân có những nền tảng vănhóa, lối sống, nhận thức khác nhau, ở những vị trí làm việc khác nhau trongmột tổ chức, có khuynh hướng hiển thị văn hóa tổ chức đó theo cùng mộtcách Văn hóa của tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xử củacác thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó Đồng thời, văn hóacủa tổ chức chính là sự hiện diện sinh động và cụ thể nhất của tổ chức đó màmọi người có thể dễ dàng nhận ra Hình ảnh đó có thể do nhiều yếu tố cấuthành nên Vì thế, chỉ cần một yếu tố có sự thay đổi, thì về lý thuyết, hình ảnh

về tổ chức đó sẽ bị khác đi Do đó, trên phương diện lý thuyết, sẽ không có tổchức này có văn hóa giống tổ chức kia, dù họ có thể giống nhau nhiều điểm

1.2.3 Xây dựng và xây dựng văn hoá tổ chức

1.2.3.1 Khái niệm xây dựng

Theo Đại từ điển tiếng Việt thì xây dựng có nghĩa là làm cho hình thànhmột cộng đồng, một chỉnh thể về xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá theođường lối chủ trương nhất định

Trang 23

1.2.3.2 Xây dựng văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức của mỗi đơn vị đều phản ánh những đặc điểm bên trongnhư phong cách quản lý, kế hoạch chiến lược, bầu không khí của các mốiquan hệ, hệ thống khen thưởng, những phương tiện kết nối, sự lãnh đạo vànhững giá trị cơ bản của đơn vị ấy Xây dựng văn hóa tổ chức là việc xác địnhnhững đặc điểm cốt yếu trong văn hóa của một đơn vị, những thành tố có thểphản ánh vị trí hiện tại của văn hóa tổ chức và cách thức để có thể giải quyếtnhững thách thức mà tổ chức đang phải đối mặt Muốn xây dựng văn hóa tổchức một cách hiệu quả thì phải xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu củanhững thành tố văn hóa ấy để từ đó xây dựng một chiến lược với những thành

tố trọng yếu nhất

Xây dựng văn hóa tổ chức chính là xây dựng lề lối, nề nếp làm việc khoahọc, có trật tự kỷ cương, tuân theo những nội quy, quy định chung nhưngkhông mất đi tính dân chủ Văn hóa tổ chức được hình thành trong quá trìnhhoạt động của tổ chức góp phần tạo dựng niềm tin, sự đoàn kết nhất trí của cảtập thể trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của đơn vị Vănhóa tổ chức phản ánh sự nhận thức cũng như ý thức của mỗi cá nhân trongmôi trường làm việc tại đơn vị Con người tác động đến việc hình thành vănhóa tổ chức đồng thời văn hóa với những giá trị bền vững được kế thừa vàtiếp thu có chọn lọc từ quá khứ đến hiện tại, tương lai, từ môi trường bêntrong đến bên ngoài sẽ có tác động trở lại góp phần hoàn thiện nhân cách,phẩm chất, đạo đức cho từng cá nhân tại đơn vị Xây dựng văn hóa tổ chứcchính là xây dựng một môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, thânthiện và hiệu quả Từ đó tạo bầu không khí cởi mở giúp các thành viên hứngkhởi làm việc đưa chất lượng và hiệu quả công việc lên cao

1.2.4 Quản lý và quản lý xây dựng văn hoá tổ chức

1.2.4.1 Khái niệm “ Quản lý”

Trang 24

Ngày nay thuật ngữ QL đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một địnhnghĩa thống nhất Khái niệm QL được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vựccủa đời sống xã hội và có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý.Theo Trần Kiểm: “ QL một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đếntập thể người - thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạtđược mục đích dự kiến”.

Cũng theo Trần Kiểm: “QL là những tác động của chủ thể quản lý trongviệc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồnnhân lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức ( chủ yếu là nộilực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đíchcủa tổ chức với hiệu quả cao nhất”.Theo Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuân: “ QL là những tác động có địnhhướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổchức để vận hành tổ chức nhằm đạt được mục đích nhất định”

Theo Nguyễn Bá Sơn: QL là tác động có mục đích đến tập thể những conngười để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động”

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu: Ql là sự tác động liên tục

có tổ chức, có định hướng của chủ thể Ql lên khách thể Ql về các mặt chínhtrị, văn hoá, kinh tế, xã hội vv…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách,các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môitrường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng đến mục đích đã định

1.2.4.2 Quản lý xây dựng văn hoá tổ chức

Quản lý công tác xây dựng văn hóa tổ chức là những cách thức tác độnghướng vào việc tạo ra những thay đổi về chất lượng công tác xây dựng môitrường VH tổ chức của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhàtrường

1.2.5 Biện pháp và biện pháp xây dựng văn hoá tổ chức

1.2.5.1 Khái niệm “ Biện pháp”

Trang 25

Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1992 của Viện khoa học xã hội Việt Namthì biện pháp có nghĩa là: cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.

