Các biện pháp xây dựng văn hóa tổ chứ cở trường Trung cấp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung cấp xây dựng thành phố hồ chí minh (Trang 74)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Các biện pháp xây dựng văn hóa tổ chứ cở trường Trung cấp

trường Trung cấp Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý

Lý luận và thực tiễn đều cho thấy VH tổ chức có vai trò quyết định đến sự trường tồn và phát triển của một tổ chức đặc biệt là tổ chức giáo dục. Bởi lẽ, hơn bất kỳ loại hình tổ chức nào khác, sắc thái VH là đặc thù quan trọng nhất của một nhà trường. Nhà trường là nơi bảo tồn và lưu truyền các giá trị

VH nhân loại; nhà trường cũng là nơi đào tạo, rèn luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo nên VH cho tương lai. Tuy nhiên cho đến nay, hầu như các cơ sở giáo dục nói chung, trường Trung cấp Xây dựng TP.HCM nói riêng, công tác xây dựng VHTC nhà trường chưa được coi là một trong các nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và chưa có giải pháp xây dựng VHTC nhà trường một cách hiệu quả.

Nhìn chung, các giá trị VH tích cực của Trung cấp Xây dựng TP.HCM đều được phản ánh trong các hoạt động hàng ngày của nhà trường, trong quá trình xây dựng mục tiêu, kế hoạch hành động, quá trình chỉ đạo, quá trình thực hiện và đánh giá kết quả, đó là sự hướng tới lợi ích của các thành viên và HS trong nhà trường. Các giá trị và các hành vi VH còn được thể hiện trong các giao tiếp hàng ngày của các thành viên trong nhà trường trên cơ sở các chuẩn mực đạo đức của CBVC, GV và học sinh, song nội dung này chỉ dừng lại ở mức phát động, công tác triển khai và đánh giá kết quả chưa được thực hiện một cách chặt chẽ và đồng bộ dẫn đến hiệu quả tác động tích cực đến VHTC nhà trường chưa cao. Cho đến nay, việc lập kế hoạch tổng thể cho công tác xây dựng văn hóa tổ chức ở trường Trung cấp Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh chưa được thực hiện, do đó việc xác định mục tiêu, nội dung cũng như phương thức để triển khai thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức ở trường Trng cấp Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh còn gặp nhiều khó khăn. Những nhận định trên được đánh giá sau khi chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện các biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức của đội ngũ lãnh đạo và CBQL nhà trường. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.11. Từ kết quả ở bảng 2.11 chúng tôi có nhận xét sau đây:

Các nội dụng CBVC-NLĐ và giáo viên đánh giá là đã thực hiện đạt tỷ lệ 100% gồm:

Biện pháp Xây dựng nội quy và quy chế hoạt động của nhà trường và tổ chức thực hiện theo nội quy, quy chế.

Ban hành quy chế và hướng dẫn công tác đánh giá xếp loại thi đua về vấn đề chấp hành nội quy hoạt động của cơ quan.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức trong nhà trường

Tổ chức các lực lựợng thực hiện và kiểm tra việc chấp hành quy chế hoạt động của đơn vị có 93% CBVC-NLĐ và giáo viên đánh giá là đã thực hiện.

Xây dựng mối quan hệ thân thiện và tạo môi trường học hỏi lẫn nhau trong nhà trường có 60% CBVC-NLĐ và giáo viên đánh giá là đã thực hiện.

Có những biện pháp động viên khuyến khích các thành viên học hỏi, chia sẻ lẫn nhau được 70,2% CBVC-NLĐ và giáo viên đánh giá là đã thực hiện.

Xây dựng cảnh quan, cơ sở vật chất của nhà trường tạo điều kiện cho việc dạy và học được 91% CBVC-NLĐ và giáo viên đánh giá là đã thực hiện.

Bên cạnh đó còn một số biện pháp đội ngũ CBVC-NLĐ và giáo viên đánh giá nhà quản lý chưa quan tâm thực hiện đó là các biện pháp sau đây:

Ban hành kế hoạch về xây dựng VHTC ở trường Trung cấp Xây dựng TP. HCM.

Có biện pháp hợp tác để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm xây dựng VHTC với các doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa quản lý trong nhà trường.

