Các đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở các trường THPT huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, tác giả Phan Đình Đô
Trang 1PHẠM THỊ THU HẰNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KHẢO THÍ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH VIỆT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Hùng
Nghệ An, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Trang 2Đại học Vinh.
- Ban Lãnh đạo, cán bộ và nhân viên trường Đại học Sài Gòn
- Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu, Quý Thầy, Cô và các em sinh viêntrường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh
- Gia đình cùng bạn bè thân hữu
đã dành cho tôi sự giúp đỡ tận tình và quý báu trong quá trình học tập, nghiêncứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến PGS TS Hà Văn Hùng, Thầyhướng dẫn Luận văn tốt nghiệp đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt thờigian thực hiện và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp
Mặc dầu đã có nhiều cố gắng, song Luận văn sẽ không tránh khỏi nhữngthiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của Quý Thầy, Cô cùnganh chị em đồng nghiệp, để luận văn được sửa chữa, hoàn thiện
Trân trọng cảm ơn
PHẠM THỊ THU HẰNG
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 5
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
4 Giả thuyết khoa học 5
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Dự kiến những đóng góp của luận văn 7
8 Cấu trúc của luận văn 7
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KHẢO THÍ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG 8
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 8
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 8
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 10
1.2 Một số vấn đề chung về công tác khảo thí của trường cao đẳng 12
1.2.1 Khái niệm Quản lý và Quản lý nhà trường 12
1.2.1.1 Quản lý 12
1.2.1.2 Quản lý nhà trường 14
1.2.2 Một số vấn đề chung về đánh giá kết quả học tập của sinh viên: 15
1.2.2.1 Khái niệm đánh giá trong giáo dục 15
1.2.2.2 Mục đích và chức năng đánh giá trong giáo dục 18
Trang 41.2.3.2 Chất lượng công tác khảo thí 23
1.2.4 Nâng cao chất lượng công tác khảo thí 23
1.2.5 Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí 24
1.2.5.1 Giải pháp 24
1.2.5.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí 24
1.3 Vấn đề nâng cao chất lượng công tác khảo thí tại trường Cao đẳng 25
1.3.1 Sự cần thiết của vấn đề nâng cao chất lượng công tác khảo thí 25
1.3.2 Nội dung của vấn đề nâng cao chất lượng công tác khảo thí 26
1.3.3 Phương pháp thực hiện vấn đề nâng cao chất lượng công tác khảo thí .27
1.3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng công tác khảo thí 29
1.3.4.1 Nhóm nhân tố khách quan 29
1.3.4.2 Nhóm nhân tố chủ quan 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KHẢO THÍ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH VIỆT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 33
2.1 Khái quát về trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh 33
2.1.1 Khái quát về Trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh 33
2.1.2 Về nhiệm vụ đào tạo và phương thức hoạt động của Trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh 35
2.1.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 35
2.1.4 Về chương trình và chất lượng đào tạo 36
2.1.5 Về hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập 36
Trang 52.2.2 Thực trạng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố
Hồ Chí Minh 40
2.2.2.1 Mục tiêu học tập 40
2.2.2.2 Phương pháp và hình thức kiểm tra - đánh giá 41
2.2.2.3 Thực trạng khâu soạn đề thi 44
2.2.2.4 Thực trạng khâu tổ chức thi 48
2.2.2.5 Thực trạng khâu chấm thi và công bố kết quả thi 54
2.2.3 Thực trạng nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh 56
2.3 Đánh giá chung về thực trạng nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng Bách Việt 58
2.3.1 Ưu điểm: 58
2.3.2 Hạn chế 59
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 63
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KHẢO THÍ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH VIỆT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 65
3.1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp. 65
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 65
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 66
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 66
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 66
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí tại trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh 66
Trang 63.2.1.2 Nội dung của giải pháp 67
3.2.1.3 Cách thức thực hiện giải pháp 70
3.2.1.4 Điều kiện thực hiện 71
3.2.2 Đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động kiểm tra - đánh giá 71
3.2.2.1 Mục tiêu của giải pháp 71
3.2.2.2 Nội dung của giải pháp 71
3.2.2.3 Cách thức thực hiện giải pháp 72
3.2.2.4 Điều kiện thực hiện 73
3.2.3 Xây dựng, hoàn thiện và quản lý các quy trình trong công tác khảo thí .73
3.2.3.1 Mục tiêu của giải pháp 73
3.2.3.2 Nội dung của giải pháp 74
3.2.3.3 Cách thức thực hiện giải pháp 80
3.2.3.4 Điều kiện thực hiện 80
3.2.4 Nâng cao chất lượng đề thi 81
3.2.4.1 Mục tiêu của giải pháp 81
3.2.4.2 Nội dung của giải pháp 81
3.2.4.3 Cách thức thực hiện giải pháp 90
3.2.4.4 Điều kiện thực hiện 91
3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tổ chức khảo sát các hoạt động kiểm tra – đánh giá 91
3.2.5.1 Mục tiêu của giải pháp 91
3.2.5.2 Nội dung của giải pháp 92
3.2.5.3 Cách thức thực hiện giải pháp 93
3.2.5.4 Điều kiện thực hiện 94
Trang 73.4 Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 95
3.4.1 Mục đích, đối tượng thăm dò 95
3.4.2 Nội dung, phương pháp thăm dò 96
3.4.3 Giải pháp và kết quả thăm dò các giải pháp 96
3.4.3.1 Các giải pháp đề xuất 96
3.4.3.2 Kết quả thăm dò các giải pháp 97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
1 Kết luận: 102
2 Kiến nghị: 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
PHỤ LỤC 2 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU HỌC TẬP
PHỤ LỤC 3 ỨNG DỤNG RUBRICS TRONG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP
VÀ ĐÁNH GIÁ
PHỤ LỤC 4 PHIẾU XIN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
Trang 9Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 nêu 4 quan điểm chỉ đạo gồm:
Thứ nhất, phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân Thứ hai, xây dựng nền giáo dục có tính nhân
dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, XHCN, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng Thứ ba, đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hộinhập quốc tế, thích hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, gắn với
phát triển khoa học và công nghệ Thứ tư, hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo
dục trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủđịnh hướng XHCN
Các giải pháp đột phá mà chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đề ragồm: Đổi mới quản lý giáo dục, phát triển nhân lực ngành giáo dục, đổi mớinội dung, phương pháp và kiểm tra - đánh giá
Trong Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm
2020, nhiệm vụ cụ thể của giải pháp đổi mới chương trình, nội dung, phươngpháp dạy và học là:
Trang 10- Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, chủ yếu tiếng Anh(Đề án dạy và học Ngoại ngữ).
