- Mục đích của đánh giá trong giáo dục:
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Cán bộ quản lý, cán bộ coi thi, giảng viên và sinh viên chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Theo quy định của Nhà trường, Phòng Đào tạo lên kế hoạch thi và Phòng Khảo thí tổ chức thi kết thúc học phần chung cho toàn trường. Mỗi kỳ thi sẽ tổ chức 2 lần thi: lần 1 cho những sinh viên có đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần; lần 2 là cho những sinh viên có điểm tổng kết học phần xếp loại F và vắng thi ở lần 1. Với 2 lần thi tập trung như vậy thì không còn quỹ thời gian để nhà trường có thể tổ chức thi tập trung cho bài kiểm tra định kỳ.
Là một trường Cao đẳng tư thục nên việc xây dựng một đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ về số lượng, chất lượng và có tính ổn định cao là một khó khăn lớn đối với Nhà trường. Do đó việc xây dựng ngân hàng đề thi các học phần chưa được thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả.
Số lượng giảng viên có trình độ sư phạm ít (12,3% giảng viên có trình độ sư phạm bậc 1; 3,5% giảng viên có trình độ sư phạm bậc 2) dẫn đến việc giảng viên không nắm vững kỹ thuật đánh giá, kỹ thuật soạn thảo đề thi, chấm
thi … Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng đề thi, chất lượng kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Các khoa xây dựng mục tiêu học tập cho mỗi học phần chưa cụ thể, chính xác, còn mô tả một cách chung chung, mơ hồ nên không thể xác định các tiêu chí kiểm tra để đánh giá được sinh viên có đạt mục tiêu đã đề ra hay không. Bên cạnh đó việc xây dựng mục tiêu và nội dung đào tạo, dạy, học và kiểm tra – đánh giá tách biệt với yêu cầu của xã hội.
Tài liệu về kiểm tra – đánh giá cho cán bộ, giảng viên ở trường còn hạn chế, chưa cập nhật những tài liệu mới. Do đó, năng lực ra đề thi, đề kiểm tra của giảng viên còn nhiều bất cập.
Việc hướng dẫn thực hiện quy chế thi, kiểm tra chưa chi tiết, cụ thể và đồng bộ. Nên một số cán bộ coi thi, giảng viên chưa nắm rõ quy định về tổ chức thi kết thúc học phần của Nhà trường và quy chế chung của Bộ. Ngoài ra, cũng còn một số cán bộ coi thi, giảng viên và sinh viên chưa có ý thức thực hiện nghiêm túc quy chế. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình tổ chức thi.
Là trường tư thục nên chất lượng tuyển sinh (đầu vào) thấp dẫn tới việc sinh viên có ý thức học tập kém thể hiện qua việc: sinh viên học rất thụ động trong giờ học, việc tự học và tự nghiên cứu rất hạn chế, học chỉ để lấy điểm. Không những thế để đối phó với đề thi nhiều sinh viên còn học tủ, học lệch, gian lận trong thi cử nên việc đánh giá chưa khách quan.
Phòng Đảm bảo chất lượng hiện nay chỉ mới tổ chức thực hiện phiếu khảo sát lấy ý kiến của sinh viên về hoạt động đào tạo; chưa tổ chức lấy ý kiến về hoạt động kiểm tra – đánh giá trong nhà trường.
Tóm lại, qua nghiên cứu thực trạng công tác khảo thí của trường chúng tôi cho rằng hoạt động kiểm tra – đánh giá của trường về cơ bản đã tương đối ổn định và đi vào nề nếp. Bên cạnh những ưu điểm, những kết quả đã đạt
được vẫn còn có những hạn chế cần phải khắc phục. Vì thế, việc nâng cao chất lượng khảo thí thông qua việc đổi mới hoạt động kiểm tra – đánh giá là một trong những yêu cầu cần thiết và cấp bách mà Nhà trường cần phải quan tâm. Đổi mới kiểm tra – đánh giá theo hướng đánh giá năng lực toàn diện của sinh viên, đáp ứng yêu cầu của xã hội, nhu cầu nhà tuyển dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua nghiên cứu về thực trạng nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
1- Trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh là một trường cao đẳng tư thục nhưng Hội đồng quản trị đã có sự đầu tư đúng mức về các nguồn lực: nhân lực (đội ngũ cán bộ, giảng viên ...), vật lực (cơ sở vật chất, trang thiết bị), tài lực (vốn tự có, vốn vay) và tin lực (các dữ liệu được phân tích và xử lý) để phát triển nhà trường. Chất lượng đào tạo luôn là mục tiêu hàng đầu mà Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu quan tâm và đầu tư thực hiện. Trên thực tế, trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định được tên tuổi, thương hiệu của trường đối với xã hội.