Trong giáo dục biện pháp là yếu tố hợp thành của các phương pháp, phụthuộc vào phương pháp nhưng trong tình huống cụ thể biện pháp và phươngpháp có thể chuyển hóa lẫn nhau Biện pháp được xây dựng dựa trên tính kếthừa, tính phù hợp, tính khả thi, tính thực tiễn và tính hiệu quả của các vấn đềcần giải quyết

1.2.5.2 Biện pháp xây dựng văn hoá tổ chức

Biện pháp xây dựng văn hoá tổ chức là hệ thống các phương pháp đượcđưa ra dựa trên cơ sở xác định những đặc điểm cốt yếu trong văn hóa của một

tổ chức, những thành tố ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa của tổ chức vàcách thức để có thể giải quyết những thách thức mà tổ chức đang phải đốimặt

Việc xây dựng văn hóa tổ chức là một công việc mang tính chất lâu dài

và cần có những bước đi phù hợp Do vậy, muốn văn hóa tổ chức ngày càngbền vững và phát triển cần lựa chọn biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức mộtcách phù hợp với các điều kiện đặc thù của đơn vị Hiện nay, mô hình choxây dựng văn hóa tổ chức được các nhà nghiên cứu đưa ra khá nhiều Tiêubiểu có mô hình xây dựng văn hóa tổ chức của hai tác giả Julie Heifetz &Richard Hagberg đề xuất gồm 11 bước như sau:

- Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới hiến lược phát triểncủa nhà trường trong tương lai xem những yếu tố nào có ảnh hưởng nhất làmthay đổi chiến lược phát triển của tổ chức;

- Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công của bản thân tổchức Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian;đồng thời nó phải là sợi chỉ đỏ cho mọi hoạt động của tổ chức;

- Xây dựng tầm nhìn – một bức tranh lý tưởng trong tương lai – mục tiêu

Trang 26

sẽ vươn tới Đây là định hướng để xây dựng văn hóa tổ chức, thậm chí có thểtạo lập một nền văn hóa tường lai khác hẳn trạng thái hiện tại;

- Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cầnthay đổi Văn hóa thường tiềm ẩn, khó thấy nên việc đánh giá là cực kỳ khókhăn, dẽ gây nhầm lẫn vì các chủ thể văn hóa vốn đã hòa mình vào nền vănhóa đương đại, khó nhìn nhận một cách khách quan sự tồn tại của những hạnchế và những mặt trái, mặt tiêu cực cần thay đổi;

- Tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp làm gì và làm thế nào để thuhẹp khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai đãhoạch định Các nghiên cứu phải chỉ rõ và thống kê được những yếu tố vănhóa làm trì hoãn hay cản trở sự thay đổi, đổi mới Loại bỏ những yếu tố cảntrở, những yếu tố văn hóa lạc hậu chính là thu hẹp khoảng cách giữa giá trịvăn hóa hiện có và văn hóa tương lai;

- Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi và phát triểnvăn hóa tổ chức Lãnh đạo phải thực hiện vai trò là người đề xướng, hướngdẫn các nỗ lực thay đổi; hoạch định sứ mệnh, tầm nhìn, truyền bá sứ mệnh vàtầm nhìn đó để tạo niềm tin và nỗ lực cho thực hiện;

- Soạn thảo một kế hoạch, một phương án hành động cụ thể, chi tiết tớitừng đơn vị thành viên và trực thuộc, phù hợp với các điều kiện thời gian vànguồn lực khác để có thể thực thi được kế hoạch đó;

- Phổ biến nhu cầu thay đổi, viễn cảnh tương lai cho toàn thể nhân viên

để cùng chia sẻ, từ đó, động viên tinh thần, tạo động lực cho họ và để họ có

sự đồng thuận, hiểu rõ vai trò, vị trí, quyền lợi và trách nhiệm của mình trongviệc nỗ lực tham gia xây dựng, phát triển văn hóa tổ chức;