- Đổi mới mục tiêu và nội dung đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn năng lựcnghề nghiệp của người lao động Kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hànhtheo chương trình tích hợp
- Đổi mới chương trình giáo dục theo hướng gắn với nhu cầu xã hội.Chuyển mạnh sang đào tạo tín chỉ Phát triển chương trình đào tạo theo haihướng: nghiên cứu và nghề nghiệp ứng dụng
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra - đánh giá kết quảhọc tập, đạo đức sinh viên theo hướng phát huy tính tích cực tự giác, chủđộng, sáng tạo của người học, chuyển trọng tâm đánh giá nội dung học tậpsang đánh giá phẩm chất và năng lực của người học, biến quá trình truyền thụtri thức một chiều thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giảngviên
Qua phân tích trên, chúng ta hiểu rõ việc kiểm tra - đánh giá trong giáodục – đào tạo rất quan trọng, rất cần thiết và phải được quan tâm đúng mực đểđạt được chất lượng giáo dục Mỗi đơn vị giáo dục phải có các giải pháp đểnâng cao chất lượng công tác kiểm tra - đánh giá nhằm góp phần thực hiệntrọn vẹn nhiệm vụ chính trị mà ngành Giáo dục - Đào tạo giao phó
Trang 11cụ thể: có thể là một tiết dạy, có thể là kết quả của một môn học cụ thể, hoặc
là kết quả phấn đấu toàn diện của sinh viên
Việc đánh giá này có ý nghĩa cho cả người học, cả người dạy lẫn cảnhững người quan tâm đến việc dạy học Với người dạy có thể rút kinhnghiệm cho mình cái gì tốt, cái gì chưa tốt trong quá trình truyền thụ, để rồitiếp tục phát huy, cái gì cần phải bổ sung, chỉnh sửa Đối với người học kếtquả đánh giá ghi nhận mức độ kiến thức thu nhận của mình, thể hiện bằngđiểm số, xếp loại hoặc bằng cấp Đối với người quản lý giáo dục, nhữngngười quan tâm đến việc dạy và học tùy từng vị trí, kết quả đánh giá cũng cóvai trò nhất định
Vì vậy đánh giá là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, có vaitrò vô cùng quan trọng, góp phần làm nên chất lượng giáo dục Yêu cầu vàgần như là một nguyên tắc bắt buộc: đánh giá phải vô tư, khách quan và khoahọc Làm được như vậy thì đánh giá trở thành một lưới sàng lọc, phân loạikhá chính xác kết quả quá trình dạy học, hơn thế nữa đánh giá góp phần tạonên công bằng xã hội trong giáo dục – đào tạo về mặt học thức, tạo động cơlành mạnh thúc đẩy người học Ngược lại, vì một lý do nào đó, sự đánh giákhông đảm bảo nguyên tắc này làm cho kết quả đánh giá không đúng thựcchất, góp phần tạo ra bất công, giết chết động cơ của sự học, mà thủ phạm ởđây là người dạy, người đánh giá Cơ sở để đánh giá phải xuất phát từ mụctiêu của việc học có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, nhưng suy cho cùng
đó là 4 trụ cột của việc học: Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình,học để hòa nhập cộng đồng
Qua nghiên cứu thực trạng công tác khảo thí tại trường Cao đẳng BáchViệt Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy Trường đã thành lậpngay Phòng Đảm bảo chất lượng và Khảo thí của trường từ năm 2009 vớicác chức năng, nhiệm vụ của công tác khảo thí và công tác đảm bảo chất
Trang 12lượng Sau đó được tách riêng thành phòng Khảo thí theo Quyết định số94/QĐ-BV của Hiệu trưởng ký ngày 15 tháng 3 năm 2011.
Phòng Khảo thí có chức năng tổ chức các kỳ thi kết thúc học phần gồm:
- Tham mưu và báo cáo định kỳ cho Ban Giám Hiệu các công việc liênquan đến công tác khảo thí;
- Phối hợp với các Khoa đào tạo, các Bộ môn chuyên môn lên kế hoạch
đề thi theo từng học kỳ Các Khoa/ Bộ môn tổ chức ra và duyệt đề thi theo kếhoạch và nộp cho Phòng Khảo thí vào tuần thứ 6 tính từ ngày bắt đầu giảngdạy môn học;
- Theo kế hoạch lịch thi học kỳ, Phòng Khảo thí chọn ngẫu nhiên đề thi(Khoa/ Bộ môn nộp) để nhân bản đề thi cho từng ca thi, tổ chức thi (giao đề,giám sát và nhận bài thi), tổ chức tạo phách-làm phách bài thi, giao bài thi chocác khoa để chấm bài, nhận bài thi và hồi phách, trả kết quả thi cho Khoa vàPhòng đào tạo;
- Tổ chức chấm phúc khảo (nếu có)
Đối với hình thức thi trắc nghiệm khách quan, Phòng Khảo thí đã trang
bị máy Scan để quét bài thi, phần mềm MCTestlite để soạn thảo đề thi vàchấm thi bằng máy Những học phần này Phòng Khảo thí cập nhật ngân hàngcâu hỏi thi theo từng học phần Chưa xây dựng được ngân hàng đề thi hoànchỉnh Còn đối với các hình thức thi khác (tự luận, vấn đáp, thực hành, đồán…) thì có kế hoạch số lượng đề cụ thể cho mỗi học phần để Khoa/ Bộ mônnộp
Về chất lượng đề thi thì Khoa/ Bộ môn chịu trách nhiệm hoàn toàn, hiệnnay Phòng Khảo thí chưa kiểm soát hay phản hồi được gì về chất lượng đềthi; quy trình xây dựng ngân hàng đề thi chưa được bài bản và tiến hành triệt
để mặc dù đã có định hướng từ lâu nhưng trên thực tế chưa triển khai được(tích lũy đề thi qua các học kỳ)
Trang 13Các quy định, quy trình về công tác khảo thí đã được xây dựng, banhành và thực hiện Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn gặp phảimột số khó khăn, vướng mắc, cần phải được cụ thể hóa hơn nữa và phân địnhrạch ròi trách nhiệm của các đơn vị liên quan.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài:
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí tại trường
Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh.”
Vấn đề nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳngBách Việt Thành phố Hồ Chí Minh
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và vận dụng một cách hợp lý các giải pháp có tính khoa học,khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng công tác khảo thí của trường Cao đẳngBách Việt Thành phố Hồ Chí Minh
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng công tác khảo thí ởtrường cao đẳng
- Nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trườngCao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 14- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí tạitrường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh
6 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sửdụng các phương pháp nghiên cứu sau:
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu: tiếp cận hệ thống các tư liệu
để tìm hiểu các khái niệm, cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá, chất lượngcông tác khảo thí, nâng cao chất lượng công tác khảo thí
- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập: tiếp cận các ý kiến,nhận định, quan điểm độc lập từ các nguồn tài liệu khác nhau về vấn đề côngtác khảo thí, từ đó người nghiên cứu khái quát lên thành ý kiến, nhận định,quan điểm riêng của mình
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: thực hiện một số phiếu điều tra trưng cầu ý kiếnđối với cán bộ quản lý của các Phòng, Khoa, Bộ môn trong trường Cao đẳngBách Việt Tp.HCM
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục: Lấy lý luận vềnâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường cao đẳng ra phân tích thựctiễn nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng Bách Việt và từphân tích thực tiễn nâng cao chất lượng công tác khảo thí rút ra lý luận vềnâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường cao đẳng
Trang 15- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: xin ý kiến của Giáo viên hướngdẫn đề tài.
6.3 Phương pháp toán thống kê
Nhằm xử lý các số liệu sau khi điều tra, trưng cầu ý kiến
7 Dự kiến những đóng góp của luận văn
- Hệ thống lôgic cơ sở lý luận của công tác quản lý và nâng cao chấtlượng công tác khảo thí ở các trường Đại học và Cao đẳng
- Đánh giá được thực trạng nâng cao chất lượng công tác khảo thí tạitrường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí tạitrường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chiathành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng công tác khảothí ở trường Cao đẳng
Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trườngCao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí ởtrường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 16NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC KHẢO THÍ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài.
Mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia có những hình thức kiểm tra - đánhgiá khác nhau nhưng đều đưa ra những qui định chuẩn, phù hợp với yêu cầucủa xã hội hiện tại Chẳng hạn: Thời kì phong kiến sử dụng thi, kiểm tra đểđánh giá kết quả của người học; Thời kì tiền công nghiệp thi, kiểm tra phảiphù hợp với trình độ người học và coi đó là một cách thức dạy - học, có vaitrò khuyến khích học sinh tích cực, tự giác học tập; Thời kì hậu công nghiệpkiểm tra - đánh giá phát triển theo tiêu chí hướng vào mục đích, yêu cầu củachương trình giảng dạy
Ở Châu Âu và Mỹ khoa học đo lường trong giáo dục phát triển rất mạnhvào thời kì trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai (mặc dù khoa học đolường trong giáo dục có thể xem như bắt đầu cách đây một thế kỉ)
Để đánh dấu một bước phát triển rất mạnh, lĩnh vực đo lường trong giáodục có các dấu mốc quan trọng, một loạt các trắc nghiệm và kĩ thuật ra đờinhư: Trắc nghiệm trí tuệ Stanford-Binet xuất bản năm 1916, bộ trắc nghiệmthành quả học tập tổng hợp đầu tiên Stanford Achievement Test ra đời vào
1923 Với việc đưa vào chấm trắc nghiệm bằng máy của IBM năm 1935, việcthành lập National Council on Measurement in Education (NCME) vào thậpniên 1950 và sự ra đời Educational Testing Services (ETS) năm 1947, mộtngành công nghiệp trắc nghiệm đã hìnhthành ở Mỹ Từ đó đến nay khoa học
về đo lường trong tâm lý và giáo dục đã phát triển liên tục Quá trình pháttriển của khoa học đo lường trong giáo dục không phải không có những phản
Trang 17hồi mà quá trình phát triển này phải chịu những phê bình chỉ trích một cáchthường xuyên, nhưng sự phê bình chỉ trích này không đánh đổ được khoa học
đo lường trong giáo dục, mà làm cho khoa học đo lường trong giáo dục có cơ
sở điều chỉnh những cái còn thiếu sót và khuyết điểm, những cái chưa làmđược để cho khoa học đo lường đánh giá trong giáo dục phát triển mạnh mẽhơn [23]
Một số nước trên thế giới dùng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm kháchquan để thi tuyển sinh đại học
Ở Mỹ các trường đại học không tổ chức thi tuyển mà dựa vào kết quảcủa các kỳ thi do các công ty ngoài nhà nước tổ chức để xét tuyển Có dịch
vụ thi phục vụ công việc này, đó là SAT (Scholastic Assesment Test) docông ty ETS tổ chức, và ACT do Chương trình ACT (American CollegeTesting Program) triển khai SAT cho thi 2 môn: Anh ngữ và Toán, còn ACTcho thi 4 môn: ngoài Anh ngữ và Toán còn thi thêm đọc hiểu và suy luậnkhoa học
Còn Nhật Bản, “Trung tâm quốc gia về Tuyển sinh đại học” được thànhlập năm 1977 tổ chức kỳ thi tuyển chung cho hầu hết các trường đại học công
và tư của Nhật Bản hàng năm Đề thi được soạn cho 31 môn cụ thể, mỗi thísinh có thể lựa chọn thi 5 môn của 5 nhóm nào đó tùy theo quy định củatrường đại học mà thí sinh dự định dự tuyển Để tổ chức mỗi năm một kỳ thi,Trung tâm này chi tiêu hàng năm cỡ 100 triệu USD
Với Thái Lan, kỳ thi tuyển sinh đại học liên kết được tổ chức cho hầuhết các trường đại học công và tư từ hơn 30 năm nay Với kết quả kỳ thi, thísinh có thể xin dự tuyển vào 5 ngành khác nhau của các trường đại học Từnăm 1998, Thái Lan bắt đầu cải tiến kỳ thi liên kết bằng cách xét thêm điểmtrung bình học ở trường phổ thông (với trọng số 10%) và cho thi mỗi năm 2lần
Trang 18Ở Trung Quốc, từ năm 1989, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thôngtrung học được giao cho các địa phương, còn kỳ thi tuyển đại học được tổchức thống nhất trên cả lục địa Trung Quốc vào đầu tháng 7 hàng năm và đềthi chủ yếu bằng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan [23]
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước.
Thời nhà Lý thế kỷ XI - XIII thông qua các kì thi Hương để chọn tú tài,
cử nhân; thi Hội để chọn Thái học sinh, phó bảng, thi Đình để chọn Trạngnguyên, Bảng nhãn, Thám hoa với 3 hình thức cơ bản là thi văn, thi võ, thiLại viên Trong các kì thi này được quy định rất chặt chẽ nhiệm vụ của cáclực lượng, sự thưởng phạt nghiêm minh Tuy nhiên có nhiều phiền toái, gò
bó, không phát huy hết khả năng sáng tạo của thí sinh Cạnh đó kết quả củacác kì thi thi này hoàn toàn phụ thuộc vào sự nhận xét chủ quan của giámkhảo
Thời kỳ Pháp thuộc, nền giáo dục Việt Nam mang tính nô dịch thuộcđịa với chủ trương đào tạo một số ít người làm tay sai, còn đại đa số nhân dân
là mù chữ (chính sách ngu dân để dễ cai trị) Song ở thời kỳ này các kỳ thi
tuyển được tổ chức rất nghiêm túc và được bảo đảm bằng pháp luật, trungtâm khảo thí là đơn vị độc lập với Bộ Giáo dục Công tác kiểm tra - đánh giáchất lượng giáo dục luôn gắn liền với mục tiêu đào tạo của thực dân phongkiến
Từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay kiểm tra - đánh giá đã có nhiềubiến đổi căn bản so với chế độ xã hội cũ Nền giáo dục Việt Nam đã trải qua 3lần cải cách, với mỗi lần mục tiêu giáo dục đào tạo được điều chỉnh cho phùhợp với tình hình đất nước Đặc biệt là trong những năm gần đây, cùng với sựphát triển giáo dục - đào tạo, hoạt động nghiên cứu kiểm tra - đánh giá;nghiên cứu công tác quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá có những phát triểnmới Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra những yêu cầu về quản lý nhằm nâng
Trang 19cao chất lượng kiểm tra - đánh giá góp phần nâng cao chất lượng dạy - học.Một số tài liệu nghiên cứu về kiểm tra - đánh giá trong lĩnh vực giáo dục của
các chuyên gia như: Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan (1997), Phương
pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, Nhà xuất bản Giáo dục; Lâm Quang Thiệp (2000), Giáo dục học đại học, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội; Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu
phát triển giáo dục (2003), Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá, Nhà xuất bản Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội; Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội; Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đo lường và đánh giá kết quả học tập, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội … Ngoài ra, còn
có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả: PGS.TS Nguyễn Phương Nga,
PGS.TS Lê Đức Ngọc, TS Phạm Xuân Thanh và một số tác giả khác đãnghiên cứu về đề tài đo lường và đánh giá trong giáo dục
Các đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở các trường THPT huyện Châu Đức, tỉnh
Bà Rịa -Vũng Tàu, tác giả Phan Đình Đông [9]; Các giải pháp đổi mới công tác kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Bình Thới, tỉnh Cà Mau, tác giả Báo Trung Thành [22]
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề: Giải pháp nâng caochất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ ChíMinh
