Xây dựng các chuẩn mực đạo đức, chuẩn hành vi trong giao tiếp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung cấp xây dựng thành phố hồ chí minh (Trang 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Xây dựng các chuẩn mực đạo đức, chuẩn hành vi trong giao tiếp

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận thức. Giao tiếp tốt và đúng thì hiệu quả giao tiếp trong giáo dục sẽ lớn. Môi trường văn hóa giao tiếp trong nhà trường chính là môi trường sư phạm. Đó là chuẩn mực về

văn hóa giao tiếp trong việc dạy, học và cuộc sống hàng ngày. Tất cả các ứng xử trong nhà trường là nhằm xây dựng một môi trường sống văn minh, lịch sự; xây dựng nền tảng văn hóa giao tiếp, ứng xử, biết cách sống chan hòa với mọi người xung quanh.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Văn hóa tổ chức nhà trường là văn hóa ứng xử. Xét trên nhiều khía cạnh, văn hóa ứng xử tương đồng với văn hóa giao tiếp, văn hóa hành vi (trong môi trường học đường). Văn hóa tổ chức nhà trường là hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục đào tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học thể hiện như:

+ Ứng xử của thầy, cô giáo với HS: Được thể hiện bằng sự quan tâm đến HS, biết tôn trọng người học, biết phát hiện ra ưu điểm, nhược điểm người học để chỉ bảo…Thầy, cô luôn gương mẫu trước HS.

+ Ứng xử của HS với thầy, cô giáo thể hiện bằng sự kính trọng, yêu quí của người học với thầy, cô giáo. Hiểu được những chỉ bảo giáo dục của thầy, cô và thực hiện điều đó tự giác, có trách nhiệm.

+ Ứng xử giữa lãnh đạo với giáo viên, nhân viên thể hiện người lãnh đạo phải có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Người lãnh đạo có lòng vị tha, độ lượng, tôn trọng giáo viên, nhân viên xây dựng được bầu không khí lành mạnh trong tập thể nhà trường.

+ Ứng xử giữa các đồng nghiệp, HS với nhau phải thể hiện qua cách đối xử mang tính tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau.

Việc xây dựng VHTC trong bất kỳ trường học nào cũng dựa trên các yếu tố cấu thành VHTC nhà trường và các yếu tố ảnh hưởng VHTC nhà trường, song cần đặt trọng tâm ở các nội dung cốt lõi của VHTC nhà trường, đó là các giá trị và các chuẩn mực VH ứng xử:

Trước hết, xây dựng một niềm tin và thái độ đúng đắn cho tất cả đội ngũ CBGV trong trường theo triết lý GD chung và riêng của mình. Mỗi trường có định hướng GD nhân cách HS theo quan điểm GD: Giáo dục HS độc lập, mạnh dạn, tự tin, hay giáo dục HS ngoan ngoãn nề nếp theo một khuôn mẫu, hoặc giáo dục HS tự chủ trong cuộc sống và cởi mở trong một cộng đồng hoà hợp, điều này sẽ chi phối đến những yếu tố tiếp sau. Xây dựng thái độ và niềm tin của các thành viên trong nhà trường tạo ra một động lực phấn đấu và đồng thời cũng là cơ sở của việc đánh giá chất lượng giáo dục VHTC nhà trường.

Xây dựng hệ thống chuẩn mực văn hóa chung và riêng của nhà trường là một việc làm cần thiết, bởi nó là cơ sở cho việc thiết kế mục tiêu GD mang tính bảo tồn VH dân tộc cũng như nội dung giáo dục VH trong nhà trường. Đồng thời nó đảm bảo cho việc tạo dựng một môi trường giáo dục có VH mà ở đó “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy và trò ra trò” và các hoạt động giáo dục có tính định hướng VH. Mọi sự vật hiện tượng đi vào đúng bản chất của nó.

Xây dựng các chuẩn mực VH giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ trong nhà trường. Trước hết là xây dựng mối quan hệ giữa người với người, tiếp sau là mối quan hệ ứng xử của con người đối với thế giới xung quanh một cách có VH.