- Cần có giải pháp cụ thể giúp các đơn vị nhận thức rõ những trở ngại,khó khăn của sự thay đổi một cách cụ thể, từ đó, động viên, khích lệ các cánhân mạnh dạn từ bỏ thói quen cũ không tốt, chấp nhận vất vả để có sự thay

Trang 27

đổi tích cực hơn;

- Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố, cải thiện liên tục sự thay đổi vănhóa ở các đơn vị thành viên và trực thuộc; coi trọng việc xây dựng và độngviên các đơn vị noi theo các hình mẫu lý tưởng phù hợp với mô hình văn hóađang hướng tới Sự khích lệ kèm theo một cơ chế khen thưởng có sức độngviên thiết thực là rất cần thiết;

- Thường xuyên đánh giá văn hóa tổ chức và thiết lập các chuẩn mựcmới, những giá trị mới mang tính thời đại; đặc biệt là các giá trị học tậpkhông ngừng và thay đổi thường xuyên Việc truyền bá các giá trị mới chomọi thành viên tổ chức cần được coi trọng song song với việc duy trì nhữnggiá trị, chuẩn mực tốt đã xây dựng, lọc bỏ những chuẩn mực, giá trị cũ lỗi thờihoặc gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho tiến trình phát triển của văn hóa tổ chức

1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC

1.3.1 Vai trò và mục tiêu của xây dựng văn hóa tổ chức

Trong bối cảnh hiện nay, tổ chức nào cũng có mục đích nhất định để theođuổi và để thực hiện được mục đích đã đề ra thì yếu tố văn hóa là một phầnkhông thể thiếu được trong một tổ chức Tổ chức nào cũng có văn hóa riêngcủa nó Các yếu tố văn hóa được chọn lọc và tạo ra có vai trò như một cơ chếkhẳng định mục tiêu của tổ chức, hướng dẫn, uốn nắn những hành vi ứng xửlẫn nhau giữa các thành viên trong tổ chức, giữa các cá nhân với tổ chức vàgiữa thành viên với lãnh đạo

Văn hóa tổ chức có vai trò quan trọng đối với quá trình theo đuổi vàthực hiện mục tiêu hoạt động của tổ chức, nó quyết định sự trường tồn và pháttriển của một tổ chức

Xây dựng được văn hóa tổ chức tiến bộ, văn minh, hiện đại từ đó gópphần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ Tạo được tình

Trang 28

đoàn kết và phát huy tính tự giác của CBVC trong công việc Môi trường vănhóa tổ chức tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của CBVC với đơn vị, khuyến khích

họ hăng say với công việc từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra, gópphần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị

Việc xây dựng văn hóa tổ chức dựa trên sự kế thừa và tiếp thu có chọnlọc những tính văn hóa từ bên trong và bên ngoài đơn vị, từ quá khứ đếntương lai cho nên trong một chừng mực nào đó sẽ giúp tạo nên những chuẩnmực, phá tính cục bộ, đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân của các thành viên, hướngcác thành viên đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc vàchuẩn mực văn hóa của đơn vị

Ở cấp độ tổ chức, vai trò và cũng là mục tiêu của xây dựng văn hóa tổchức, cũng đồng thời là mục tiêu của lãnh đạo, quản lý là giúp tổ chức vậnhành hướng đích, tạo ra được môi trường cởi mở, an toàn, đồng thuận nội bộ,

có bản sắc và có sức hấp dẫn, tạo ra một đời sống tinh thần làm việc tích cực.sức mạnh của văn hóa tổ chức chính là ở chỗ nó giúp:

- Cụ thể hóa các mục tiêu, phương hướng hoạt động của tổ chức, đặc biệt

là phương châm hành động

- Cụ thể hóa những giá trị được coi trọng trong tổ chức như lòng trungthành, sự chân thực, niềm say mê công việc, thẳng thắn hay thói nịnh bợ, thóinửa vời, thói vô kỷ luật…Các thành viên trong tổ chức cần biết, hòa nhập vàokhông khí văn hóa của tổ chức, cũng như đóng góp vào việc phát triển các giátrị, niềm tin Các giá trị có thể được duy trì và phát triển thông qua các chiếnlược truyền bá có chủ đích hoặc do họ tư thân quan sát, cảm nhận và điềuchỉnh hành vi cho phù hợp