Với việc ngày càng chú trọng vào công tác đánh giá chất lượng giáodục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều biện pháp nhằm đổi mới quá trìnhđánh giá kết quả học tập cho học sinh, sinh viên nhằm đảm bảo tính kháchquan, công bằng và đánh giá chính xác năng lực người học
Trang 20Trên cơ sở đó, lãnh đạo trường Cao đẳng Bách Việt cũng đã quan tâm
và chỉ đạo xây dựng lộ trình, từng bước hoàn thiện các hoạt động kiểm tra –đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
1.2 Một số vấn đề chung về công tác khảo thí của trường cao đẳng
1.2.1 Khái niệm Quản lý và Quản lý nhà trường
1.2.1.1 Quản lý
Hoạt động quản lý ra đời rất sớm, nó là yếu tố góp phần quan trọng thúcđẩy xã hội ngày càng phát triển, cho đến nay có nhiều lý giải về quản lý, sauđây là một số quan điểm cơ bản về quản lý:
Theo “Từ điển tiếng Việt” (do Hoàng Phê chủ biên), quản lý là trông coi
và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định
Gần với quan điểm trên, nhà nghiên cứu Đặng Quốc Bảo cho rằng kháiniệm quản lý (là một từ có nguồn gốc từ tiếng Hán) lột tả được bản chất củavấn đề chính đó là hoạt động chăm sóc, giữ gìn (quản) là sửa sang, sắp xếp(lý) để cho cộng đồng theo sự phân công hợp tác lao động được phát triển [1]Hai quan điểm trên thống nhất nhau khi cho rằng quản lý là sự tích hợp,tương tác giữa hai yếu tố “quản” và “lý” nhằm đảm bảo sự ổn định, thúc đẩy
sự phát triển của tổ chức
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng “quản lý là
sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạtđược mục tiêu của tổ chức” [6]
Tác giả Hà Sĩ Hồ kiến giải: “Quản lý là quá trình tác động có địnhhướng, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể dựa trên các thôngtin về tình trạng của đối tượng nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được
ổn định và làm cho nó phát triển đến mục đích đã định” [11]
Tác giả Trần Kiểm định nghĩa “Quản lý là những tác động của chủ thểquản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối
Trang 21các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu lànội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả caonhất” [15]
Như vậy, tuy các định nghĩa có khác nhau, nhưng tựu trung lại các địnhnghĩa trên đều thể hiện:
- Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động xãhội Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài ngườitồn tại, vận hành và phát triển
- Yếu tố con người giữ vai trò trung tâm của mọi hoạt động quản lý
- Quản lý là một hoạt động được tiến hành trong một tổ chức hay mộtnhóm xã hội
- Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật chính vì vậy tronghoạt động quản lý người quản lý phải hết sức sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo đểchỉ đạo hoạt động của tổ chức đi tới đích
Suy cho cùng bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động (tổchức, điều khiển, chỉ huy) hợp quy luật của chủ thể đến khách thể quản lý,trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn
và đạt được mục tiêu đã đề ra
Tóm lại, Quản lý là hệ thống những tác động gây ảnh hưởng, có chủđịnh, phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến khách thể quản lýnhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội của khách thểquản lý để đạt mục tiêu chung của hệ thống trong một môi trường luôn biếnđộng
Theo quan điểm phổ biến của nhiều nhà quản lý thì cho rằng quản lý có
4 chức năng cơ bản, có liên quan mật thiết với nhau, biểu hiện các hoạt độngquản lý trong quá trình đạt đến mục tiêu Đó là các chức năng: Kế hoạch hóa,
Trang 22tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra Bốn chức năng cơ bản này có quan hệmật thiết với nhau tạo thành một chu trình quản lý.
1.2.1.2 Quản lý nhà trường
Nhà trường là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục được thành lập theo quyhoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục Nó có vaitrò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện mục đích, mụctiêu giáo dục thế hệ trẻ
Nhà trường là tế bào chủ chốt bất kỳ hệ thống quản lý giáo dục nào từTrung ương đến địa phương Vì vậy, nhà trường nói chung là khách thể cơbản nhất của tất cả cấp quản lý Bởi lẽ, việc quản lý trong hệ thống giáo dục ởtất cả các cấp đều nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa để đạt mục đích, mụctiêu, chất lượng, hiệu quả của nhà trường
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáodục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vậnhành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạođối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”
Quản lý trường học có thể hiểu là một hệ thống tác động sư phạm hợp lý
và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giảng viên, học sinh và cáclực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động và phối hợp sứclực trí tuệ của họ vào mọi hoạt động của nhà trường hướng vào việc hoànthành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến
Về mặt lý luận và thực tiễn, quản lý nhà trường bao gồm:
+ Quản lý nhà trường thực hiện hoạt động quản lý giáo dục trong tổ chứcnhà trường Hoạt động quản lý nhà trường do chủ thể quản lý nhà trường thựchiện, bao gồm các hoạt động quản lý bên trong nhà trường như: quản lý giảngviên, quản lý sinh viên, quản lý học viên, quản lý giáo trình dạy học, quản lý
Trang 23giáo dục, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, quản lý tài chính,quản lý quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội.
+ Hoạt động quản lý nhà trường chịu tác động những chủ thể quản lýbên trên nhà trường (các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên) nhằm hướng dẫn
và tạo điều kiện cho hoạt động của nhà trường và bên ngoài nhà trường, xâydựng những định hướng về sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điềukiện cho nhà trường phát triển
1.2.2 Một số vấn đề chung về đánh giá kết quả học tập của sinh viên:
1.2.2.1 Khái niệm đánh giá trong giáo dục
Có rất nhiều khái niệm về đánh giá trong giáo dục, tùy thuộc vào các cấp
độ đánh giá, vào đối tượng, vào mục đích đánh giá mà mỗi định nghĩa đềunhấn mạnh về lĩnh vực cần đánh giá
Theo quan niệm của Jean Marie De Ketele (1989), “đánh giá có nghĩa là
thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; xemxét sự phù hợp giữa tập hợp thông tin này với tập hợp tiêu chí phù hợp vớicác mục tiêu định ra ban nhằm đưa ra một quyết định.”
Theo Ralph Tyler (1984),nhà giáo dục và tâm lý học nổi tiếng của Mỹ
đã định nghĩa: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực
hiện các mục tiêu trong các chương trình giáo dục.”
Theo C.E.Beeby (1997), “Đánh giá giáo dục là sự thu thập lý giải một
cách hệ thống những bằng chứng, như một phần của quá trình, dẫn tới sựphán xét về giá trị theo quan điểm hoạt động.”
Theo Owen và Roers (1999), “Đánh giá là việc thu thập thông tin một
cách hệ thống và đưa ra những nhận định dựa trên cơ sở các thông tin thu
được.”