2- Từ kết quả khảo sát cho thấy: hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên đã đạt được một số kết quả tương đối ổn định và đi vào nề nếp nhưng vẫn còn một số hạn chế, tồn tại của cán bộ quản lý, cán bộ coi thi, giảng viên và sinh viên. Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội thì nhà trường cần phải có các giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập hiện
nay. Qua đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Muốn đạt được điều đó cần phải tiếp tục nâng cao năng lực nhận thức và hành động đổi mới kiểm tra – đánh giá cho tất cả các lực lượng tham gia vào quá trình này.
3- Kiểm tra – đánh giá là yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục. Đổi mới kiểm tra – đánh giá là động lực đổi mới phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học. Hoạt động đổi mới kiểm tra – đánh giá chỉ có thể thành công khi tất cả các lực lượng tham gia vào quá trình đánh giá ý thức đầy đủ vai trò, mục đích, ý nghĩa ... của kiểm tra – đánh giá và trách nhiệm của mỗi thành viên trong chuỗi mắt xích này. Phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn của Lãnh đạo trường về phương hướng và những kế hoạch cụ thể để thực hiện mọi việc một cách nhất quán.
4- Từ những cơ sở lý luận ở chương 1, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó có nhận xét, đánh giá tìm ra những nguyên nhân, những hạn chế, bất cập trong công tác khảo thí của trường. Đó chính là cơ sở thực tiễn để chúng tôi đưa ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh.”
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KHẢO THÍ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
BÁCH VIỆT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp
Việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí ở trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh cần dựa theo các nguyên tắc sau:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải đảm bảo mục tiêu giáo dục đại học và sau đại học được nêu ở các điều 34, 35, 36, 37 và 39 Luật giáo dục của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [20], [21]
Đảm bảo theo các điều 19, 20, 21 được nêu trong Chương 3, của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15/8/2007 và Thông tư sửa đổi, bổ sung số 57/2012/TT-BGDĐT, ngày 27/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. [4]
Ngoài ra, các giải pháp đề xuất còn phải đảm bảo theo mục tiêu, sứ mạng, tôn chỉ của Nhà trường: Mục tiêu: “Chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu của Trường. Trường Cao đẳng Bách Việt luôn gắn kết đào tạo với yêu cầu của thực tế trong xã hội, chú trọng đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật với thái độ nghề nghiệp và khả năng làm việc phù hợp với xã hội hiện đại, có phong cách chuyên nghiệp cao.”; Sứ mạng: “Đào tạo cho người học nắm vững tri thức chuyên môn, có kỹ năng hợp tác và chuyên nghiệp, biết kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và ứng dụng, để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao; Đồng thời đáp ứng linh hoạt nhu cầu học tập suốt đời và
tạo cơ hội việc làm tốt nhất cho người học”; và Tôn chỉ: “Chuẩn mực – Chất lượng – Chuyên nghiệp”.
Cụ thể các giải pháp đề xuất phải đánh giá được kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành cơ bản, khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo cũng như khả năng đáp ứng được yêu cầu xã hội của sinh viên.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải phù hợp và gắn liền với thực tiễn giáo dục và đào tạo nói chung, hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Bách Việt nói riêng.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải mang lại hiệu quả thiết thực nhằm nâng cao chất lượng công tác khảo thí, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng và hoàn cảnh thực tế của trường Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh; có tác dụng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo thí tại trườngCao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh Cao đẳng Bách Việt Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Nâng cao nhận thức về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinhviên cho cán bộ quản lý, cán bộ coi thi, giảng viên và sinh viên viên cho cán bộ quản lý, cán bộ coi thi, giảng viên và sinh viên
3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp
Xác lập nhận thức mới đúng đắn về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên cho các đối tượng tham gia vào quá trình kiểm tra – đánh giá,
tạo được sự đồng thuận cao trong nhà trường nói riêng và trong toàn xã hội nói chung.
3.2.1.2. Nội dung của giải pháp
Thứ nhất, cần quán triệt đến cán bộ quản lý, cán bộ coi thi, giảng viên một số nhận thức về đánh giá kết quả học tập của sinh viên như sau:
- Ở khâu đánh giá kết quả học tập, khả năng đánh giá và đo lường của người thầy có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng đào tạo. Người thầy giỏi không phải chỉ biểu hiện ở khả năng truyền dạy mà còn ở kinh nghiệm đánh giá và đo lường khả năng tiếp thu của người học. Chỉ những thầy giỏi thật sự mới lường hết những khả năng có thể xảy trong quá trình ra đề, làm đáp án, chấm bài,... và có hướng điều chỉnh thích hợp trong dạy học. Kết quả đánh giá và đo lường của người thầy có tác động không nhỏ đến tinh thần và thái độ học tập của trò. Nếu quá dễ dãi trong đánh giá thì sẽ triệt tiêu động cơ vươn lên trong học tập; ngược lại, quá khắt khe, không khách quan cũng làm mất hứng thú học tập. Mặt khác, kết quả đánh giá và đo lường còn phản ánh chất lượng giảng dạy của người thầy. Nói chung, thông qua đánh giá và đo lường người thầy mới thấy hết khả năng của trò và năng lực của mình đối với phân môn đang phụ trách.