Giáo dục VHTC nhà trường cho HS cần được đặt trong một môi trường giáo dục VH với các hoạt động giáo dục có ý nghĩa, mang tính định hướng. Xây dựng hệ thống chuẩn mực VHTC nhà trường đóng một vai trò quan trọng và cần thiết được đặt ra trong tương lai sao cho sự du nhập VH ngoại ở thế hệ trẻ nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc của mình. Ở đây cũng cần xây dựng và giáo dục phương pháp tiếp nhận VH có chọn lọc cho các thế hệ mai sau. Cụ thể:

+ GD đạo đức.

+ GD truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. + GD kỹ năng giao tiếp và VH ứng xử.

Mặt khác, xây dựng VHTC nhà trường cần hướng vào người học. Đó là: - Đáp ứng những yêu cầu về quyền của người học cần được xem như yêu cầu sống còn của VHTC nhà trường (giá trị an toàn về thể chất và tinh thần, được tôn trọng và được khuyến khích tham gia);

- Tăng cường phát huy sự chủ động, sáng tạo của người học;

- Thúc đẩy sự phát triển tiềm năng của mỗi cá nhân (đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân).

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Bước 1: Từ thực tiễn của môi trường giáo dục đào tạo, ngay từ đầu

năm nhà trường phải xác định chủ đề, mục tiêu cần đạt được làm cơ sở xây dựng các chuẩn mực đạo đức cho phù hợp.

Các nội dung chuẩn mực được xây dựng cho từng nhóm đối tượng cụ thể với các tiêu chí cần thực hiện:

+ Nhóm 1: Chuẩn mực của CBVC-NLĐ và GV:

Đối với công việc: Tận tụy, trách nhiệm và hiệu quả.

Đối với đồng nghiệp: Đoàn kết, thương yêu và hỗ trợ tốt đồng nghiệp. Đối với phụ huynh: Gần gũi, phối hợp tốt trong công tác giáo dục và rèn luyện học sinh.

Đối với học sinh: Quan tâm, hiểu rõ hoàn cảnh, năng lực học sinh, giúp đỡ học sinh học tốt, vượt khó, vươn lên trong học tập. Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Đối với bản thân: Thực hiện hiệu quả lời dạy của Bác (nội dung này thay đổi theo chủ đề từng năm).

 Công bằng trong công tác giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

 Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ.

 Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với phụ huynh và người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.

 Trang phục khi thực hiện nhiệm vụ phải gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học.

 Không hút thuốc lá, uống rượu, bia khi tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

+ Nhóm 2: Chuẩn mực đối với học sinh:

Đối với việc học: Học sinh phải chuyên cần, nghiêm túc, thể hiện ý thức vượt khó, vươn lên trong học tập.

Đối với thầy cô: Thể hiện sự lễ phép, kính trọng. Đối với bạn bè: Tôn trọng, hỗ trợ nhau cùng tiến bộ.

Đối với gia đình: Trách nhiệm,biết quantâm đến gia đình, người thân. Đối với bản thân: Gương mẫu, nề nếp trong học tập và sinh hoạt.

Bước 2. Các chuẩn mực được phổ biến và quán triệt đến toàn thể

CBVC-NLĐ, GV và học sinh đồng thời tổ chức cho CBVC-NLĐ, GV và HS đăng ký các nội dung và đưa ra các biện pháp thực hiện theo các chuẩn mực đã ban hành gắn với các công việc hàng ngày. Những nội dung chuẩn mực được đặt tại vị trí ngay bảng tin của trường để mọi người dễ thấy, dễ đọc và dễ nhớ.

Bước 3. Định kỳ sáu tháng và một năm CBVC-NLĐ và GV tự đánh giá

kết quả thực hiện so với nội dung đã đăng ký. Đối với các nội dung chưa thực hiện phải nêu rõ nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục có xác định thời gian khắc phục cụ thể.