Theo Trần Bá Hoành: “quá trình hình thành những nhận định, phán
đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu
Trang 24được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất nhữngquyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng
và hiệu quả công việc” [13]
Theo Hoàng Đức Nhuận: “Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập,
xử lý kịp thời, có hệ thống những thông tin về thực trạng, nguyên nhân củachất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, nhằm làm cơ
sở cho những chủ trương, biện pháp và hoạt động (quyết định) giáo dục tiếptheo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa những thiếu sót.” [17]
Từ các định nghĩa trên chúng ta thấy khái niệm đánh giá trong giáo dụcphần lớn được xem xét dựa trên sự phù hợp giữa mục tiêu đề ra với việc thựchiện mục tiêu đó
Từ định nghĩa của tác giả Hoàng Đức Nhuận về đánh giá trong giáo dụcngười ta đưa ra định nghĩa về đánh giá kết quả học tập của sinh viên như sau:
“Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ,khả năng thực hiện mục tiêu học tập của sinh viên, về tác động và nguyênnhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm củagiảng viên và nhà trường, cho bản thân sinh viên để họ học tập ngày một tiến
bộ hơn.”[17]
Liên quan đến thuật ngữ đánh giá phải kể đến một số thuật ngữ thườnggặp sau đây:
- Kiểm tra (testing):
Theo khoa học giáo dục: Kiểm tra là phương tiện và hình thức của đánh
giá Trong kiểm tra người ta xác định được trước các tiêu chí và không thayđổi chúng trong quá trình kiểm tra cũng như không quan tâm đến quyết định
đề ra Như vậy, kiểm tra là quá trình hẹp hơn đánh giá, hay nói cách kháckiểm tra là một khâu của quá trình đánh giá
Trong quá trình dạy học, kiểm tra - đánh giá là một thành phần của quá
Trang 25trình dạy học, đảm nhận một chức năng lý luận dạy học cơ bản, chủ yếukhông thể thiếu được trong quá trình này Kiểm tra có 3 chức năng bộ phậnliên kết, thống nhất, thâm nhập vào nhau và bổ sung cho nhau đó là: đánh giá,phát hiện lệch lạc và điều chỉnh.
- Thi (Examination)
Thi: Làm bài theo đề đã ra nhằm kiểm tra kiến thức hoặc tay nghề đểcông nhận đạt trình độ, tiêu chuẩn nào đã có sẵn
Theo khoa học giáo dục: Thi cũng là kiểm tra nhưng có tầm quan trọng
hơn, được dùng khi kết thúc một giai đoạn đào tạo Nếu trong kiểm tra, tính
chất “tổng kết” (summative) có thể nổi trội hoặc không nổi trội so với tính
chất “quá trình” (formative) thì trong thi, tính chất tổng kết luôn luôn là tính
chất nổi trội so với tính chất quá trình
- Đo lường (Measurement):
Đo lường là quá trình thu thập thông tin một cách định lượng (số đo) vềcác đại lượng đặc trưng của quá trình giáo dục (nhận thức, tư duy, kỹ năng vàphẩm chất nhân văn) Nói một cách cụ thể hơn, đo lường là hoạt động thôngqua việc thi, kiểm tra để xác định mức độ người học nắm được kiến thức mộtmôn học hoặc mức độ hiểu biết về một vấn đề nào đó Kết quả đo lường thểhiện dưới dạng một đại lượng định lượng Trong đánh giá, đo lường là sosánh một sự vật hiện tượng với một chuẩn mực nào đó Khi sử dụng kháiniệm này chúng ta muốn khẳng định tính định lượng, tính chính xác, tính đơnnhất của kết quả đánh giá [16]
- Kết quả học tập (Study achievement):
Trong khoa học và trong thực tế thì kết quả học tập có thể được hiểutheo hai cách khác nhau tùy theo mục đích của việc đánh giá
+ Kết quả học tập là mức độ thành công trong học tập của sinh viên,được xem xét trong mối quan hệ với mục tiêu đã xác định, chuẩn kiến thức kỹ
Trang 26năng cần đạt được và công sức, thời gian bỏ ra Theo cách định nghĩa này thì
kết quả học tập là mức độ thực hiện tiêu chí (criterion).
+ Kết quả học tập cũng được coi là mức độ thành tích đã đạt được củamột sinh viên so với các bạn cùng học Theo cách định nghĩa này thì kết quả
học tập là mức độ thực hiện chuẩn (norm).
Như vậy, kết quả học tập là mức thực hiện các tiêu chí và các chuẩn mựctheo mục tiêu học tập đã được xác định trong chương trình giáo dục
- Chuẩn, tiêu chí đánh giá:
Trong giáo dục thì chuẩn, tiêu chí đánh giá là mục tiêu giáo dục đã được
cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng và thái độ củatừng môn học hoặc hoạt động học tập Để có thể đo được kết quả học tập thìcác mục tiêu này phải được lượng hóa thành các chuẩn có thể đo lường được
1.2.2.2 Mục đích và chức năng đánh giá trong giáo dục
- Mục đích của đánh giá trong giáo dục:
Kiểm tra - đánh giá là một yếu tố quan trọng của giáo dục, nó có mốiquan hệ khăng khít với sự phát triển của xã hội Mục đích của việc kiểm tra -đánh giá là nhằm xác định mức độ tiếp thu của sinh viên và mức độ truyềnthụ kiến thức của giảng viên so với mục tiêu đề ra Tuy nhiên kiểm tra - đánhgiá là hai công việc khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết và hữu cơ vớinhau Kiểm tra nghiêm túc thì sẽ dẫn đến việc đánh giá chính xác Đánh giáchính xác sẽ là nguồn động lực thúc đẩy quá trình học tập của sinh viên Dovậy, quá trình kiểm tra - đánh giá không chỉ quan trọng và có ý nghĩa quyếtđịnh đối với sinh viên và giảng viên mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với nhữngngười làm công tác quản lý
+ Đối với sinh viên:
Việc kiểm tra - đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thờithông tin về kết quả học tập của sinh viên Từ đó, sinh viên tự điều chỉnh, tự
Trang 27hoàn thiện quá trình học tập của mình cho phù hợp.
Việc kiểm tra - đánh giá chỉ ra cho mỗi sinh viên thấy mình tiếp thuđược và chưa được những gì và cần phải bổ sung kiến thức, kỹ năng ra sao.Thông qua các hình thức thi - kiểm tra, sinh viên có điều kiện tiến hành hoạtđộng trí tuệ như: ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóakiến thức Từ đó phát huy được năng lực tư duy sáng tạo, vận dụng linh hoạtcác kiến thức đã học vào tình huống thực tế
Kiểm tra - đánh giá nếu được tổ chức nghiêm túc sẽ giúp cho sinh viênnâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, ý chí vươn lên đạt những kếtquả cao hơn, tự tin vào khả năng của chính mình, nâng cao ý thức tự giác,khắc phục tính chủ quan, tự mãn
+ Đối với giảng viên:
Thông qua kiểm tra - đánh giá giảng viên thu được những thông tin vềhoạt động nhận thức của sinh viên trong quá trình học, dự đoán xem sinh viên
có đủ điều kiện để tiếp thu kiến thức mới hay không, từ đó định hướng cụ thểcho việc bồi dưỡng, điều chỉnh, bổ sung kiến thức cho phù hợp với từng đốitượng
Thông qua đó giảng viên tự điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức
tổ chức sư phạm cho phù hợp với từng nội dung bài giảng và từng đối tượng
cụ thể
+ Đối với cán bộ quản lý:
Kiểm tra - đánh giá cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng việcdạy và học trong nhà trường, qua đó có những biện pháp chỉ đạo kịp thời,nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra của quá trình dạy và học trongmột nhà trường nói riêng, mục tiêu đào tạo của cả nước nói chung
Như vậy, trong quá trình dạy và học thì việc kiểm tra - đánh giá là mộtkhâu hết sức quan trọng, không thể thiếu khi thực hiện các mục tiêu đào tạo
Trang 28của ngành giáo dục.