- Làm cho tổ chức thành một khối thống nhất, đồng thuận, gắn kết cácthành viên của tổ chức thành một khối đoàn kết tạo nên sự ổn định bằng cáchđưa ra những chuẩn mực để hướng dẫn các thành viên đi theo mục đích của tổ

Trang 29

chức một cách tự giác, tự nguyện Văn hóa với nền tảng là các giá trị, niềm tinchính là chất keo dính các thành viên, các quá trình, các mục tiêu, tham vọng

và nỗ lực cụ thể với nhau

- Làm cho tổ chức vận động theo định hướng và phát triển trên cơ sở kếthợp giữa các định chế thành văn ( quy chế, quy định, nội quy) và không thànhvăn (dư luận, tham mưu, tư vấn không chính thức) văn hóa giúp kiểm soát vàđiều chỉnh hành vi của các thành viên, hướng họ về các mục tiêu chung cầnđạt được

- Làm cho không khí mang tính lành mạnh ,tích cực, nền tảng cho sựsáng tạo, động lực làm việc

- Phát triển tổ chức thành tổ chức học tập

- Phản ánh năng lực và tâm huyết của các nhà quản lý, lãnh đạo

Ở cấp độ cá nhân, văn hóa tổ chức tích cực khiến người ta cam kết, mêcống hiến và tự hào về tổ chức của mình, khích lệ người ta xả thân vì tổ chức

và có động lực khám phá, khai thác tiềm năng của bản thân và của tổ chức.Ngoài ra, văn hóa tổ chức còn giúp tạo nên sức hấp dẫn, nhờ đó thu hút

sự quan tâm, ủng hộ, hỗ trợ và đầu tư Nói cách khác, văn hóa tổ chức làmcho tổ chức có được các lợi thế cạnh tranh với bên ngoài nhờ vào chínhnhững gì họ có trong nội bộ - nhờ vào nội lực

Nói tóm lại, xây dựng văn hóa tổ chức giúp cho đơn vị không ngừng pháttriển, nhanh chóng đạt hiệu quả cao, tạo nên tính bền vững trong khi theo đuổimục tiêu của mình Thắng lợi của mỗi đơn vị không chỉ là mục tiêu kinh tế,chính trị hay xã hội mà trước hết và hơn hết đó là giá trị văn hóa tổ chức củađơn vị đó Nhận diện được sức ảnh hưởng của văn hóa tổ chức như trên đểthấy được là một tổ chức muốn có một môi trường làm việc tích cực, muốn cóhình ảnh tích cực trong mắt các bên liên quan hay xã hội nói chung, và muốn

có tương lai, cần có chiến lược để xây dựng và thay đổi văn hóa tổ chức

Trang 30

1.3.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức

Văn hóa của tổ chức là hệ thống các giá trị hay tài sản vô hình và hữuhình mà tổ chức sở hữu Có một số cách để phân loại các yếu tố cấu thành vănhóa tổ chức, như yếu tố vật thể, phi vật thể

Nói về văn hóa, hay nói về văn hóa tổ chức là nói về những điều có thểnhìn thấy được, thậm chí sờ được, lẫn những điều chỉ có thể cảm nhận được[5] Có thể ví văn hóa tổ chức như một tảng băng trôi, bao gồm bề nổi là Cấutrúc hữu hình, chính là các chuẩn mực được được hiện hữu hóa và quy tắc hóatrong môi trường làm việc, và phần chìm là Giá trị và Các ngầm định nền tảngđây là phần khó nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường nhưng lại quyết địnhtoàn bộ phần nổi

1.3.2.1.Cấu trúc hữu hình

Đó là những cái có thể nhìn thấy, dễ cảm nhận khi tiếp xúc với một tổchức Là những biểu hiện bên ngoài của văn hóa tổ chức Những yếu tố này

có thể được phân chia như sau:

- Phong cách thiết kế kiến trúc xây dựng, nội - ngoại thất, trang thiết bị,các vật dụng, lôgô, biểu trưng

- Cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành, hoạt động

Cấu trúc hữu hình

Giá trị Các ngầm định nền tảng

Hình 1 Mô hình tảng băng về văn hóa nhà trường

Trang 31

- Những thực thể vô hình như: triết lý, nguyên tắc, phương pháp, phươngchâm giải quyết vấn đề; hệ thống thủ tục, quy định