Bước 4: Cuối năm nhà trường tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả

thực hiện các chuẩn mực của CBVC-NLĐ và GV so với nội dung đăng ký. Đối với HS đây là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại kết quả rèn luyện từng học kỳ. Để công tác kiểm tra, đánh giá kết quả được khách quan, công bằng, việc đánh giá phải được thực hiện ngay tại các đơn vị phòng khoa và căn cứ trên các kết quả và hiệu quả thực hiện công việc có minh chứng cụ thể. Nhà trường sẽ thành lập Hội đồng để đánh giá và đưa ra kết luận trên cơ sở kết quả từ các phòng, khoa. Các cá nhân thực hiện tốt sẽ được tuyên dương, khen thưởng và làm gương điển hình để triển khai nhân rộng trong toàn trường.

3.2.5. Tổ chức hiệu quả các hoạt động thi đua, phong trào nhằm tạo sự đoàn kết, gắn bó trong nhà trường

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Thay đổi nhà trường bằng con đường văn hóa tổ chức là một sự lựa chọn của các nhà quản lý. Tuy nhiên con đường văn hóa tổ chức lại chỉ ra rằng không thể áp đặt mà tạo ra được kết quả như mong muốn. Đó là quản lý quá trình thay đổi một cách đặt biệt. Con đường văn hóa là con đường thẩm thấu, vì vậy, tổ chức hiệu quả các hoạt động thi đua, phong trào nhằm tạo sự đoàn kết, gắn bó trong nhà trường là một cách làm hiệu quả để thay đổi hay định hướng giá trị trong công tác xây dựng VHTC nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Trong nhà trường, có rất nhiều dịp và lý do xoay xung quanh chủ đề dạy và học để tổ chức các sự kiện phong trào như ngày khai giảng, ngày bế giảng,

ngày Hiến chương Nhà giáo 20/11, ngày Học sinh sinh viên, ngày Phụ nữ Việt Nam và Quốc tế phụ nữ, ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh...Trên cơ sở các chủ đề đó, nhà trường có thể tổ chức các hoạt động phong trào với nhiều nội dung khác nhau. Đồng thời dựa vào việc tổ chức các sự kiện, nhà trường có thể đưa ra những hướng dẫn, định hướng về cách thức học tập, cách đối nhân xử thế, đồng thời thu thập được phản hồi của học sinh, của phụ huynh và các bên liên quan về uy tín của nhà trường và của giáo viên; đây cũng là dịp cho CBVC-NLĐ và GV có cơ hội chia sẻ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng để mọi người có thể thông cảm và hiểu nhau hơn từ đó tạo sự đoàn kết, gắn bó trong nhà trường.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các cuộc vận động, phong trào đó có tính thiết thực, bền vững và hiệu quả? Để làm được điều này thì đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường phải là những nhân tố tích cực.

Tuy nhiên, muốn tạo dựng không khí cởi mở, chia sẻ, nhà trường cần tạo ra các diễn đàn, các chủ đề, tổ chức một cách thiết thực chứ không theo mùa vụ một cách hình thức.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phong trào theo chủ đề dựa trên các ngày lễ, ngày kỷ niệm... Khi xây dựng kế hoạch cần chú ý đến nội dung của các hoạt động cần đảm bảo vừa tạo được không khí vui tươi vừa mang tính giáo dục, cùng hướng về một mục tiêu chung là xây dựng VHTC và phát triển nhà trường. Kế hoạch cần đảm bảo tính khả thi về mặt thời gian để các thành viên có điều kiện chuẩn bị tốt các nội dung tham gia.

- Công tác phát động phong trào thi đua cũng là một khâu hết sức quan trọng, cần có hình thức phát động một cách tích cực, hiệu quả đảm bảo thu hút sự hăng hái, nhiệt tình hưởng ứng của tất cả các thành viên lúc đó hoạt động phong trào mới đạt kết quả cao.

- Sau khi tổ chức các hoạt động phong trào, khâu đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm thực hiện là không thể thiếu được. Nó sẽ giúp hạn chế được những thiếu sót và nâng cao hiệu quả cho công tác tổ chức những hoạt động phong trào sau.

- Cần chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để tổ chức hiệu quả các hoạt động phong trào, tuy nhiên phải đảm bảo tiêu chí tiết kiệm, chống lãng phí.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung cấp xây dựng thành phố hồ chí minh (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w