- Chức năng của đánh giá trong giáo dục:
Chức năng định hướng: Kiểm tra - đánh giá để dự báo khả năng của
người học có thể đạt được trong quá trình học tập, đồng thời xác định nhữngđiểm mạnh và yếu của người Kiểm tra - đánh giá cũng làm cơ sở cho việc lựachọn bồi dưỡng năng khiếu, đồng thời giúp cho giảng viên có thể chọn cáchdạy phù hợp với khả năng của người học và người học có thể lựa chọn conđường học tập, phương pháp, tài liệu, hình thức học tập.v.v
Chức năng chuẩn đoán: Kiểm tra - đánh giá chuẩn đoán nhằm hỗ trợ
việc học tập Kiểm điểm lại quá trình học tập trước đây lại vừa có tính chấtthúc đẩy, củng cố, mở rộng và nâng cao chất lượng tri thức Kiểm tra - đánhgiá chuẩn đoán phải được tiến hành thường xuyên nó cung cấp cho người họcnhững tín hiệu ngược chiều về việc học tập của họ, từ đó giúp họ khắc phục
những thiếu sót, điều chỉnh cách học cho phù hợp
Chức năng xác nhận: Đánh giá xác nhận cung cấp những số liệu để thừa
nhận hay bác bỏ sự hoàn thành hay chưa hoàn thành khoá học, chương trình họchoặc môn học để đi đến quyết định là cấp chứng chỉ, cấp bằng hoặc cho lênlớp v.v hoặc nhằm xếp loại người học theo mục đích nào đó, thường được tiếnhành sau một giai đoạn học tập Chức năng này có ý nghĩa quan trọng về mặt xãhội Đánh giá xác nhận bộc lộ tính hiệu quả của một hệ thống đào tạo
1.2.2.3 Xu hướng phát triển của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
Hiện nay có 5 xu hướng phát triển của kiểm tra – đánh giá, đó là:
1) Chuyển từ việc tập trung nhiều đến kiểm tra – đánh giá cuối môn học, khoá học sang sử dụng ngày càng nhiều các kiểm tra – đánh giá định kỳ sau từng phần, từng chương nhằm đánh giá được toàn diện hơn, đầy đủ hơn việc tiếp thu kiến thức của người học.
2) Chuyển từ việc chỉ quan tâm đến đánh giá nhận thức sang đánh
Trang 29giá kỹ năng, năng lực của người học Hơn nữa, người ta ngày càng quan tâm đến đánh giá nhận thức, kỹ năng bậc cao và từng bước quan tâm đến kỹ năng mềm.
3) Chuyển từ kiểm tra – đánh giá một hoặc hai chiều sang kiểm tra – đánh giá đa chiều Xu hướng hiện nay nhấn mạnh đến việc kết hợp nhiều chủ thể đánh giá (tự đánh giá, người học đánh giá lẫn nhau) để có thêm nhiều thông tin phản hồi và giúp người học phát triển kỹ năng đánh giá, tự đánh giá.
4) Chuyển từ kiểm tra – đánh giá độc lập với quá trình dạy - học sang kiểm tra – đánh giá là một bộ phận tích hợp của quá trình dạy - học nhằm giúp giảng viên có những thông tin về hoạt động dạy và học tại mọi thời điểm.
5) Kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển và trở thành một công
cụ trợ giúp hiệu quả cho kiểm tra – đánh giá.
Kiểm tra – đánh giá như vậy nhất quán với những luận thuyết học tập nhận thức, động cơ cũng như đáp ứng nhu cầu xã hội nhằm chuẩn bị cho người học có thể đảm nhận được những công việc ngày càng phức tạp trong tương lai.
1.2.3 Chất lượng và chất lượng công tác khảo thí
1.2.3.1 Chất lượng
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Chất lượng là phạm trù triết họcbiểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn địnhtương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác Chất lượng là đặc tínhkhách quan của sự vật Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính
Nó liên kết các thuộc tính của sự vật lại và gắn bó sự vật như một tổng thểbao quát toàn bộ sự vật mà không thể tách khỏi sự vật Sự vật trong khi vẫncòn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó Sự thay đổi chất
Trang 30lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản Chất lượng của sự vật baogiờ cũng gắn liền với tính quy định về chất lượng của nó và không thể bênngoài tính quy định ấy Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chấtlượng và số lượng” [27]
Theo từ điển Tiếng Việt “Chất lượng là tổng thể những tính chất thuộctính cơ bản của sự việc (sự vật) làm cho sự việc (sự vật) này phân biệt với sựviệc (sự vật) khác”, là: “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” [19]
Có nhiều quan điểm nhận định chất lượng khi nói về chất lượng giáodục Có 6 quan điểm về đánh giá chất lượng mà có thể vận dụng vào nhậndiện chất lượng mọi hoạt động nói chung như: “chất lượng đánh giá bằng đầuvào; chất lượng đánh giá bằng đầu ra; chất lượng đánh giá bằng giá trị giatăng; chất lượng đánh giá bằng học thuật; chất lượng đánh giá bằng văn hóa
tổ chức riêng và chất lượng đánh giá bằng kiểm toán” [8]
Những năm gần đây, khái niệm chất lượng được thống nhất khá rộng rãi
là định nghĩa theo chuẩn quốc tế ISO 8402: 1994 do tổ chức Quốc tế về tiêuchuẩn hóa (ISO) đưa ra đã được đông đảo các quốc gia chấp nhận (và dựa vào
đó Việt Nam ban hành tiêu chuẩn TCVN 8402: 1999)
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN – ISO 8402): “Chất lượng là tập hợpcác đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khảnăng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” Trong đó thuật ngữ
“thực thể” hay “đối tượng” bao gồm cả sản phẩm theo nghĩa rộng: một hoạtđộng, một quá trình, một tổ chức hay một cá nhân [7]
Theo định nghĩa của ISO 9000-2000: “Chất lượng là mức độ đáp ứngcác yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có”, trong đó yêu cầu được hiểu
là nhu cầu mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc Vì vậy, khixem xét khái niệm “Chất lượng” chúng ta nên xem xét ở khía cạnh khác nhau.Trong sản xuất nếu xét theo quan điểm triết học, chất lượng của quá trrình sản
Trang 31xuất là yếu tố bên trong của quá trình sản xuất đó như: nguyên vật liệu, quytrình sản xuất nói chung là các yếu tố sản xuất ra sản phẩm Còn theo quanđiểm của ISO 9000-2000 thì chất lượng của quá trình sản xuất được xem xétdựa trên việc sản phẩm của quá trình có đáp ứng được nhu cầu hay thị hiếucủa thị trường hay không Nói cách khác chất lượng là mức độ đáp ứng củasản phẩm so với mục tiêu.
Theo tác giả Nguyễn Hữu Châu: “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”; định nghĩa này tỏ ra có ý nghĩa đối với việc xác định chất lượng giáo
dục và cả việc đánh giá nó
1.2.3.2 Chất lượng công tác khảo thí
Chất lượng công tác khảo thí là mức độ đạt được của hoạt động kiểm tra
- đánh giá kết quả học tập của sinh viên bao gồm việc lập kế hoạch đề thi, tổchức thi, tổ chức chấm thi nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của ngườihọc và giúp cải thiện việc dạy – học
Chất lượng công tác khảo thí là sự đáp ứng mục tiêu của kiểm tra - đánhgiá kết quả học tập của sinh viên do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu vềmục tiêu giáo dục đại học của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạonguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước
1.2.4 Nâng cao chất lượng công tác khảo thí
Nâng cao chất lượng công tác khảo thí là cải tiến liên tục ở tất cả cáckhâu của hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên Nóicách khác, nâng cao chất lượng công tác khảo thí chính là cải tiến hệ thống tổhợp các biện pháp để đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chươngtrình đào tạo
Nâng cao chất lượng công tác khảo thí là làm cho chất lượng của hoạtđộng kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngày càng hoàn thiện ởtrình độ cao hơn về tất cả các yếu tố từ chất lượng đề thi, tổ chức thi, coi thi,
Trang 32chấm thi để đảm bảo đánh giá đúng, phù hợp và chính xác năng lực của sinhviên.