- Các chuẩn mực hành vi: nghi thức các hoạt động sinh hoạt tập thể, cáchthức tổ chức các hội nghị, ngày lễ, các hoạt động văn nghệ, thể thao, câu lạcbộ

- Ngôn ngữ, cách ăn mặc, chức danh

- Các hình thức sử dụng ngôn ngữ như: biểu tượng, các băng rôn, khẩuhiệu, ngôn ngữ xưng hô, giao tiếp các bài hát, các truyền thuyết, câu chuyệnvui

- Các hình thức giao tiếp và ứng xử với bên ngoài

1.3.2.2 Giá trị

Là các tư tưởng bao quát được cùng nhau tin tưởng mạnh mẽ ở mộtnhóm người, một tổ chức về cái gì là đúng, sai, thiện, ác, xấu, tốt, hợp lý,không hợp lý

Khoa học xã hội coi giá trị như những quan niệm về cái đáng mongmuốn ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn Trong cách nhìn rộng rãi hơn thì bất cứcái gì tốt, xấu đều là giá trị hay giá trị là điều quan tâm của chủ thể Giá trị làcái mà ta cho là đáng có, mà ta thích, ta cho là quan trọng để hướng dẫn chohành động của ta Giá trị là những gì mà qua đó thành viên của một nền vănhóa xác định điều gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt haykhông tốt, đẹp hay xấu… Giá trị là sự đánh giá trên quan điểm văn hóa nênkhác nhau ở từng cá nhân nhưng trong một nền văn hóa, thậm chí có nhữnggiá trị mà đại đa số các thành viên trong nhiều nền văn hóa đều thừa nhận và

có xu hướng trường tồn như tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc Giá trị cũngluôn luôn thay đổi và ngoài xung đột về giá trị giữa các cá nhân hoặc cácnhóm trong xã hội, trong chính bản thân từng cá nhân cũng có xung đột về giátrị chẳng hạn như giữa thành công của cá nhân mình với tinh thần cộng đồng

Trang 32

Giá trị bao giờ cũng mang tính ước lệ vì có thể thoả mãn cộng đồng ngườinày nhưng lại khắc nghiệt với cộng đồng người khác Vì những giá trị khiếncon người ta làm việc này hay việc khác, nó điều chỉnh hành vi ứng xử cánhân với cá nhân, cá nhân với XH, cộng đồng này với cộng đồng khác vì vậygiá trị có khả năng điều chỉnh mối quan hệ XH

Giá trị là nhân tố nền tảng góp phần quyết định nhận thức và hành độngcác nhân cách; đóng vai trò điều chỉnh các nguyện vọng và hành động của cánhân và tổ chức; là chỗ dựa để đánh giá hành động của người khác và để địnhđoạt lợi ích xã hội của các thành viên trong tổ chức

Mỗi tổ chức đều có hệ giá trị hành động riêng Tuy nhiên, cho dù duy trì

hệ giá trị nào thì chân – thiện – mĩ là ba giá trị không thể thiếu được trong hệgiá trị của mỗi tổ chức, đồng thời là ba giá trị phổ quát của toàn nhân loại Dovậy, “Mỗi nhà trường cần có hệ giá trị làm chuẩn mực để mọi thành viênđồng thuận, lấy đó là mục tiêu phấn đấu, thước đo thành quả của bản thân,của lớp, của trường, đặc biệt về mặt đạo đức xã hội, giá trị nhân cách, điều màchúng ta gọi là “dạy người” bên cạnh “dạy chữ, dạy nghề” (Phạm Minh Hạc,2013)

Như vậy, xây dựng và thống nhất hệ giá trị hành động trong nhà trường

là một việc làm vô cùng cần thiết và là nhân tố quan trọng tạo ra văn hóa tổchức Dưới đây là bản đồ hệ giá trị hành động thường được áp dụng trong cácnhà trường:

- Hệ giá trị trong thực hiện công việc:

Các thành viên trong trường ra sức thực hiện công việc có năng suất; cóchất lượng và có hiệu quả về kinh tế sư phạm

- Hệ giá trị trong các mối quan hệ:

Các thành viên trong trường ứng xử với nhau theo nguyên tắc:

+ Bảo đảm kỉ cương, làm theo luật và theo quy chế đã ban hành;

Trang 33

+ Đối xử với nhau thân ái, nghĩa tình (sống trong tình thương yêu nhau,bao dung nhau, tôn trọng nhau);