Bảng 2.11: Đánh giá của CBVC-NLĐ và GV về các biện pháp của đội ngũ lãnh đạo và CBQL để xây dựng VHTC ở trường Trung cấp Xây dựng TP. HCM

1 Xây dựng nội quy và quy chế hoạt động của nhà trường và tổ chức thực hiện theo nội quy, quy chế.

57/57 100%

2 Ban hành kế hoạch về xây dựng VHTC ở trường Trung cấp Xây dựng TP. HCM

0/57 0

3 Tổ chức các lực lựợng thực hiện và kiểm tra việc chấp hành quy chế hoạt động của đơn vị.

53/57 93%

4 Ban hành quy chế và hướng dẫn công tác đánh giá xếp loại thi đua về vấn đề chấp hành nội quy hoạt động của cơ quan.

57/57 100%

5 Xây dựng chuẩn mực đạo đức trong nhà trường 57/57 100% 6 Xây dựng mối quan hệ thân thiện và tạo môi trường

học hỏi lẫn nhau trong nhà trường 34/57 60,0%

7 Có những biện pháp động viên khuyến khích các thành viên học hỏi, chia sẻ lẫn nhau.

40/57 70,2%

8 Xây dựng cảnh quan, cơ sở vật chất của nhà trường tạo điều kiện cho việc dạy và học.

52/57 91,0%

9 Có biện pháp hợp tác để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm xây dựng VHTC với các doanh nghiệp

0/57 0

10 Xây dựng văn hóa quản lý trong nhà trường 13/57 22,8%

2.3.2. Các biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức ở trường Trungcấp Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh của đội ngũ cán bộ viên chức – cấp Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh của đội ngũ cán bộ viên chức – người lao động và giáo viên

Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng xây dựng văn hóa tổ chức ở trường Trung cấp Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành khảo sát trên CBVC-NLĐ và GV về các biện pháp của các thành viên này đã thực hiện để xây dựng VHTC trong nhà trường, kết quả thu được ở bảng 2.12 cho thấy:

100% CBVC-NLĐ và GV có ý thức chấp hành tốt các nội quy và quy chế hoạt động của nhà trường.

“Thực hiện hiệu quả và đánh giá khách quan đối với kết quả đăng ký thực hiện các nội dung chuẩn mực đạo đức trong nhà trường” được 71,9 % CBVC-NLĐ và GV tiến hành.

“Mọi hành vi, cử chỉ, thái độ, cách giao tiếp ứng xử hướng tới mục tiêu xây dựng VHTC tích cực” và “Tích cực hưởng ứng các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường” được 82,4 % CBVC-NLĐ và GV tiến hành

“Khi nhà trường gặp sóng gió, sẵn sàng ở lại cùng nhà trường để tìm cách tháo gỡ khó khăn” được 80,7 % CBVC-NLĐ và GV thực hiện.

Một số biện pháp CBVC-NLĐ và GV thực hiện với tỷ lệ chưa cao đó là các biện pháp sau đây:

Sẵn sàng chia sẻ với CBQL để xây dựng văn hoá của nhà trường.

Chủ động đăng ký thực hiện các nội dung chuẩn mực đạo đức trong nhà trường.

Có tinh thần trách nhiệm, chủ động hiến kế để nâng cao chất lượng đào tạo và công tác tuyển sinh của nhà trường.

Nhìn chung các biện pháp xây dựng VHTC của CBVC-NLĐ và GV ở trường Trung cấp Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh chưa được tiến hành đồng bộ, đặc biệt một số biện pháp có tính chất chủ động của cá nhân chưa được thực hiện tốt.

Bảng 2.12: Các biện pháp xây dựng VHTC của CBVC-NLĐ và GV

TT Nội dung Kết quả Tỷ lệ%

1 Sẵn sàng chia sẻ với CBQL để xây dựng văn hoá của nhà trường

37/57 64,9

2 Có tâm lý sẵn sàng học hỏi, chia sẻ 51/57 89,4

3 Có ý thức chấp hành tốt các nội quy và quy chế hoạt động của nhà trường

57/57 100

4 Chủ động đăng ký thực hiện các nội dung chuẩn mực

5 Thực hiện hiệu quả và đánh giá khách quan đối với kết quả đăng ký thực hiện các nội dung chuẩn mực đạo đức trong nhà trường

41/57 71,9

6 Có tinh thần trách nhiệm, chủ động hiến kế để nâng cao chất lượng đào tạo và công tác tuyển sinh của nhà trường

39/57 68,4

7 Mọi hành vi, cử chỉ, thái độ, cách giao tiếp ứng xử hướng tới mục tiêu xây dựng VHTC tích cực

47/57 82,4

8 Tích cực hưởng ứng các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường

47/57 82,4

9 Khi nhà trường gặp sóng gió, sẵn sàng ở lại cùng nhà trường để tìm cách tháo gỡ khó khăn

46/57 80,7

10 Xây dựng mối quan hệ thân thiện và tích cực học hỏi

lẫn nhau trong nhà trường 33/57 57,9

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức ở trường trung cấp xây dựng thành phố hồ chí minh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w