Tóm lại, nâng cao chất lượng công tác khảo thí là sự tác động và điềuchỉnh bằng một hệ thống các biện pháp, phương pháp và công cụ của chủ thểquản lý đến tất cả các khâu của hệ thống, nhằm đạt được mục tiêu đánh giákết quả học tập của sinh viên đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạocủa trường Cao đẳng Bách Việt
1.2.5 Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí
1.2.5.1 Giải pháp
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: “Giải pháp là giải quyết một vấn
đề cụ thể nào đó” [27, tr.387] Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến nhữngcách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình,một trạng thái nhất định Tựu trung lại, nhằm đạt được mục đích hoạt độnggiải phóng càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giảiquyết những vấn đề đặt ra Tuy nhiên, để có những giải pháp như vậy cầnphải đặt trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy
Theo Từ điển Tiếng Việt, giải pháp là: “phương pháp giải quyết một vấnđề” [19, tr 602] Nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằmthay đổi chuyển biến một quá trình, một trạng thái hoặc hệ thống… nhằm đạtđược mục đích Giải pháp thích hợp sẽ giúp cho vấn đề được giải quyết nhanhhơn, mang lại hiệu quả cao hơn
1.2.5.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí
Từ khái niệm giải pháp và nâng cao chất lượng công tác khảo thí ta cóthể hiểu giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí là phương pháp giảiquyết những vấn đề cụ thể trong quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quảhọc tập của sinh viên để đạt được mục tiêu đánh giá kết quả học tập của sinh
Trang 33viên đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳngBách Việt Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3 Vấn đề nâng cao chất lượng công tác khảo thí tại trường Cao đẳng
1.3.1 Sự cần thiết của vấn đề nâng cao chất lượng công tác khảo thí
Việc kiểm tra - đánh giá kiến thức và kỹ năng của sinh viên có vai trò rấtquan trọng, nó vừa giữ vai trò động lực thúc đẩy quá trình dạy học, nó lại vừa
có vai trò bánh lái, giúp giảng viên điều chỉnh phương pháp dạy và giúp sinhviên thay đổi phương pháp học tập để phù hợp với hình thức, phương phápkiểm tra nhằm đạt kết quả cao Thập niên gần đây để đáp ứng với nhu cầu củathời kì mới, giáo dục đại học đang từng bước thay đổi chương trình vàphương pháp đào tạo, tuy nhiên việc kiểm tra - đánh giá vẫn chưa đượcnghiên cứu một cách đúng mức, nhiều khi còn tùy tiện, chủ quan, thiếu chínhxác, hình thức chủ nghĩa, nên việc đánh giá chất lượng đào tạo chưa thực chấtcòn nhiều vấn đề bất cập trong việc sử dụng nguồn nhân lực cho xã hội Điều
đó cho thấy việc thay đổi một hệ thống chương trình và phương pháp đào tạo
mà không thay đổi hệ thống kiểm tra - đánh giá thì cũng không thể đạt đượcmục đích mong muốn
Để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng, cùng với việcđổi mới, hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo, đổi mới phương pháp đàotạo thì cần phải nâng cao chất lượng công tác khảo thí thông qua việc đổi mớihình thức, phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên vàviệc tổ chức thi, chấm thi một cách nghiêm túc, đảm bảo tính chính xác, côngbằng, khách quan cũng như đánh giá đúng năng lực sẽ giúp sinh viên tự tin,hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập Nếu kiểm tra - đánh giásai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lơn trong việc
sử dụng nguồn nhân lực Vậy nâng cao chất lượng công tác khảo thí thông
Trang 34qua việc đổi mới kiểm tra - đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngànhgiáo dục và toàn xã hội ngày nay
1.3.2 Nội dung của vấn đề nâng cao chất lượng công tác khảo thí
Nâng cao nhận thức của tất cả các lực lượng có tham gia vào hoạt độngkiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên Mọi thành viên trong hệthống phải ý thức một cách đầy đủ và đúng đắn tầm quan trọng về mục đích,vai trò, ý nghĩa của hoạt động kiểm tra – đánh giá
Nâng cao chất lượng đề thi từ việc đổi mới hình thức thi, phương phápkiểm tra - đánh giá, đến đổi mới việc xác định mục tiêu đánh giá, xây dựngcác tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng học phần cũng như đổi mới thiết kế đềthi theo hướng tích cực, phát triển năng lực của sinh viên để từ đó nâng caochất lượng đề thi, đảm bảo nội dung đề thi phản ánh đúng năng lực của ngườihọc, đạt được mục tiêu của kiểm tra – đánh giá
- Đổi mới hình thức đánh giá là sử dụng phối hợp các hình thức, phươngpháp kiểm tra đánh giá khác nhau như: đánh giá truyền thống (trắc nghiệm tựluận, trắc nghiệm khách quan, kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắcnghiệm khách quan), đánh giá thực, kết hợp đánh giá truyền thống và đánhgiá thực
- Đổi mới phương thức đánh giá là tăng cường đánh giá trong giờ, ngoàigiờ, chính thức và không chính thức Đánh giá qua quan sát, trao đổi - thảoluận, qua tự học, chuẩn bị, tìm thêm tư liệu, sáng tạo Tạo sự kết hợp linh hoạtgiữa kiểm tra, lượng giá, đánh giá định tính và định lượng Chú trọng hướngdẫn học sinh phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.Kết hợp giữa đánh giá của thầy với đánh giá của trò Có được như vậy thì mới
tự điều chỉnh được cách dạy và cách học
- Đổi mới phương tiện đánh giá là tăng cường sử dụng công nghệ thôngtin để giúp đánh giá khách quan, chính xác và kịp thời Với sự giúp đỡ này thì
Trang 35kiểm tra - đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với giảngviên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạohoạt động học
- Đổi mới các tiêu chí đánh giá là phải đánh giá được toàn diện các mặtgiáo dục của sinh viên; đảm bảo sự tin cậy, chính xác, công bằng, khách quan,phản ánh chất lượng thực; đảm bảo khả thi, phù hợp với điều kiện của họcsinh, cơ sở giáo dục, mục tiêu từng môn học; đảm bảo yêu cầu phân hoá; đảmbảo giá trị, hiệu quả cao
- Đổi mới thiết kế đề thi: thiết kế đề phải xác định được mục đích, yêucầu của đề; xác định mục tiêu dạy học; thiết lập ma trận hai chiều; thiết kếđáp án, thang điểm
- Nội dung đề thi phải bám sát mục tiêu từng bài, từng chương và mụctiêu giáo dục của học phần ở từng ngành/ chuyên ngành đào tạo Các câu hỏi,bài tập phải đo được mức độ thực hiện các mục tiêu đã được xác định Đề thiphải theo hướng đánh giá phát triển trí thông minh, sáng tạo của sinh viên,khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học vào nhữngtình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của sinh viên trướcnhững vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng
1.3.3 Phương pháp thực hiện vấn đề nâng cao chất lượng công tác khảo thí