+ Gắn bó với nhau bằng trách nhiệm qua tinh thần đồng đội trong côngviệc

- Hệ giá trị về xây dựng môi trường:

+ Có ý thức phòng vệ ngăn chặn mọi tác động xấu tác động vào đơn vị;+ Có tinh thần tranh thủ thuận lợi, tận dụng các thời cơ tốt cho việc pháttriển đơn vị;

+ Xây dựng được ý thức hợp tác thi đua, đặc biệt thi đua dạy tốt, học tốt

- Hệ giá trị về phong cách người quản lý:

+ Những người làm công tác quản lý trong đơn vị biết lắng nghe, có tinhthần dân chủ, bàn bạc với nhau

+ Những người làm công tác quản lý biết quyết đoán khi thực hiện bổnphận, không dựa dẫm vào nhau;

+ Những người làm công tác quản lý biết bồi dưỡng tinh hoa cho đơn vị,bồi dưỡng người kế nhiệm được công việc chức trách của mình

Những giá trị trên đây có chức năng hướng dẫn, định hướng và là nhữngnhân tố quan trọng hình thành văn hóa tổ chức của nhà trường Ta có thểminh họa các điều trên bằng bản đồ hệ giá trị sau:

QL

Quyết đoán

Bồi dưỡng tinh hoa

Lắng nghe

Thi đua hợp tác Tận dụng Các cơ may

Phòng vệ Trách

nhiệm

Tình thương

Kỷ cương Hiệu quả

Chất lượng Năng suất

CV BT

MT QH

QL

Quyết đoán

Bồi dưỡng tinh hoa

Lắng nghe

Thi đua hợp tác Tận dụng Các cơ may

Phòng vệ Trách

nhiệm

Tình thương

Kỷ cương Hiệu quả

Chất lượng Năng suất

CV BT

MT QH

Hình 2 Bản đồ hệ giá trị

Trang 34

Bốn lĩnh vực trên, mỗi lĩnh vực có ba giá trị:

Công việc: năng suất – chất lượng – hiệu quả

Quan hệ: kỷ cương – tình thương – trách nhiệm

Môi trường: phòng vệ chu đáo – tận dụng cơ may – thi đua hợp tác

Bản thân: lắng nghe – quyết đoán – bồi dưỡng tinh hoa

1.3.3 Tầm quan trọng của văn hoá tổ chức nhà trường với chất lượng giáo dục

1.3.3.1 Văn hoá là một thứ tài sản lớn của bất kỳ tổ chức nào

Văn hóa tổ chức quyết định sự trường tồn của một tổ chức Đó là ý nghĩa

và tầm quan trọng lớn nhất của văn hoá Nó càng có ý nghĩa và tầm quantrọng đặc biệt đối với nhà trường, bởi lẽ, tính văn hoá là một tính chất đặc thùcủa nhà trường, hơn bất kỳ một tổ chức nào Điều này được xác định dựa trênnhững căn cứ sau:

- Nhà trường là nơi bảo tồn vào lưu truyền các giá trị văn hoá nhân loại;

- Nhà trường là nơi đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ vàsáng tạo văn hoá cho tương lai;

- Nhà trường là nơi con người với con người (người dạy với người học)cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hoá, theo những cách thức văn

Trang 35

hoá, dựa trên những phương tiện văn hoá, trong môi trường văn hoá đại diệncho mỗi vùng, miền, địa phương

- Sự phát triển của thanh, thiếu niên chịu ảnh hưởng rất lớn của môitrường văn hóa xã hội nơi các em lớn lên; môi trường văn hóa trường họcthuận lợi giúp các em có nhiều cơ hội để phát triển; môi trường này khôngthuận lợi sẽ làm thui chột sự phát triển

1.3.3.2 Văn hoá tổ chức nhà trường tạo động lực làm việc

Động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hoá làmột động lực vô hình nhưng có sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp kinh

- Văn hoá nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗingười trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vìđược là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêucao cả của nhà trường;

Muốn tạo động lực cần khơi dậy nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chính đángcủa mọi người Khi khả năng đáp ứng nhu cầu thấp, động lực với người laođộng sư phạm là đồng lương, thu nhập và những giá trị vật chất Khi thu nhậpđạt đến một mức nào đó, nhu cầu vật chất thoả mãn một mức độ nào đó,người lao động nói chung, nhà sư phạm nói riêng sẵn sàng đánh đổi, chọnmức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thân