- Nhận thức về mối quan hệ giữa mục đích thi và hình thức thi cũng có ý nghĩa nhất định trong chiến lược nâng cao chất lượng khảo thí. Hiện nay ở trường Cao đẳng Bách Việt đang sử dụng một vài hình thức thông thường để kiểm tra năng lực học tập của người học. Phổ biến là hình thức thi viết (dưới dạng đề tự luận và đề trắc nghiệm – khoảng 69% theo
thống kê thực tế về các hình thức thi của Phòng Khảo thí) nhằm đánh giá
lượng tri thức mà người học tiếp nhận. Tuy nhiên một điều ít được chú ý là hình thức thi phải nhằm vào những mục đích nhất định. Để kiểm tra
kiến thức thì có thể chỉ dùng hình thức thi lý thuyết nhưng để đánh giá kỹ năng thì phải lấy thi thực hành là chính. Để kiểm tra khả năng vận dụng tri thức thông qua các tình huống cụ thể thì cần tổ chức thi vấn đáp… Rõ ràng mục đích đánh giá khác nhau thì nội dung và hình thức đánh giá cũng phải khác nhau.
- Nhận thức lại về cách tổ chức thi trắc nghiệm khách quan. Thực tiễn tại trường cao đẳng Bách Việt có tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (khoảng 12% theo thống kê thực tế về các hình thức thi của
Phòng Khảo thí) nhưng gần như giảng viên không nắm chắc cách soạn đề, đề
soạn ra đưa vào thi ngay không qua giai đoạn kiểm chứng để đánh giá độ tin
cậy, độ khó của các câu hỏi. Như vậy thì khó có thể nói đến việc bảo đảm
tính khoa học trong khâu làm đề và tính khách quan, tính chính xác trong đánh giá, đo lường kiến thức người học.
- Một vấn đề nữa cần nhận thức là thi không phải nhằm mục đích duy
nhất là khảo sát năng lực tiếp nhận, vận dụng kiến thức của người học mà phải theo nguyên tắc thi để học tốt hơn và dạy tốt hơn. Theo đó, “thi cử phải phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, chứ không phải giảng dạy và học tập phục vụ cho thi cử.” [25]. Đối với bậc đại học và sau đại học thì nguyên tắc này càng đúng. Kiểm tra - đánh giá là hoạt động bình thường và được tiến hành thường xuyên để nâng cao trình độ học vấn, vì vậy mỗi lần kiểm tra, mỗi lần thi đều có giá trị học thuật như nhau. Tuy nhiên, hiện nay, nguyên tắc trên chưa được hiện thực hoá. Tình trạng chung trong những năm gần đây là người học (và cả cách đánh giá của các cơ sở đào tạo) chú ý nhiều vào những kỳ thi, kỳ kiểm tra ở vào giai đoạn cuối như: thi hết học phần, thi tốt nghiệp. Cách học và thi kiểu này đáp ứng tâm lý một bộ phận không nhỏ những người chỉ nhằm vào mục đích cuối cùng là có được tấm bằng “lận lưng” chứ không chú ý mấy về kiến thức và trình độ lý luận. Hệ quả là trong xã hội định
hình một quan niệm giản đơn: học tốt thể hiện ở một tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc chứ không phải để phục vụ tốt cho nghề nghiệp trong tương lai. Vì vậy, nhận thức lại mối quan hệ giữa học và thi, thi và học để thực hiện cải tiến thi cử là vấn đề “mấu chốt” để nâng cao chất lượng công tác khảo thí nói riêng và để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung. Và nếu thực hiện tốt việc cải tiến thi, kiểm tra sẽ tạo một bước chuyển biến quan trọng trong chiến lược nâng cao chất lượng giảng dạy ở các bậc học nhất là ở bậc đại học, cao đẳng.
- Ngoài ra, còn phải phổ biến những văn bản, thông tin, quy định về kiểm tra – đánh giá, làm cho họ thấy được tầm quan trọng của những quyết định của mình trong kiểm tra – đánh giá và nhận thức được những quy định bắt buộc phải thực hiện; động viên, khuyến khích cán bộ quản lý, giảng viên sáng tạo, đổi mới để ngày càng nâng cao chất lượng trong hoạt động kiểm tra – đánh giá.
Thứ hai, cần quán triệt đến toàn bộ sinh viên một số nhận thức về đánh giá kết quả học tập như sau:
- Phổ biến đến sinh viên đầy đủ các quy định trong Quy chế về thi, kiểm tra – đánh giá kết quả học tập; giải thích cho sinh viên hiểu ý nghĩa của những quy định này và mục đích, vai trò của kiểm tra – đánh giá trong quá trình đào tạo.
- Nâng cao nhận thức về kiểm tra – đánh giá học không phải là để