1) Muốn nâng cao chất lượng công tác khảo thí thì phải đổi mới công táckiểm tra – đánh giá Đây là nhiệm vụ quan trọng lâu dài nhưng phải có biệnpháp chỉ đạo cụ thể có chiều sâu cho mỗi năm học, tránh chung chung theokiểu phát động phong trào thi đua sôi nổi chỉ nhằm thực hiện một “chiếndịch” trong một thời gian nhất định Đổi mới kiểm tra – đánh giá là một hoạtđộng thực tiễn chuyên môn có tính khoa học cao trong nhà trường, cho nênphải đồng thời nâng cao nhận thức, bổ sung kiến thức, trang bị kỹ năng cho
Trang 36đội ngũ Giảng viên, đông đảo sinh viên và phải tổ chức thực hiện đổi mớitrong hành động, đổi mới cách nghĩ, cách làm, đồng bộ với đổi mới phươngpháp dạy, coi trọng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kiểm chứng kết quả đểcủng cố niềm tin, để nâng cao chất lượng đào tạo
Trong kế hoạch chỉ đạo, phải đề ra mục tiêu, bước đi cụ thể chỉ đạo đổimới kiểm tra – đánh giá để thu được kết quả cuối cùng, phát động, xây dựng,củng cố thành nề nếp chuyên môn vững chắc trong hoạt động dạy học:
- Trước hết, phải yêu cầu và tạo điều kiện cho từng Giảng viên nắmvững chuẩn kiến thức – kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với người học đã
được quy định tại chương trình môn học vì đây là căn cứ pháp lý khách quan
để tiến hành kiểm tra – đánh giá;
- Phải nâng cao nhận thức về mục tiêu, vai trò và tầm quan trọng củakiểm tra – đánh giá, sự cần thiết khách quan phải đổi mới kiểm tra – đánh giá,bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng để nâng cao chất lượng dạy học;
- Phải trang bị các kiến thức và kỹ năng tối cần thiết có tính kỹ thuật vềkiểm tra – đánh giá nói chung và các hình thức kiểm tra – đánh giá nói riêng,trong đó đặc biệt là kỹ thuật xây dựng các đề kiểm tra Cần sử dụng đa dạngcác loại câu hỏi trong đề kiểm tra Các câu hỏi biên soạn đảm bảo đúng kỹthuật, có chất lượng
Đây là khâu công tác có tầm quan trọng đặc biệt vì trong thực tế, phầnđông Giảng viên dạy ở trường Đại học – Cao đẳng không tốt nghiệp ở cáctrường sư phạm nên chưa được trang bị kỹ thuật này Một số Giảng viên cóchứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1 hay bậc 2 nhưng cũng không được trang
bị các kỹ thuật này trong chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm
- Phải chỉ đạo đổi mới kiểm tra – đánh giá theo chuyên đề có chiều sâucần thiết, coi trọng phổ biến kinh nghiệm tốt và tăng cường tháo gỡ khó khăn,
Trang 37vướng mắc thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn giữa các Giảng viên cùng bộmôn
2) Các cấp quản lý phải coi trọng sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm,nhân điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến trong đổi mới kiểm tra – đánh giá 3) Trong mỗi năm học, các cấp quản lý tổ chức các đợt kiểm tra, thanhtra chuyên đề để đánh giá hiệu quả đổi mới kiểm tra – đánh giá ở các khoa,các tổ chuyên môn và từng Giảng viên Thông qua đó, rút ra kinh nghiệm chỉđạo, biểu dương khen thưởng các đơn vị, cá nhân làm tốt, uốn nắn các biểuhiện bảo thủ ngại đổi mới hoặc thiếu trách nhiệm, bàng quan thờ ơ
1.3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng công tác khảo thí
1.3.4.1 Nhóm nhân tố khách quan
Nhóm nhân tố khách quan bao gồm:
- Chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước về kiểm tra và thi họcphần của đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đưa ra một trong cácnhiệm vụ, giải pháp thực hiện: “Đổi mới căn bản hình thức và phương phápthi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, kháchquan”, “Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng kếthợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo Đánhgiá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo,
tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu vàứng dụng khoa học và công nghệ; năng lực thực hành, năng lực tổ chức vàthích nghi với môi trường làm việc Giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ
sở giáo dục đại học.” [5]
Trang 38- Thông tư 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo về Điều lệ trường cao đẳng, Điều 20 quy định về Đánh giáquá trình dạy và học: “Đánh giá quá trình dạy và học nhằm xác định kết quảhọc tập, rèn luyện tu dưỡng của người học, đánh giá mức độ đạt được so vớimục tiêu của từng môn học, ngành học; đánh giá quá trình đào tạo của trường
và hoạt động giảng dạy của giảng viên…” [3]
- Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tínchỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [4], được quy định tạiChương III - Kiểm tra và thi học phần, gồm các điều: Điều 19 Đánh giá họcphần; Điều 20 Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần; Điều 21 Ra đề thi, hìnhthức thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc học phần; Điều 22 Cách tínhđiểm đánh giá bộ phận, điểm học phần; Điều 23 Cách tính điểm trung bìnhchung
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường: nâng cao chấtlượng kiểm tra - đánh giá gắn liền với nâng cao chất lượng giảng dạy, nhữngyêu cầu về thiết bị dạy học, thư viện cũng như các phương tiện kỹ thuật hiệnđại phục vụ cho việc dạy, học và kiểm tra, đánh giá
1.3.4.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm:
- Nhận thức của các đối tượng có liên quan: kiểm tra - đánh giá chịu tácđộng của các đối tượng trực tiếp (cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên) vàgián tiếp (xã hội) liên quan đến kiểm tra - đánh giá và kết quả khảo sát chothấy một bộ phận trong họ có nhận thức chưa đúng về kiểm tra, đánh giá: Họchưa thấy được tác dụng tích cực của kiểm tra - đánh giá đối với sự tiến bộcủa sinh viên, họ vẫn còn quan niệm cho rằng mục đích của kiểm tra - đánh
Trang 39giá chỉ là cho điểm Nhận thức không đúng là nguyên nhân đầu tiên và quantrọng làm nảy sinh các bất cập trong kiểm tra, đánh giá.
- Trình độ, năng lực, phẩm chất của giảng viên: Người giảng viên phảiđược bồi dưỡng đầy đủ các năng lực sư phạm cơ bản Trong đó, năng lực tổchức hoạt động dạy học trên lớp và kiểm tra - đánh giá kết quả học tập lànhững năng lực quan trọng nhất
Phẩm chất, năng lực của sinh viên: là một trường cao đẳng tư thục nênnhận thức của sinh viên không cao và ý thức học tập còn kém nên nhà trườngcũng cần phải lựa chọn một cách quản lý, tổ chức kiểm tra - đánh giá cho phùhợp với đối tượng sinh viên của trường
Tóm lại: việc nâng cao chất lượng công tác khảo thí phụ thuộc vào cácchủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục – đào tạo (các nghịquyết, các qui chế đào tạo, …), đây là phương tiện đầu tiên, là tiền đề pháp lý
để thực hiện mục đích nâng cao chất lượng công tác khảo thí Ngoài ra, nócòn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan như: nhận thức về tư tưởng của cán bộquản lý, giảng viên, sinh viên; trình độ, năng lực, phẩm chất của giảng viên;phẩm chất và năng lực của sinh viên về kiểm tra, đánh giá
Trang 40- Một số vấn đề nâng cao chất lượng công tác khảo thí tại trường Caođẳng như sự cần thiết, nội dung, phương pháp thực hiện và một số yếu tố ảnhhưởng đến vấn đề nâng cao chất lượng công tác khảo thí.