Trang 36

thiện, thoải mái, được cống hiến, sáng tạo và được thừa nhận và tôn trọng

1.3.3.3 Văn hoá tổ chức nhà trường hỗ trợ điều phối

và kiểm soát

Văn hóa nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cánhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyềnthuyết do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựnglên

Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính văn hóa tổchức là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ giáoviên hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúngđắn

1.3.3.4 Văn hóa tổ chức nhà trường hạn chế tiêu cực

và xung đột

Văn hóa nhà trường giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhậnthức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động Nó tựa nhưchất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tíchcực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thôngthường của tổ chức Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột; và,khi xung đột là không thể tránh khỏi thì văn hóa nhà trường tạo ra hành langpháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trênnguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường

1.3.3.5 Nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường

Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phốikiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức, rõ ràng

là, văn hóa tổ chức đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên

cơ sở đó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổchức trường học Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường,

Trang 37

tạo đà cho các bước phát triển tốt hơn.

1.3.4 Vai trò của lãnh đạo trong việc xây dựng và phát triển văn hóa

tổ chức trong nhà trường.

Nằm trong xu thế hội nhập và phải thích ứng với nền kinh tế thị trườnggiữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, trường TCCN đang có vai trò như một

“xí nghiệp giáo dục” Người Hiệu trưởng một nhà trường TCCN, do đặc điểm

sứ mệnh và chức năng thiết chế vừa có tính sư phạm và tính kinh tế đối với xãhội nên phải vừa là người quản lý vừa là người lãnh đạo Hiệu trưởng làngười chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các hoạt động của nhà trường, trong

đó có hoạt động xây dựng văn hóa tổ chức của nhà trường

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức của nhà trường cũngnhư quá trình xây dựng và thay đổi văn hóa nhà trường thì năng lực phẩmchất của đội ngũ lãnh đạo, quản lý, đứng đầu là Hiệu trưởng là yếu tố tácđộng mạnh nhất và có vai trò quyết định đối với sự phát triển văn hóa của tổchức Hiệu trưởng là người biết liên kết các nhân tố, các cá nhân, các bộ phậntrong đơn vị thành một khối

Tư duy phát triển giáo dục của Hiệu trưởng cũng ảnh hưởng tới văn hóa

tổ chức của nhà trường Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong việc xâydựng và thống nhất hệ giá trị hành động trong nhà trường Đây là nhân tốquan trọng tạo ra văn hóa tổ chức của nhà trường và là một việc làm rất cầnthiết để phát triển nhà trường

Nói tóm lại, công cuộc xây dựng và thay đổi văn hóa tổ chức của nhàtrường gắn trực tiếp với đội ngũ quản lý nhà trường, mà trước nhất là Hiệutrưởng và Ban lãnh đạo Để có được uy tín trong quản lý nhà trường nói chung

và để thực hiện tốt vai trò của người “ dẫn đạo” và “đứng mũi chịu sào” trongxây dựng và thay đổi văn hóa nhà trường, người Hiệu trưởng cần thực hiệnnhiều kỹ thuật khác nhau, được tiến hành trên cơ sở các định hướng có tính

Trang 38

chiến lược và có tính thích ứng tùy theo thời điểm, hoàn cảnh của nhà trường.

1.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ TỔ CHỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

1.4.1 Trường Trung cấp chuyên nghiệp và những thách thức đối với nhà trường trong giai đoạn hiện nay

Trường TCCN là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dụcquốc dân Quản lý nhà nước về giáo dục TCCN được thực hiện theo Luật

Giáo dục năm 2005; Nghị định số 75 /2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm

2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật giáo dục; và các văn bản dưới luật khác như Điều lệ trường TCCN…

Về chức năng thì trường TCCN là trường dạy nghề Mục tiêu là đào tạonhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp đáp ứng và thíchứng được với yêu cầu ngày càng cao của xã hội

Trong bối cảnh hiện nay, trước tình hình hội nhập quốc tế, giáo dụcTCCN ở Việt Nam nói chung đang chịu nhiều thách thức của các quốc giakhác có tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ phát triển Việc phát triểncác cơ sở giáo dục TCCN đòi hỏi phải đảm bảo tính tương thích với các tiêuchuẩn của thế giới, trong điều kiện nguồn lực và kinh nghiệm còn rất hạn chế.Ngoài các yếu tố tác động bên ngoài, giáo dục TCCN còn chịu nhiều tháchthức diễn ra trong chính hệ thống giáo dục

