8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Định hướng nhận thức của đội ngũ cán bộ viên chức – ngườ
lao động, giáo viên và học sinh về văn hóa tổ chức trong nhà trường
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Văn hóa tổ chức nhà trường được hình thành là kết quả của cả một quá trình xây dựng có chủ đích rõ ràng của quản lý nhà trường cũng như sự thống nhất của tập thể sư phạm. Trong đó người lãnh đạo đóng vai trò dẫn dắt thay đổi và phát triển văn hóa nhà trường và sự đóng góp tích cực của mọi thành viên trong nhà trường sẽ quyết định sự thành công. Chính vì vậy, lãnh đạo phải thực hiện vai trò người đề xướng, hoạch định tầm nhìn, định hướng nhận thức và truyền bá cho mọi thành viên nhận thức đúng tầm nhìn đó, để từ đó có sự tin tưởng và cùng nỗ lực thực hiện mục tiêu chung.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Có nhiều phương thức để định hướng nhận thức của đội ngũ CBVC- NLĐ, GV và HS về văn hóa tổ chức trong nhà trường. Như đã biết, văn hóa đương nhiên tồn tại trong các tổ chức. Tuy nhiên xây dựng văn hóa nhà
trường tích cực lại cần đến các chế tài chính thức. Chính vì vậy, xây dựng một văn bản quy mô, có hiệu lực cao như Quy chế Văn hóa nhà trường là một công cụ không thể thiếu được. Để xây dựng và ban hành Quy chế văn hóa nhà trường cần phải thu thập nhiều thông tin cần thiết, do đó nhất thiết phải co các tài liệu, văn bản để thực hiện và tham khảo như: Quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước do Chính phủ ban hành để làm cơ sở cho sự thống nhất với chủ chương chung của Chính phủ; Quy chế văn hóa nhà trường hoặc các Quy tắc xử sự của một số tổ chức khác để tham khảo cách kết cấu nội dung cũng như cách đưa ra các chế tài; sách báo, tài liệu nghiên cứu về văn hóa tổ chức nói chung, văn hóa nhà trường nói riêng; Quan niệm của các thành viên trong tổ chức về kiểu văn hóa cũng như những biểu hiện của nó đang hiện hành trong nhà trường. Thông tin này vô cùng quan trọng vì nó cho biết xuất phát của tổ chức đang ở đâu và sẽ giúp cho các quy định trong Quy chế trở nên thiết thực và khả thi hơn.
Bên cạnh việc ban hành các văn bản hành chính làm cơ sở chính thức thì việc chia sẻ và thống nhất ý kiến giữa các thành viên trong nhà trường để đi đến sự thống nhất nhận thức về văn hóa tổ chức nhà trường, làm cơ sở cho sự thống nhất hành động xây dựng và thay đổi văn hóa nhà trường cũng là một việc làm hết sức cần thiết.
Một nội dung khác cũng góp phần tích cực trong việc tác động đến nhận thức của các thành viên, giúp lan truyền, quán triệt về kiểu văn hóa cần có của tổ chức đó là thực hiện tốt các kỹ thuật nhân sự như kèm cặp, chỉ bảo…
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Bước 1: Dự thảo Quy chế Văn hóa nhà trường
Trong bước này cần phải đảm bảo các yêu cầu chung về hình thức, thể thức và nội dung. Các quy tắc xử sự cần được đưa ra dưới nhiều dạng thức khác nhau có thể là các quy định, chính sách …
Bước 2: Lấy ý kiến cho Dự thảo Quy chế
Đây là bước mà Ban soạn thảo Quy chế sẽ gặp nhiều khó khăn vì họ sẽ phải đối mặt với một thách thức quan trọng là làm thế nào để mọi thành viên trong nhà trường tham gia và tham gia một cách đầy đủ, có chất lượng vào Dự thảo. Dự thảo này có thể được bổ sung và hiệu chỉnh nhiều lần để đi đến thống nhất chung trong bản chính thức.
Để thực hiện công việc này có thể tổ chức họp toàn thể CBVC-NLĐ và GV để nghe ý kiến và phản hồi tại chỗ hoặc tổ chức họp tại các đơn vị phòng, khoa sau đó tổng hợp ý kiến gửi về Ban soạn thảo. Thực hiện tốt các khâu này sẽ giúp sàng lọc được các ý kiến để sử dụng nhưng mọi ý kiến đầu được trân trọng và có cơ hội nói ra.
Bước 3: Ban hành và phổ biến Quy chế
- Qua nhiều lần hiệu chỉnh các bản Dự thảo, các nội dung chính thức được thống nhất và Hiệu trưởng sẽ ký ban hành Quy chế.
- Tổ chức hội thảo toàn trường tuyên truyền sâu rộng về các nội dung liên quan đến văn hóa tổ chức nhà trường trong Quy chế.
- Tổ chức tuyên truyền các nội dung văn hóa học đường liên quan đến HS tại các buổi cháo cờ, sinh hoạt Đoàn thanh niên, sinh hoạt lớp. Tổ chức cho HS ký cam kết thực hiện văn hóa học đường.
- Tổ chức lồng ghép các nội dung về văn hóa tổ chức nhà trường trong các sự kiện, hoạt động của nhà trường như: Hội nghị CBVC, Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, Lễ kỷ niệm ngày thành lập trường, ngày khai giảng, tuần sinh hoạt công dân đầu khóa…