Một trong những thách thức lớn nhất đối với trường TCCN là chất lượngđào tạo, nhà trường chưa đảm bảo đầu ra của mình có thể đáp ứng được yêucầu của xã hội mà trước nhất là các doanh nghiệp Năng lực thực hành nghềnghiệp và khả năng ngoại ngữ cũng như kỹ năng mềm, khả năng tự tạo việclàm hạn chế

Bên cạnh đó, hiện nay, các cơ sở giáo dục TCCN đang trong giai đoạnphát triển về quy mô và chất lượng, mạng lưới cơ sở giáo dục TCCN và cao

Trang 39

đẳng, đại học có đào tạo TCCN rộng khắp cả nước, ngày càng đa dạng hóa vềloại hình trường do đó yếu tố cạnh tranh cũng ngày càng tăng Hơn thế nữa,tâm lý xã hội và cơ chế như hiện nay cho thấy đi học nghề ít có tương lai vàtriển vọng cũng là một tác động không nhỏ đến công tác đào tạo của các nhàtrường.

Cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đáp ứng yêu cầudạy và học, còn thiếu các phòng chức năng như: phòng thí nghiệm, phòngthực hành, phòng đa chức năng, khu ký túc xá… máy móc trang thiết bị dạy

và học còn lạc hậu so với yêu cầu thực tiễn

Chương trình, giáo trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp chậm đổi mới,không thích ứng với công nghệ và thực tế, nội dung nặng về lý thuyết thiếuthực hành trong khi đó định hướng đào tạo TCCN nhấn mạnh đào tạo kỹ năngthực hành là định hướng phù hợp với thị trường lao động

Đội ngũ cán bộ quản lý TCCN ở các trường và địa phương hiện nay chưathật sự đáp ứng yêu cầu quản lý các trường TCCN phát triển theo định hướng

1.4.2 Văn hóa tổ chức ở trường Trung cấp chuyên nghiệp

Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính – sư phạm

Đó là một thế giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động,những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộcmọi thế hệ tạo lập Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại, dù

ít hay nhiều, một nền văn hoá nhất định và nó có ảnh hưởng to lớn đến hiệuquả hoạt động, diện mạo cũng như ảnh hưởng của nhà trường đối với bênngoài Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩnmực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhàtrường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thểhiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng chomỗi tổ chức sư phạm

Trang 40

Như vậy, bất kỳ tổ chức nào cũng có văn hóa riêng của nó Các loại tổchức khác nhau tạo nên các loại hình văn hóa khác nhau Về cơ bản, ta có thểthấy có hai loại hình văn hóa tổ chức đó là văn hóa tổ chức công sở và vănhóa tổ chức doanh nghiệp.

Văn hoá tổ chức công sở là một hệ thống được hình thành trong quá trìnhhoạt động của công sở (tổ chức công đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhànước để thực hiện công vụ hay để tiến hành một công việc chuyên ngành củanhà nước), tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc trongcông sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt độngcủa nó

Văn hóa tổ chức doanh nghiệp là hệ thống các giá trị đặc trưng được xâydựng nên và gìn giữ trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của các tổ chứckinh doanh, hoạt động vì mục đích lợi nhuận

Trường TCCN chủ yếu là các trường công, thuộc sở hữu Nhà nước chonên văn hóa tổ chức nhà trường thuộc loại thứ nhất – là văn hóa công sở.Chính vì văn hóa nhà trường ở đây được tiếp cận theo văn hóa của một tổchức, có khuôn khổ, có chủ thể, khách thể, và có mục tiêu cần được theo đuổinên trách nhiệm của chủ thể là các nhà quản lý nhà trường, giáo viên các cán

bộ viên chức và người lao động được nhấn mạnh nhiều hơn Tuy nhiên, trong

xu thế xã hội hóa giáo dục hiện nay, cũng có một số trường lại thuộc sở hữu

tư nhân Bên cạnh đó, kinh tế thị trường ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đếnmọi mặt đời sống xã hội nên không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh, kể cả tronglĩnh vực giáo dục Chính vì vậy, ở Việt Nam, dù mục tiêu lợi nhuận khôngđược đặt lên hàng đầu trong xã hội hóa các dịch vụ giáo dục, đào tạo songtrong văn hóa các trường TCCN vẫn có sự pha trộn những nét nhất định củavăn hóa doanh nghiệp

Ngày đăng: 19/07/2015, 18:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w